Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Cai Hoàng Diễm - Trường Tiểu học Võ Văn Dũng - Tuần 28

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Cai Hoàng Diễm - Trường Tiểu học Võ Văn Dũng - Tuần 28

Hình thành và phát triển cho HS:

a) Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

b) Năng lực:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

 

doc 46 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 203Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Cai Hoàng Diễm - Trường Tiểu học Võ Văn Dũng - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Từ ngày 28/ 03/ 2022 đến ngày 01 / 04/ 2022)
Thứ
ngày
Tiết
Môn
Bài dạy
Tiết PPCT
Đồ dùng dạy học
Điều chỉnh- giảm tải
Nội dung tích hợp
2
28/03
1
CC
Chào cờ tuần 28
2
T
Ôn tập về đo thể tích
3
TĐ
Tà áo dài Việt Nam
Bỏ tập đọc: Thuần phục sư tử theo giảm tải CT.
4
TD
5
KH
Bài 57. Sự sinh sản của ếch
6
KH
Bài 58. Sự sinh sản và nuôi con của chim
3
29/03
1
T
Ôn tập về đo diện tích và thể tích (tiếp theo) (tr. 155)
2
CT
Nghe - viết (Trong lời mẹ hát)
Nhớ - viết (Sang năm con lên bảy)
Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 33, 34) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà
3
LTVC
Ôn tập về dấu câu. Trang 110
( Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)
4
LTVC
Ôn tập về dấu câu. Trang 115
( Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)
5
AN
- Ôn hát: Dàn đồng ca mùa hạ
- TĐN số 7 “Em tập lái ô tô”
4
30/03
sáng
1
T
Ôn tập về đo thời gian
2
TA
3
TA
4
TĐ
Con gái
5
TLV
Trả bài văn tả cây cối
4
30/03
chiều
1
LS
Bài 28: Xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình
2
ĐL
Bài 27: Châu Đại Dương và Châu Nam Cực
Mục c chuyển thành nội dung tự chọn.
3
ĐĐ
Bài 30: Bảo vệ cái đúng cái tốt
Bài mới được bổ sung (cv 3799). Theo hướng dẫn CV 405 BGD_ĐT
4
KT
Sử dụng tủ lạnh
Bài mới được bổ sung (cv 3799). Theo hướng dẫn CV 405 BGD_ĐT
5
HĐNG
Sinh hoạt theo chủ đề Tháng 3
5
31/03
1
T
Phép cộng
Ghép thành chủ đề. - Tập trung ôn tập về thực hiện bốn phép tính với các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải bài toán
2
Tin
3
Tin
4
TLV
Ôn tập về tả con vật
5
MT
6
01/04
1
T
Phép trừ
Ghép thành chủ đề. - Tập trung ôn tập về thực hiện bốn phép tính với các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải bài toán
2
TA
3
TA
4
TD
5
TLV
Tả con vật( Kiểm tra viết)
6
SH
Sinh hoạt lớp tuần 28
Thứ hai ngày 28 tháng 03 năm 2022
Tiết : SINH HOẠT DƯỚI CỜ
CHỦ ĐIỂM: TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN. 
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Giúp HS hiểu được ý nghĩa của lễ chào cờ và sự trang nghiêm của lễ. Rèn HS kỹ năng tự quản, tự phục vụ, tính tích cực, tự giác trong học tập, trong thực hiện nề nếp nội quy trường lớp.
- Thái độ của HS lúc chào cờ biểu hiện ý thức kỉ luật, niềm tự hào và tình cảm đối với Tổ quốc trong ngày đầu năm học
- Chăm ngoan, lễ phép, có hướng phấn đấu để vươn lên.
II. CHUẨN BỊ :
- GV – TPT Đội: Nội dung chào cờ. Cờ đội, đội trống, đội kèn, kế hoạch tuần 28
- HS: Sắp xếp lớp học gọn gàng ngồi dự lễ chào cờ đầu tuần.
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: 
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
33’
 1. Nội dung sinh hoạt dưới cờ:
 ( TPT điều hành thực hiện)
*Hoạt động 1: Kiểm tra điều kiện, ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra sĩ số, trang phục. 
- Ổn định nề nếp.
*Hoạt động 2: Chào cờ (Tiến hành tại sân trường)
- Chào cờ theo nghi thức Đội do TPT điều hành. 
- Nghỉ-Nghiêm!
Chào cờ - Chào!
- Quốc ca!
- Đội ca!
“Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại – Sẵn sàng.”
*Hoạt động 3: Phương hướng, nhiệm vụ tuần 28
* TPT Đội nhận xét thi đua trong tuần. 
-Tổng kết điểm thi đua trong tuần 26.
Nhận xét ưu điểm, tồn tại. 
- Phổ biến một số công việc của HS cần thực hiện trong kế hoạch của nhà trường:
+ Thực hiện nội qui nhà trường.
+ HS cần thực hiện nghiêm khẩu hiệu 5K.
+ Ngày 02/4/2022, Liên đội tiến hành tổ chức ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe – Tiến bước lên đoàn”.khối 4 và 5.
+ Các chi đội nộp bài sưu tập Tem về bộ phận TPT Đội.
+ Duy trì sinh hoạt Đội TNTP Hồ Chí Minh và sinh hoạt Sao nhi đồng theo lịch.
* BGH đánh giá và triển khai công việc trong tuần.
- Cô Hà – Hiệu trưởng nhắc nhở HS toàn trường về các hoạt động học tập và sinh hoạt tại trường trong tuần 28.
 2. Nội dung sinh hoạt trong lớp :
 ( GVCN điều hành thực hiện)
- Nhận xét việc học tập, ôn tập và chất lượng giữa học kì 2.
- Lắng nghe.
- Học sinh đứng lên, tư thế nghiêm trang, chào cờ. Hô đáp khẩu hiệu.
- Lắng nghe.
- Tích cực tham gia.
- Lắng nghe . Tham gia
- Lắng nghe.
-Thực hiện
 -----------------------------------------------------
Tiết 147 Môn: Toán
 ÔN TẬP VỀ ĐO THỂ TÍCH.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Củng cố về quan hệ giữa mét khối, đề- xi- mét khối, xăng-ti- mét khối; viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân; chuyển đổi số đo thể tích.
- Biết giải bài toán liên quan đến tính diện tích, thể tích các hình đã học.
- HS làm bài 1, bài 2, bài 3(a). HSNK làm thêm Bài 3b
Hình thành và phát triển cho HS:
a) Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
b) Năng lực:
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- GV: SGK, bảng phụ
 	- HS : SGK, bảng con...
III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS chơi trò chơi: “ Ai nhanh hơn, đúng hơn” 
- Lớp chia thành 3-4 đội. Mỗi đội chọn 3 bạn tham gia trò chơi tiếp sức, điền số thích hợp vào chỗ chấm.
a./ 17 m38dm3 = ....m3 ‚ 1947cm3 = ..........................m3 
b/ m3 = ....dm3 8,075m3= .dm3
GV giới thiệu, ghi đề: Ôn tập về đo thể tích- GV nhận xét trò chơi
28’
2. Hoạt động thực hành:
* Mục tiêu: 
 - Củng cố về quan hệ giữa mét khối, đề- xi- mét khối, xăng-ti- mét khối; viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân; chuyển đổi số đo thể tích.
- Biết giải bài toán liên quan đến tính diện tích, thể tích các hình đã học.
- HS làm bài 1, bài 2, bài 3(a). HSNK làm thêm Bài 3b
* Cách tiến hành:
2. Thực hành- Luyện tập: 
 Bài 1: Gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV treo bảng phụ, gọi 1 HS lên bảng điền vào bảng phụ.
- HS tự làm bài vào vở.
+ Gọi Hs nhận xét bài của bạn; chữa bài vào vở.
+ GV nhận xét và sửa chữa 
HS đọc thầm tên các đơn vị đo và phần “quan hệ giữa các đơn vị đo liền nhau”.
Bài 2: ( Cột 1 )Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- HS làm bài, Gv theo dõi giúp HS yếu
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét và đổi vở chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3: ( Cột 1 )Viết số đo sau dưới dạng số thập phân
- Gv gợi ý. HS tự làm vào vở.
- Gọi 2 Hs lên bảng làm bài.
+ Gọi HS nhận xét và chữa bài. 
- GV nhận xét. 
- HS đọc đề bài.
- HS làm bài.
- HS nhận xét chữa bài
HS đọc.
HS đọc đề bài, rồi tự làm vào vở.
- HS làm bài trên bảng nêu cách làm
 1 m3 = 1000 dm3 
 7,268 m3 = 7268 dm3 ;
 0,5 m3 = 500 dm3 
 3 m3 2 dm3 = 3002 dm3 
 ( Cột 2 :Dành cho HS khá giỏi )
1 dm3 = 1000 c m 3
4,351 dm3 = 4351 cm3 
0,2 dm3 = 200 cm3 
1 dm3 9 cm3 = 1009 cm3.
- HS đọc đề
- HS làm bài vào vở.
- HS làm bài trên bảng nêu cách làm
a) 6 m 272 dm3 = 6,272 m3 ;
 ( Dành cho HS khá giỏi 
 2105 cm3 = 2,105 dm3 ;
 3 m3 82 dm3 = 3,082 m3 )
b) 8 dm3 439 cm3 = 8,439 cm3 ;
 ( Dành cho HS khá giỏi
 3670 cm3 = 3,670 dm3 ;
 5 dm3 77 cm3 = 5,077 dm3 )
- HS nhận xét chữa bài 
3’
3.Hoạt động vận dụng:
- Nêu bảng đơn vị đo diện tích 
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo vừa học.
- HS nêu
- Hãy ghi 5 bài tập đổi đơn vị đo thể tích mà em nghĩ ra rồi đố bạn bên cạnh và ngược lại.
- HS nghe và thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
----------------------------------------o0o-----------------------------------------
Môn : Tập đọc
Tiết 60 : TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về chiếc áo dài Việt Nam.
- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Sự hình thành và phát triển của áo dài Việt Nam. Vẻ đẹp của áo dài là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương Tây.
Góp phần phát triển năng lực, phẩm chất:
* Năng lực: Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
* Phẩm chất: Giáo dục niềm tự hào dân tộc, quý trọng truyền thống dân tộc với phong cách hiện đại .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV : Tranh ảnh minh hoạ bài học .
- HS : SGK, vở
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1. Hoạt động Mở đầu :
Xem clip bài hát: Một thoáng quê hương
- Trang phục chính của những người con gái trong đoạn phim mặc trang phục gì?
- Nhận xét.
Áo dài được hình thành khi nào, nó có vai trò gì trong văn hóa của người Việt Nam ta. Bài học hôm nay chúng ta cùng đi tìm câu trả lời qua bài tập đọc Tà áo dài Việt Nam. GV ghi đề.
32’
2. Hoạt động hình thức kiến thức mới: 
* Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Chiếc áo Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về chiếc áo dài Việt Nam.
* Cách tiến hành:
12’
10’
10’
*Luyện đọc :
- GV gọi 1 HS đọc.
- Gv cho HS xem Tranh Thiếu nữ bên hoa huệ ( của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân)
- Chia đoạn : chia 4 đoạn ( mỗi lần xuống dòng là một đoạn ) .
- Cho HS đọc nối tiếp theo đoạn
-Luyện đọc các từ khó : áo cánh , phong cách , tế nhị , xanh hồ thuỷ , tân thời , y phục .
- Cho HS nêu câu văn dài khó đọc – GV luyện HS cách ngắt nghỉ hơi.
- Cho HS đọc nối tiếp ( lần 2 )
- HS đọc bài theo cặp
- Gv đọc mẫu toàn bài .
Tìm hiểu bài :
* Đoạn 1 :
H:Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa ?
Giải nghĩa từ :mặc áo lối mớ ba , mớ bảy .
*Đoạn 2,3 : 
H:Chiếc áo dài tân thời có gì khác chiếc áo dài cổ truyền ?
Giải nghĩa từ :áo tứ thân , áo năm thân .
*Đoạn 4:
H:Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam ?
Giải nghĩa từ :Thanh thoát .
- Em có nhận xét gì về vẻ đẹp của nguời phụ nữ trong tà áo dài?
- Gv cho HS nêu nội dung bài. Gv ghi nội dung lên bảng.
- Gv chốt lại bài kết hợp giáo dục HS giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN.
c/ Đọc diễn cảm:
- Cho HS đọc nối tiếp 
- GV hướng dẫn HS nêu giọng đọc .
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn : 
" Phụ nữ Việt Nam xưa.
 ..thanh thoát hơn."
- GV gọi 1 HS đọc 
-Hướng dẫn HS thi đọc diễ ... u trong bụi tầm xuân - thấy hoạ mi nhắm mắt, thu đầu vào lông cổ ngủ khi đêm đến- thấy hoạ mi kéo dài cổ ra mà hót, xù lông rũ hết những giọt sương, nhanh nhẹn chuyền bụi nọ sang bụi kia, tìm sâu ăn lót dạ rồi vỗ cánh bay đi.
+ Bằng thính giác: nghe thấy tiếng hót của hoạ mi vào các buổi chiều, nghe thấy tiếng hót vang lừng chào nắng sớm của nó vào các buổi sáng.
+ HS phát biểu tự do. Chú ý, trong bài chỉ có một hình ảnh so sánh (tiếng hót của chim hoạ mi có khi êm đềm, có khi rộn rã như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch..).
- Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc hoạt động của một con vật mà em yêu thích.
- HS nối tiếp nhau giới thiệu
- 2 HS viết vào bảng nhóm, HS cả lớp viết vào vở, sau đó chia sẻ trước lớp
3’
3.Hoạt động vận dụng:
- Chia sẻ cách viết bài văn tả con vật với mọi người.
- HS nghe và thực hiện
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở chi tiết hoặc hình ảnh so sánh trong bài Chim hoạ mi hót mà em thích, giải thích vì sao ?
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------o0o-----------------------------------------
Thứ sáu ngày 01 tháng 04 năm 2022
Tiết 151	 Toán
PHÉP TRỪ
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải bài toán có lời văn.
- Học sinh làm được bài 1, bài 2, bài 3.
Hình thành và phát triển cho HS:
a) Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
b) Năng lực:
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- GV: SGK, bảng phụ
 	- HS : SGK, bảng con, vở...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
 1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS chơi trò chơi "Gọi thuyền" với nội dung câu hỏi nhu sau:
+ Nêu tính chất giao hoán của phép cộng.
+ Nêu tính chất kết hợp của phép cộng.
- GV nhận xét trò chơi
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò choi
- HS nghe
- HS ghi vở
15’
2.Hoạt động ôn tập kiến thức cũ:
*Mục tiêu: HS nắm được các thành phần và tính chất của phép trừ
*Cách tiến hành:
 - Ôn tập về các thành phần và các tính chất của phép trừ
+ Cho phép trừ : a - b = c ; a, b, c gọi là gì ?
+ Nêu cách tìm số bị trừ ? 
+ Nêu cách tìm số trừ ?
- GV đưa ra chú ý :
a - a = 0 a - 0 = a
- HS thảo luận nhóm, chia sẻ trước lớp:
a : Số bị trừ
b : Số trừ
c : Hiệu
+ Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
+ Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
15’
3. HĐ luyện tập, thực hành: 
*Mục tiêu: Học sinh làm được bài 1, bài 2, bài 3. 
*Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân 
- Học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét chữa bài
Bài 2: HĐ cá nhân 
- Học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét chữa bài
Bài 3: HĐ cá nhân 
- HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét chữa bài
- Tính rồi thử lại theo mẫu
- Cả lớp làm vở, 3 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả
a. 8923 – 4157 = 4766
 Thử lại : 4766 + 4157 = 8923
 27069- 9537 = 17559
 Thử lại : 17559 + 9537 = 27069
b.
c. 7,284 – 5,596 = 1,688	
 Thử lại : 1,668 + 5,596 = 7,284
 0,863- 0,298 = 0,565
 Thử lại : 0,565 + 0,298 = 0,863
- Tìm x
- Cả lớp làm vào vở,2 HS lên bảng làm, chia sẻ cách làm 
a. x + 5,84 = 9,16
 x = 9,16 – 5,84
 x = 3,32
b. x – 0,35 = 2,55
 x = 2,55 + 0,35
 x = 2,9
- Cả lớp theo dõi
- Cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng làm, chia sẻ. 
Bài giải
Diện tích đất trồng hoa là :
540,8 – 385,5 = 155,3 (ha)
Diện tích đất trồng hoa và trồng lúa là :
540,8 + 155,3 = 696,1(ha)
 Đáp số : 696,1ha
3’
4. Hoạt động vận dụng:
- Cho HS giải bài toán theo tóm tắt sau:
4,3 ha
- DT trồng cây ăn quả: 2,7 ha
- DT hồ cá: 0,95 ha
- DT trại nuôi gà: ..?
- HS giải
 Bài giải
Diện tích hồ cá và diện tích trồng cây ăn quả là:
 2,7 + 0,95 = 3,65(ha)
Diện tích trại chăn nuôi gà là: 
 4,3- 3,65 = 0,65 (ha)
 Đáp số: 0,65 ha
- Về nhà tìm các bài tập tương tự để làm thêm.
- HS nghe và thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------o0o-----------------------------------------
Tiết 60	 Tập làm văn
TẢ CON VẬT ( Kiểm tra viết )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nắm được cấu tạo của bài văn tả con vật.
- Viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng.
- Xây dựng những đề bài mở tạo cơ hội cho học sinh sáng tạo, bộc lộ ý kiến, thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình đồng thời thể hiện cách nghĩ, cách cảm, cách diễn đạt.
Hình thành và phát triển cho HS:
a) Phẩm chất: Giáo dục ý thúc yêu quý loài vật.
b) Năng lực:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 	- GV: SGK, bảng phụ, tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số con vật.
 	- HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS hát
- GV kiểm tra HS chuẩn bị trước ở nhà nội dung cho tiết viết bài văn tả một con vật em yêu thích- chọn con vật yêu thích, quan sát, tìm ý.
- GV giới thiệu:Trong tiết tập làm văn trước, các em đã ôn tập về văn tả con vật. Qua phân tích bài văn tả “Chim hoạ mi hót”, các em đã khắc sâu được kiến thức về văn tả con vật: cấu tạo, cách quan sát, cấu tạo và hình ảnhTrong tiết học hôm nay, các em sẽ viết hoàn chỉnh một bài văn tả một con vật mà em yêu thích.
- HS hát
- HS chuẩn bị
- HS nghe và thực hiện
28’
2. Hoạt động thực hành:
* Mục tiêu: Viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc đề.
- Nêu đề bài em chọn?
- Gọi HS đọc gợi ý. 
- GV nhắc nhở HS trước khi làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài
- GV theo dõi và nhắc nhở HS
- GV thu bài.
- 1HS đọc đề bài trong SGK
- HS tiếp nối nhau nói đề văn em chọn
- 1 HS đọc thành tiếng gợi ý 1 
- HS nghe
- HS làm bài
- HS nộp bài
3’
3.Hoạt động vận dụng:
- Chia sẻ với mọi người về bài văn tả con vật.
- HS nghe và thực hiện
- HS về nhà chuẩn bị bài cho tiết Tập làm văn tuần 30.
(Ôn tập về văn tả cảnh, chú ý BT1 (liệt kê những bài văn tả cảnh mà em đã học)
- HS nghe và thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):
.......................................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Tiết 28: SINH HOẠT LỚP TUẦN 28
Sinh hoạt theo chủ điểm: Tiến bước lên Đoàn
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
Giúp HS nhận thấy:
- Nhận biết được trách nhiệm của người HS.
- Tinh thần giúp đỡ bạn cùng tiến bộ .
- Ưu khuyết điểm của bản thân, tổ, lớp tuần qua. 
- Những mặt mạnh cần phát huy và các mặt hạn chế cần khắc phục.
- Rèn luyện và có hướng phấn đấu để vươn lên
*Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp.
* Phẩm chất: 
- Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện trong lao động, nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt và học tập
- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học, hợp tác, chia sử với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.
- Phẩm chất : Trách nhiệm qua ý thức tự rèn luyện, tinh thần tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- GV : Tổng hợp ưu điểm và tồn tại của HS trong tuần thứ 28, kế hoạch tuần 29.
- HS : Tự nhận xét chất lượng học tập và các hoạt động.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
5’
1. Hoạt động mở đầu:
- Hát tập thể
-Giới thiệu hoạt động: ( Tuyên bố lí do)
10’
2. Báo cáo tổng kết công kết công tác Tuần 28:
GV mời: Lớp trưởng điều hành nhận xét tình hình hoạt động sau 1 tuần học.
GV tổng hợp những ưu khuyết điểm: 
* Ưu điểm:
-Về nề nếp: Các em đi học trực tiếp đã đi vào ổn định. Đa số các em đi học đúng giờ
-Tác phong: Các em mặc đồng phục đầy đủ, gọn gàng. 
- Về học tập: Các em tham gia học tập nghiêm túc, kiểm tra bài cũ và làm bài đầy đủ.
* Tồn tại: 
- Một số em còn viết chữ, trình bày bài còn yếu.
- Trong học tập các em ít phát biểu xây dựng bài.
- Sĩ số lớp còn chưa đầy đủ trong các buổi học.
*Hướng khắc phục: 
GV tổng hợp, đưa ra lời khuyên.
- Nhắc nhở các em duy trì tốt nội quy nhà trường.
 - Nhắc nhở, động viên các em phát biểu xây dựng bài.
* Bình bầu cá nhân tốt:
- Lớp trưởng điều hành mời từng tổ trưởng lên báo cáo- các thành viên trong lớp góp ý nhận xét.
- HS lắng nghe nhận xét của cô giáo.
10’
2. Sinh hoạt theo chủ đề:
Hát múa về Đoàn, Đội
- HS tham gia văn nghệ.
10’
3. Thảo luận kế hoạch hoạt động tuần 29: 
-Học tập: Các em học tập, chuẩn bị bài, làm bài đầy đủ, kết hợp ôn tập kiến thức đã học.
- Chuyên cần: Các em đi học đầy đủ, đúng giờ.
Khi vào lớp giữ vệ sinh, thực hiện đúng quy tắc 5K của Bộ y tế phòng chống Covid 19.
- Đạo đức: Thực hiện đúng tác phong của người đội viên. Lễ phép với thầy cô giáo.
- Thực hiện nội quy, nề nếp: Tiếp tục ổn định nề nếp lớp. Thực hiện tốt nội quy của nhà trường.
- Tiếp tục rèn luyện chuẩn bị cho thi nghi thức Đội.
- Thực hiện truy bài 10 phút đầu giờ.
* YC HS phát biểu ý kiến:
- Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- HS theo dõi thảo luận đưa ra các giải pháp thực hiện phù hợp với lớp.
 ----------------------------------------o0o-----------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_nam_hoc_2021_2022_cai_hoang_diem_truo.doc