Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần 21

Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần 21

I. Mục tiêu:

- Hs có khả năng quan sát, biết cách nặn các hình khối.

- HS biết cách nặn được hình người, con vật, đồ vật.và tạo dáng theo ý thích.

- Hs cảm nhận được vẻ đẹp của hình khối.Thích sáng tạo. Có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học

II.Chuẩn bị

 GV: SGK,SGV- chuẩn bị một một số tượng, đồ gốm, đồ mĩ nghệ

 HS : SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở tập vẽ 5, chì, màu, tẩy, đất nặn.

III. Các hoạt động dạy học-chủ yếu:

 

doc 4 trang Người đăng huong21 Lượt xem 515Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/1/2011
Ngày giảng: Thứ 3 ngày 18/1/2011 5A-T1 5B-T2
 Thứ 4 ngày 19/1/2011 5C-T1
Tuần:21 Bài 21 : Tập nặn tạo dáng
đề tàI tự chọn
I. Mục tiêu: 
- Hs có khả năng quan sát, biết cách nặn các hình khối.
- HS biết cách nặn được hình người, con vật, đồ vật...và tạo dáng theo ý thích.
- Hs cảm nhận được vẻ đẹp của hình khối.Thích sáng tạo. Có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học
II.Chuẩn bị
 GV: SGK,SGV- chuẩn bị một một số tượng, đồ gốm, đồ mĩ nghệ
 HS : SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở tập vẽ 5, chì, màu, tẩy, đất nặn.
III. Các hoạt động dạy học-chủ yếu:
1. Tổ chức
2. Kiểm tra:(2,)
 - Đồ dùng học tập
- Nêu cách vẽ của bài vẽ có hai hoặc ba vật mẫu?
3. Bài mới: Giới thiệu bài: (1,)
 Hoạt động 1: Quan sát , nhận xét ( 5’)
GV : yêu cầu Hs quan sát các hình minh hoạ ở trong SGK để hs thấy sự phong phú về hình thức và ý nghĩa của các hình nặn.
+ Em thấy những hình tượng thường được đặt ở dâu?
+ Người ta làm tượng nhằm mục đích gì?
GV : yêu cầu Hs quan sát một số dáng người qua các bức tượng
+ GV yêu cầu nêu các bộ phận cơ thể con người( đầu, thân, chân, tay......)
+Gợi ý HS cách nêu hình dạng của từng bộ phận
+Nêu một số dáng hoạt động của con người
Hoạt động 2: Cách nặn ( 5’)
GV giới thiệu hướng dẫn hs cách nặn như sau: 
+ Cho hs quan sát hình tham khảo ở SGK và gợi ý cho HS cách nặn theo các bước:
+ Nặn các bộ phận chính trước, nặn các chi tiết sau
+ Ghép dính các bộ phận vào với nhau
GV năn mẫu nhanh một số hình: Người, con vật cho hs quan sát
Hoạt động 3: Thực hành( 17’)
+Hs có thể chọn hình định nặn(người, con vật, cây, quả...) 
- Gợi ý, bổ xung cho từng học sinh, về cách nặn và tạo dáng.
- Có thể cho HS vẽ hoặc xé dán nếu không có điều kiện nặn.
- GV yêu cầu hs tìm dáng người và cách nặn khác nhau để cho bài phong phú và đa dạng.
* Nhắc hs giữ gìn vệ sinh lớp học, sử dụng các dụng cụ nặn tránh làm bẩn tay.
+ Hs quan sát
- HS nhận xét được 
- ở đình, chùa, công viên, bảo tàng, ở nhà
- Tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc, thờ cúng, trang trí làm đẹp
+ HS lắng nghe và thực hiện
Nhắc lại cách nặn
+ Nặn theo cá nhân hoặc theo nhóm.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá ( 3’)
Gv cùng hs nhận xét các sản phẩm nặn về: Nội dung, hình thức thể hiện.
- Hs chọn ra sản phẩm đẹp theo ý thích.
GV nhận xét chung tiết học
Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài và có bài đẹp
5.Dăn dò: 
 - Nhắc hs sưu tầm kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và một số kiểu chữ khác ở sách, báo.
Tuần:22
Ngày soạn: Ngày 12 tháng 2 năm 2012
Ngày giảng: Thứ 4 ngày 15 tháng 2 năm 2012
 5C- Tiết 3
 Thứ 5 ngày 16 tháng 2 năm 2012
 5A- Tiết 1 5B- Tiết 2
Bài 22 : Vẽ trang trí
Tìm hiểu về kiểu chữ in hoa nét thanh-nét đậm 
I. Mục tiêu: 
 - HS nhận biết được đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.
- HS xác định được vị trí của nét thanh, nét đậm và nắm được cách kẻ chữ.
- Tập kẻ chữ A, B theo mẫu chữ in hoa nét thanh nét đậm.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.
II.Chuẩn bị
 GV: SGK,SGV - Hình gợi ý cách vẽ - bảng mẫu kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.
 HS : SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở tập vẽ 5, chì, màu, tẩy.	
III. Các hoạt động dạy học-chủ yếu:
1. Tổ chức
2. Kiểm tra:(2,)
 - Đồ dùng học tập
- Nêu cách nặn dáng người?
3. Bài mới: 
 Giới thiệu bài: (1,)
1.Quan sát , nhận xét ( 5’)
-Sự giống nhau và khác nhau giữa các kiểu chữ.
- Đặc điểm riêng của từng kiểu chữ.
- Dòng chữ nào là kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm?
 * GV: Kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm là kiểu chữ mà trong cùng một con chữ có nét thanh và nét đậm( nét to và nét nhỏ)
Nét thanh, nét đậm tạo cho hình dáng chữ có vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng.
Nét thanh, nét đậm có kiểu có chân hoặc ko có chân.
2.Tìm hiểu cách kẻ chữ ( 6’)
- Muốn xác định đúng vị trí của nét thanh nét đậm cần dựa vào cách đưa nét bút khi kẻ chữ:
+Những nét đưa lên nét ngang là nét thanh.
+Nét kéo xuống( nét nhấn mạnh) là nét đậm.
+ GV kẻ mẫu lên bảng cho học sinh quan sát từ Quang Trung
 Trong một dòng chữ các nét thanh có độ mảnh như nhau, các nét đậm có độ dày bằng nhau.
- Yêu cầu HS tìm khuôn khổ chữ xác định vị trí nét thanh nét đậm.
3. Thực hành ( 17’)
 - GV hướng dẫn hs thực hành
+ Tập kẻ các chữ A,B 
+ Vẽ màu vào các con chữ và nền
- Chú ý về bố cục của chữ. Không to quá và không nhỏ quá.
VD: ở hình 3, 4
Nhắc hs vẽ màu vào con chữ và màu nền có độ đậm nhạt khác nhau. To màu đều gọn trong hình.
+ Hs quan sát- Trả lời
Hình 1:(kiểu chữ không chân)
 Thăng long
Hình2: (kiểu chữ có chân)
 Thăng long
- Hs quan sát
Quang Trung
H.3 hải phòng
H.4 hải phòng
Vẽ theo hướng dẫn
4. Nhận xét, đánh giá ( 3’)
- GV + HS nhận xét về: 
+ Hình dáng chữ (Cân đối,nét thanh nét đậm đúng vị trí)
+ Màu sắc và nền của chữ (Có đậm,có nhạt).Cách vẽ màu (Gọn trong nét chữ)
- Nhắc một số em chưa hoàn thành về nhà thực hiện tiếp
5.Dăn dò ( 1’): 
 + Quan sát và sưu tầm tranh ảnh về những nội dung em yêu thích. 

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 5 tuan 21.doc