Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Tuần 23

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Tuần 23

- Gọi 4 HS thi đọc bài : Hộp thư mật, trả lời câu hỏi về bài đọc:

+ Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật khéo léo như thế nào?

- GV nhận xét và bổ sung cho từng HS

- Giới thiệu bài -ghi bảng

 

doc 180 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 213Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Thời gian thực hiện: Thứ Bảy ngày 22 tháng 01 năm 2022
Tiết 1: Chào cờ 1 	
Tiết 2: Tập đọc
T49: PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG-THGDAN,QP;3799
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Học sinh cần đạt được: 	
	- Hiểu ý chính : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
	- Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
	- THGDAN – QP, 3799: Ca ngợi công lao to lớn của các vua Hùng đã có công dựng nước và trách nhiệm của tuổi tre bảo vệ đất nước.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
	3. Phẩm chất: Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc SGK; tranh, ảnh tư liệu.
	- Học sinh: Sách giáo khoa 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- Gọi 4 HS thi đọc bài : Hộp thư mật, trả lời câu hỏi về bài đọc:
+ Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật khéo léo như thế nào?	
- GV nhận xét và bổ sung cho từng HS
- Giới thiệu bài -ghi bảng 
- HS đọc
- HS trả lời
- HS nghe
- HS mở sách
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
2.1. Luyện đọc: (12phút)
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc tốt đọc bài văn.
- YC HS quan sát tranh minh họa phong cảnh đền Hùng trong SGK. Giới thiệu tranh, ảnh về đền Hùng .
- YC học sinh chia đoạn . 
- Cho HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài trong nhóm. 
- YC học sinh tìm từ khó đọc, luyện đọc từ khó.
- Giúp học sinh hiểu một số từ ngữ khó.
- YC HS luyện đọc theo cặp.
- Mời 1 HS đọc lại toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài 
- 1 học sinh đọc bài, cả lớp lắng nghe.
- HS quan sát tranh.
- Bài có 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc nối tiếp lần 1 và luyện phát âm: chót vót, dập dờn, uy nghiêm, sừng sững, Ngã Ba Hạc.
+ Hs nối tiếp nhau đọc lần 2.
- Học sinh đọc chú giải trong sgk. 
- Từng cặp luyện đọc.
- 1 học sinh đọc.
- HS lắng nghe.
2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)-TH3799
* Cách tiến hành: 
- YC học sinh đọc thầm theo đoạn và thảo luận trả lời câu hỏi: 
+ Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?
+ Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng. 
+ Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi Đền Hùng 
?
+ Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó ? 
+ Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? “Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.
- TH3799: Yêu cầu học sinh tìm- ghi nội dung của bài văn. 
 - Học sinh đọc thầm theo đoạn và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi, chia sẻ 
+ Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam.
+ Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu,Phú Thọ, cách ngày nay khoảng 4000 năm.
- Có hoa hải đường rực đỏ, có cánh bướm bay lượn. Bên trái là đỉnh Ba Vì cao vời vợi. Bên phải là dãy Tam Đảo, xa xa là núi Sóc Sơn. 
+ Cảnh núi Ba Vì cao vòi vọi gợi nhớ truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, núi Sóc Sơn gợi nhớ truyền thuyết Thánh Gióng, hình ảnh mốc đá thề gợi nhớ truyền thuyết An Dương Vương- một truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
- Dù ai đi bất cứ đâu...cũng phải nhớ đến ngày giỗ Tổ. Không được quên cội nguồn. 
- HS thảo luận, nêu-ghi ND bài.
Nội dung : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của Đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. 
3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Cách tiến hành:
 - Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài văn, tìm giọng đọc.
- Bài văn nên đọc với giọng ntn?
- GV nhận xét cách đọc,hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm đoạn 2, nhấn mạnh các từ: kề bên, thật là đẹp, trấn giữ, đỡ lấy, đánh thắng, mải miết, xanh mát,
- Cả lớp luyện đọc diễn cảm theo cặp, thi đọc.
- Gọi 3 em thi đọc.
- Nhận xét tuyên dương.
- 3 học sinh đọc nối tiếp, tìm giọng đọc.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm , thi đọc
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (4phút)-THGDAN,QP
- Bài văn muốn nói lên điều gì ?
- Qua bài văn em hiểu thêm gì về đất nước VN?
- Giáo dục hs lòng biết ơn tổ tiên.
- HS nêu
- HS nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG (nếu có)
..
Tiết 3: Mỹ thuật 
Tiết 4: Toán
T115: THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Học sinh cần đạt được: 	
- Biết công thức tính thể tích hình lập phương.
- Biết vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương để giải một số bài tập liên quan. HS làm bài 1, bài 3.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Chuẩn bị mô hình trực quan về hình lập phương có số đo độ dài cạnh là số tự nhiên ( theo đơn vị xăng ti mét) và 1 số HLP có cạnh 1cm.
 - Học sinh: Vở, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS tổ chức trò chơi "Bắn tên" với các câu hỏi:
+ Nêu các đặc điểm của hình lập phương?
+ Hình lập phương có phải là trường hợp đặc biệt của hình hộp chữ nhật?
+ Viết công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài: Thể tích hình lập phương 
- HS chơi trò chơi
- 6 mặt là các hình vuông bằng nhau.
- 3 kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao bằng nhau
- V = a x b x c (cùng đơn vị đo)
- HS nhận xét
- HS ghi vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
*Cách tiến hành:
 Hình thành cách tính thể tích hình lập phương:
- Yêu cầu HS đọc ví dụ SGK
- GV yêu cầu HS tính thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài bằng 3cm, chiều rộng bằng 3cm, chiều cao bằng 3cm.
-Yêu cầu HS nhận xét hình hộp chữ nhật 
- Vậy đó là hình gì ? 
- GV treo mô hình trực quan .
- Hình lập phương có cạnh là 3cm có thể tích là 27cm3.
- Ai có thể nêu cách tính thể tích hình lập phương?
- Yêu cầu HS đọc quy tắc, cả lớp đọc theo.
- GV treo tranh hình lập phương. Hình lập phương có cạnh a, hãy viết công thức tính thể tích hình lập phương.
- GV xác nhận kết quả.
-Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc thức tính thể tích hình lập phương
- Để tính thể tích hình lập phương trên bằng cm3, ta có thể làm như thế nào?
* Muốn tính thể tích hình lập phương ta làm thế nào?
 - Gọi V là thể tích hình hộp chữ nhật, a là độ dài cạnh hình lập phương hãy nêu công thức tính thể tích hình lập phương
- HS đọc ví dụ SGK.
- HS tính: 
 Vhhcn=3 x 3 x 3 =27(cm3) 
- Hình hộp chữ nhật có 3 kích thước bằng nhau.
- Hình lập phương
- HS quan sát
- Thể tích hình lập phương bằng cạnh nhân cạnh nhân cạnh.
- HS đọc
+ HS viết:
V = a x a x a
 V: là thể tích hình lập phương;
 a là độ dài cạnh lập phương 
- HS nêu
- Tìm số hình lập phương 1 cm3 xếp vào đầy hộp.
- Mỗi lớp có : 
3 x 3 = 9 (hình lập phương)
- 3 lớp có: 
3 x 3 x 3 = 27 (hình lập phương)
3 x 3 x 3 = 27 (cm3 )
* Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh
- V = a x a x a
3. HĐ luyện tập, thực hành: (15 phút)
*Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu của bài
- Vận dụng trực tiếp công thức tính thể tích hình lập phương để làm bài
- GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS nêu lại quy tắc tính thể tích hình lập phương.
Bài 3: HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, kết luận
Bài 2: HĐ cá nhân
- Cho HS làm bài cá nhân
- GV quan sát, uốn nắn học sinh
- Viết số đo thích hợp vào ô trống
- HS làm bài vào vở, đổi vở để kiểm tra chéo
Hình LP
(1)
(2)
(3)
(4)
Độ dài cạnh
1,5 m
6 cm
10 dm
Diện tích một mặt
2,25 m2
 dm2
36 cm2
100 
dm2
Diện tích toàn phần
13,5
m2
dm2
216
cm2
600dm2
Thể tích
3,375
 m3
dm3
216
cm2
1000
dm3
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài cá nhân, chia sẻ kết quả
Giải:
Thể tích của hình hộp chữ nhật là:
8 x 7 x 9 = 504 ( cm3)
Độ dài cạnh của hình lập phương là:
(8 + 7 + 9) : 3 = 8(cm)
Thể tích của hình lập phương là:
8 x 8 x 8 = 512 (cm3)
Đáp số: a) 504 cm3
 b) 512 cm3
- HS làm bài cá nhân
- HS chia sẻ
 Bài giải
 Đổi 0,75m = 7,5 dm
Thể tích của khối kim loại đó là:
 7,5 x 7,5 x 7,5 = 421,875(dm3)
Khối kim loại đó nặng là: 
 15 x 421,875 = 6328,125(kg)
 Đáp số: 6328,125 kg
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Chia sẻ với mọi người về cách tính thể tích hình lập phương. 
- HS nghe và thực hiện
- Về nhà tính thể tích của một đồ vật hình lập phương của gia đình em.
- HS nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG (nếu có)
..
BUỔI CHIỀU
Tiết 5: HĐNGLL
GIAO LƯU VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG – MỪNG XUÂN
I. Mục tiêu cần đạt
1. Học sinh cần đạt được: 
- HS biết sưu tầm các bài hát, bài thơ, kể chuyện, tiểu phẩm, Xoay quanh chủ đề “ Mừng đảng, mừng xuân ’’.
- Thông qua giao lưu văn nghệ này HS thêm yêu quê hương đát nươc và tự hào về truyền thống vẻ vang của Đảng .
	2. Năng lực:
- NL tổ chức các HĐ, NL giao tiếp, hợp tác,...
3. Phẩm chất: Mạnh dạn, tự tin, trung thực và đoàn kết, yêu thích các hoạt động tập thể, hoạt động theo chủ điểm. GD HS biết yêu quê hương đất nước.
II. Quy mô hoạt động
- Tổ chức theo quy mô khối lớp.
III. Tài liệu phương tiện
- Các bài hát, bài thơ, kể chuyện, tiểu phẩm, Xoay quanh chủ đề “ Mừng đảng, mừng xuân ’’ .
- Cờ để báo hiệu xin thi cho các đội .
IV. Các bước tiến hành.
1) Chuẩn bị
- GV phổ biến yêu cầu của cuộc thi để HS nắm được.
- Mỗi tổ sẽ cử 4 – 5 người thành một đôi, 3 đội chơi sẽ thi đấu với nhau.
- Các đội chuẩn bị các tiêt mục văn nghệ mà minh chuẩn bị .
- Danh sách ban giám khảo gồm 4 thành viên : Trưởng ban, thư kí, 2 thành viên giám khảo .
2) Tiến hành cuộc thi :
- Người dẫn chư ... o khối lượng.
	- Viết các số đo độ dài, số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
	- HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2(a), bài 3(a, b, c; mỗi câu một dòng).
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 	- GV: SGK, bảng phụ
 	- HS : SGK, vở , bảng con
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm,
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
Bài 1. 	Một kho gạo có 32 bao gạo tẻ và 59 bao gạo nếp. Mỗi bao gạo tẻ cân nặng 50kg và mỗi bao gạo nếp cân nặng 45kg. Hỏi kho đó có bao nhiêu tấn gạo ?
Bài 2. 	Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu) :
	Mẫu : 3568m = 3,568km
	a) 	2341m = ......, .....km
	b) 	135cm = ......, .....m
	c) 	5672kg = ....., .....tấn
Bài 3. 	Viết các số đo sau đây dưới dạng số thập phân :
	a) Có đơn vị đo là ki-lô-mét :
	6km 123 m = ...........; 564m = ............. 
	b) Có đơn vị đo là mét :
	1dm 2cm = ......... ; 12dm 3cm = ...............
Bài 4. Viết các số đo sau đây dưới dạng số thập phân :
	a) Có đơn vị đo là tấn :
	1tấn 123kg = ...........; 351kg = ................. ; 515kg = ...............
	b) Có đơn vị là ki-lô-gam :
	2kg 500g = ............ ; 0kg 50g = .............. ; 12g = ..................
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên chốt đúng - sai.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.
- Học sinh nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG (nếu có)
..
Tiết 7: Âm nhạc
..
Thời gian thực hiện: CN ngày 06 tháng 3 năm 2022
Tiết 1: Tập làm văn
T58: TRẢ BÀI VĂN TẢ CÂY CỐI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Học sinh cần đạt được: 
- Nắm vững cấu tạo bài văn tả cây cối.
- Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cây cối; nhận biết và sửa được lỗi trong bài; viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 	- GV: SGK, bảng phụ,Hệ thống 1 số lỗi mà HS thường mắc.
 	- HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm,
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
 - Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" : HS đọc đoạn kịch Giu-li-ét-ta đã viết lại ở giờ trước.
- GV nhận xét đánh giá 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS nghe
2. Hoạt động trả bài văn tả cây cối:(28 phút)
* Nhận xét chung về kết quả bài viết.
+ Những ưu điểm chính:
- HS đã xác định được đúng trọng tâm của đề bài 
- Bố cục : (đầy đủ, hợp lí ) như bài của em Hiển
- ý ( đủ, phong phú, mới lạ ) như bài của Thu
- Cách diễn đạt ( mạch lạc, trong sáng ) như bài của Viện.
* Những thiếu sót hạn chế: 
 - Xác định cây tả chưa hợp lí, trình tự miêu tả chưa rõ ràng còn nhầm lẫn giữa các phần khi miêu tả như bài của Tráng.
- Dùng từ đặt câu chưa chính xác, đặc biệt khi sử dụng nhân hoá, so sánh chưa hợp với hình ảnh mình định tả như bài của em....
c) Hướng dẫn HS chữa bài.
- GV trả bài cho từng HS 
- Hướng dẫn HS chữa những lỗi chung 
+ GV viết một số lỗi về dùng từ, chính tả, câu để HS 
chữa.
d) Tổ chức cho HS học tập 1 số đoạn văn hay của bạn.
- GV đọc cho học sinh nghe một vài đoạn văn, bài văn tiêu biểu 
- Y/c HS tham khảo viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
- Yêu cầu HS trình bày 
- GV nhận xét đánh giá
- HS theo dõi.
- HS nhận bài
- Một số HS lên bảng chữa, dưới lớp chữa vào vở.
- HS theo dõi
- HS tự viết đoạn văn.
- 2 HS đọc bài
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em làm bài tốt, chữa bài tốt.
- Về nhà viết lại cho hay hơn
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
- Chuẩn bị bài văn tả con vật để đạt được kết quả cao hơn ở giờ sau
- HS nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG (nếu có)
..
Tiết 2: Tiếng Anh 
Tiết 3: Thể dục 
Tiết 4: Toán
T145: ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG ( Tiếp theo) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Học sinh cần đạt được: 
- Viết số đo độ dài và số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đo khối lượng thông dụng.
- HS vận dụng kiến thức làm bài 1a, bài 2, bài 3.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 	- GV: SGK, bảng phụ
 	- HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm,
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đấu:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên": nêu bảng đơn vị khối lượng và mối quan hệ trong bảng đơn vị đo khối lượng.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Cách tiến hành:
 Bài 1a: HĐ cá nhân
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, kết luận
- Củng cố lại cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân .
Bài 2: HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu
- HS tự làm bài 
- GV nhận xét, kết luận
- Củng cố cách viết số đo khối lượng
 dưới dạng số thập phân . 
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV chốt lại kết quả đúng
Bài tập chờ
Bài 4: HĐ cá nhân
- Cho HS tự làm bài rồi chia sẻ kết quả
- GV kết luận
- Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân
- HS tự làm bài, 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả
a. 4km 382m = 4,382km
 2km 79m = 2,079km
 700m = 0,7km
- Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm
a. 2kg 350g = 2,35 kg
 1kg 65g = 1,065kg
b. 8 tấn 760kg = 8,76 tấn
 2 tấn 77kg = 2,077 tấn
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
- HS làm bài vào vở, đổi chéo vở để kiểm tra
 a) 0,5m = 50cm 
b) 0,075km = 75m
c) 0,064kg = 64g 
d) 0,08tấn = 80kg 
- HS làm bài
- HS chia sẻ kết quả
a) 3576m = 3,576km
b) 53cm = 0,53m
c) 5360kg = 5,36 tấn
d) 657g = 0,657kg
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Cho HS vận dụng làm bài tập sau:
Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
0,15m =....cm 0,00061km =...m
0,023 tấn = ......kg 7,2g =....kg
- HS nêu:
0,15m = 15cm 0,00061km = 0,61m
0,023 tấn = 23kg 7,2g = 0,0072kg
- Về nhà ôn lại bảng đợn vị đo độ dài và đo khối lượng, áp dụng vào thực tế.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG (nếu có)
..
BUỔI CHIỀU
Tiết 5: Tiếng Anh 
 Tiết 6: RKNS, Hoạt động tập thể
RKNS, HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. HS đạt được:
	- HS nắm được ưu điểm và nhược điểm về các mặt: Học tập, nề nếp, vệ sinh, và việc thực hiện nội quy của trường của lớp.
	- HS đưa ra được nhiệm vụ và biện pháp để thực hiện KH tuần tiếp theo.
	- Sinh hoạt theo chủ điểm.
2. Năng lực:	
- NL tổ chức các HĐ, NL giao tiếp, hợp tác,...
3. Phẩm chất: Mạnh dạn, tự tin, trung thực và đoàn kết, yêu thích các hoạt động tập thể, hoạt động theo chủ điểm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ viết sẵn kế hoạch tuần tới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Hoạt động khởi động:
- Gọi lớp trưởng lên điều hành:
2. Nội dung sinh hoạt:
a. Giới thiệu: 
- GV hỏi để học sinh nêu 3 nội dung hoặc giáo viên nêu.
1. Đánh giá nhận xét hoạt động tuần vừa qua.
2. Xây dựng kế hoạch cho tuần sau. 
3. Sinh hoạt theo chủ điểm 
b. Tiến hành sinh hoạt:
*Hoạt động 1: Đánh giá nhận xét hoạt động trong tuần
Gv gọi lớp trưởng lên điều hành.
- Nề nếp:
- Học tập:
- Vệ sinh:
- Hoạt động khác
GV: nhấn mạnh và bổ sung: 
- Một số bạn còn chưa có ý thức trong công tác vê sinh.
- Sách vở, đồ dùng học tập 
- Kĩ năng chào hỏi
? Để giữ cho trường lớp xanh - sạch- đẹp ta phải làm gì?
? Để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác ta cần làm gì?
*H. đông 2: Xây dựng kế hoạch trong tuần
- GV giao nhiệm vụ: Các nhóm hãy thảo luận, bàn bạc và đưa ra những việc cần làm trong tuần tới (TG: 5P)
- GV ghi tóm tắt kế hoạch lên bảng hoặc bảng phụ
- Nề nếp: Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp
- Học tập: - Lập thành tích trong học tập
 - C bị bài trước khi tới lớp.
- Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, lớp học, khu vực tư quản sạch sẽ.
- Hoạt động khác
+ Chấp hành luật ATGT
+ Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh lớp học, khu vực sân trường.
- Tiếp tục trang trí lớp học
- Hưởng ứng tuần lễ Học tập suốt đời
*Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ điểm 
- GV mời LT lên điều hành:
 - GV chốt nội dung, chuẩn bị cho tiết sinh hoạt theo chủ điểm tuân sau.
3. Tổng kết: 
 - Cả lớp cùng hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kêt”
- Lớp trưởng lên điều hành:
- Cả lớp cùng thực hiện.
- HS lắng nghe và trả lời.
- Lớp trưởng điều hành các tổ báo cáo ưu và khuyết điểm:
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- Lớp trưởng điều hành các tổ thảo luận và báo cáo kế hoạch tuần.
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
- HS nhắc lại kế hoạch tuần
- LT điều hành
+ Tổ 1 Kể chuyện
+ Tổ 2 Hát
+ Tổ 3 Đọc thơ
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG (nếu có)
Tiết 7: SHĐ 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_nam_hoc_202021_2022_tuan_23.doc