Giáo án tổng hợp lớp 5 năm 2007 - Tuần 22

Giáo án tổng hợp lớp 5 năm 2007 - Tuần 22

I. MỤC TIÊU:

 - HS liệt kê được một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.

 - HS nêu được tác dụng và sử dụng một số thức ăn nuôi gà. Có nhận thức về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà.

 - GD : Ý thức chăm sóc gà, áp dụng vào cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: + GV : - Phiếu BT (HĐ 1).

 + HS : - Hình vẽ SGK/ 59.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 35 trang Người đăng huong21 Lượt xem 972Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 5 năm 2007 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Môn: Kĩ thuật	
Tiết 22. Bài: Thức ăn nuôi gà (tr 56) (tiết 2)
I. MỤC TIÊU: 
 - HS liệt kê được một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
 - HS nêu được tác dụng và sử dụng một số thức ăn nuôi gà. Có nhận thức về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà.
 - GD : Ý thức chăm sóc gà, áp dụng vào cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: + GV : - Phiếu BT (HĐ 1).
 + HS : - Hình vẽ SGK/ 59.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên.
Học sinh.
1. Bài cũ : 
- Nêu tác dụng của thức ăn nuôi gà ?
- Nêu tác dụng, tên thức ăn của nhóm thức ăn cung cấp chất bột đường ?
- Nêu tác dụng, tên thức ăn của nhóm thức ăn cung cấp chất đạm ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạtđộng 1: Tác dụng, sử dụng thức ăn cung cấp chất khoáng, vi-ta-min, tổng hợp .
- Cho đọc mục 2c, 2d, 2e SGK/ 59, 60.
- Cho làm việc nhóm 5.
- Nêu tác dụng, tên thức ăn, dùng dưới dạng nào của nhóm thức ăn cung cấp chất khoáng, vi-ta-min ?
- Thế nào là thức ăn tổng hợp, tác dụng của thức ăn tổng hợp ?
- Liên hệ gia đình, địa phương em ?
- GV kết luận.
Hoạt động 2: Ghi nhớ.
- Tác dụng của thức ăn nuôi gà ?
- Thức ăn nuôi gà chia mấy nhóm ? Nhóm nào là chủ yếu ?
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Gia đình em thường cho gà ăn thức ăn nào ?
- Vì sao phải sử dụng nhiều loại thức ăn để nuôi gà ?
- Dặn HS về nhà học, làm BT ở VBT.
- Tiết sau: Nuôi dưỡng gà.
- Thức ăn nuôi gà (tiết 1).
- 1 HS.
- 1 HS.
- 1 HS.
- HS đọc – Quan sát hình 2, 3.
- Thảo luận – Trình bày phiếu BT: 
- Nhóm thức ăn cung cấp chất khoáng, vi-ta-min (sgk/ 59)
- Nhóm thức ăn tổng hợp (sgk/ 60)
- HS kể các thức ăn cung cấp chất khoáng, vi-ta-min thường cho gà ăn ở gia đình hoặc địa phương.
- HS đọc SGK/ 60
- 1 HS.
- 1 HS.
 Môn: Toán.
Tiết 106. Bài: Luyện tập (tr 110) 
I. MỤC TIÊU:
 - Củng cố cho HS cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
 - HS vận dụng công thức tính để giải các bài tập có liên quan.
 - GD: Tính chính xác.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên.
Học sinh.
1.Bài cũ: 
- Gọi HS chữa bài 2(sgk/ 110)
- Nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật?
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Bài 1 (tr 110):
- Gọi đọc yêu cầu bài.
- Cho làm bài cá nhân. 
- Chữa bài.
- Nêu công thức tính ?
Bài 2 (tr 110):
- Gọi đọc đề bài.
- Hướng dẫn tìm hiểu đề.
- Cho làm theo cặp.
- Chữa bài.
Bài 3 (tr 110):
- Gọi đọc yêu cầu bài.
- Cho làm nhóm 3.
- Chữa bài.
- Cho HS giải thích ?
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ?
- Về nhà học, làm BT ở VBT.
- Tiết sau: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. 
- Nhận xét tiết học. 
- Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- 1 HS.
- 2 HS.
Bài 1 (tr 110) - Làm bài cá nhân : vở – bảng: 
 Bài giải
a) Đổi: 1,5 m = 15 dm
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là:
 (25 + 15) 2 18 = 1440 (dm2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là:
 1440 + (25 15) 2 = 2190 (dm2)
 Đáp số : 1440 dm2 ; 2190 dm2
b) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là:
 (+ ) 2 = (m2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là:
 + () 2 = (m2) = 3 (m2)
 Đáp số : m2 ; 3 m2
Bài 2 (tr 110) - Làm bài theo cặp : vở – bảng: 
 Bài giải
 Đổi : 8 dm = 0,8 m
Diện tích xung quanh của cái thùng hình hộp chữ nhật đó là:
 (1,5 + 0,6) 2 0,8 = 3,36 (m2)
Diện tích quét sơn cái thùng hình hộp chữ nhật đó là:
 3,36 + 1,5 0,6 = 4,26 (m2)
 Đáp số : 4,26 m2
Bài 3 (tr 110) 
- Thảo luận – Trả lời:
a) Đ b) S 
c) S d) Đ
- 2 HS
 Môn: Toán.
Tiết 107. Bài: Diện tích xung quanh và diện tích
 toàn phần của hình lập phương (tr 111) 
I. MỤC TIÊU: 
 - Giúp HS tự nhận biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt để rút ra được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương từ quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
 - HS vận dụng được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải các bài tập có liên quan
 - GD: Tính chính xác, óc tư duy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: + GV: Hình lập phương bằng bìa, hình SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên.
Học sinh.
1. Bài cũ: 
- Chữa bài 1b (sgk/ 110).
- Nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quy tắc.
- Giới thiệu hình bằng bìa.
- Nhận xét diện tích các mặt, các kích thước của hình lập phương?
* Rút Quy tắc tính ?
Hoạt động 2: Ví dụ
- Gọi đọc ví dụ b (sgk/ 111)
- Cho làm theo cặp.
- Chữa bài.
Hoạt động 3 : Thực hành.
Bài 1 (tr 111):
- Gọi đọc đề bài.
- Cho làm bài cá nhân.
- Chữa bài.
- Nêu quy tắc tính ? 
Bài 2 (tr 111):
- Gọi đọc đề bài.
- Hướng dẫn tìm hiểu đề.
- Cho làm theo cặp.
- Chữa bài.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương ?
- Về nhà học, làm BT ở VBT 
- Tiết sau: Luyện tập 
- Nhận xét tiết học. 
- Luyện tập. 
- 1 HS.
- 2 HS
- Quan sát : 
- Hình lập phương có 6 mặt bằng nhau, 3 kích thước bằng nhau.
- HS đọc SGK/ 111
* Công thức: Sxq = S 1 mặt 4 
 Stp = S 1 mặt 6 
- HS đọc SGK/ 111
- HS trao đổi – Làm bài (SGK/ 111).
Bài 1 (tr 111): - HS đọc đề - Làm bài: vở – bảng: 
 Bài giải
Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là:
 (1,5 1,5) 4 = 9 (m2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là:
 (1,5 1,5) 6 = 13,5 (m2)
 Đáp số : 9 m2 ; 13,5 m2
Bài 2 (tr 111): 
- HS trao đổi - Làm bài: vở – bảng: 
 Bài giải
Diện tích bìa cần dùng để làm hộp là:
 2,5 2,5 5 = 31,25 (dm2)
 Đáp số : 31,25 dm2
- 2 HS
 Môn: Toán.
Tiết 108. Bài: Luyện tập (tr 112) 
I. MỤC TIÊU:
 - Củng cố cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương.
 - HS vận dụng để giải các bài toán có liên quan.
 - GD: Tính chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 + HS: - Các mảnh bìa có kẻ ô và cắt như hình 1, 2, 3, 4 (BT 2/ tr 112)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên.
Học sinh.
1. Bài cũ: 
- Chữa bài 2 (SGK / 111).
- Nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Bài 1 (tr 106):
- Gọi đọc đề bài.
- Cho làm bài cá nhân.
- Chữa bài.
Bài 2 (tr 106):
- Gọi đọc đề bài.
- Làm bài theo nhóm 5.
- Chữa bài.
- Nêu đặc điểm của hình lập phương?
Bài 3 (tr 106):
- Gọi đọc đề bài.
- Làm bài theo cặp.
- Chữa bài.
- Cho HS giải thích ?
- Kết luận: + Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương; diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật không phụ thuộc vào vị trí đặt hộp. 
 + Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật phụ thuộc vào vị trí đặt hộp. 
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu các yếu tố của hình lập phương?
- Nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương ?
- Về nhà học, làm BT ở VBT.
- Tiết sau: Luyện tập chung. 
- Nhận xét tiết học. 
- Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. 
- 1 HS.
- 2 HS
Bài 1 (tr 106) - Đọc đề - Làm bài: vở – bảng: 
 Bài giải: 
 Đổi : 2m 5cm = 2,05m
Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là:
 (2,05 2,05) 4 = 16,81 (m2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là:
 (2,05 2,05) 6 = 25,215 (m2)
 Đáp số : 16,81 m2 ; 25,215 m2
Bài 2 (tr 106) - Đọc đề – Thảo luận
- Trình bày - Giải thích - Gấp hình trước lớp.
+ Mảnh bìa hình 3, 4 gấp được hình lập phương (Vì có đủ 6 mặt bằng nhau, trong đó có 4 mặt bên và 2 mặt đáy đối diện nhau).
Bài 3 (tr 106) - Đọc đề.
- Thảo luận – Trả lời:
a) S b) Đ 
c) S d) Đ
- 1 HS.
- 1 HS.
 Môn: Toán.
Tiết 109. Bài: Luyện tập chung (tr 113) 
I. MỤC TIÊU: 
 - Củng cố cho HS cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
 - HS vận dụng các quy tắc tính diện tích để giải các bài tập có liên quan.
 - GD: Tính chính xác.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên.
Học sinh.
1. Bài cũ: 
- Chữa bài 1 (SGK/ 112) 
- Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Bài 1 (tr 113):
- Gọi HS đọc đề bài.
- Cho làm bài cá nhân.
- Chữa bài.
Bài 2 (tr 113):
- Gọi đọc yêu cầu bài.
- Cho làm bài theo cặp.
- Chữa bài.
Bài 3 (tr 114):
- Gọi đọc đề bài.
- Cho làm theo nhóm 4.
- Chữa bài.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương ?
- Về nhà học, làm BT ở VBT 
- Tiết sau: Thể tích của một hình. 
- Nhận xét tiết học. 
- Luyện tập.
- 1 HS.
- 2 HS
Bài 1 (tr 113) Làm bài : vở – bảng: 
a) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là:
 (2,5 + 1,1) 2 0,5 = 3,6 (m2)
 Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là:
 3,6 + (2,5 1,1) 2 = 9,1 (m2)
 Đáp số : 3,6 m2 ; 9,1 m2
b) Đổi : 3m = 30 dm
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là:
 (30 + 15) 2 9 = 810 (dm2)
 Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là:
 810 + (30 15) 2 = 1710 (dm2)
 Đáp số : 810 dm2 ; 1710 dm2
Bài 2 (tr 113) Trao đổi - Làm bài: vở – bảng : 
Hình hộp chữ nhật
(1)
(2)
(3)
Chiều dài
4m
 cm
0,4 dm
Chiều rộng
3m
 cm
0,4 dm
Chiều cao
5m
 cm
0,4 dm
Chu vi mặt đáy
24 m
2 cm
1,6 dm
Diện tích xung quanh
120 m2
 cm2
0,64 dm2
Diện tích toàn phần
132 m2
 cm2
0,96 dm2
Bài 3 (tr 114):
 - ... khác. Biện pháp: có ống khói dẫn chúng lên cao hoặc có biện pháp làm sạch, khử độc các chất thải trong khói.
- HS đọc SGK/ 91
- 1 HS.
- 1 HS.
 Môn: Khoa học.
Tiết 44. Bài: Sử dụng năng lượng gió và 
 năng lượng nước chảy (tr 90) 
I. MỤC TIÊU:
 - HS biết trình bày tác dụng của năng lượng gió, năng lượng nước chảy trong tự nhiên.
 - HS kể được một số thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy.
 - GDHS : Yêu khoa học, áp dụng vào cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: + GV: - Mô hình tua-bin hoặc bánh xe nước.
 - Tranh ảnh về sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy 
 + HS: - Hình SGK/ 90, 91. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ: 
- Tác dụng của các loại chất đốt ?
- Nêu cách tiết kiệm và đảm bảo an toàn khi sử dụng chất đốt ? 
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Năng lượng gió.
- Cho làm việc nhóm 5.
- Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng gió trong tự nhiên ?
- Con người sử dụng năng lượng gió để làm gì ? Liên hệ thực tế ở địa phương ?
- GV kết luận.
Hoạt động 2: Năng lượng nước chảy.
- Cho làm việc nhóm 5.
- Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên ?
- Con người sử dụng năng lượng nước chảy để làm gì ? Liên hệ thực tế ở địa phương ?
- Kể tên một số nhà máy thủy điện ?
- GV kết luận.
HĐ 3: Thực hành: quay tua – bin.
- GV hướng dẫn.
- Cho HS thực hành
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Năng lượng của gió, của nước chảy thường dùng để làm gì ?
- Dặn HS về nhà học, làm BT ở VBT.
- Tiết sau: Sử dụng năng lượng điện.
- Nhận xét tiết học.
- Sử dụng năng lượng chất đốt (tiết 2).
- 1 HS.
- 1 HS.
- Quan sát hình 1, 2, 3 (tr 90) – Thảo luận:
- Thụ phấn cho cây, đưa hơi nước từ biển vào đất liền, 
- Mục Bạn cần biết (tr 90)
- Địa phương: quạt vỏ cà phê, thụ phấn cho bắp, 
- Quan sát hình 4, 5, 6, 7 (tr 91) – Thảo luận:
- Làm thay đổi dòng nước ở sông, hồ, suối,  , cung cấp nước cho con người, 
- Mục Bạn cần biết (tr 91)
- Địa phương: tạo dòng điện (nhà máy thủy điện Đa Nhim), 
- Trị An, Sông Đà, Y-a-li, 
- Quan sát.
- Nối tiếp nhau thực hành (hình 7/ tr 91) (hoặc theo nhóm)
- 2 HS.
 Môn: Âm nhạc
Tiết 22. Bài: Ôn tập bài hát: Tre ngà bên Lăng Bác
 Tập đọc nhạc : TĐN số 6 (tr 36)
I. MỤC TIÊU :
 - HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của bài Tre ngà bên Lăng Bác. Tập trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và vận động phụ họa.
 - HS thể hiện đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 6. Tập đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ phách.
 - GD : Nhớ ơn Bác Hồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 + GV: - Đĩa ghi lời bài hát, nhạc cụ gõ, chép bảng phụ bài TĐN số 6.
 + HS: - Nhạc cụ gõ ( thanh phách,  ), động tác phụ họa theo bài hát.
 - Kẻ sẵn khuông nhạc để tập chép bài TĐN số 6.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên.
Học sinh.
1. Bài cũ : 
- Gọi HS hát lại bài hát.
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát.
- Cho HS nghe bài hát qua đĩa.
- Cho cả lớp hát + gõ đệm theo nhịp.
- Gọi HS hát + phụ họa
- Hướng dẫn hát + vận động tại chỗ
- Gọi biểu diễn - Nhận xét, đánh giá
Hoạt động 2: Học bài TĐN số 6.
- GV đọc mẫu bài TĐN số 6.
- Nhận biết đặc điểm của bài TĐN ?
- Bài TĐN được trích từ bài hát nào ?
- Gọi HS hát bài hát Chú bộ đội .
- Cho HS luyện tiết tấu (SGK/ 36)
- Cho HS luyện cao độ.
- Hướng dẫn đọc nhạc.
- Cho HS đọc nhạc + gõ đệm.
- Hướng dẫn ghép lời.
- Hướng dẫn HS tập chép bài TĐN số 6
- Gọi HS đọc nhạc + ghép lời.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Cho HS hát lại bài hát.
- Dặn HS hát thuộc bài hát, tìm động tác phụ họa, đọc đúng bài TĐN số 6.
- Tiết sau: Ôn tập 2 bài hát: Hát mừng, Tre ngà bên Lăng Bác.
- Nhận xét tiết học. 
- Học hát bài : Tre ngà bên Lăng Bác.
- 2 HS.
- Nghe.
- Lớp hát cả bài 1 lần + gõ đệm (vỗ tay).
- 1 HS.
- Lớp hát kết hợp động tác phụ họa đơn giản.
- HS xung phong.
- Nghe.
- Nhịp 24 , 2 hình nốt trắng và các hình nốt đen, đơn.
- Chú bộ đội (của nhạc sĩ Hoàng Hà)
- HS hát (nếu biết)
- Đen - đen - đen - đơn - đơn - đen - đen - trắng.
- Đen - đơn - đơn - đen - đơn - đơn - đơn - đơn - đen - trắng.
- Cả lớp đọc theo thang âm: Đồ-rê-mi-son (sgk/ 36)
- Cả lớp đọc từng câu, cả bài.
- Chia dãy, nhóm đọc nhạc + gõ đệm.
- Cả lớp đọc nhạc + ghép lời.
- HS nghe GV đọc, nhìn bảng tập chép bài TĐN.
- HS xung phong.
- Cả lớp hát.
 Môn: Lịch sử
Tiết 22. Bài : Bến Tre Đồng khởi (tr 43)
I. MỤC TIÊU: 
 - HS biết vì sao nhân dân miền Nam phải vùng lên Đồng khởi. Đi đầu trong phong trào Đồng khởi ở miền Nam là nhân dân tỉnh Bến Tre.
 - HS thuật được tóm tắt cuộc khởi nghĩa của nhân dân huyện Mỏ Cày – Bến Tre và ý nghĩa của phong trào Đồng khởi.
 - GD : Lòng yêu nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. + HS: - Hình SGK.
 + GV: - Bản đồ Hành chính Việt Nam (chỉ vị trí tỉnh Bến Tre). Phiếu BT (HĐ 2)
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên.
Học sinh.
1. Bài cũ: 
- Nêu các điều khoản chính của Hiệp định Giơ-ne-vơ ?
- Vì sao đất nước ta bị chia cắt ?
- Bài học ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
- Gọi đọc toàn bài SGK/ 43.
Hoạt động 1: Nguyên nhân.
- Cho làm việc nhóm 2.
- Thế nào là Đồng khởi ?
- Nêu nguyên nhân, thời gian, bùng nổ phong trào Đồng khởi ?
- GV kết luận.
Hoạt động 2: Diễn biến cuộc Đồng khởi ở Bến Tre.
- Cho làm việc nhóm 5.
- Thuật lại sự kiện ngày 17 – 1 – 1960 ở huyện Mỏ Cày – Bến Tre ?
- Quan sát hình tr 44, nhận xét khí thế nổi dậy của đồng bào miền Nam ?
- Nêu kết quả của phong trào Đồng khởi ở Bến Tre ?
- GV kết luận.
Hoạt động 3: Ý nghĩa 
- Hoạt động lớp.
- Nêu ý nghĩa của phong trào Đồng khởi ?
Hoạt động 4: Bài học
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu nguyên nhân, ý nghĩa của phong trào Đồng khởi ?
- Dặn HS về học, làm bài ở VBT.
- Tiết sau: Nhà máy hiện đại ...
- Nhận xét tiết học. 
- Nước nhà bị chia cắt.
- 1 HS.
- 1 HS.
- 1 HS.
& - HS đọc nội dung bài, chú thích. 
- Trao đổi – Trả lời: 
- Đồng loạt nổi dậy khởi nghĩa.
- Do sự đàn áp tàn bạo của Mĩ – Diệm. Cuối 1959 – đầu 1960 khắp miền Nam bùng lên phong trào Đồng khởi. Bến Tre là nơi diễn ra mạnh mẽ nhất.
- Thảo luận – Trình bày phiếu BT : 
- Mở đầu phong trào Đồng khởi ở Bến Tre. Vũ khí thô sơ ... nhân dân nhất loạt vùng dậy... 
- Nhân dân tham gia đông đảo không kể già trẻ, gái, trai, khí thế mạnh mẽ ...
- Trong một tuần, có 22 xã được giải phóng hoàn toàn, 29 xã khác tiêu diệt ác ôn,... Ủy ban nhân dân tự quản được thành lập, ... 
- Trở thành ngọn cờ tiên phong, đẩy mạnh cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam. Đẩy quân Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng.
- HS đọc SGK/ 44
- 2 HS
 Môn: Địa lí.	
Tiết 22. Bài: Châu Âu (tr 109) 
I. MỤC TIÊU: 
 - HS nắm được vị trí, giới hạn của châu Âu, đọc tên một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn của châu Âu .
 - HS chỉ được châu Âu trên lược đồ (bản đồ), nêu được đặc điểm địa hình, thiên nhiên của châu Âu. Nhận biết được đặc điểm dân cư, hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân châu Âu.
 - GD: Tính chính xác, ham học hỏi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
 + GV : - Bản đồ Thế giới, bản đồ Tự nhiên châu Âu. 
 + HS : - Hình 1, 2, 3, 4 (SGK/ 110, 111, 112)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Giáo viên.
Học sinh.
1. Bài cũ : 
- Nêu đặc điểm địa hình, ngành sản xuất chính của Cam-pu-chia, Lào ?
- Nêu đặc điểm địa hình, dân số, ngành sản xuất chính của Trung Quốc ? 
- Bài học ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Vị trí địa lí, giới hạn.
- Gọi đọc mục 1 sgk/ 109.
- Cho làm việc theo cặp: Trả lời câu hỏi mục 1 - Gọi HS chỉ bản đồ.
- GV kết luận.
Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên.
- Gọi đọc mục 2 sgk/ 109.
- Cho làm việc nhóm 5: Trả lời câu hỏi mục 2 - Gọi HS chỉ bản đồ.
- Tả quang cảnh ở hình 2 ?
- Nêu đặc điểm địa hình, khí hậu châu Âu ?
- GV kết luận. 
Hoạt động 3: Dân cư, kinh tế
- Gọi đọc mục 3 sgk/ 111.
- Cho làm việc cả lớp: Trả lời câu hỏi mục 3. 
- GV kết luận 
Hoạt động 4: Bài học. 
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 (tr 112)
- Dặn HS về nhà học, làm bài ở VBT.
- Tiết sau: Một số nước ở châu Âu. 
- Nhận xét tiết học. 
- Các nước láng giềng của Việt Nam
- 1 HS.
- 1 HS.
- 1 HS.
- HS đọc – Quan sát hình 1 (SGK/ 110).
- Trao đổi - Trả lời - Chỉ bản đồ:
- Châu Âu nằm ở phía tây châu Á (bán cầu Bắc). Bắc giáp Bắc Băng Dương, tây giáp Đại Tây Dương, nam giáp Địa Trung Hải, đông, đông nam giáp châu Á.
- Diện tích của châu Âu đứng thứ 5 trong các châu lục, gần bằng 1/ 4 diện tích châu Á.
- HS đọc – Quan sát hình 1 (SGK/ 110).
- HS thảo luận - Trả lời - Chỉ bản đồ:
- Đọc tên đồng bằng, dãy núi, sông lớn của châu Âu
- Vị trí:núi ở các phía bắc, nam, đông; đồng bằng ở Tây Âu, Trung Âu, Đông Âu. 
- Nêu vị trí các ảnh ở hình 2 trên hình 1.
- HS mô tả. VD: Dãy núi An-pơ cao, đỉnh nhọn, sườn dốc, 
- Đồng bằng chiếm 2/ 3 diện tích, kéo dài tây sang đông, núi tập trung ở phía nam, bắc. Khí hậu ôn hòa. Mùa đông tuyết phủ gần hết châu Âu
- HS đọc – Quan sát hình 3, 4 (SGK/ 111).
- Dân số: 728 triệu người, đứng thứ 4 trong các châu lục, gần bằng 1/ 5 dân số châu Á. Chủ yếu là người da trắng, mũi cao, tóc vàng (nâu), mắt xanh, nâu.
-Trồng cây lương thực (máy móc hiện đại), sản xuất hóa chất,
& - HS đọc SGK/ 112.
- 2 HS

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22 - s.doc