Nêu những việc người phụ nữ mang thai nên làm và không nên làm để bào thai được phát triển khỏe mạnh ?
- Để bào thai được phát triển khỏe mạnh, phụ nữ mang thai cần được ăn uống đủ lượng, đủ chất, không sử dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,.); nghỉ ngơi, tinh thần thoải mái, không làm việc nặng, không tiếp xúc với hóa chất độc hại; được khám thai định kì (3 tháng 1 lần); được tiêm vác-xin phòng bệnh và uống thuốc khi cần theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- GV hướng dẫn HS thực hiện theo yêu cầu.
Tuần 01. Thứ hai ngày 06 tháng 09 năm 2021 Tiết 1. Chào cờ - chào cờ trong lớp. Tiết 2. Toán BÀI 1. ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (Tiết 1) I/ Mục tiêu - Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc, viết phân số. - Củng cố cách viết một thương và viết một số tự nhiên dưới dạng một phân số. - Củng cố tính chất cơ bản của phân số. * Phân hóa: HSNK lấy được VD cho BT3a). II/ Hoạt động học HĐ của GV HĐ của HS * Khởi động: 1. HĐ nhóm * GT Bài mới A. HĐTH HĐ2. Cặp đôi HĐ3. Nhóm - Gọi HSNK lấy VD bài 3a. HĐ4. Cá nhân HĐ5. Cá nhân B. HĐƯD 1. Chơi trò chơi “Ghép thẻ” a) Ghép các thẻ ghi phân số với các hình được tô màu thích hợp: b) Em đọc các phân số trên và nêu tử số, mẫu số của mỗi phân số đó. 2. a) Đọc nội dung sau và giải thích cho bạn nghe: Viết: Viết: Viết: Đọc: Hai phần năm Đọc: ba phần tám Đọc: bảy phần mười Viết: ; Viết: Đọc: bốn mươi phần một trăm; Mười sau phần một nghìn, hay bốn mươi phần trăm hay mười sáu phần nghìn * là các phân số. b) - Em viết một phân số tương tự như trên rồi đố bạn đọc phân số đó. Bạn đọc một phân số, em viết phân số tương ứng. - Đổi vai cùng thực hiện. c) Nêu tử số và mẫu số của mỗi phân số vừa viết. 3. a) Đọc chú ý sau rồi tìm thêm ví dụ cho mỗi chú ý. Chú ý: 1) Có thể dùng phân số để ghi kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0. Phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia đã cho. Ví dụ: ; ; ; . 2) Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 1. Ví dụ: ; ; ; 3) Số 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau và khác 0. Ví dụ: ; 4). a) Số 0 có thể viết thành phân số có tử số bằng 0 và mẫu số khác 0. Ví dụ: b) Trao đổi với bạn về các chú ý trên và các ví dụ em tìm được. 4. a) Đọc các phân số sau: b) Nêu tử số và mẫu số của phân số trên. 5. a) Viết các thương sau dưới dạng phân số: 7 : 8 = ; 34 : 100 = ; 9 : 17 = b) Viết các số tự nhiên sau dưới dạng phân số có mẫu số là 1: ; 268 = ; 1000 = c) Viết số thích hợp vào chỗ chấm: ; ; ; - GV hướng dẫn HS thực hiện theo yêu cầu. Tiết 3. Tiếng Việt BÀI 1A. LỜI KHUYÊN CỦA BÁC (Tiết 1) I/ Mục tiêu: - Đọc - hiểu bài Thư gửi các học sinh. Phân hóa: HS rút ra được ND của HĐ2 - HĐCB. II/ Hoạt động dạy - học H Đ của GV H Đ của HS * Khởi động * Bài mới A. HĐCB HĐ1. Cả lớp HĐ2. Cả lớp HĐ3. Cặp đôi HĐ4. Nhóm HĐ5. nhóm HĐ6. Cá nhân B. HĐ ƯD - Chơi trò chơi: Chuyền hộp quà 1. a) Quan sát bức tranh minh họa cho chủ điểm Việt Nam- Tổ quốc em ? Nêu ND bức tranh ( Bức tranh chụp cảnh gì) b) Nghe thầy cô giới thiệu về bức tranh 2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài: Thư gửi các học sinh - 1 HS đọc bài - Bài được chia làm mấy đoạn? Bài chia làm 2 đoạn Đoạn 1: Từ đầu vậy các en nghĩ sao? Đoạn 2: phần còn lại - Nêu giọng đọc: cần thể hiện t/c thân ái, trìu mến và niềm tin của Bác Hồ vào HS – những người kế tục sự nghiệp cha ông. - 1 HS đọc toàn bài 3. Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa: ? Ngoài những từ đã giải nghĩa, em còn thấy từ nào khos hiểu không 4. Cùng luyện đọc. a) Đọc câu: b) Đọc đoạn, bài: Mỗi em đọc một đoạn tiếp nối đến hết bài. Chú ý đọc toàn bài với giọng nhẹ nhàng, trìu mến, thể hiện tình cảm yêu thương Bác Hồ dành cho học sinh. * Thi đọc: Đại diện mỗi nhóm đọc trước lớp toàn bài 5. Thảo luận và trả lời câu hỏi: 1) Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường trước đó ? Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày khai trường ở nước Việt Nam độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Từ ngày khai trường này, các em HS bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. 2) Sau CM tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì ? Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu 3) Theo Bác Hồ, vì sao học sinh phải siêng năng học tập, rèn luyện ? Em chọn ý đúng để trả lời: c. Vì đó là việc làm giúp nước nhà thoát khỏi cảnh yếu hèn sau 80 năm trời nô lệ. * ND bài: Bác khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sụ nghiệp của ông cha, xây dựng thành công nước Việt Nam mới. 6. Học thuộc lòng câu : “Non sông Việt Nam... nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.” - GV kiểm tra vài em trước lớp - GV hướng dẫn HS thực hiện theo yêu cầu. Tiết 4. Mĩ thuật (GVBM) Tiết 5. Tiếng Việt BÀI 1A. LỜI KHUYÊN CỦA BÁC (Tiết 2) I/ Mục tiêu: - Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, tìm được từ đồng nghĩa và đặt được câu có từ đồng nghĩa. * Phân hóa: HSNK rút ra được ghi nhớ trong HĐ7 - HĐCB. II/ Hoạt động dạy - học HĐ của GV HĐ của HS * Khởi động * Bài mới A. HĐCB HĐ7. Cả lớp - Thế nào là từ ĐN? - Khi dùng từ đồng nghĩa, ta phải biết điều gì? - Gọi HS đọc GN B. HĐTH HĐ1. Nhóm HĐ2. Cá nhân HĐ3. Cặp đôi ? Hãy xác định CN-VN của câu em vừa đặt C. HĐƯD - Chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng ? 7. Tìm hiểu từ đồng nghĩa: So sánh nghĩa của hai cặp từ sau để hiểu thế nào là từ đồng nghĩa: a) học sinh – học trò Nghĩa của hai từ học sinh, học trò có điểm nào giống nhau? (Hai từ này cùng chỉ ai ?) - Học sinh: Trẻ em học tập ở nhà trường. - Từ học sinh đồng nghĩa với từ học trò b) Khiêng – vào - Quan sát tranh và đọc lời giải nghĩa dưới tranh - Nghĩa của hai từ: Khiêng, vác có điểm nào giống nhau, có điểm nào khác nhau ? + Khiêng, vác có điểm giống nhau: Nâng hoặc chuyển vật nặng hoặc cồng kềnh từ nơi này đến nơi khác. + Khiêng: Nâng hoặc chuyển vật nặng hoặc cồng kềnh bằng sức của hai hay nhiều người hợp lại. + Vác: Nâng, chuyển vật nặng hoặc cồng kềnh bằng cách đặt trên vai. 1) Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. VD: học sinh, học trò; khiêng, vác 2) Khi dùng từ đồng nghĩa, ta phải biết sự khác nhau giữa chúng để lựa chọn dùng cho chính xác. VD: - Mang, khiêng, vác... (biểu thị những cách thức hành động khác nhau). - Ăn, xơi, chén... (biểu thị thái độ, tình cảm, khác nhau đối với người đối thoại hoặc điều được nói đến). Ghi nhớ: HS đọc 1. Xếp 6 từ in đậm trong đoạn văn sau thành ba cặp từ đồng nghĩa: nước nhà - non sông ; xây dựng - kiến thiết; hoàn cầu - năm châu 2. Ghi lại từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây: đẹp, to, học tập. M : đẹp – xinh, đẹp đẽ, xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, ... To – lớn, to đùng, to tướng, to kềnh, to xụ, ... Học tập – học hành, học hỏi, học việc, ... 3. Đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa em vừa tìm được ở hoạt động 2 và chép vào vở. M: - Quê hương em rất đẹp. - Bé Hà rất xinh. VD: Hằng ngày, em /đến trường học hỏi thầy cô và các bạn. CN VN - GV hướng dẫn HS thực hiện theo yêu cầu. Tiết 6. Đạo đức Bài 1. EM LÀ HỌC SINH LỚP NĂM (Tiết 1) I/ Mục tiêu: - Biết HS lớp 5 là học sinh lớn nhất của trường,cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới noi theo. * GDKNS: KN Tự nhận thức (Tự nhận thức được mình là học sinh lớp5). II/ Hoạt động dạy - học HĐ của GV HĐ của HS * Khởi động * Bài mới: A. HĐCB Hoạt động 1:Tổ chức thảo luận về kế hoạch phấn đấu: - Yêu cầu HS trình bày kế hoạch cá nhân của mình trong nhóm nhỏ. Gọi một số HS trình bày trước lớp, cả lớp trao đổi, nhận xét. GV nhận xét Kết luận:Để xứng đáng là HS lớp 5, chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu, rèn luyện một cách có kế hoạch. Hoạt động 2: Tổ chức cho HS kể chuyện về những tấm gương tốt của HS lớp 5, Thảo luận cả lớp về những điều có thể học được từ những tấm gương đó. Kết luận: Chúng ta cần học tập theo các tấm gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ. Hoạt động 3: Tổ chức sinh hoạt tập thể thi hát,múa,đọc thơ về chủ đề Trường em Kết luận: Chúng ta vui và tự hào vì mình là HS lớp 5, đồng thời chúng ta cần thấy được trách nhiệm phải học tập,rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5;xây dựng lớp,trường trở thành trường ,lớp tốt. Hoạt động cuối: Hệ thống bài. Đọc phần ghi nhớ trong sgk. Dặn HS tiếp tục phấn đấu theo kế hoạch đã đề ra Nhận xét tiết học. B. HĐƯD - Chơi trò chơi: Chuyền hộp quà -HS trình bày kế hoạch của mình trong nhóm,một số HS trình bày trước lớp. -Trao đổi, nhận xét. - HS kể về những tấm gương tốt của HS lớp 5. Thảo luận cả lớp, nêu những điều có thể học được từ những tấm gương đó. -HS thi hát múa, theo tổ về chủ đề Trường em - Đọc ghi nhớ trong sgk. - GV hướng dẫn HS thực hiện theo yêu cầu. Tiết 7. Khoa học BÀI 1. SỰ SINH SẢN (Tiết 1) I/ Mục tiêu: Sau bài học, em: - Xác định được con người đều do bố mẹ sinh ra. - Dựa vào sơ đồ, trình bày được quá trình hình thành bào thai. - Nêu được những việc nên làm và không nên làm để chăm sóc sức khỏe cho bào thai và phụ nữ mang thai. II/ Hoạt động dạy - học HĐ của GV HĐ của HS * Khởi động HĐ1. Cả lớp * Bài mới A. HĐCB HĐ2. Nhóm HĐ3. Cặp đôi HĐ4. Cá nhân B. HĐƯD 1. Hát và thảo luận theo lời bài hát Cùng hát bài “Cả nhà thương nhau”. Trả lời câu hỏi: Gia đình bạn nhỏ trong bài hát có những ai? Nội dung bài hát nói lên điều gì ? 2. Quan sát, đọc thông tin và trình bày Quan sát, đọc thông tin Con có thấy em bé đang đạp trong bụng mẹ không? Có ạ. Thế bao giờ mẹ đẻ em bé ? - Em bé đã ở trong bụng mẹ khoảng 9 tháng rồi, con sắp được bế em đấy. b) Dựa vào các hình dưới đây để trình bày sự hình thành và phát triển của bào thai trong bụng mẹ. Trứng Tinh trùng Hợp tử Bào thai c) Nối các ô chữ ở cột A với ô chữ ở cột B cho phù hợp. 1 - b; 2 – a; 3 - c 3. Quan sát và thảo luận Nêu những việc nên làm và không nên làm để chăm sóc sức khỏe cho bào thai và phụ nữ mang thai ? 4. Đọc và trả lời a) Đọc nội dung sau: SHD b) Trả lời câu hỏi: Nêu những việc người phụ nữ mang thai nên làm và không nên làm để bào thai được phát triển khỏe mạnh ? - Để bào thai được phát triển khỏe mạnh, phụ nữ mang thai cần được ăn uống đủ lượng, đủ chất, không sử dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,..); nghỉ ngơi, tinh thần thoải mái, không làm việc nặng, không tiếp xúc với hóa chất độc hại; được khám thai định kì (3 tháng 1 lần); được tiêm vác-xin phòng bệnh và uống thuốc khi cần theo chỉ dẫn của bác sĩ. - GV hướng dẫn HS thực hiện theo yêu cầu. Thứ ba ngày 07 tháng 09 năm 2021 Tiết 1. Toán BÀI 1. ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (Tiết 2) I/ Mục tiêu - Củng cố tính chất cơ bản của phân số. - Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số. II/ Hoạt động dạy - học HĐ của GV HĐ của HS * Khởi động * Bài mới A. HĐTH HĐ6. Nhóm HĐ7. Cặp đôi HĐ8. Cặp đôi HĐ9. Cặp đôi HĐ10. Cá nhân HĐ11. Cá nhân B. HĐƯD - Chơi trò chơi: Tìm bạn 6. Chơi trò ... hai làm tăng khả năng bị tróc nhau thai, cắt đứt con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ đến thai nhi khiến máu của đứa trẻ bị thiếu dưỡng khí, các chất dinh dưỡng và không thể phát triển bình thường được. Ngoài ra, cocain gây sinh non hoặc gây ra các dị dạng trên đứa nhỏ, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khả năng nghe, nhìn, hô hấp và sinh hoạt của bé sau này. Sử dụng các thuốc gây nghiện khác như cần sa, methaphetamine trong khi mang thai cũng gây ảnh hưởng đến thai nhi trong suốt cả quá trình trước và sau sinh. Tuy nhiên, những nghiên cứu về ảnh hưởng của các thuốc này đến sức khỏe của bà mẹ và đứa trẻ còn rất ít, chúng ta vẫn cần rất nhiều các nghiên cứu khác để làm sáng tỏ vấn đề trên. - GV hướng dẫn HS thực hiện theo yêu cầu. Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2021 Tiết 1. Thể dục (GVBM) Tiết 2. Kĩ thuật (GVBM) Tiết 3. Toán Bài 3. PHÂN SỐ THẬP PHÂN (Tiết 2) I/ Mục tiêu: - Nhận biết phân số thập phân. Biết đọc, viết phân số thập phân. - Biết viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số. - Biết chuyển một phân số thành phân số thập phân. II/ Hoạt động dạy - học HĐ của GV HĐ của HS * Khởi động * Bài mới A. HĐTH HĐ1. Cá nhân HĐ2. Cá nhân HĐ3. Cá nhân HĐ4. Cá nhân HĐ5. Cá nhân C. HĐƯD - Chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng ? a) Đọc mỗi phân số thập phân sau ; ; ; b) Viết mỗi phân số thập phân sau: Năm phần mười; bảy mươi hai phần một trăm; ba trăm phần nghìn; chín phần một triệu Phân số thập phân là hân số: Viết các phân số dưới đây thành phân số thập phân theo mẫu Mẫu ; ; b) c) ; d) Chuyển các phân số sau thành phân số thập phân ; ; ; ; Viết phân số thập phân thích hợp vào chỗ chấm dưới mỗi vạch của tia số: SHD - GV hướng dẫn HS thực hiện theo yêu cầu. Tiết 2: Tiếng Việt BÀI 1C. VẺ ĐẸP MỖI BUỔI TRONG NGÀY (Tiết 2) I/ Mục tiêu: - Tìm được các từ đồng nghĩa, biết lựa chọn để sử dụng từ đồng nghĩa thích hợp với các câu văn, đoạn văn II/ Hoạt động dạy - học HĐ của GV HĐ của HS * Khởi động * Bài mới A. HĐTH HĐ3. Nhóm HĐ4. Cá nhân HĐ5. Cá nhân C. HĐƯD - Chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng ? 3. Tìm và ghi vào bảng nhóm các từ đồng nghĩa: a) Chỉ màu xanh M: xanh, xanh ngắt, Xanh biếc, Xanh lè, Xanh nhạt, Xanh rì, Xanh ngọc, Xanh lục b) Chỉ màu trắng: Trắng tinh, Trắng muốt, Trắng phau, ... c) Chỉ màu đỏ: Đỏ au, Đỏ chót, Đỏ bừng, ... c) Chỉ màu đen: Đen sì, Đen thui, Đen láy, Đen nhẻm, Đen trũi, ... 4. Đặt câu với một từ em tìm được ở bài tập 3 và ghi vào vở. VD: Cỏ hai bên vệ đường mọc xanh rì. Đôi mắt em bé đen láy. 5. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các đoạn văn sau: điên cuồng, nhô, sáng rực, gầm vang, hối hả. - GV hướng dẫn HS thực hiện theo yêu cầu. Tiết 5: Tiếng Việt (luyện) ÔN TẬP VỀ LUYỆN TỪ VÀ CÂU I/ Mục tiêu: Củng cố kiến thức về vốn từ cho HS. II/ Hoạt động dạy - học HĐ của GV HĐ của HS * Khởi động * Bài mới A. HĐTH HĐ1. cá nhân HĐ2. nhóm HĐ3. cá nhân - Hãy nêu các từ đồng nghĩa có trong đoạn văn? - Tìm câu văn có hình ảnh so sánh và nhân hóa? B. HDƯD - HS chơi trò chơi: Ai, thế nào? 1. - Bầu trời cao xanh vời vợi. - Đồng cỏ xanh ngát. - Mặt biển trong xanh. - Dòng sông xanh mát. - Tán lá cây bàng xanh um. 2. - Màn đêm: yên tĩnh, tĩnh mịch. - Chùm quả cà chua chín: đỏ chót, đỏ hồng. - Cảnh tuyết rơi, tuyết phủ: trắng xó, trắng tinh. 3. HSNK VD: Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi. Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng. Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu. Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông. Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu lạ thường. Ông mặt trời đã lên cao. Nắng cũng đậm dần. Người trong làng bắt đầu đi chợ nhộn nhịp trên con đường xuyên qua cánh đồng. Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau thơm, những bẹ cải sớm hay những bó huệ trắng muốt Một không khí tươi vui hoà quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả, sống động và đầy màu sắc. - GV hướng dẫn HS thực hiện theo yêu cầu. Tiết 6: Toán (luyện) ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ THẬP PHÂN I/ Mục tiêu: Củng cố kiến thức và kĩ năng về phân số thập phân II/ Hoạt động dạy - học HĐ của GV HĐ của HS * Khởi động * Bài mới A. HĐTH HĐ1. cá nhân HĐ2. cá nhân HĐ3. cặp đôi HĐ4. cặp đôi HĐ5. nhóm HĐ6. cả lớp HĐ7. cả lớp B. HDƯD - HS chơi trò chơi: Đố bạn? Bài 1. (tr10) Đ/a - Ba phần mười - Hai mươi bảy phần mười; - ; Năm trăm hai mươi bảy phần một nghìn Bài 2. (tr 11) Đ/a ; ; ; ; Bài 3. (tr 11) Đ/a a) Đ ; b) S ; c) S ; d) S Bài 4. (tr 11) Đ/a a) > ; b) < ; c) = d) < Bài 5. (tr 11) Đ/a ; ;; Bài 6. (tr 11) Đ/a Bài giải Mẹ cho Nam số cái bánh là: 20 x = 2 (cái) Mẹ cho Minh số cái bánh là: 20 x = 6 (cái) Mẹ còn lại số cái bánh là: 20 – (2 + 6) = 12 (cái) Đ/S: 12 cái bánh Bài 7. (tr 11) Đ/a Bài giải Đợt 1 trang trại bán đi số gà là: 2500 x (con) Đợt 2 trang trại bán đi số gà là: ( 2500 – 1200) x (con) Sau hai đợt bán trang trại còn lại số gà là: 2500 – (1200 + 910) = 390 (con) Đ/s: 390 con gà - GV hướng dẫn HS thực hiện theo yêu cầu. Tiết 7: A. An toàn giao thông BÀI 1: ĐIỀU KHIỂN XE ĐẠP CHUYỂN HƯỚNG AN TOÀN I. MỤC TIÊU - Hiểu và ghi nhớ cách điều khiển chuyển hướng an toàn. - Biết cách phối hợp các động tác điều khiển xe đạp khi chuển hướng. - Có ý thức chấp hành các quy định về điều chỉnh xe đạp khi tham gia giao thông. - Nhận biết và phòng tránh một số hành vi nguy hiểm khi điều khiển xe đạp chuyển hướng. -Thực hiện, chia sẻ và hướng dẫn người khác cùng thực hiện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Chuân bị giáo viên: - Tài liệu giáo dục An toàn giao thông - Mô hình an toàn giao thông . 2. Chuẩn bị học sinh: - Vở ghi chép III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. KHỞI ĐỘNG: -Tổ chức trò chơi“kể các bộ phận của xe đạp ” - Cho quan sách tranh yêu cầu học sinh kể các bộ phận của xe đạp còn thiếu. - GV tổng hợp lại ý kiến của Học sinh (HS ) tuyên dương. - xe như thế nào chúng ta mới điều khiển được. - Khi điều khiển xe đạp an toàn thì xe phải có đủ các bộ phận và có thể di chuyển được. -Lần lượt kể -Lần lượt kể - HS quan sát tranh - HS trả lời - Hs trả ời 2. KHÁM PHÁ 1. Tìm hiểu các bước điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn: - GV yêu cầu HS quan sát tranh và nêu các bước điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn đối với dường nông thôn không có tín hiệu đèn và đường có tín hiệu đèn. - Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày theo nhóm - GV Nhận xét – tuyên dương. - GV liên hệ giáo dục HS thực tế qua hình ảnh giao thông tại địa phương. - GV tổ chức HS tìm ra những phương cách phòng tránh tai nạn giao thông khi điều khiển xe đạp -Yêu cầu học sinh tìm hiểu một số hành vi nguy hiểm khi chuyển hướng. - GV kết luận - GV tuyên dương, nhận xét -HS quan sát tranh và thảo luận. - Hs báo cáo kết quả - HS nêu cá nhân - HS thực hiện theo nhóm ( 4 học sinh ) - HS nêu phần cần ghi nhớ -học sinh tự nêu 3. THỰC HÀNH - Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nhận xét cách chuyển hướng của bạn nhỏ trong tranh. - Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế của bản tham khi tham gia giao thông. - GV Nhận xét tuyên dương - Thảo luận nhóm đôi - HS trả lời Lần lượt nêu 4. VẬN DỤNG - Kể cho nhau nghe cách chuyển hướng từ nhà đến trường và ngược lại - HS thực hiện -HS trình bày B. Sinh hoạt lớp SƠ KẾT TUẦN 01 I/ Mục tiêu 1. Kiến thức: - Giúp HS nhận ra ưu, khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp. - Biết suy nghĩ để nêu ra ý tưởng xây dựng phương hướng cho hoạt động tập thể lớp. - Thông qua phương hướng thực hiện của cả lớp, HS định hướng được các bước tu dưỡng và rèn luyện bản thân 2. Kỹ năng: Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin phát biểu trước lớp. 3. Thái độ: Có ý thức tự sửa sai khuyết điểm mắc phải và biết phát huy những mặt tích cực của bản thân , có tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn. II/ Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên HĐ của HS 1. Ổn định: Hát 2. Nhận xét tuần 1 - Gọi các nhóm trưởng báo cáo tình hình hoạt động của nhóm về các mặt - GV giải đáp thắc mắc - GV tuyên dương những em có cố gắng đạt kết quả tốt trong tuần và nhắc nhở những em chưa ngoan. 3. Bình chọn HS danh dự trong tuần: - HS xuất sắc: ... - HS tiến bộ: . 4. Xây dựng phương hướng tuần 2 - GV chốt lại: a/ Học tập: - Khắc phục những khuyết điểm trên phát huy những ưu điểm. - Hướng dẫn HS phương pháp tự học ở lớp cũng như ở nhà. - Đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập. - Duy trì công tác truy bài đầu giờ trước lúc vào lớp. - HS tích cực hoạt động học tập nhóm. - Học sinh thường xuyên mượn sách, truyện ở thư viện để tham khảo. - Tích cực sưu tầm thông tin về Bác Hồ. b/ Chuyên cần: - Duy trì sĩ số - Đi học đầy đủ đúng giờ, nghỉ học phải xin phép. c/ Lao động, vệ sinh - Thực hiện theo lịch phân công lao động của lớp, trường. - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ. d/ Đạo đức: - Rèn luyện tác phong người đội viên gương mẫu. e/ Phong trào: - Tham gia đầy đủ các phong trào của Đội, trường. 5. Văn nghệ: - Tổ chức cho HS hát theo chủ đề ... - Hướng dẫn chơi một số trò chơi Toán học - Nhận xét, tuyên dương. 6. Củng cố, dặn dò. Nhận xét buổi sinh hoạt, dặn dò HS. - Các nhóm trưởng lần lượt báo cáo tình hình hoạt động của tổ về các mặt: a/ Học tập b/ Đạo đức c/ Chuyên cần d/ Lao động, vệ sinh e/ Phong trào g/ Cá nhân xuất sắc, tiến bộ - HS có ý kiến bổ sung - HS bình chọn - HS thảo luận nhóm đề xuất các mặt hoạt động và chủ điểm hoạt động trong tuần - Đại diện nhóm phát biểu. - Nghe - HS hát cá nhân, theo nhóm. - HS chơi trò - HS nghe - HS nghe, ghi nhớ.
Tài liệu đính kèm: