Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 - Kì II - Tuần 19 - Trường Tiểu học Hàm Ninh

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 - Kì II - Tuần 19 - Trường Tiểu học Hàm Ninh

TẬP ĐỌC: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT.

 I.MỤC TIÊU:

- Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể :- Đọc phân biệt lời các nhân vật, lời tác giả. Đọc đúng ngữ điệu phù hợp với tính cách tâm trạng từng nhân vật; Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.

- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.

 II. CHUẨN BỊ:

 GV: Tranh minh họa bài học ở SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch luyện đọc

doc 33 trang Người đăng hang30 Lượt xem 407Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 - Kì II - Tuần 19 - Trường Tiểu học Hàm Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT.
 I.MỤC TIÊU:
- Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể :- Đọc phân biệt lời các nhân vật, lời tác giả. Đọc đúng ngữ điệu phù hợp với tính cách tâm trạng từng nhân vật; Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
 II. CHUẨN BỊ:
 GV: Tranh minh họa bài học ở SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch luyện đọc.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
1.Bài cũ: Giáo viên nhận xét, thông báo điểm bài KT.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp, ghi đầu bài lên bảng.
HĐ2: Luyện đọc và tìm hiểu bài:
 a)Luyện đọc: - Yêu cầu HS đọc bài.
Giáo viên chia đoạn để luyện đọc cho HS.
- GV đọc diễn cảm trích đoạn vở kịch.
- GV viết lên bảng các từ ngữ khó đọc : phác tuya , Sa-xơ-lu Lô-ba , Phú Lãng Sa
b)Tìm hiểu bài:
- HD HS trả lời các câu hỏi ở SGK
c)Rèn đọc diễn cảm. 
HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- Thi đọc diễn cảm theo nhóm.
3.Củng cố - Dặn dò:
Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
- Nghe, rút kinh nghiệm.
- Nghe, nhắc tựa.
- 1 học sinh đọc. Cả lớp đọc thầm.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn của vở kịch.
-Nhóm đôi luyện đọc (2 lượt).
.
- HS luyện đọc từ khó.
- Học sinh đọc thầm và suy nghĩ để trả lời.
- Nhóm 2 đọc phân biệt rõ nhân vật.
Học sinh thi đua đọc diễn cảm.
- Học sinh ghi nhớ.
TUẦN 19
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
˜&™
Thứ hai: 
TOÁN: TIẾT 91: DIỆN TÍCH HÌNH THANG.
 I.MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Hình thành công thức tính diện tích của hình thang. 
- Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài toán có liên quan.
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
 II.CHUẨN BỊ:
- GV:Bảng phụ, bìa cứng có hình dạng như SGK. - HS: 2 tờ giấy thủ công kéo.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: ? Nêu đặc điểm của hình thang, hình thang vuông.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: Hình thành công thức tính diện tích của hình thang.
Giáo viên hướng dẫn học sinh lắp ghép hình – Tính diện tích hình ABCD.
Hình thang ABCD ® hình tam giác ADK.
? Nêu cách tính diện tích hình tam giác ADK?
? Nêu cách tính diện tích hình thang ABCD?
HĐ3: Luyện tập:
Bài 1: 
- Giáo viên lưu ý học sinh cách tính diện tích trên số thập phân và phân số.
Yêu cầu HS nêu cách làm.
Bài 2:
2a): - Yêu cầu học sinh đọc đề bài và làm vào vở.
2b) Giáo viên lưu ý học sinh cách tính diện tích hình thang vuông.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
+ Bài toán cho biết gì ? Yêu cầu tìm gì?
- GV kết luận : Trước hết phải tìm chiều cao của hình thang.
- Giáo viên nhận xét và chốt lại.
3.Củng cố:
? Nhắc lại cách tính diện tích của hình thang.
- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
- 2 HS trả lời, HS khác nhận xét.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Hoạt động nhóm đôi.
	S = 
	S = 
- Học sinh đọc đề, làm bài vào bảng con, 1 HS lên bảng.
- Học sinh nêu cách làm.
- Đọc đề bài, lớp đọc thầm.
- HS nêu để tìm hiểu bài. Thảo luận nhóm đôi để tìm hướng giải bài toán.
- Học sinh làm bài. 1 HS giải trên bảng. 
- Nhận xét bài bạn.
- HS phân tích đề toán và làm bài.
- Vài em nhắc lại.
- HS ghi nhớ.
ÔN TOÁN: LUYỆN TẬP
 I.MỤC TIÊU
- Củng cố và rèn kĩ năng tính diện tích hình thang
- Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình thang để giải toán.
 - Giáo dục HS cẩn thận trong tính toán .
	 II.CHUẨN BỊ : VBT in
	 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ: ? Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm thế nào 
2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: Luyện tập: 
- Hướng dẫn học sinh làm các bài tập ở vở BTT T 91 trang 5
Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài vào vở và nêu miệng kết quả .
Bài 2: HS tự làm bài .
Bài 3: HD HS :tính diện tích hình tam giác và diện tích hình thang sau đó tính diện tích hình H
*HSG: 
Bài toán: Hiệu của hai số là 4,4. Nếu tăng số thứ nhất thêm 4,2 thì tổng của hai số là 20,6. Tìm 2 số đó .
HĐ3: Chấm bài: Chấm một số bài hướng dẫn chữa bài sai.
3. Củng cố: 
 -Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
- 3 học sinh trả lời 
- Học sinh lắng nghe.
- HS làm bài vào vở và nêu kết quả theo nhóm đôi.
- HS làm bài vào vở 
-1 HS làm vào phiếu 
-HS Khá –Giỏi tự làm bài vào vở ,1 HS làm vào phiếu .
- HS nhận xét và chữa một số bài.
- Học sinh ghi nhớ.
CHÍNH TẢ: 	 NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC.
 I.MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng chính tả bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực. 
- Luyện viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/d/gi.
- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
 II. CHUẨN BỊ: 
+ GV: Giấy khổ to phô tô nội dung bài tập 2, 3a. + HS: SGK Tiếng Việt 2, vở.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
1.Bài cũ: Giáo viên kiểm tra 2, 3 học sinh hay viết sai chính tả.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp, ghi đầu bài lên bảng.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh nghe, viết. 
- Gv đọc bài. 
- Bài chính tả cho em thấy điều gì ? 
- Nhắc HS chú ý : Nguyễn Trung Trực , Vàm Cỏ , Tân An , Long An , Tây Nam Bộ , Nam Kì , Tây . . . 
- Đọc cho HS viết .
- Đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt .
- Gv chấm chữa 7-10 bài .
- Nêu nhận xét chung .
HĐ3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Giáo viên nhắc học sinh lưu ý: Ô 1 có thể là các chữ r, d, gi
Giáo viên dán 4 tờ giấy to lên bảng yêu cầu học sinh các nhóm chơi trò chơi tiếp sức.
- Giáo viên nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
Bài 3a : Đọc yêu cầu và nội dung.
Cách làm tương tự như bài tập 2.
3.Củng cố - Dặn dò:
Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
- HS thực hiện theo yêu cầu. HS khác nhận xét.
- Nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.
- HS đọc thầm bài, chú ý các từ viết hoa.
- HS trả lời.
- Học sinh viết bài chính tả.
- Học sinh soát lại bài – từng cặp học sinh đổi vở soát lỗi cho nhau.
- Học sinh đọc yêu cầu bài. Cả lớp đọc thầm.
Học sinh suy nghĩ làm bài cá nhân.
Học sinh các nhóm thi đua chơi tiếp sức
Cả lớp nhận xét.
- HS đọc.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Học sinh ghi nhớ.
ÔN LUYỆN: BỒI DƯỠNG- PHỤ ĐẠO TOÁN: (2T) 
 I.MỤC TIÊU:
- Củng cố và rèn kĩ năng tính diện tích hình thang
- Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình thang để giải toán.
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ: ? Nêu công thức tính diện tích hình thang
- Nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: Luyện tập: Giáo viên chép đề bài lên bảng.
*PHỤ ĐẠO:
Bài1: Tính diện tích hình thang có :
 Độ dài đáy là 14cm và 28 cm ,chiều cao là 15cm
Bài 2: Một hình thang có đáy bé bằng 60m; đáy lớn bằng 3/2 đáy bé . Chiều cao bằng trung bình cộng hai đáy . Tính diện tích hình thang đó . 
- HD thêm cho cá nhân học sinh trong lúc làm bài
* BỒI DƯỠNG:
 1. Tính diện tích hình thang có :
a, Độ dài đáy là 2,3m và 40dm , chiều cao là 3,4 dm
 2. Cho hình thang ABCDcó đáy AB bằng 9cm và đáy DC =15 cm .Nếu kéo dài một đáy thêm 3cm thì được hình thang mới có diện tích lớn hơn diện tích hình thang ABCD là 7,5 cm 2. Tính diện tích hình thang ABCD
 - HD thêm cho cá nhân học sinh trong lúc làm bài
HĐ3: Chấm bài: Chấm một số bài hướng dẫn chữa bài sai.
3. Củng cố: 
 -Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
- Hai HS trả lời 
- Học sinh nghe 
- Học sinh làm bài vào vở 1 em lên bảng 
- Học sinh làm bài vào vở 1 HS làm vào phiếu 
- Học sinh làm bài vào vở, 1 em làm vào phiếu.
Lưu ý : đổi về cùng đơn vị đo
-HS làm vào vở -1 HS làm phiếu 
(ĐS: 60 cm2)
- Nhận xét và chữa một số bài.
- Học sinh ghi nhớ.
ÔN LUYỆN: BỒI DƯỠNG – PHỤ ĐẠO TIẾNG VIỆT: 
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 I.MỤC TIÊU:
-Tiếp tục củng cố cho HS về từ và cấu tạo từ, từ đồng âm, đồng nghĩa, nhiều nghĩa. 
- Rèn cho học sinh kỹ năng dùng từ đúng, hay.
- Giáo dục cho các em có ý thức học tập tốt.
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Chấm vài vở bài tập của học sinh. - Nhận xét và ghi điểm.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập:
*PHỤ ĐẠO: 
- GV chép đề bài lên bảng.
Bài 1: Tìm từ đơn ,từ ghép, từ láy trong hai câu thơ sau :
 Gió lên vườn cải tốt tươi 
Lá xanh như mảnh mây trời lao xao 
Bài 2: Nhóm từ nào dưới đây chứa từ nhiều nghĩa ,từ đồng nghĩa ,từ đồng âm ? Điền câu trả lời vào chỗ trống 
a, xe đạp ,xe điếu , xe chỉ 
b,tròn trặn ,tròn trĩnh, tròn xoe ..
c,ăn cơm ,ăn dầu ,ăn ảnh 
*BỒI DƯỠNG:
 1. Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau :
xinh tươi , dịu dàng ,rực rỡ .
 2. Tìm chủ ngữ ,vị ngữ của các câu sau:
-Cô Mùa xuân xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh đồng .
-Tay cô ngoắc một chiếc lẵng đầy màu sắc rực rỡ.
 3. Tìm tư ... tiếp.
HĐ2: Luyện tập: HD HS đọc thầm bài tập đọc trong tuần và trả lời câu hỏi
* PHỤ ĐẠO:
Bài 1: Lời nói của anh Lê (từ “Phải , chúng ta là con dân nước Việt..đến thì làm được gì ?” cho thấy anh Lê là người như thế nào .
Bài 2: Anh Thành muốn đi sang nước Pháp để làm gì?
* BỒI DƯỠNG:
 1. Chọn những khó khăn mà anh Thành sẽ gặp phải khi ra đi tìm đường cứu nước 
 2. Theo em anh thành là người như thế nào ?
HĐ3: Chấm bài: 
- Giáo viên chấm một số bài và nhận xét
3. Củng cố: - Dặn dò về nhà 
- Hai em đọc bài và trả lời
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc thầm bài tập đọc “Người công dân số Một ”
- HS làm bài và trình bày theo nhóm đôi.
- 1 HS trả lời bài 2 
- Học sinh đọc kỹ đề bài và làm bài vào vở
- 2 HS trình bày bài 1
- 1 HS trình bày bài 2
- Nhận xét bài của bạn và chữa lỗi.
- Học sinh ghi nhớ.
Thứ sáu: 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:	 CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP.
 I.MỤC TIÊU: 
- Nắm được 2 cách nối các vế trong câu ghép: nối bằng từ có tác dụng nối (quan hệ từ ) và nối trực tiếp (không dùng từ nối).
- Phân tích được cấu tạo của câu ghép (các vế câu trong câu ghép, cách nối các vế câu ghép), biết cách đặt câu ghép.
- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
 II.CHUẨN BỊ: 
+ GV: 4 tờ giấy khổ to, mỗi tờ viết 1 câu ghép trong bài tập 1, 4 tờ giấy trắng để học sinh làm bài tập 2.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
1.Bài cũ: kiểm tra 3 học sinh làm miệng bài tập 3. 
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp, ghi đầu bài lên bảng.
HĐ2: Phần nhận xét.
Y/ C HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân.
- Giáo viên nhận xét chốt lại ý đúng.
+Em thấy các vế câu ghép được nối với nhau theo mấy cách?
HĐ3: Phần ghi nhớ.
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK.
HĐ4: Phần luyện tập.
Bài 1: Giáo viên nêu yêu cầu bài tập 1.
Nhắc nhở học sinh chú ý đến 2 yêu cầu của bài tập tìm câu ghép trong đoạn văn, nói cách liên kết giữa các vế câu trong từng câu ghép.
3.Củng cố - Dặn dò:
Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
- 3 HS thực hiện theo yêu cầu của GV, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh lắng nghe.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc 
HS dùng bút chì gạch chéo, 3 HS lên bảng thực hiện rồi trình bày kết quả.
- Học sinh trao đổi trong nhóm và trình bày kết quả của nhóm.
- Nhiều HS đọc nội dung ghi nhớ.
- HS suy nghĩ làm việc cá nhân các em gạch dưới các câu ghép tìm được khoanh tròn từ và dấu câu thể hiện sự liên kết giữa các vế câu.
Nhiều học sinh phát biểu ý kiến.
- Thực hiện theo yêu cầu.
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI.
 I.MỤC TIÊU:
- Củng cố kiến thức về đoạn kết bài.
- Viết được đoạn kết bài cho bài văn tả người theo 2 kiểu: mở rộng và không mở rộng.
- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
 II.CHUẨN BỊ: 
- Bảng phụ viết sẵn 2 cách kết bài: kết bài không mở rộng và kết bài mở rộng.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
1.Bài cũ: 
- Giáo viên chấm bài của 4 HS. 
Giáo viên nhận xét.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp, ghi đầu bài lên bảng.
HĐ2: Luyện tập:
Bài 1:	Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét, chỉ ra sự khác nhau của 2 cách kết bài trong SGK.
Giáo viên nhận xét, chốt lại ý đúng.
Bài 2:Yêu cầu học sinh đọc lại 4 đề bài 
- Giáo viên giúp học sinh hiều đúng yêu cầu đề bài.
Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
Bài 3:
 - Giáo viên phát giấy cho 3, 4 học sinh làm bài.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá cao những đoạn kết bài hay.
3.Củng cố - Dặn dò:
Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
- 4 HS đọc bài làm của mình và nộp vở, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nghe, xác định nhiệm vụ giờ học.
- 3 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm - Học sinh phát biểu ý kiến.
4 học sinh lần lượt tiếp nối nhau đọc 4 đề bài. HS khác đọc thầm.
Cả lớp làm việc cá nhân.
Nhiều HS nối tiếp nhau đọc kết quả làm bài. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
1HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm việc cá nhân, các em viết đoạn kết bài.
Các em làm bài trên giấy xong thì dán lên bảng lớp và trình bày bài làm của mình.
- Thực hiện theo yêu cầu.
TOÁN: TIẾT 95: CHU VI HÌNH TRÒN. 
 I.MỤC TIÊU: 
- Giúp học sinh nắm được quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn, biết vận dụng công thức để tính chu vi hình tròn.
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
 II.CHUẨN BỊ:
 GV: Bìa hình tròn có đường kính là 4cm. HS: Com pa.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Gọi 3 HS hỏi về các đặc điểm : tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
 - Giáo viên nhận xét chấm điểm.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: Nhận xét về quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn:
- Yêu cầu học sinh chia nhóm nêu cách tính chu vi hình tròn.
- Giáo viên chốt: C = r ´ 2 ´ 3,14
HĐ3: Luyện tập:
Bài 1:
+ Hãy nhắc lại cách tính chu vi hình tròn khi biết đường kính ?
Lưu ý bài d = m ta đổi 3,14 ® phân số để tính.
Bài 2:
+ Hãy nhắc lại cách tính chu vi hình tròn khi biết bán kính ?
- Lưu ý bài r = m ta đổi 3,14 ® phân số để tính.
Bài 3:
- Yêu cầu HS vận dụng công thức tính chu vi hình tròn để giải bài toán thực tế. HS biết “bánh xe hình tròn”.
Giáo viên chấm bài, nhận xét.
3.Củng cố - Dặn dò:
- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
- 3Học sinh lần lượt trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Tổ chức 4 nhóm. Mỗi nhóm nêu cách tính chu vi hình tròn.
- 4 Học sinh nối tiếp đọc đề.
- Học sinh lần lượt nêu quy tắc và công thức tìm chu vi hình tròn.
- Học sinh làm bài.
- 2 HS nhắc.
- Làm bài. 3 HS đọc kết qủa 3 trường hợp, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh đọc đề tóm tắt.
- HS giải vào vở, 1 học sinh lên bảng giải.
- Cả lớp nhận xét.
- Thực hiện theo yêu cầu.
SINH HOẠT: SINH HOẠT LỚP
 I.MỤC TIÊU:
- Học sinh thấy được ưu khuyết điểm của mình và của tập thể lớp trong tuần qua.
- Nắm được kế hoạch hoạt động trong tuần tới.
- Giáo dục cho các em có ý thức thực hiện một cách tự giác các hoạt động.
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức: GV tổ chức cho các em chơi trò chơi và sinh hoạt văn nghệ.
2.Sinh hoạt: 
HĐ1: Đánh giá hoạt động trong tuần:
- Giáo viên yêu cầu lần lượt 4 tổ trưởng nhận xét, đánh giá và xếp loại thi đua cho các thành viên trong tổ.
- Yêu cầu lớp trưởng nhận xét và xếp loại thi đua cho các tổ.
- Giáo viên nhận xét chung:
 *Học tập: Đa số các em có ý thức học tập tốt, nhiều em đạt kết quả cao trong kì thi cuối kì 1. Hăng say trong giờ học:Phúc, phương, Nhàn, Mơ, Hương... Song nhiều em vẫn còn ham chơi, ý thức học tập yếu nên đạt kết quả thấp trong kì thi...
 *Nề nếp: Thực hiện tốt các hoạt động theo kế hoạch của trương, lớp.
 *Lao động: Vệ sinh phong quang trường lớp sạch sẽ, lao động theo kế hoạch của nhà trường.
HĐ2: Kế hoạch hoạt động tuần sau:
Khắc phục những tồn tại và phát huy những ưu điểm.
3.Củng cố:
 -Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
- Học sinh chơi trò chơi và sinh hoạt văn nghệ.
- Các tổ trưởng lên nhận xét và xếp loại thi đua cho tổ viên.
- Lớp trưởng nhận xét.
- Cá nhân học sinh góp ý cho lớp, cho cá nhân học sinh về mọi mặt.
- Học sinh nghe giáo viên nhận xét.
- Học sinh nghe giáo viên phổ biến kế hoạch.
- Học sinh ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG TT: TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN (tiết1) 
 I.MỤC TIÊU:
- HS hiểu đựơc ý nghĩa các trò chơi: Lò cò; Bịt mắt bắt dê 
- Biết vận dụng các trò chơi trên vào các tiết hoạt động ytập thể.
- Có ý thức thực hiện các trò chơi nghiêm túc.
 II. CHUẨN BỊ :
 -Nội dung các trò chơi.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ : Bài 3
2.Bài mới: 
HĐ1: Tìm hiểu nội dung các trò chơi.
 - GV phổ biến nội dung các trò chơi “LÒ CÒ”
 - Hướng dẫn HS cách chơi, luật chơi 
 - Tổ chức cho các em chơi thử 
HĐ2: Tổ chức cho học sinh chơi
-HS chơi theo tổ 
GV theo giỏi chung. 
 3,Củng cố : - Liên hệ thực tế.
- Dặn dò về nhà tổ chức các bạn cùng chơi. - Nhận xét giờ học.
- 2 Học sinh trả lời
- HS theo dõi
- Cùng giáo viên chơi thử. 
- HS chơiå. 
- HS tự liên hệ thực tế.
- HS ghi nhớ. 
-------------------------------------------------*****---------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG TT: TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN (tiết1) 
 I.MỤC TIÊU:
- HS hiểu đựơc ý nghĩa các trò chơi: Lò cò; Bịt mắt bắt dê 
- Biết vận dụng các trò chơi trên vào các tiết hoạt động ytập thể.
- Có ý thức thực hiện các trò chơi nghiêm túc.
 II. CHUẨN BỊ :
 -Nội dung các trò chơi.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ : Bài 3
2.Bài mới: 
HĐ1: Tìm hiểu nội dung các trò chơi.
 - GV phổ biến nội dung các trò chơi “BỊT MẮT BẮT DÊ”.
 - Hướng dẫn HS cách chơi, luật chơi 
 - Tổ chức cho các em chơi thử 
HĐ2: Tổ chức cho học sinh chơi
-HS chơi theo tổ 
GV theo giỏi chung. 
 3,Củng cố : - Liên hệ thực tế.
- Dặn dò về nhà tổ chức các bạn cùng chơi. - Nhận xét giờ học.
- 2 Học sinh trả lời
- HS theo dõi
- Cùng giáo viên chơi thử. 
- HS chơiå. 
- HS tự liên hệ thực tế.
- HS ghi nhớ. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 19.doc