Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 - Tuần 6

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 - Tuần 6

I/ Mục tiêu:

1. Đọc trôi chảy toàn bài; đọc đúng các từ phiên âm ( A-pác-thai ), tên riêng ( Nen-xơn

Man-đê-la ), các số liệu thống kê (1/5, 9/10, ắ, )

-Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen-xơn Man-đê-la và nhân dân Nam Phi.

2. Hiểu ý nghĩa của bài văn: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh

của người dân da đen ở Nam Phi.

II/ Các hoạt động dạy-học:,

 1. Kiểm tra bài cũ:

 2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài:

2.2 Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

 

doc 32 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1090Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Thứ hai ngày 16 tháng 10 năm 2006
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc
$11: Sự xụp đổ của chế độ A-pác-thai
I/ Mục tiêu:
Đọc trôi chảy toàn bài; đọc đúng các từ phiên âm ( A-pác-thai ), tên riêng ( Nen-xơn
Man-đê-la ), các số liệu thống kê (1/5, 9/10, ắ, )
-Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen-xơn Man-đê-la và nhân dân Nam Phi.
Hiểu ý nghĩa của bài văn: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh
của người dân da đen ở Nam Phi.
II/ Các hoạt động dạy-học:,
	1. Kiểm tra bài cũ:	
 2. Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
-Mời 2 HS khá, giỏi nối nhau đọc toàn bài.
-GV giới thiệu ảnh cựu Tổng thống Nam Phi Nen-xơn Man-đê-la và tranh minh hoạ bài.
-Cho HS nối tiếp đọc đoạn. GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
-Cho HS luyện đọc theo cặp.
-Mời 1-2 HS đọc cả bài.
-GV đọc bài.
b) Tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc thầm đoạn 2.
+Dưới chế độ A-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào?
*Rút ý 1: Người dân Nam Phi dưới chế độ A-pác-thai.
-Mời một HS đọc đoạn 3.
+Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
+Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ?
*Rút ý 2: Cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai thắng lợi.
-Em hãy giới thiệu về vị tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi?
-Nội dung chính của bài là gì?
-GV chốt lại ý đúng và ghi bảng.
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn:
-Cho 3 HS đọc nối tiếp, cả lớp tìm giọng đọc.
-GV đọc mẫu đoạn 3.
-Cho HS luyện đọc diễn cảm.
-Thi đọc diễn cảm.
-Hai HS khá-giỏi đọc toàn bài.
-HS quan sát.
-HS đọc nối tiếp đoạn.
 +Đoạn 1: Từ đầu --> tên gọi A-pác-thai.
 +Đoạn 2: Tiếp --> Dân chủ nào
 +Đoạn 3: Đoạn còn lại.
-Người da đen phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu; bị trả lương thấp
-Người da đen ở Nam Phi đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh của họ cuối cùng đã giành được thắng lợi.
-Vì chế độ A-pác-thai là chế độ phân biệt chủng tộc xấu xa nhất hành tinh
-HS giới thiệu.
-Một vài HS nêu.
-HS đọc.
-HS luyện đọc diễn cảm (cá nhân, theo cặp)
-Thi đọc diễn cảm
	3. Củng cố-dặn dò: GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về đọc và học bài.
Tiết 3: Toán
$26: Luyện tập
I/ Mục tiêu:
	Giúp HS:
	-Củng cố về mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.
	-Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán có liên quan.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Kiểm tra bài cũ:
-Cho HS nêu bảng đơn vị đo diện tích.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Luyện tập:
*Bài tập 1:
-Cho HS làm vào nháp.
-Chữa bài.
*Bài tập 2:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho học sinh nêu cách làm.
-GV hướng dẫn: Trước hết phải đổi ra 3cm2 5mm2 đơn vị mm2. Sau đó khoanh vào kết quả đúng.
*Bài tập 3:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu
-Muốn so sánh được ta phải làm gì?
-GV hướng dẫn HS đổi đơn vị đo rồi so sánh.
-Cho HS làm bài vào bảng con.
*Bài tập 4:
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
-Muốn biết căn phòng đó có diện tích bao nhiêu mét vuông ta làm thế nào?
-Cho HS làm vào vở.
-Chữa bài.
-HS làm theo mẫu và sự hướng dẫn của GV.
 *Đáp án:
 B. 305
*Bài giải:
2dm2 7cm2 = 207cm2
300mm2 > 2cm2 89mm2
3m2 48dm2 < 4m2
61km2 > 610hm2
 Tóm tắt:
Một phòng: 150 viên gạch hình vuông
Cạnh một viên: 40 cm
Căn phòng đó có diện tích: mét vuông?
 Bài giải:
Diện tích của một viên gạch lát nền là:
 40 x 40 = 1600 ( cm2 )
Diện tích căn phòng là:
 1600 x 150 = 240000 ( cm2 )
Đổi: 
 240 000cm2 = 24 m2
 Đáp số: 24 m2
3.Củng cố-dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học.
Tiết 4: Khoa học
$11: Dùng thuốc an toàn
I/ Mục tiêu: Sau bài học. HS có khả năng:
Xác định khi nào nên dùng thuốc.
Nêu những điểm cần lưu ý khi cần phải dùng thuốc và khi mua thuốc.
Nêu tác hại của dùng thuốc không đúng, không đúng cách và không đúng liều lượng.
II/ Đồ dùng dạy học:
Có thể sưu tầm một số vỏ đựng và bản hướng dẫn sử dụng thuốc.
Hình trang 24;25 SGK. Thẻ từ cho HĐ 3.
III/ Hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Làm việc theo cặp.
*Mục tiêu: Khai thác vốn hiểu biết của HS về một số thuốc và trường hợp cần sử dụng thuốc đó.
*Cách tiến hành:
-Cho HS trao đổi theo cặp theo nội dung câu hỏi sau:
+Bạn đã dùng thuốc bao giờ chưa và dùng trong trường hợp nào?
-GV gọi một số cặp lên bảng để hỏi và trả lời nhau trước lớp.
-Mời các nhóm khác bổ sung.
-GV: khi bị bệnh , chúng ta cần dùng thuốc để chữa trị . Tuy nhiên ,nếu sử dụng thuốc không đúng có thể làm bệnh nặng hơn, thậm trí còn có thể gây chết người.
-HS nối tiếp nhau hỏi và trả lời
-HS chú ý lắng nghe.
Hoạt động 2:
*Mục tiêu: Giúp HS:
	-Xác định được khi nào nên dùng thuốc.
	-Nêu được những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc.
	-Nêu được tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách và không đúng liều lượng.
*Cách tiến hành:
-Yêu cầu HS làm bài tập trang 24-SGK.
-Mời một số HS nêu kết quả.
-
-GV kết luận : SGV- Tr. 55
*Đáp án:
 1 – d 2 – c
 3 – a 4 - b
Hoạt động 3: Trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng”
*Mục tiêu: Giúp HS không chỉ biết cách sử dụng thuốc an toàn mà còn biết cách tận dụng giá trị dinh dưỡng của thức ăn để phòng tránh bệnh tật.
*Cách tiến hành:
-Y/ C mỗi nhóm đưa thẻ từ để trống đã chuẩn bị ra. Cử 2-3 HS làm trọng tài. 1 HS làm quản trò.
Tiến hành chơi:
-Quản trò đọc câu hỏi.
-Các nhóm thảo luận và viết đáp án vào thẻ,giơ nhanh. Trọng tài và GV KL nhóm thắng cuộc.
	3. Củng cố-dặn dò: GV cho HS trả lời các câu hỏi trong mục thực hành.
Tiết 5:Mĩ thuật
$Vẽ trang trí:
Vẽ hoạ tiêt trang trí đối xứng qua trục
I/Mục tiêu:
-HS nhận biết được các hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục
-HS biết cách vẽ và vẽ được các hoạ tiết trang trí.
-HS cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí.
II/ chuẩn bị:
. một số hoạ tiết trang trí đối xứng
. Giấy vẽ, bút vẽ
III/ Các hoạt động dạy học;
 1.Kiểm tra
-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
 2.Bài mới:
a/ Giới thiệu bài.
b/ Hoạt động1:Quan sát nhận xét
-GIáo viên cho hoc sinh quan sat một số hoạ tiết đối xứng.
+Hoạ tiết này giống hình gì?
+Hoạ tiết nằm trong khung hình nào?
+So sánh hoa tiết được chia qua các đường trục?
-GIáo viên kết luận:
-Quan sát và trả lời câu hỏi.
c/ Hoạt động 2: Cách vẽ:
- GV hướng dẫn HS tìm ra cách vẽ.
-Y/C một học sinh nhác lại .
*HS tìm ra cách vẽ:
-Vẽ khung hình.
-Kẻ trục đối xứng.
-Vẽ phác hình hoạ tiết dựa vào các đường trục.
-Vẽ nét chi tiết.
-Vẽ màu.
d/ Hoạt động 3: Thực hành:
-GV quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng.
-Nhắc HS chọn những hoạ tiết đơn giản để hoàn thành bài vẽ tại lớp.
-HS thực hành vẽ
e/ Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
-Chọn một số bài vẽ để cả lớp nhận xét và xếp loại .
- GV chỉ rõ những phần đạt và chưa đạt .
- Nhận xét chung tiết học và xếp loại .
* Dặn dò: Sưu tầm ảnh về an toàn giao thông.	
Thứ ba ngày 17 tháng 10 năm 2006
Tiết 1: Luyện từ và câu
$11: Mở rộng vốn từ: Hữu nghị – Hợp tác
I/ Mục tiêu:
1. Mở rộng , hệ thống hoá vốn từ về tình hữu nghị , hợp tác. Làm quen với các thành ngữ nói về tình hữu nghị, hợp tác.
2. Biết đặt câu với các từ, các thành ngữ đã học.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Từ điển HS 
-Một số tờ phiếu đã kẻ ngang phân loại để HS làm bài tập 1, 2
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
HS nêu định nghĩa về từ đồng âm,
 Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ đồng âm.
 2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài:
-GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
2.2 Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài tập 1:
- Cho HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm việc theo nhóm 4.
- Mời đại diện 3 nhóm lên bảng thi làm bài.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- GV tuyên dương những nhóm làm đúng và nhanh.
* Bài tập 2:
-Cách làm( tương tự bài tập 1)
* Bài tập 3.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV nhắc học sinh: Mỗi em ít nhất đặt 2 câu; một câu với từ ở bầi tập 1, một câu với từ ở bài tập 2.
- Cho HS làm vào nháp.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc câu vừa đặt.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4:
-Cho HS phân tích nội dung các câu thành ngữ để các em hiểu nghĩa.
-Cho HS làm vào vở.
- Mời một số HS đọc câu vừa đặt .
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương những câu văn hay, phù hợp .
* Lời giải.
a) Hữu có nghĩa là bạn bè: Hữu nghị, chiến hữu, thân hữu ,hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu.
b) Hữu có nghĩa là có: Hữu ích, hữu hiệu, hữu tình, hưu dụng.
* Lời giải 
a) Hợp có nghĩa là gộp lại thành lớn hơn: Hợp tác, hợp nhất, hợp lực,
b)Hợp có nghĩa là đúng với yêu cầu, đòi hỏinào đó: Hợp tình, phù hợp , hợp thời, hợp lệ hợp pháp ,hợp lý, thích hợp.
*ND các câu thành ngữ:
-Bốn biển một nhà: Người ở khắp nơi đoàn kết như người trong 1 GĐ
-Kề vai sát cánh: Sự đồng tâm hợp lực
-Chung lưng đấu cật: Tương tự kề vai sát cánh.
Củng cố dặn dò:
- GV khen ngợi những HS học tập tích cực.
Tiết 2: Chính tả ( Nhớ - viết )
$6: Ê- mi-li, con...
I/ Mục tiêu:
	1.Nhớ – viết chính xác, trình bày đúng khổ thơ 3, 4 của bài Ê-mi-li, con
	2 Làm đúng các bài tập đánh dấu thanhở các tiếng có tiếng nguyên âm đôi ưa/ ươ.
II/ Đồ dùng dạy học
Một số tờ phiếu khổ to phô tô nội dung BT3, hoặc bảng nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
HS viết những tiếng có nguyên âm đôi, uô, ua( VD : suối, ruộng, tuổi, mùa, lúa, lụa) và nêu quy tắc đánh dấu thanh ở những tiếng đó.
Dạy bài mới:
Giới thiệu bài.
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
Hướng dẫn HS Viết chính tả (nhớ-viết)
-Mời 2 HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ 3,4.
-Cả lớp đọc thầm, chú ý các dấu câu, tên riêng.
-Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt?
-GV đọc những từ khó: Ê- mi- li, Oa-sinh- tơn, linh hồncho HS viết vào bảng con
-Nêu cách trình bày bài?
-Cho HS viết bài( HS tự nhớ viết)
-GV thu 8 bài để chấm và chữa lỗi. 
-GV nhận xét chung.
 2.3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài tập 2:
Mời 1 HS đọc yêu cầu
Cho HS làm bài vào vở.
Chữa bài 
* Bài tập 3.
Cho 1 HS nêu yêu cầu.
Cho HS làm bài vào bảng nhón theo nhóm 7.
Mời đại diện các nhóm trình bày.
GV nhận xét.
Cho HS các nhóm thi đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ.
Cả lớp và GV nhận xét , bình chọn nhóm đọc thuộc và hay nhất.
- Chú nói trời sắp tối khi mẹ đến, hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói với mẹ: “ Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn”
-HS viết vào bảng con.
-HS nêu.
-Học sinh nhớ và tự viết hai khổ thơ ba, bốn vào vở.
-HS đổi vở soát lỗi.
*Lời giải:
-Các tiếng chứa ưa, ươ: lưa, thưa, mưa, giữa, tưởng, nước, tươi, ngược.
-Nhận xét cách gh ... Đất và rừng
I/ Mục tiêu:
Học song bài này, HS:
Chỉ được trên bản đồ, (lược đồ) vùng phân bố của đất phe-ra-lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.
Nêu được một số đặc điểm của đát phe-ra-lít và đất phù sa;rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn .
II/ Đồ dùng dạy học.
Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
Bản đồ phân bố rừng Việt Nam(nếu có)
Tranh ảnh thực vật và động vật của rừng Việt Nam( nếu có)
III/ Các hoạt động dạy-học:
Kiểm tra bài cũ:
-Nêu vai trò của biển?
Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
 2.2.Nội dung:
a) Đất ở nước ta:
*Hoạt động 1: ( Làm việc theo cặp )
-GV yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thành bài tập sau:
+Kể tên và chỉ vùng phân bố hai loại đất chính ở nước ta trên Bản đồ Địa lý Tự nhiên Việt Nam.
-Đại diện một số HS trình bày kết quả thảo luận trươc lớp.
-Mời một số HS lên bảng chỉ trên Bản đồ Địa lý Tự nhiên Việt Nam vùng phân bố hai loại đất chính ở nước ta.
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
-GV kết luận: Đất là nguồn tài nguyên quý giá nhưng chỉ có hạn. Vì vậy, việc sử dụng đất cần đi đôi với bảo vệ và cải tạo.
-Nêu một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất ở địa phương?
b) Rừng ở nước ta:
*Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm 5)
-GV phát phiếu thảo luận.
-Cho HS thảo luận .
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung
*Hoạt động 3: (Làm việc cả lớp)
-Nêu vai trò của rừng? Để bảo vệ rừng nhà nước và ND phải làm gì? Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng?
 3. Củng cố-dặn dò: GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
-Việt Nam có 2 loại đất chính: Phe-ra-lít và phù sa.
+Phe-ra-lít ở vùng đồi núi, đất có màu đỏ hoặc vàng, thường nghèo mùn.
+Phù sa ở đồng bằng được hình thành do sông ngòi bồi đắp, rất màu mỡ.
-HS chỉ bản đồ.
-Biện pháp:+Bón phân hữu cơ.
 +Trồng rừng để chống xói mòn
-HS thảo luận nhóm 5 theo câu phiếu thảo luận mà GV phát.
-Vai trò của rừng: Cung cấp gỗ và các loại động thực vật quý, Điều hoà khí hậu
Tiết 5:Âm nhạc:
$6: Học hát: Bài Con chim hay hát.
I/ Mục tiêu:
 -Hát đúng giai điệu và lời ca.
 -B iết thêm một vài bài đồng giao được phổ nhạc thành bài hát, tính chất vui tươi, dí dỏm, ngộ nghĩnh.
II/ Chuẩn bị : 
 1/ GV :
 -Nhạc cụ : Song loan, thanh phách.
 -Sưu tầm vài bài đồng giao quen thuộc với HS.
2/ HS:
 -SGK Âm nhạc 5.
 - Nhạc cụ : Song loan, thanh phách.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ KT bài cũ:
 - KT sự chuẩn bị của HS.
2/ Bài mới: 
2.1 HĐ 1: Học hát bài Con chim hay hót.
- Giới thiệu bài .
-GV hát mẫu 1,2 lần.
-GV hướng dẫn đọc lời ca.
-Dạy hát từng câu: 
+Dạy theo phương pháp móc xích.
+Hướng dẫn HS hát gọn tiếng, thể hiện tính chất vui nhí nhảnh.
2.2- Hoat động 2: Hát kết hợp võ đệm.
2.3-Hoạt động 3: Tổng kết dặn dò:
- Em hãy kể tên những bài hát nói về loài vật :
- GV nhận xét chung tiết học 
-HS lắng nghe :
- Lần 1: Đọc thường 
-Lần 2: Đọc theo tiết tấu
-Lớp chia thanh 2 nửa, một nửa hát một nửa gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
-Chú ếch con (Phan Nhân ): Chim chích bông (Văn Dung- Nguyễn Viết Bình ), chú voi con ở Bản Đôn (Phạm Tuyên ): Gà gáy (Dân ca Cống )
 Thứ sáu ngày 20 tháng 10 năm 2006
Tiết 1: Thể dục :
$12:Đội hình đội ngũ
Trò chơi : “ Lăn bóng bằn tay”
I/Mục tiêu :
- Ôn để củng cốvà nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ. Y/C dàn hàng, dồn hàng nhanh, trật tự , đi đều vòng phải, vồng trái tới vị trí bẻ góc không xô lệch .
- Trò chơi “ Lăn bóng bằng tay” . Yêu cầu bình tĩnh, khéo léo, lăn bóng theo đường dích dắc qua các bạn ( hoặc vật chuẩn)
II/ Địa điểm phương tiện :
	-Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập.
	- Chuẩn bị một còi , 4 quả bóng, kẻ sân chơi trò chơi.
III/ Nội dung và PP lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1.Phần mở đầu:
-GV nhận lớp phổ biến nội dung Y/C bài học.
-Chạy theo một hàng dọc quanh sân.
*Trò chơi: “Làm theo tín hiệu”
-Xoay các khớp cổ tay, cổ chân , khớp gối, vai, hông.
2. Phần cơ bản:
2.1 Đội hình đội ngũ:
-Ôn tập hợp hàng ngang dóng hàng, điểm số,đi đều vòng phải,vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
-Cán sự điều khiển lớp tập 1 lần.
-Chia tổ tập luyện.
-Tập hợp cả lớp các tổ thi trình diễn.
*GV điều khiển lớp tập ôn lại 1 lần.
2.2/ Trò chơi “ Lăn bóng bằng tay”
_ GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi.
- Cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, nhận xét , xử lí các tình huống sảy ra và tổng kết trò chơi.
3. Phần kết thúc:
- Cho HS hát một bài, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp .
- GV và HS cùng hệ thống bài.
-GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao BTVN.
6-10 phút
1-2 p
1-2 p
2-3 p
1-2 p
18-22 phút
10-12 p
7-8 p
4-6 phút
1-2 p
1-2 p
1-2 p
* ĐH nhận lớp:
 GV
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
* ĐH tập luyện theo tổ:
 @ @ @
 * * * * * *
 * * * * * *
 * * * * * *
 * * * * * *
-Cả lớp chơi trò chơi.
* * * * *
* * * * *
* * * * *
* Đội hình kết thúc:
 GV
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
Tiết 2: Tập làm văn
$12: Luyện tập văn tả cảnh
I/ Mục tiêu:
	-Thông qua những đoạn văn hay, học được cách quan sát khi tả cảnh sông nước.
	- Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn sông nước cụ thể.
III/ Các hoạt động dạy – học:
Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho tiết này.
Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của bài.
2.2.Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài tập 1:
-Cho HS thảo luận nhóm 2.
-Câu hỏi thảo luận:
 a) +Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?
 +Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì? và trong những thời điểm nào?
 +Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị như thế nào?
b) +Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày?
+Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?
 +Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh?
*Bài tập 2:
-Một HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS dựa trên kết quả quan sát, HS tự lập dàn ý vào vở.
-GV phát giấy khổ to và bút dạ cho 2 HS giỏi để các em làm.
-Cho HS nối tiếp nhau trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm điểm những dàn ý tốt.
-Mời 2 HS làm trên giấy khổ to dán lên bảng.
-Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, xem như là một mẫu để cả lớp tham khảo.
-Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc của mây trời.
-Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau.
-Biển như con người, cũng bết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lúc lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
-Con kênh được quan sát trong mọi thời điểm trong ngày: Suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.
-Tác giả quan sát bằng thị giác, xúc giác.
-Giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội, làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.
-HS lập dàn ý vào vở
-HS trình bày.
Củng cố-dặn dò: -GV nhận xét giờ học.
 -Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh dàn bài.
Tiết 3: Khoa học
$12: Phòng bệnh sốt rét
I/ Mục tiêu:
Sau bài học HS có Khả năng:
1-Nhận biết một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.
2-Nêu tác nhân , đường lây truyền của bệnh sốt rét.
3-Làm cho nhà và nơi ở không có muỗi.
4-Tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ trong màn, mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối.
5-Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
II/ Đồ dùng dạy học:
	Thông tin và hình trang 26, 27 SGK.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Giới thiệu bài: -Trong lớp ta có bạn nào đã nghe nói về bệnh sốt rét? Nếu có, hãy nêu những gì bạn biết về bệnh này.
Hoạt động 1 (Làm việc với SGK)
*Mục tiêu: -Nhận biết được một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.
	 -HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét.
*Cách tiến hành:
-GV cho HS thảo luận nhóm 7.
-Câu hỏi thảo luận:
+Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét?
+Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
+Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì?
+Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào?
-Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình(mỗi nhóm trình bày1câu)
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*Gợi ý trả lời:
1)Dấu hiệu: Cách 1 ngày lại xuất hiện một cơn sốt. Mỗi cơn sốt có 3 giai đoạn:
-Bắt đầu là rét run: thường nhức đầu, người ớn lạnh hoặc rét run từ 15 phút đến 1 giờ.
-Sau rét là sốt cao: Nhiệt độ cơ thể thường 40 độ hoặc hơn
-Cuối cùng người bệnh ra mồ hôi, hạ sốt.
2)Bệnh sốt rét nguy hiểm: Gây thiếu máu; nặng có thể chết người( vì hồng cầu bị phá huỷ hàng loạt sau mỗi lần sốt rét).
3)Bệnh sốt rét do một loai kí sinh trùng gây ra 4) Đường lây truyền: Muỗi a-nô-phen hút máu người bệnh trong đó có kí sinh trùng sốt rét rồi truyền cho người lành.
	2.3.Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận.
*Mục tiêu: ( Mục I. 3, 4, 5)
*Cách tiến hành:
	-Cho HS thảo luận nhóm 5.
	-GV viết sẵn các câu hỏi ra phiếu và phát cho các nhóm để nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận.
	-Mời đại diện các nhóm trả lời (Mỗi nhóm trả lời một câu, nếu trả lời tốt sẽ được chỉ định nhóm khác).
	-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
Củng cố-dặn dò:
GV nhận xét giờ học, Lưu ý HS phân biệt tác nhân và nguyên nhân.
Tiết 4: Toán
$30: Luyện tập
I/ Mục tiêu:
	Giúp HS củng cố về:
	+ So sánh phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số.
	+ Giải một bài toán có liên quan đến phân số của một số, tìm 2 số biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.
II/ Các hoạt động dạy – học:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2.Luyện tập:
*Bài tập 1:
-Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
-Khi HS chữa bài, nên yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số.
*Bài tập 2:
-Cho HS tự làm bài.
-Mời 4 HS lên bảng làm.
-Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
*Bài tập 3:
-Mời HS nêu bài toán. 
-Mời 1 HS nêu cách giải. 
-Cho HS tự làm bài vào nháp rồi chữa bài.
*Bài tập 4:
-Mời 1 HS nêu bài toán .
-Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn tìm tuổi bố, tuổi con ta phải làm gì?
-Cho HS làm vào vở.
-Chữa bài.
 Bài giải:
a) 18 28 31 32
 35 35 35 35
b) 1 2 3 5
 12 3 4 6
*Kết quả:
 11 3 1 15
 a) b) c) d)
 6 32 7 8
 Bài giải:
Đổi: 5ha = 50 000 m2
Diện tích hồ nước:
 3 
 50 000 x 15 000 (m2) 
 10 
   Bài giải 
 Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
 4 – 1 = 3 (phần)
 Tuổi con là:
 30 : 3 = 10 (tuổi)
Tuổi bố là: 
 10 x 4 = 40 (tuổi)
 Đáp số: Bố 40 tuổi
 Con 10 tuổi
Củng cố-dặn dò:
-GV nhận xét giờ học.
-Nhắc HS về nhà xem lại cách tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 6.doc