Giáo án Tổng hợp khối 1 - Tuần 20

Giáo án Tổng hợp khối 1 - Tuần 20

I/ Mục tiêu

- Học sinh nhận biết đặc điểm về hình khối, màu sắc, vẻ đẹp của quả chuối

- Biết cách vẽ hoặc cách nặn quả chuối.

- Vẽ hoặc nặn được quả chuối.

- Giáo dục học sinh có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây cối.

II/ Đồ dùng dạy- học

 GV: - Tranh, ảnh các loại quả: chối, ớt, dưa chuột

 - Hai quả chuối thực. Đất nặn

 - Ba bài vẽ của học sinh năm trước vẽ quả chuối.

 HS :- Giấy vẽ, đất nặn, vở tập vẽ 1, bút chì, tẩy và màu.

 

doc 6 trang Người đăng huong21 Lượt xem 538Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp khối 1 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Ngày soạn :Ngày 8 tháng 1 năm 2012 
Ngày giảng: Thứ 4 ngày 11 tháng 1 năm 2012
 1C- Tiết 1
 Thứ 6 ngày 13 tháng 1 năm 2012
 1A- Tiết 3 1B- Tiết 4
Bài 20
vẽ hoặc nặn quả chuối
I/ Mục tiêu
- Học sinh nhận biết đặc điểm về hình khối, màu sắc, vẻ đẹp của quả chuối
- Biết cách vẽ hoặc cách nặn quả chuối.
- Vẽ hoặc nặn được quả chuối.
- Giáo dục học sinh có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây cối.
II/ Đồ dùng dạy- học
 GV: - Tranh, ảnh các loại quả: chối, ớt, dưa chuột
 - Hai quả chuối thực. Đất nặn
 - Ba bài vẽ của học sinh năm trước vẽ quả chuối. 
 HS :- Giấy vẽ, đất nặn, vở tập vẽ 1, bút chì, tẩy và màu.
III/ Các hoạt đông dạy - học
1.Tổ chức. (02’)
2.Kiểm tra:
- Đồ dùng. ( 1’)
- Bài cũ: Nêu cách vẽ con gà? ( 1’)
GV gọi 1 hs trả lời sau đó nhận xét.
3.Bài mới. Giới thiệu bài ( 1’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu quả chuối( 5’)
Cho HS quan sát tranh, ảnh và một số quả thực để các em thấy sự khác nhau về hình dáng, màu sắc ...
-Quả chuối dùng để làm gì?
- Quả chuối có hình dáng như thế nào?
- Khi non màu gì? lúc chín màu gì? 
- Quả chuối và quả dưa chuột có giống nhau không? 
* HS trả lời theo cảm nhận riêng, GV bổ sung hướng hs có ý thức chăm sóc cây cối.
2.Cách vẽ ( 6’)
*Gv vẽ hướng dẫn ở trên bảng. 
- Vẽ hình dáng quả chuối .
- Vẽ thêm cuống, núm... cho giống quả chuối thực hơn.
- Chọn màu vẽ vào tự do.
*Hướng dẫn cách nặn
GV nặn mẫu cho hs quan sát
- Nặn hình hộp dài, sau đó nặn tiếp cho giống hình quả chuối, nặn thêm cuống và núm.
- Yêu cầu hs nhắc lại cách vẽ, nặn.
3. Thực hành ( 17’)
- Yêu cầu HS vẽ hoặc nặn quả chuối như đã hướng dẫn (vẽ khoảng 2-3 quả).
- GV theo dõi, giúp đỡ HS 
+ HS quan sát và trả lời:
+ Làm thức ăn
+ Quả tròn, dài và cong 
+ Quả chuối có màu xanh và vàng.
+ Khác nhau
-Hs quan sát phần cách vẽ, nặn
HS chú ý về cách nặn:
+ Dùng đất sét mềm, dẻo để nặn.
+ Trước tiên nặn thành khối hình hộp dài.
+ Nặn tiếp cho giống hình quả chuối.
+ Nặn thêm cuống và núm .
- 2 Hs nhắc lại
+ Bài tập: Vẽ hoặc nặn quả chuối
+ Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
4.Nhận xét,đánh giá. ( 3’)
- Chọn một số bài hoàn thành sớm cho cả lớp quan sát, nhận xét về: 
+ Hình dáng, màu sắc của quả chuối.
- Yêu cầu HS chọn ra bài mà mình thích nhất.
- GV nhận xét bổ sung các bài đã hoàn thành. 
- Khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp. 
5. Dặn dò HS( 1’)
 - Quan sát một số cây ăn quả để thấy được hình dáng màu sắc của chúng.
Ngày giảng: 16/1/2011
Ngày soạn: Thứ 4 ngày 19 tháng 1 năm 2011 1C-T1 
 Thứ 5 ngày 20 tháng 1 năm 2011 1A-T1 1B-T2
 Tuần 21 Bài 21 
 vẽ màu vào tranh phong cảnh
I/ Mục tiêu
 - Củng cố cho học sinh cách vẽ màu.
- Vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh theo ý thích.
- Thêm yêu mến cảnh đẹp quê hương đất nước, con người.Có thức giữ gìn vệ sinh môi trường 
II/ Đồ dùng dạy- học
 GV: - Ba bức tranh phong cảnh- Hình in ở vở tâp vẽ.
 - Ba bài vẽ của học sinh năm trước 
 HS :- Giấy vẽ, vở tập vẽ 1, bút chì, tẩy và màu.
III/ Các hoạt đông dạy - học
1.Tổ chức. (02’)
2.Kiểm tra đồ dùng.
3.Bài mới. .Giới thiệu ( 1’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Giới thiệu tranh, ảnh ( 6’)
- Kết hợp số tranh khác và đặt câu hỏi với HS :
- Đây là cảnh gì? (thành phố, miền núi...)
- Phong cảnh có những hình ảnh nào?
- Trong bức tranh phong cảnh ấy màu gì nhiều nhất?
* Đất nước ta có rất nhiều cảnh đẹp như cảnh biển, phố phường, đồng bằng, miền núi.Em phải làm gì để giữ gìn phong cảnh ngày càng đẹp hơn?
- GV bổ sung
Hoạt động 2: Cách vẽ ( 6’)
- Giới thiệu hình vẽ (phong cảnh miền núi ở H.3) trong VTV
Tranh phong cảnh miền núi có những hình ảnh gì?
- GV gợi ý HS cách vẽ màu (H.2). Vẽ màu vào hình núi, nhà sàn, cây cối, hình người.
- GV nhắc HS không nhất thiết phảI vẽ màu đều, nên có chỗ đậm, chỗ nhạt.
GV cho hs quan sát một số tranh của hs năm trước để các em tự tin hơn khi làm bài.
Hoạt động 3: Thực hành ( 16’)
- Yêu cầu HS vẽ tranh vào vở tập vẽ như đã hướng dẫn.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS khi làm bài.
+ HS quan sát và trả lời:
+ (H.1, 2 bài 21 VTV)
+ Cảnh thành phố 
+ Nhà cửa, cây cối
+ Màu vàng, màu xanh....
-Giữ gìn vệ sinh môi trường.
+ Dãy núi.Nhà sàn.Cây và hai người đang đi...
- Vẽ màu theo ý thích .
- Chọn màu khác nhau
+ Bài tập: Vẽ màu vào tranh ở vở tập vẽ 1 theo ý thích.
+ Vẽ màu toàn bộ,màu bức tranh
 Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.( 3’)
- GV gợi ý hướng dẫn HS nhận xét về các vẽ màu: 
+ Màu sắc phong phú.
+ Cách vẽ màu thay đổi: Có thưa, có mau, có đậm, có nhạt....
- GV nhận xét bổ sung chọn chấm các bài đã hoàn thành. 
- Khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp. HS tìm các bài vẽ đẹp theo ý mình. 
Dặn dò HS( 1’)
 - Quan sát các vật nuôi trong nhà (trâu, bò, lợn, gà,) về hình dáng, màu sắc.
Tuần 22
Ngày giảng: Ngày 12 tháng 2 năm 2012
Ngày soạn: Thứ 4 ngày 15 tháng 2 năm 2012 
 1C-Tiết1 
 Thứ 6 ngày 17 tháng 2 năm 2012 
 1A-Tiết 3 1B-Tiết 4
Bài 22
 vẽ vật nuôi trong nhà
I/ Mục tiêu
- HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm màu sắc, vẻ đẹp một số con vật nuôi trong nhà
- Biết cách vẽ con vật quen thuộc
-Tập vẽ con vật nuôi mà em thích. thích. 
 -Thêm Yêu quý, chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
II/ Đồ dùng dạy- học
 GV: -Tranh, ảnh về con vật.
 - Hình hướng dẫn cách vẽ- Ba bài của HS năm trước.
 HS :- Giấy vẽ, vở tập vẽ 1, bút chì, tẩy và màu.
III/ Các hoạt đông dạy - học
1.Tổ chức. (02’)
2.Kiểm tra đồ dùng ( 1’)
3.Bài mới. 
Giới thiệu bài ( 1’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu các con vật ( 5’)
- Giới thiệu tranh, ảnh các con vật và gợi ý để HS nhận ra:
+ Tên con vật?
+ Các bộ phận chính của chúng.
= Các dáng hoạt động của con vật?
- Ngoài những con vật em thấy ở đây, em còn biết những con vật nào nữa? Con vật đó có tác dụng gì? Từ đó hướng hs biết chăm sóc bảo vệ con vật nhưng cũng biết vệ sinh cá nhân tránh bị lây nhiễm các bệnh từ con vật.
2.Cách vẽ ( 5’)
- GV giới thiệu cách vẽ theo các bước trên bảng
+ Vẽ khung hình chung.
+ Vẽ các phần chính: Đầu, mình trước.
+ Vẽ các chi tiết sau. 
+ Có thể vẽ thêm một vài hình ảnh khác( nhà, cây, hoa,...) cho bài thêm sinh động hơn.
- Vẽ to vừa phải với khuôn khổ giấy.
+ Vẽ màu theo ý thích.
- GV cho học sinh tham khảo một vài bài vẽ các con vật.
3.Thực hành( 17’)
- Cho HS xem bài anh chị năm trước.
- Em hãy tập vẽ con vật nuôi theo ý thích.
- Cố gắng vẽ con vật có hình dáng khác nhau( không nên vẽ như ảnh chụp H1 trong vở tập vẽ).
- GV quan sát hướng dẫn hs vẽ bài.
+ HS quan sát và trả lời:
+ Con bò, Con thỏ.
+ Đầu, thân, đuôi, chân....
+Đi, đứng, nằm, chạy
- HS kể tên các con vật em biết nêu tác dụng của con vật
* HS chú ý về cách vẽ:
+ Bài tập: Vẽ vào vở tập vẽ 1.
+ Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
4. Nhận xét,đánh giá.( 3’)
- Chọn một số bài hoàn thành sớm cho cả lớp quan sát.
- Nhận xét và hãy chọn bài vẽ đẹp về:
+ Hình vẽ
+ Màu sắc
- GV tổng hợp ý kiến, nhận xét động viên khích lệ HS. 
5. Dặn dò HS: ( 1’) 
-Sưu tầm tranh, ảnh các con vật.

Tài liệu đính kèm:

  • doclpo 1 tuan 20.doc