Giáo án Tổng hợp khối 5 - Trường Tiểu học Thiệu Chính - Tuần 12 (buổi chiều)

Giáo án Tổng hợp khối 5 - Trường Tiểu học Thiệu Chính - Tuần 12 (buổi chiều)

I/ Mục tiêu

- Biết vì sao cần phải lễ phép, kính trọng người già, yêu thương nhường nhịn em nhỏ.

- Nêu được những hành vi , việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.

- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ .

- Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương nhường nhịn em nhỏ.

-KNS: Kĩ năng giao tiếp ứng xử với người già, trẻ em.

 

doc 10 trang Người đăng huong21 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp khối 5 - Trường Tiểu học Thiệu Chính - Tuần 12 (buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2012 
TUẦN 12
Đạo đức
Kính già, yêu trẻ
I/ Mục tiờu
- Biết vì sao cần phải lễ phép, kính trọng người già, yêu thương nhường nhịn em nhỏ.
- Nêu được những hành vi , việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ .
- Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương nhường nhịn em nhỏ.
-KNS: Kĩ năng giao tiếp ứng xử với người già, trẻ em.
II/ Đồ dùng dạy học
 Đồ dùng để chơi đóng vai cho hoạt động 1, tiết 1.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hđ1: Tìm hiểu nội dung truyện Sau đêm mưa
- GV đọc truyện Sau đêm mưa trong SGK.
- HS đóng vai minh hoạ theo nội dung truyện.
- HS cả lớp thảo luận theo cỏc cõu hỏi:
- Các bạn trong truyện đó làm gì khi gặp bà cụ và em nhỏ?
- Tại sao bà cụ lại cảm ơn các bạn?
- Em suy nghĩ gì về việc làm của các bạn trong truyện?
- GV kết luận:
- Cần tôn trọng người già, em nhỏ và giúp đỡ họ bằng những việc phù hợp với khả năng.
- Tôn trọng người già, giúp đỡ em nhỏ là biểu hiện tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, là biểu hiện văn minh, lịch sự.
- GV mời 1-2 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
Hđ2: Làm bài tập 1, SGK
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập 1.
- HS làm việc cá nhân.
- GV mời một số HS trình bày ý kiến. Các HS khác nhận xét, bổ xung.
- GV kết luận:
- Các hành vi (a), (b), (c) là những hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
- Hành vi (d) chưa thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc em nhỏ.
- Khi giao tiếp với người già, trẻ em, em cần chú ý điều gì?
Hđ3: Hoạt động nối tiếp
Tìm hiểu các phong tục, tập quán thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của địa phương, của dân tộc ta.
Luyện Tiếng Việt
Luyện đọc Mùa thảo quả
I/ Mục đích yêu cầu
- Luyện đọc giúp HS biết đọc diễn cảm bài văn mùa thảo quả.
- Hiểu bài văn nhằm Thấy được vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hđ1: Giới thiệu bài 
GV nêu mục tiêu của bài học
Hđ2: Hướng dẫn HS đọc và hiểu bài
GV nhắc HS chú ý đọc đúngtheo từng phần.
- GV chia bài văn làm 3 phần để luyện đọc: 
 Phần 1: từ đầu đến nếp khăn; 
 Phần 2: ... không gian;
 Phần 3: còn lại.
- GV nhắc HS chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ: ngọt lựng, thơm nồng, đậm, ủ ấp, chín nục, ngây ngất kì lạ, mạnh mẽ, thoáng cái, đột ngột, rực lên, đỏ chon chót, chứa lửa,...
- Một HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi SGK.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn đã chia (Mỗi lợt 4 HS - đọc vài lợt).
- HS luyện đọc theo nhóm đôi, kết hợp trả lời câu hỏi trong SGK.
- HS thi đọc theo nhóm trớc lớp; các nhóm tự đặt câu hỏi trong SGK cho để trả lời.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn mình thích.
- HS thi đọc diễn cảm toàn bài trớc lớp.
- HS bình chọn nhóm đọc tốt nhất; cá nhận đọc tốt nhất.
Hđ3: Hoạt động nối tiếp
- HS nhắc lại ý nghĩa của bài (vài HS).
- GV khen ngợi những HS đọc tốt chăm chú học bài, khuyến khích HS có cố gắng trong học tập. GV nhận xét, đánh giá tiết học.
Luyện Tiếng Việt
Luyện viết bài 19 và bài 20
I/ Mục đích yêu cầu
- Luyện cho HS viết kiểu chữ nghiêng nét thanh, nét đậm ở bài 19 đồng thời giúp HS hiểu được nghĩa của khổ thơ "Việt Nam thân yêu"; Kiểu chữ đứng nét đều ở bài 20.
- Qua đó rèn cho HS tính cẩn thận tỉ mĩ.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hđ1: Củng cố kiến thức
 - GV yêu cầu các tổ báo cáo việc kiểm tra bài của các tổ viên.
 - GV kiểm tra trực tiếp bài của 4- 5 HS. Nhận xét cho điểm.
Hđ2: Giới thiệu bài 
GV nêu mục tiêu của bài học
Hđ3: Hướng dẫn viết.
 - HS đọc khổ thơ "Việt Nam thân yêu" ở bài 19.
- HS nêu vẻ đẹp của đất nước Việt Nam được miêu tả trong khổ thơ.
(Mênh mông biển lúa với những cánh cò bay rập rờn, đỉnh trường Sơn cao ngất cả sớm và chiều đều có mây mờ bao phủ tạo nên một cảm giác huyền ảo)
- HS nêu kiểu chữ được viết mẫu trong bài 19 và bài 20.
- GV nhắc HS đọc lại toàn bài chú ý những từ các em hay viết sai chính tả, chữ cần viết hoa trong bài và cách trình bày bài để viết bài cho đúng.
Hđ4: Thực hành.
- HS viết bài vào vở; GV quan sát, hướng dẫn HS (nếu cần).
- GV chấm một số bài; nhận xét đánh giá bài viết của HS. 
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
Hđ5: Hoạt động nối tiếp
- GV khen ngợi những HS đọc tốt chăm chú học bài, khuyến khích HS có cố gắng trong học tập. 
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
 Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2012 
Luyện Toán
Ôn phép trừ số thập phân
I/ Mục tiêu
- Củng cố kĩ năng trừ số thập phân cho HS.
- Làm được một số bài tập có liên quan đến kiến thức
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hđ1: Củng cố kiến thức
Yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện trừ hai số tự nhiên.
Hđ2: Học sinh tự làm các bài tập sau rồi chữa bài củng cố kiến thức
Bài 1: Đặt tính rồi tính
a)589.76 – 295.48 b)238.35 – 96.07
c)27.034 – 9.81 c) 42.73 – 8.532
Bài 2: tìm x
x + 5.22 = 9.08
x – 14.66 = 3.34
8.42 – x = 2.16
(x – 5.6) – 3.2 = 4.5
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện
a) 72.64 – ( 18.35 + 9.29)
b) 45.83 – 8.46 – 7.37
Bài 4: Tổng của 3 số a, b, c bằng 10 .Tổng của số a và số b bằng 5.8. Tổng của số a và c bằng 6.7.Tìm mỗi số a, b, c.
-GV hướng dẫn học sinh cách làm. 
a+ b + c = 10
a+ b = 5.8 => Tìm được c
a + c = 6.7 => tìm được b.
=>Biết được b, c thì tìm được a
Hđ3: Hoạt động nối tiếp
 GV nhận xét, đánh giá tiết học.
Luyện Toán
Ôn phép trừ số thập phân
I/ Mục tiêu
- Tiếp tục củng cố kĩ năng trừ số thập phân cho HS.
- Làm được một số bài tập có liên quan đến kiến thức
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hđ1: Học sinh tự làm các bài tập sau rồi chữa bài củng cố kiến thức
Bài 1: Đặt tính rồi tính
a)42.34 – 19.682 b) 300 – 74.621 c ) 1000 – 96.888
Bài 2: Tính 
với đơn vị là m
15.7m – 8.326m + 14.6cm + 80mm
b) Với đơn vị đo là kg
25.7kg – 3675g – 7.139kg – 886g
Bài 3: Mua 0,5 kg nho và 1kg táo thì phải trả 60000 đồng.Mua 1 kg nho và 0.5 kg táo thì phải trả 72000 đồng. Tính giá tiền một kg nho, giá tiền 1 kg táo.
- GV hướng dẫn học sinh cách làm. -HS làm bài vào vở rồi chữa bài.
Bài 4: Có 4 bạn Mai, Hoa, Lan, phượng. Các bạn Mai, Hoa , Lan cân nặng tất cả là 108.6 kg.Các bạn Mai, Lan, Phượng cân nặng tất cả là 105.4 kg. Các bạn Hoa , Lan, Phượng cân nặng tất cae là 107.7kg . Các bạn Hoa, Mai, Phượng cân nặng tất cả 110.3 kg . Hỏi mỗi bạn cân nặng bao nhiêu kg? 
HD : Số kg mỗi bạn được tính 34 lần
 - Tính tổng số kg ở các lượt và tính chia cho 3 rồi tìm số kg của từng bạn.
Hđ2: Hoạt động nối tiếp
 GV nhận xét, đánh giá tiết học.
 Thứ tư ngày 14 tháng 11 năm 2012
Kĩ Thuật
Cắt, khâu, thêu tự chọn
I/ Mục tiêu
 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành làm được 1 sản phẩm yêu thích 
II/ Đồ dùng dạy học
- Một số sản phẩm khâu, thêu đã học.
- Tranh ảnh của các bài đã học.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hđ1: Giới thiệu bài: 
 Bài học này được thực hiện trong 3 tiết. GV bố trí nửa tiết 1 để ôn lại những nội dung đã học.
 Sau đó tổ chức cho HS cắt, khâu, thêu tự chọn theo đơn vị nhóm, tổ. 
Tiết 1
Hđ2: Ôn tập những nội dung đã học trong chương 1
- Đặt câu hỏi yêu cầu học sinh nhắc lại những nội dung chính đã học trong chương 1.
- HS nhắc lại cách đính khuy hai lổ, thêu dấu nhân và những nội dung đã học trong phần nấu ăn.
- Nhận xét và tóm tắt những nội dung HS vừa nêu.
Hđ3: HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩm thực hành
- GV nêu mục đích, yêu cầu làm sản phẩm tự chọn:
+ Củng cố những kiến thức, kĩ năng về khâu, thêu, nấu ăn đã học.
+ Nếu chọn sản phẩm về nấu ăn, mỗi nhóm sẽ hoàn thành một sản phẩm. Các em có thể tự chế biến những món ăn theo nội dung đã học hoặc các em có thể chế biến món ăn mà các em đã học được ở gia đình, bạn bè hoặc xem hướng dẫn trên các chương trình truyền hình, đọc sách. 
+ Còn nếu là sản phẩm về khâu, thêu, mỗi HS sẽ hoàn thành một sản phẩm (đo, cắt vải và khâu thành sản phẩm. Có thể đính khuy hoặc thêu trang trí sản phẩm).
- Chia nhóm và phân công vị trí làm việc của nhóm.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩm và phân công nhiệm vụ chuẩn bị ( nếu chọn nội dung nấu ăn).
- GV quan sát, hướng dẫn các nhóm khi cần.
 - Các nhóm học sinh trình bày sản phẩm tự chọn và những dự định công việc sẽ tiến hành.
- GV ghi tên sản phẩm các nhóm đã chọn và kết luận hoạt động 2.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị cho giờ học sau.
Hđ4: Hoạt động nối tiếp 
Nhận xét tiết học
Luyện Tiếng Việt
Ôn tập về Đại Từ
I/ Mục đích yêu cầu
- Giúp học sinh hình thành kỹ năng nhận diện về đại từ thông qua việc giải các bài tập 
- Biết được đại từ thay thế cho danh từ , động từ , tính từ 
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hđ1: Ôn lại khái niệm về đại từ 
- GV cho học sinh nhắc lại KN
- HS nhắc lại khái niệm về đại từ
- GV nhận xét 
Hđ2: Thực hành 
Bài 1: Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ Tôi trong từng câu dưới đây:
HS đọc và làm bài tập cá nhân
Tôi đang học bài thì Nam đến .
Người được biểu dương là tôi .
Cả nhà rất yêu quý tôi .
Anh chị tôi đều học giỏi . 
Trong tôi một cảm xúc khó bổng trào dâng .
- Học sinh trình kết quả
Bài 2: Tìm đại từ trong đoạn văn hội thoại sau , nói rõ từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào ?
Trong giờ ra chơi , Nam hỏi Bắc :
Bắc ơi , hôm qua bạn được mấy điểm môn tiếng Anh ?
Tớ được mười , còn cậu được mấy điểm ? Bắc nói 
Tớ củng thế . 
 - GV nhận xét bài làm của học sinh 
Hđ3: Hoạt động nối tiếp
GV nhận xét tiết học 
Hướng dẫn học sinh về nhà làm bài tập 
Hoạt động Giáo dục Ngoài giờ lên lớp
 “ Hát về Thầy – Cô giáo em” 
I/ Mục tiêu hoạt động 
Giúp học sinh: 
- Hiểu hiểu thêm nội dung, ý nghĩa các bài hát về thầy cô giáo và nhà trường.
- Giáo dục thái độ, tình cảm yêu quý, biết ơn, vâng lời thầy, cô giáo.
- Rèn luyện kỹ năng, phong cách biểu diễn văn nghệ.
II/ Nội dung và hình thức hoạt động
a. Nội dung
Hát, múa, đọc thơ, kể chuyển, đóng tiểu phẩm có nội dung ca ngợi thầy cô, ca ngợi tình cảm thầy trò.
b. Hình thức hoạt động
	Tổ chức giao lưu văn nghệ, biểu diễn cá nhân hay tập thể.
III/ Chuẩn bị hoạt động
a. Về phương tiện hoạt động
	 - Các tiết mục văn nghệ, biểu diễn cá nhân hoặc tập thể
	- Cõy "Hoa dõn chủ" với các phiếu yêu cầu hát, đọc thơ, kể chuyện.
b. Về tổ chức
- Ban tổ chức gồm: Lớp trưởng, lớp phó văn thể mỹ và các tổ trưởng.
- Cử người dẫn chương trỡnh
- Trang trớ.
- Kờ bàn hỡnh chữ U.
IV/ Tiến hành hoạt động
a) Khởi động
- Hỏt tập thể
- Giới thiệu chương trình văn nghệ.
b) Phần giao lưu văn nghệ
	- Các tiết mục biểu diễn văn nghệ của học sinh xen kẻ trò chơi hái hoa dân chủ.
	- Trong trò chơi hái hoa dân chủ, học sinh làm đúng yêu cầu sẽ được vỗ tay hoan hô, không làm được sẽ được bị phạt như nặn tượng 
V/ Kết thúc hoạt động
- Người điều khiển chương trình cảm ơn các bạn đó tham gia.
- Nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia chương trình văn nghệ của các tổ và cá nhân.
 Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2012
Luyện Toán
Luyện cộng, trừ số thập phân
I/ Mục tiêu
- Kĩ năng cộng, trừ hai số thập phân.
- Tính giá trị biểu thức số, tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
- Vận dụng tính chất của phép cộng, phép trừ để tính nhanh.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hđ1: Học sinh tự làm các bài tập sau rồi chữa bài củng cố kiến thức
Bài 1: Tình bằng cách thuận tiện nhất:
a) 49,35 - 20,18 - 12,17 b) 75,83 + 0,89 - 5,83
- GV gọi 2 HS lên bảng chữa bài. 
- Cả lớp và GV nhận xét chữa bài; chốt lại bài làm đúng.
Bài 2: Tìm x:
 2,47 + x = 9,25 x - 6,54 = 7,91
 x + 2,45 = 0,15 + 17,76 5,23 - (4,5 + x) = 0,67
- GV gọi mỗi lần 2 HS lên bảng chữa bài.
 - Cả lớp và GV nhận xét chữa bài; chốt lại bài làm đúng.
Bài 3: Một người bán hàng buổi sáng bán được 12,5kg kẹo; buổi chiều bán được hơn buổi sáng là 1,5kg kẹo và bán kém buổi tối là 4,5 kg kẹo. Hỏi trung bình mỗi buổi cửa hàng đó bán được bao nhiêu ki - lô - gam kẹo?
HD : Tính số kg kẹo bán buổi chiều
 Tính số kg kẹo bán buổi tối.
 Tính tổng số kg kẹo đã bán trong ngày.
 Tính trung bình mỗi buổi 
Hđ 2: Hoạt động nối tiếp
 GV nhận xét, đánh giá tiết học.
Khoa học
Đồng và hợp kim đồng
I/ Mục tiêu
- Nhận biết một số tính chất của đồng.
- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng.
- Quan sát, nhận xét một số đồ dùng làm từ đồng và nêu cách bảo quản chúng.
II/ Đồ dùng dạy học
- Thông tin và hình trang 50, 51 SGK. Một số đoạn dây đồng
- Sưu tầm tranh ảnh, một số đồ dùng được làm từ đồng và hợp kim của đồng
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hđ1: Làm việc với vật thật
Bước 1: Làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển mình quan sát các đoạn dây đồng được đem đến lớp và mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của đoạn dây đồng. (so sánh đoạn dây đồng và đoạn dây thép.)
Bước 2: Đại diện từng nhóm trình bày kết quả quan sát và thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. Trên cơ sở phát hiện của HS, GV nêu kết luận
Kết luận: Dây đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, không cứng bằng sắt, dẻo, dễ uốn, dễ dát mỏng hơn sắt.
Hđ2: Làm việc với SGK
Bước 1: HS làm việc cá nhân: HS làm việc theo chỉ dẫn trong trang 50 SGK và ghi lại các câu trả lời vào VBT.
Bước 2: GV gọi một số HS trình bày bài làm của mình, các HS khác góp ý: Đáp án:
Đồng
Hợp kim của đồng
Tính chất
Có màu đỏ nâu, có ánh kim.
Dễ dát mỏng và kéo sợi
Dẫn nhiệt và dẫn điện tốt
Có màu nâu hoặc vàng, có ánh kim và cứng hơn đồng.
Kết luận: Đồng là kim loại. Đồng – thiếc, đồng – kẽm đều là hợp kim của đồng. 
Hđ3: Quan sát và thảo luận
- Chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong các hình trang 50 , 51 SGK.
- Kể tên những đồ dùng khác được làm bằng đồng và hợp kim của đồng trong gia đình.
Kết luận: Đồng được sử dụng làm đồ điện, dây điện, một số bộ phận của ô tô, tàu biển,Các hợp kim của đồng được dùng để làm các đồ dùng trong gia đình như nồi, mâm,..; các nhạc cụ như kèn, cồng,chiêng, hoặc để chế tạo vũ khí, đúc tượng,
Hđ4: Hoạt động nối tiếp
 GV nhận xét tiết học
NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU 
........................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan12 - CHIEU.doc