Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 - Tuần 5

Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 - Tuần 5

I.Mục tiêu:

- Biết giải các bài toán có liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách”Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”

- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.

-GDDS: Gia đình đông con sẽ giảm thu nhập bình quân.

II. Chuẩn bị:

III. Hoạt động dạy và học:

1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào giấy nháp.

Bài toán: Một đội công nhân 8 người sửa xong một đoạn đường trong 12 ngày. Biết mức làm của mỗi người như nhau. Hỏi:

a) Nếu đội công nhân có 12 người thì sửa xong đoạn đường đó trong mấy ngày?

b) Muốn sửa xong đoạn đường trong 6 ngày thì cần bao nhiêu công nhân?

-GV nhận xét ghi điểm.

 

doc 32 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1008Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Ngày soạn: 15/9/2011
Ngày dạy: 19/9/2011 (Thứ hai)
CHÀO CỜ
Toán
19-LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
- Biết giải các bài toán có liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách”Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
-GDDS: Gia đình đông con sẽ giảm thu nhập bình quân.
II. Chuẩn bị: 
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào giấy nháp. 
Bài toán: Một đội công nhân 8 người sửa xong một đoạn đường trong 12 ngày. Biết mức làm của mỗi người như nhau. Hỏi:
a) Nếu đội công nhân có 12 người thì sửa xong đoạn đường đó trong mấy ngày?
b) Muốn sửa xong đoạn đường trong 6 ngày thì cần bao nhiêu công nhân?
-GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ 1: Làm bài 1.
-Yêu cầu HS đọc đề, xác định đề và tóm tắt bài toán.
-GV cho HS nhận xét: Cùng số tiền đó, khi giá tiền mỗi quyển vở giảm đi thì số quyển vở mua được thay đỗi như thế nào?
-Gọi HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
-GV theo dõi giúp đỡ HS còn yếu.
-GV nhận xét bài HS làm và chốt lại cách giải (HS có thể giải một trong 2 cách sau)
Tóm tắt: 3000 đồng/1quyển: 25 quyển
 1500 đồng/1quyển :  quyển?
Cách 1 : 
Người đó có số tiền là:
3 000 x 25 = 75 000 (đồng)
Nếu mỗi quyển vở giá 1 500 đồng thì mua được số vở là:
75 000 : 15 = 50 (quyển)
Đáp số : 50 quyển
Cách 2:
3 000 đồng gấp 1 500
 đồng số lần là:
3000 : 1500 = 2 (lần)
Nếu mỗi quyển vở giá 1 500
 đồng thì mua được số vở là:
25 x 2 = 50 (quyển)
Đáp số : 50 quyển
HĐ 2: Làm bài 2.
-GV hướng dẫn tương tự bài 1.
-GV cho HS nhận xét: Tổng thu nhập của gia đình không đổi, khi tăng số con thì thu nhập bình quân hằng tháng của mỗi người sẽ thay đổi thế nào? 
Tóm tắt: 3người : 800 000 đồng/ người/ tháng
 4 người :  đồng/ người/ tháng?
Bài giải:
Tổng thu nhập của gia đình đó là:
 800 000 x 3 = 2 400 000 (đồng)
Khi có thêm 1người con thì bình quân thu nhập hằng tháng của mỗi người là:
 2 400 000 : 4 = 600 000 (đồng)
Bình quân thu nhập hằng tháng của mỗi người đã giảm là:
 800 000 – 600 000 = 200 000 (đồng)
 Đáp số : 200 000 đồng.
HĐ 3: Làm bài 3.
-GV hướng dẫn tương tự bài 1.
-GV cho HS nhận xét: Mức đào của mỗi người như nhau, nếu số người gấp lên một số lần thì số mét mương đào được thay đổi thế nào? 
-HS có thể tóm tắt và giải một trong 2 cách sau:
Tóm tắt: 10 người : 35m
 Thêm 20 người : m?
Bài giải:
Cách 1
Số người sau khi tăng thêm là:
10 + 20 = 30 (người)
30 người gấp 10 người số lần là :
30 : 10 = 3 (lần)
Một ngày 30 người đào được số m là:
35 x 3 = 105 (m)
Đáp số : 105 m
Cách 2
20 người gấp 10 người số lần là :
20 : 10 = 2 (lần)
Một ngày 20 người đào được số m mương là:
x 2 = 70 (m)
Sau khi tăng thêm 20 người thì một ngày đội đào được số m mương là:
35 +70 = 105 (m)
HĐ 4: Làm bài 4.
-GV hướng dẫn tương tự bài 1.
-GV cho HS nhận xét: Số gạo không thay đổi, khi khối lượng gạo dựng trong mỗi bao tăng lên thì số bao gạo cần để đựng hết số gạo đó sẽ thay đổi thế nào?
- Chấm bài nhận xét.
Tóm tắt: Mỗi bao 50 kg : 300 bao 
 Mỗi bao 75 kg : ..bao?
Bài giải:
Số kg xe chở được nhiều nhất là :
50 x 300 = 15000 (kg)
Nếu mỗi bao gạo nặng 75 kg thì số bao chở được nhiều nhất là
15000 : 75 = 200 (bao )
Đáp số : 200 bao
-HS đọc đề, xác định đề và tòm tắt bài toán.
-Nêu nhận xét bài toán.
-1HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
-HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- HS khá giỏi giải theo 2 cách.
-HS đọc đề, xác định đề và tòm tắt bài toán.
-Nêu nhận xét bài toán.
-1HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
-HS nhận xét bài bạn trên bảng.
-HS đọc đề, xác định đề và tòm tắt bài toán.
-Nêu nhận xét bài toán.
-1HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
-HS nhận xét bài bạn trên bảng.
-HS đọc đề, xác định đề và tòm tắt bài toán.
-Nêu nhận xét bài toán.
-1HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
-HS nhận xét bài bạn trên bảng.
4. Củng cố: -Yêu cầu HS nêu lại 2 cách giải của dạng toán tỉ lệ.
5. Dặn dò: Về nhà làm bài ở vở BT toán , chuẩn bị bài tiếp theo.
+RKN:.
MĨ THUẬT
(GV CHUYÊN)
Tập đọc
8-BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT
I.Mục tiêu
-Luyện đọc: 
+Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui tự hào.
 - Hiểu nội dung:
Mọi người hãy sống vì hoà bình, chống chiến tranh, bảo vệ quyền bình đảng của các dân tộc.
II. Chuẩn bị: Tranh minh họa bài đọc SGK. Bảng phụ viết câu thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài: Những con sếu bằng giấy trả lời câu hỏi.
.Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử từ khi nào? 	 
.Xa-da-cô hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào.
.Nêu nd của bài? -GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học 
- Giới thiệu bài- ghi đề lên bảng.
HĐ 1: Luyện đọc:
Gọi 1 HS khá (hoặc giỏi) đọc cả bài trước lớp.
+Yêu cầu HS đọc thành tiếng bài thơ (đọc theo từng khổ thơ) theo từng bước sau:
 *Đọc nối tiếp nhau trước lớp (lặp lại 2 lượt). GV kết hợp giúp HS sửa lỗi cách đọc (phát âm) và kết hợp nêu cách hiểu nghĩa các từ: hải âu, năm châu, khói hình nấm, bom A, bom H, hành tinh.
 *Tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi và thể hiện đọc từng cặp trước lớp (lặp lại 2 lượt).
 * Gọi 1 HS đọc toàn bài.
+GV đọc mẫu toàn bài.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài:
-Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ 1 trả lời câu hỏi:
Câu 1: Hình ảnh đẹp của Trái Đất có gì đẹp?
-GV nhận xét chốt lại:
(..Trái Đất giống như quả bóng xanh bay giữa bầu trời xanh; có tiếng chim bồ câu và những cánh hải âu vờn sống biển,)
H: Khổ thớ ý nói gì?
-GV chốt ý 1: Hình ảnh đẹp của trái đất.
-Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ 2 trả lời câu hỏi:
 Câu 2: Em hiểu hai câu thơ:
 “Màu hoa nào cũng quý cũng thơm!
 Màu hoa nào cũng quý cũng thơm!”Ý nói gì?
-GV nhận xét chốt lại:
( Hai câu thơ cuối khổ 2 nói : Mỗi loài hoa có 1 vẻ đẹp riêng nhưng loài hoa nào cũng quý, cũng thơm. Cũng như mọi trẻ em trên thế giới dù khác nhau màu da nhưng đều bình đẳng, đều đáng quý, đáng yêu).
H: Khổ thớ ý nói gì?
-GV chốt ý 2: Tinh thần đoàn kết năm châu.
-Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ 3 trả lời câu hỏi:
Câu 3: Chúng ta phải làm gì để giữ gìn bình yên cho Trái Đất?
 -GV nhận xét chốt lại:
(Để giữ gìn bình yên cho Trái Đất chúng ta phải chống chiến tranh, chống bom nguyên tử, bom hạt nhân. Vì chỉ có hoà bình, tiếng hát tiếng cười mới mang lại sự bình yên, sự trẻ mãi không già).
H: Khổ thớ ý nói gì?
-GV chốt ý 3: Kêu gọi chúng ta phải giữ bình yên cho trái đất.
H: Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
-Gv nhận xét và chốt đại ý:
ND: Kêu gọi đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:(10 phút)
a)Hướng dẫn HS đọc từng khổ thơ:
 * Gọi một số HS đọc từng khổ, yêu cầu HS khác nhận xét cách đọc của bạn sau mỗi khổ thơ.
 * GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi khổ.
 * GV đọc mẫu bài thơ - Tổ chức HS đọc diễn cảm theo cặp.
 * Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi uốn nắn (có thể kết hợp trả lời câu hỏi).
b) Hướng dẫn học thuộc lòng:
-Yêu cầu HS đọc thuộc từng khổ thơ.
-Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng – GV nhận xét tuyên dương
Lớp theo dõi, lắng nghe.
-1HS đọc, cả lớp lắng nghe đọc thầm theo sgk.
-HS thực hiện đọc nối tiếp, phát âm từ đọc sai.
-HS đọc theo nhóm đôi.
-1 HS đọc toàn bài.
-HS theo dõi, lắng nghe.
-HS đọc thầm khổ 1 và trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung phần trả lời câu hỏi.
-HS trả lời, rút ý 1.
-HS đọc thầm và trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung phần trả lời câu hỏi.
-HS trả lời, rút ý 2.
-HS đọc thầm và trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung phần trả lời câu hỏi.
HS trả lời, rút ý 3.
-HS thảo luận nêu nd của bài.
-HS đọc lại nd.
-HS đọc từng khổ thơ, HS khác nhận xét cách đọc.
-Theo dõi quan sát nắm cách đọc.
-HS đọc diễn cảm theo cặp.
HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Đọc thuộc lòng từng khổ thơ, bài thơ.
(Học sinh khá giỏi học thuộc và đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ)
4. củng cố: -Gọi 1 HS đọc toàn bài nêu nd.
	 -Nhận xét tiết học, GV kết hợp giáo dục HS.
5. Dặn dò: -Dặn HS về nhà đọc bài, trả lời lại được các câu hỏi cuối bài, chuẩn
+RKN:.
ĐẠO ĐỨC
(GV CHUYÊN)
Ngày soạn: 16/9/2011
Ngày dạy: 20/9/2011 (Thứ ba)
THỂ DỤC
(GV CHUYÊN)
Luyện từ và câu
9-MỞ RỘNG VỐN TỪ : HOÀ BÌNH.
I/Mục tiêu :
-Hiểu nghĩa của từ hoà bình(BT1) ; Tìm được từ đồng nghĩa với từ hoà bình(BT2).
-Viết được đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố(BT3) Có ý thức sử dụng đúng những từ ngữ khi nói , viết. 
-GDHS yêu hòa bình
II/ Đồ dùng dạy - học : Bảng phụ viết sẵn bài 1 
III/Các hoạt động dạy - học chủ yếu : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: LT về từ trái nghĩa.
3. Giới thiệu bài mới: 
Mở rộng vốn từ : Hoà bình 
4. Dạy - học bài mới : 
vBài 1 :
GV hướng dẫn HS thực hiện theo y/c.
* GV yuêu cầu HS giải thích:
’ Tại sao không chọn ý a hoặc c ?
* GV nhận xét kết luận.
Bài 2
GV hướng dẫn HS thực hiện.
( Đáp án : bình yên, thanh binh, thái bình ) 
- GV nh.xét, kết luận đội thắng cuộc.
Bài 3:
GV hướng dẫn HS thực hiện :
* GV phát bảng nhóm cho HS làm 
* GV nhận xét, kết luận .
5.Củng cố - Dặn dò : GV hỏi lại các kiến thức vừa học Về nhà ôn lại bài . Chuẩn bị: “Từ đồng âm”.Nhận xét tiết học. 
 Hát 
2 HS thực hiện yêu cầu.
Hoạt động cả lớp
* 1HS đọc yêu cầu của BT 
* Đại diện HS trả lời . (Ý b)
 vì trạng thái bình thản là thư thái, thoải mái khong biểu lộ bối rối. Đây là từ chỉ trạng thái tinh thần của con người. Trạng thái hiền hoà, yên ả là trạng thái của cảnh vật hoặc tính nết của con người
Hoạt động nhóm
1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
HS làm việc theo nhóm :
Các nhóm thi đua.
Đại diện các nhóm trình bày.
1 HS nêu yêu cầu đề bài.
 2 HS làm vào bảng nhóm
Cả lớp làm vào vở :
3 – 5 HS đọc đoạn văn của mình
+RKN:.
Toán
 20-LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
- Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng hai cách “Rút về đơn vị” hoặc tìm tỉ số.
 - HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
II. Chuẩn bị: 
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào giấy nháp. 
Bài toán: Trung bình cứ 2 con gà mái thì đẻ được 35 quả trứng trong 1 tháng. Đàn gà nhà lâm có 62 con. Hỏi trong 1 tháng nhà Lâm thu được bao nhiêu quả trứng gà?
-GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ 1: Làm bài 1.
-Yêu cầu HS đọc đề, xác định đề và tóm tắt bài toán.
-Yêu cầu HS nêu dạng toán của bài toán và ... c sinh đọc đề
- Xác định dạng đổ
* 2HS làm bảng, HS cả lớp làm vào vở bài tập. 
* Lớp nhận xét, bổ sung. 
Kĩ thuật : Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uông trong gia đình
I/ Mục tiêu : Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình. Biết giữ vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ nấu ăn, ăn uống.
II/ Đồ dùng dạy học :- Một số dụng cụ đun nấu, ăn uống thường dùng trong gia đình.- Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường.- Một số loại phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Giới thiệu bài :Bài học hôm nay giúp các em biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình
2/ Bài mới :
Hoạt động 1 : Xác định các dụng cụ đun, nấu, ăn uống thông thường trong gia đình
Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình
GV nêu cách thức thực hiện hoạt động 2 : 
Nêu nhiệm vụ thảo luận nhóm. Tôt nhất, GV nên dựa vào mục tiêu, nội dung chính của bài học để thiết kế phiếu học tập cho HS thảo luận.
+ Tên loại dụng cụ :.
+ Tên các dụng cụ cùng loại :..
+ Tác dụng các dụng cụ cùng loại :.
+ Cách sử dụng, bảo quản :.
Hoạt động 3 : đánh giá kết quả học tập
GV có thể sử dụng câu hỏi ở cuối bài (SGK) để đánh giá kết quả học tập của HS. Cũng có thể kết hợp sử dụng câu hỏi cuối bài với xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm tập trung vào mục tiêu, nội dung chính của bài để đánh giá mức độ đạt mục tiêu bài học của HS.
GV nêu đáp án của bài tập.
GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
Hs nhận xét và nhắc lại tên các dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình.
HS thảo luận nhóm về đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình.
Đọc nội dung, quan sát các hình ttrong SGK, nhớ lại những dụng cụ trong gia đình thường sử dụng trong nấu ăn,
Chia nhóm, nêu thời gian hoạt động nhóm (15 phút) và tổ chức cho HS hoạt động thảo luận nhóm.
Các nhóm thảo luận và ghi chép tóm tắt kết quả thảo luận của nhóm vào giấy hoặc bảng có kích thước tương đương khổ A3.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kêt quả học tập của mình.
HS báo cáo kết quả tự đánh giá.
3/ Củng cố dặn dò :GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. Khen ngợi những cá nhân hoặc nhóm có ý thức học tập tốt. Có thể nhắc nhở những cá nhân, nhóm thực hiện chưa tốt nhiệm vụ học tập.Dặn dò HS sưu tầm tranh ảnh về các thực phẩm thường dùng trong nấu ăn để học bài “Chuẩn bị nấu ăn” và tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị trước khi nấu ăn trong gia đình.
Thöù saùu ngaøy 30 thaùng 9 naêm 2011
TOÁN	 MILIMÉT VUÔNG - BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH 
I/Mục đích yêu cầu: Biết gọi tên, kí hiêu, đọ lớn của Mi- li- mét vuông, biết quan hệ của Mi- li- mét vuông và xăng –ti mét vuông.-Biết tên giọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trng bảng đơn vị đo diện tích Bài 1 ; Bài 2a cột 1 ; Bài 3 Giáo dục HS yêu thích học toán. Vdụng được những điều đã học vào thực tế. 
II/Đồ dùng dạy học: - Phấn màu - Bảng đơn vị đo diện tích chưa ghi chữ và số Vở bài tập - Bảng đơn vị đo diện tích - ký hiệu - tên gọi - mối quan hệ - Hình vuông có 100 ô vuông.	 
III/Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Dam2, hm2 
3. Giới thiệu bài mới: Milimét vuông - Bảng đơn vị đo diện tích
4.Dạy - học bài mới: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nắm được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của milimét vuông. Quan hệ giữa milimét vuông và xăngtimét vuông. 
1-Giới thiệu đơn vịđo diện tích milimét vuông:
a)Hìnhthành b. tượng milimét vuông
’ Milimét vuông là gì?
’ Hãy nêu mối quan hệ giữa cm2 và mm2. 
Giáo viên chốt lại 
* Hoạt động 2: Hình thành bảng đơn vị đo diên tích
 Giáo viên hỏi học sinh trả lời điền bảng đã kẻ sẵn. 
1 dam2 = ? m2 
1 m2 = mấy phần dam2 
’ Mỗi đơn vị đo diện tích gấp mấy lần đơn vị bé hơn tiếp liền ?
’ Mỗi đơn vị đo diện tích kém mấy lần đơn vị lớn hơn tiếp liền ?
* Hoạt động 3: Thực hành
Ÿ Bài 1: Đọc, viết các số đo diện tích
Ÿ Giáo viên chốt lại 
Ÿ Bài 2+3 : Đổi số đo đơn vị diện tích
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách đổi 
* GV nhận xét
5.Củng cố - dặn dò: Làm bài nhà Chuẩn bị: Luyện tập Nhận xét tiết học
- Hát 
- 2 học sinh 
Hoạt động cả lớp
- HS nêu lên những đôn vị đo diện tích đã học
cm2, dm2, m2, dam2, hm2, km2
milimét vuông
d.tích hình vuông có cạnh 1 milimét
- HS giới thiệu mối quan hệ giữa cm2 và mm2. 
- Các nhóm thao tác trên bìa cứng hình vuông 1cm. 
1cm2 = 100mm2 
1mm2 = cm2 
Hoạt động cá nhân
- HS hình thành bảng đơn vị đo diện tích từ lớn đến bé và ngược lại. 
- Gọi 2 HS lên bảng, vừa đọc, vừa đính từng đơn vị vào bảng từ lớn đến bé và ngược lại. 
- Học sinh nêu lên mối quan hệ giữa hai đơn vị đo diện tích liền nhau.
- Lần lượt học sinh đọc bảng đơn vị đo diện tích. 
Hoạt động cả lớp
- Học sinh đọc đề 
5 cm2 = .. mm2
12 m2 9 dm2 =  dm2
2010 m2 =  dam2 .. m2
* HS nhắc lại kiến thức vừa học. 
Tập làm văn TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH 
I/ Mục đích yêu cầu : -Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh( về ý, bố cuc, dùng từ, đặt câu); nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa được lõi Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn để viết lại đoạn văn cho hay hơn. 
II/ Đồ dùng dạy - học : GV: Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý. cần sửa chung trước lớp - Phấn màu 
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: LT làm báo cáo thống kê
3.G.thiệu bài: Trả bài văn tả cảnh.
4.Dạy - học bài mới : 
Hoạt động 1: 
- Giáo viên nhận xét chung về kết quả làm bài của lớp 
+ Ưu điểm: 
- HS hiểu bài viết đúng theo yêu cầu của đề bài , kiểu bài, bố cục hợp lý, ý rõ ràng mạch lạc; tả thứ tự, sử dụng lời cho bài văn miêu tả rõ ràng, có hình ảnh, cảm xúc.
- Một số bài có thể hiện sự sáng tạo.
+ Thiếu sót: viết câu dài, chưa biết ngắt câu, sai lỗi chính tả khá nhiều, viết cẩu thả , trình bày chưa sạch sẽ.
- GV thông báo điểm số cụ thể 
Hoạt động 2: Giáo viên trả bài cho học sinh
- GV hướng dẫn học sinh sửa lỗi.
GV theo dõi, nhắc nhở các em
Hoạt động 3: 
Học tập những đoạn văn, bài văn hay
GV hướng dẫn HS thực hiện: 
GV chốt lại ý hay cần học tập.
* Hoạt động 4: HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
GV hướng dẫn HS thực hiện: 
GV nhận xét, kết luận, cho điểm.
5/ Củng cố - dặn dò: Giáo viên đọc những đoạn văn, bài hay có ý riêng, sáng tạo Chuẩn bị: “ Trả bài văn tả người “ Nhận xét tiết học 
- Hát 
HS sửa bài
Hoạt động cả lớp
- Đọc lại đề bài
 * HS lắng nghe
- HS đọc lời nhận xét của thầy cô, học sinh tự sử lỗi sai. 
- Tự xác định lỗi sai về mặt nào (chính tả, câu, từ, diễn đạt, ý)
- HS đọc câu văn, đoạn văn đã sửa 
- Lớp nhận xét
- HS theo dõi câu văn , đoạn văn sai
- Xác định sai về mặt nào
- HS lên bảng lần lựơt từng đôi sửa 
- HS sửa bài và đọc bài đã sửa
Hoạt động cả lớp
3 – 5 HS có đoạn, bài văn hay đọc lại cho các bạn nghe.
* HS khác lắng nghe và phát biểu.
* Mỗi HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn.
* HS nối tiếp đọc đoạn văn viết lại.
* HS trao đổi tìm ra cái hay, cái đáng học 
* Cả lớp nhận xét. 
Aâm nhaïc: Giaùo vieân chuyeân daïy
Hoạt động tập thể : Tìm hiểu tên trường và truyền thống nhà trường
I/ Mục tiêu :
Chủ đề em quyết tâm học tập giúp HS hiểu tên trường và truyền thống nhà trường.
Nắm được một số công tác đã thực hiện và một số công tác nới.
II/ Nội dung :
1/ Báo cáo tình hình học tập tuần qua ;
Tình hình học tập tuần qua, mức độ chuyên cần bài tập về nhà thái độ nghiêm túc trong giờ học.
Ăn mặc đồng phục đầy đủ đúng qui định, khăn quàng, đầu tóc vệ sinh cá nhân vệ sinh lớp học lễ phép tôn trọng thầy cô giáo giúp đỡ bạn bè trong học tập và lao động. 
Xếp hàng ra vào lớp thể dục giữa giờ chấp hành những qui định chung của nhà trường và của lớp đề ra.
Lớp trưởng tổng kết đánh giá các hoạt động trong tuần.
Xếp loại thi đua của tổ.
GV nhận xét tuyên dương khen thưởng cá nhân và tập thể tổ.
2/ Nội dung sinh hoạt :
Tìm hiểu tên trường : Trường tiểu học số 2 Hoà bình 2 ; địa điểm tại xã Hoà Bình 2
Truyền thống nhà trường : nhiều năm liền đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc ; chất lượng giáo dục được nâng lên đáng kể.
Cơ cở vật chất khang trang bàn ghế đầy đủ.
Trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2000 – 2010.
Quang cảnh thoáng đãng, xanh sạch đẹp.
chất lượng hằng năm đạt cao.
Đội ngũ giáo viên và cong nhân viên nhà trường nhiệt tình cùng nhau xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh.
3/ Củng cố chủ đề :
Giáo viên tổng kết tiết sinh hoạt.
Chuẩn bị chủ đề tuần tới.
An toàn giao thông Kĩ năng đi xe đạp an toàn
I/Yêu cầu
-HS biết: đi xe đạp an toàn là thực hiện nếp sống văn minh đô thị
-Đi đúng phần đường,làn đường ,đi về bên tay phải.Khi qua ngã ba phải đi theo tín hiệu đèn.Khi muốn chuyển đổi hướng phải đi chậm giơ tay xin đường và chú ý quan sát xe.
II/Chuẩn bị
-SGK,một số tranh ảnh phóng to
III/Lên lớp
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1/KTBC
-GV cho HS chỉ biển báo giao thông và nêu ý nghĩa của biển
 2/Giới thiệu bài
-Để đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân và cho mọi người khi đi xe đạp em cần biết cách đi xe đạp an toàn
a/Bài mới
*Những điều cần biết khi đi xe đạp trên đường.
-Cho HS quan sát tranh 1,2 ,3,4 SGK
-HDHS thảo luận
-Khi qua đường giao nhau phải theo tín hiệu đèn.Nếu không có đèn phải quan sát các phía.Nếu rẽ trái phải đi chậm giơ tay xin đường
-Khi đi qua đương giao nhau có vòng xuyến phải đi đúng chiều vòng xuyến.
-Khi đi từ ngõra đương chính phải quan sát nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên ,hoặc từ đường phụ ra đường chính phải đi chậm quan sát nhường đường cho xe đi trên đường chính
*Những điều cấm khi đi xe đạp.
-Cho HS quan sát tranh 1,2 ,3,4 SGK
-HDHS thảo luận
+ Kết luận:-Đi vào làn đường của xe cơ giới,đi trước xe cơ giới.
-Đi vào đường cấm,đi hàng ba trở lên.
-Đi bỏ 2 tay,lạng lách đánh võng.
-Kéo hoặc đẩy xe khác hoặc kéo theo xúc vật.
-Sử dụng ô khi đi xe hoặc đèo người sử dụng ô ngồi sau.
-Rẽ đột ngột qua đầu xe.
Củng cố – dặn dò
-Các em phải thực hiện đi xe đạp đúng luật giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người.
-6 HS lên bảng trình bày
-Nhận xét
-HS quan sát thảo luận nhóm các hình vẽ SGK
-6 HS trả lời
-Nhận xét sửa sai
HS quan sát thảo luận nhóm các hình vẽ SGK
-8 HS trả lời
-Nhận xét sửa sai
6-8 HS trả lời

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5 tuan 5 co cac tich hop Thanh.doc