1. Năng lực:
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: tự học, tự tìm hiểu bài trước khi đến lớp.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: trình bày ý kiến, thảo luận nhóm TLCH.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trả lời các câu hỏi theo ý bản thân
- Năng lực đặc thù:
NL Ngôn ngữ: đọc diễn cảm được bài văn.
NL Văn học: Hiểu ý nghĩa: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
PGD&ĐT HUYỆN HỒNG NGỰ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường Tiểu học Phú Thuận B4 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 7 Tháng 10 năm học: 2022 - 2023 Thứ - Ngày Tiết Môn Tên bài dạy ĐDDH Thứ hai 17/10/2022 1 Toán LUYỆN TẬP CHUNG tr.32 Tivi, bảng phụ 2 Âm nhạc Tivi 3 Tập đọc NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT 4 Lịch sử ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI Tivi 5 Chào cờ Thứ ba 18/10/2022 1 Tiếng anh Tivi, bảng phụ 2 Toán KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN 3 Thể dục 4 Chính tả NGHE - VIẾT: DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG Tivi 5 Khoa học PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT Tivi 6 Đạo đức NHỚ ƠN TỔ TIÊN ( T1) Tivi 7 LT & câu TỪ NHIỀU NGHĨA Tivi, bảng phụ Thứ tư 19/10/2022 1 Toán KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN (tiếp) Tivi, bảng phụ 2 Địa lí ÔN TẬP 3 Kể chuyện CÂY CỎ NƯỚC NAM Tivi 4 Tập đọc TIẾNG ĐÀN BA- LA- LAI- CA TRÊN SÔNG ĐÀ 5 Tin học Thứ năm 20/10/2022 1 Tin học Tivi, bảng phụ 2 Thể dục 3 TLV LUYỆN TẬP TẢ CẢNH Tivi 4 Toán HÀNG CỦA SỐ THẬP PHÂN. ĐỌC, VIẾT SỐ THẬP PHÂN Tivi, bảng phụ 5 Kĩ thuật NẤU CƠM Tivi 6 Khoa học PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO Tivi, tranh ảnh 7 LT & câu LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA Tivi, tranh ảnh Thứ sáu 21/10/2022 1 Toán LUYỆN TẬP Tivi, bảng phụ 2 Mĩ thuật Hình ảnh minh họa 3 Tiếng anh 4 TLV LUYỆN TẬP TẢ CẢNH Tivi 5 SHTT ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TUẦN 7 Phú Thuận B, ngày 17 tháng 10 năm 2022 Tổ trưởng GVCN Nguyễn Minh Trí Nguyễn Hữu Khánh MÔN HỌC: TIẾNG VIỆT ( PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC ) - LỚP: 5 Tên bài học: NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT Thời gian thực hiện: .../10/2022 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực: - Năng lực chung: + Năng lực tự chủ và tự học: tự học, tự tìm hiểu bài trước khi đến lớp. + Năng lực giao tiếp và hợp tác: trình bày ý kiến, thảo luận nhóm TLCH. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trả lời các câu hỏi theo ý bản thân - Năng lực đặc thù: NL Ngôn ngữ: đọc diễn cảm được bài văn. NL Văn học: Hiểu ý nghĩa: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3) - Lồng ghép kiến thức về chủ đề, kết thúc câu chuyện, chuyện có thật và chuyện tưởng tượng, chi tiết, thời gian, địa điểm trong câu chuyện - Ghi lại bằng 1-2 câu ý chính bài Tập đọc 2. Phẩm chất: - Yêu con người: Biết yêu thương, có trách nhiệm với bản thân và bạn bè. - Yêu đất nước: Giáo dục tình yêu thương quê hương đất nước II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh minh hoạ bài đọc. - HS: Đọc trước bài, SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. HĐ Khởi động:(3phút) - Cho HS tổ chức thi đọc nối tiếp đoạn bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét - Nêu chủ điểm sẽ học. - Giới thiệu bài: Những người bạn tốt. - HS thi đọc nối tiếp và trả lời câu hỏi - HS nghe - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 2.1. Luyện đọc: (10phút) * Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. - Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài. * Cách tiến hành: - 1 HS đọc toàn bài - Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm - Nêu chú giải. - Yêu cầu HS đọc theo cặp . - 1 HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu. - HS đọc - HS chia đoạn: 4 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn) - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc: + 4HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó + 4 HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó - HS đọc chú giải. - HS đọc theo cặp. - 1 HS đọc. - HS theo dõi. 2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút) * Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người. ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). * Cách tiến hành: - Cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi rồi báo cáo kết quả trước lớp: - Chuyện gì đã xảy ra với nghệ sĩ tài ba A- ri- ôn? - Điều kì lạ gì xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? - Qua câu chuyện trên em thấy đàn cá heo đáng yêu và đáng quý ở chỗ nào? - Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và đàn cá heo với nghệ sĩ A-ri-ôn? - Những đồng tiền khắc hình một con heo cõng người trên lưng có ý nghĩa gì? - Em có thể nêu nội dung chính của bài? - GV ghi nội dung lên bảng - Ngoài câu chuyện trên em còn biết những chuyện thú vị nào về cá heo? - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc bài, trả lời câu hỏi trong SGK, sau đó báo cáo kết quả: + Ông đạt giải nhất ở đảo Xi- xin với nhiều tặng vật quý giá. Trên chiếc tàu chở ông về, bọn thuỷ thủ đòi giết ông. Ông xin được hát bài hát mình yêu thích nhất và nhảy xuống biển. + Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biển và đưa ông về đất liền nhanh hơn tàu. + Cá heo là con vật thông minh tình nghĩa, chúng biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ và biết cứu giúp người khi gặp nạn. + Đám thuỷ thủ tuy là người nhưng vô cùng tham lam độc ác, không biết chân trọng tài năng. Cá heo là loài vật nhưng thông minh, tình nghĩa .... + Những đồng tiền khắc hình một con heo cõng người trên lưng thể hiện tình cảm yêu quý của con người với loài cá heo thông minh. + Câu chuyện ca ngợi sự thông minh tình cảm gắn bó của loài cá heo đối với con người . - Vài HS nhắc lại + Cá heo biểu diễn xiếc, cá heo cứu các chú bộ đội, cá heo là tay bơi giỏi nhất... 3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm:(8 phút) * Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn * Cách tiến hành: - Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp toàn bài - HS đọc diễn cảm đoạn 3 - GV treo bảng phụ có viết đoạn văn - GV đọc mẫu - Luyện đọc theo cặp - HS thi đọc - 4 HS đọc - HS đọc diễn cảm - HS nghe - HS luyện đọc theo cặp. - HS thi đọc, lớp theo dõi và nhận xét chọn ra nhóm đọc hay nhất 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (4phút) - Em thấy A-ri-ôn là người như thế nào ? - HS nêu - Em có thể làm gì để bảo vệ các loài cá heo cũng như các loài sinh vật biển khác ? -HS nêu IV. Điều chỉnh sau tiết dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Môn học: Đạo đức - lớp 5 Tên bài học: NHỚ ƠN TỔ TIÊN ( T1) Thời gian thực hiện:/10/2022 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực: - Năng lực chung: + Năng lực tự chủ và tự học: tự học, tự tìm hiểu bài trước khi đến lớp. + Năng lực giao tiếp và hợp tác: trình bày ý kiến, thảo luận nhóm TLCH. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trả lời các câu hỏi theo ý bản thân - Năng lực đặc thù: NL Tìm hiểu Tự nhiên xã hội: - Biết con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên. - Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên. 2. Phẩm chất: - Yêu con người: Biết yêu thương, có trách nhiệm với bản thân và bạn bè. - Yêu đất nước: Giáo dục tình yêu thương quê hương đất nước II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV : SGK - HS: vở BT Đạo đức, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS HĐ Khởi động - Cho HS tổ chức thi kể: Hãy kể những việc mình đã làm thể hiện là người có ý chí: - Em đã làm được những việc gì? - Tại sao em lại làm như vậy - Việc đó mang lại kết quả gì? - GV nhận xét đánh giá - Giới thiệu bài: Ai cũng có tổ tiên dòng họ của mình. vậy để nhớ đến tổ tiên ta cần thể hiện như thế nào. Bài học hôm nay các em sẽ hiểu rõ điều đó. - HS thi kể - Cả lớp theo dõi nhận xét - HS nghe - ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(25 phút) * Mục tiêu: - Biết con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên. *Cách tiến hành: * Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện Thăm mộ - GV kể chuyện Thăm mộ - Yêu cầu HS kể : - Nhân ngày tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên? - Theo em, bố muốn nhắc nhở Việt điều gì khi kể về tổ tiên? - Vì sao Việt muốn lau dọn bàn thờ giúp mẹ? - Qua câu chuyên trên, các em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của con cháu với tổ tiên, ông bà? vì sao? - Kết luận: Ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ. Mỗi người điều phải biết ơn tổ tiên và biết thể hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể. *Hoạt động 2: Làm bài tập 1, trong SGK. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 - Gọi HS trả lời a. Cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho gia đình, quê hương, đất nước. b. Không coi trọng các kỉ vật của gia đình dòng họ. c. Giữ gìn nền nếp tốt của gia đình. d. Thăm mộ tổ tiên ông bà. đ. Dù ở xa nhưng mỗi dịp giỗ, tết đều không quên viết thư về thăm hỏi gia đình, họ hàng. - GVKL: Chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, phù hợp với khả năng như các việc: a, c, d, đ. * Hoạt động 3: Tự liên hệ - Yêu cầu HS làm việc cá nhân - GV gọi HS trả lời - GV nhận xét, khen ngợi những em đã biết thể hiện lòng biết ơn các tổ tiên bằng việc làm cụ thể và nhắc nhở HS khác học tập theo bạn. - Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK - HS nghe - 1->2 HS kể lại - Bố cùng Việt ra thăm mộ ông nội, mang xẻng ra don mộ đắp mộ thắp hương trên mộ ông... - Bố muốn nhắc việt phải biết ơn tổ tiên và biểu hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể đó là học hành thật giỏi để nên người. - Việt muốn lau dọn bàn thờ để tỏ lòng biết ơn tổ tiên. - Em thấy rằng mỗi chúng ta cần phải có trách nhiệm giữ gìn, tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, ông bà, hát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, của dân tộc VN ta. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện lên trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lí do - Lớp nhận xét - HS trao đổi với bạn bên cạnh về việc đã làm và chưa làm được về sự thể hiện lòng biết ơn tổ tiên. - HS trình bày trước lớp - HS cả lớp nhận xét - VD: Cùng bố mẹ đi thăm mộ tổ tiên ông bà Cố gắng học tập chú ý nghe lời thầy cô Giữ gìn các di sản của gia đình dòng họ Góp tiền cho các đền chùa gìn giữ nền nếp gia đình Ướ ... .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Môn học: Toán - lớp 5 Tên bài học: LUYỆN TẬP Thời gian thực hiện:/10/2022 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực: - Năng lực chung: + Năng lực tự chủ và tự học: tự học, tự tìm hiểu bài trước khi đến lớp. + Năng lực giao tiếp và hợp tác: trình bày ý kiến, thảo luận nhóm TLCH. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trả lời các câu hỏi theo ý bản thân - Năng lực đặc thù: NL Tính toán: - Biết chuyển phân số thập phân thành hỗn số. - Biết chuyển phân số thập phân thành số thập phân . - HS cả lớp vận dụng kiến thức làm được bài 1, bài 2 (3 phân số thứ 2,3,4), bài 3 . 2. Phẩm chất: - Trung thực: nghiêm túc làm bài tập. - Chăm học, chăm làm: chăm chỉ làm bài tập, hoàn thành bài tập đúng quy định. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, Bảng phụ - HS : SGK, bảng con, vở... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động khởi động:(5 phút) - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên": Chuyển thành phân số thập phân: 0,8; 0,005; 47,5 0,72; 0,06; 8,72 - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi bảng 2. Hoạt động thực hành:(30 phút) * Mục tiêu:- Biết chuyển phân số thập phân thành hỗn số. - Biết chuyển phân số thập phân thành số thập phân . - HS cả lớp làm được bài 1, bài 2 (3 phân số thứ 2,3,4), bài 3 . * Cách tiến hành: Bài 1: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc yêu cầu - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi tìm cách chuyển - GV viết lên bảng phân số và yêu cầu HS tìm cách chuyển phân số thành hỗn số. - GV cho HS trình bày các cách làm của mình, nếu có HS làm bài như mẫu SGK thì yêu cầu em đó nêu cụ thể từng bước làm. Bài 2:HĐ cá nhân - GV gọi HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS dựa theo cách làm bài tập 1 để làm bài tập 2. - GV theo dõi, nhận xét HS. Bài 3: HĐ nhóm - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán. - GV viết lên bảng 2,1 m = ...dm - Yêu cầu HS tìm số thích hợp để điền vào chỗ chấm. - GV gọi HS nêu kết quả và cách làm của mình trước lớp. - GV giảng lại cho HS cách làm như trên cho HS, sau đó yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại. - HS đọc thầm đề bài trong SGK - Bài tập yêu cầu chúng ta chuyển các phân số thập phân thành hỗn số sau đó chuyển hỗn số thành số thập phân. - HS trao đổi cặp đôi và tìm cách chuyển. HS có thể làm như sau : * - HS trình bày các cách chuyển từ phân số thập phân sang hỗn số của mình. - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp. - HS cả lớp làm bài vào vở, báo cáo kết quả - Lưu ý chỉ cần viết kết quả chuyển đổi, không cần viết hỗn số. ; ; = 2,167. - 1 HS đọc đề bài toán trong SGK. - Nhóm trưởng điều khiển HS trao đổi với nhau để tìm số - Một số HS nêu, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến. Cả lớp thống nhất cách làm như sau: 2,1m = m = 2m 1dm = 21dm - HS cả lớp làm bài vào vở. 5,27m = ...cm 5,27m = m = 5m27cm = 527 cm 8,3 m = 830 cm 3,15 m = 315 cm 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (2 phút) - Chuyển các số thập phân sau thành hỗn số: - HS làm bài IV. Điều chỉnh sau tiết dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. MÔN HỌC: TIẾNG VIỆT ( PHÂN MÔN: TẬP LÀM VĂN ) - LỚP: 5 Tên bài học: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH Thời gian thực hiện:/10/2022 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực: - Năng lực chung: + Năng lực tự chủ và tự học: tự học, tự tìm hiểu bài trước khi đến lớp. + Năng lực giao tiếp và hợp tác: trình bày ý kiến, thảo luận nhóm TLCH. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trả lời các câu hỏi theo ý bản thân - Năng lực đặc thù: NL Ngôn ngữ: - Biết chuyển một phần dàn ý (thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước rõ một số đặc điểm nổi bật, rõ trình tự miêu tả . - Viết được đoạn văn miêu tả theo yêu cầu 2. Phẩm chất: - Trung thực: Biết chia sẻ suy nghĩ của bản thân. - Trách nhiệm: có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Sưu tầm tranh ảnh sông nước, biển, sông, suối, hồ, đầm. - HS: SGK, vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động khởi động:(3 phút) - Cho HS tổ chức thi đọc lại dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS thi đọc dàn ý. - HS bình chọn dàn ý hay, chi tiết - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(30 phút) * Mục tiêu: Biết chuyển một phần dàn ý (thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước rõ một số đặc điểm nổi bật, rõ trình tự miêu tả . * Cách tiến hành: - Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý - Yêu cầu HS viết đoạn văn của phần thân bài. - Yêu cầu 2 HS dán bài trên bảng và đọc bài. - GV nhận xét, bổ sung - Yêu cầu HS dưới lớp đọc bài - GV nhận xét. - HS lắng nghe - 2 HS nối tiếp đọc yêu cầu và gợi ý. - 1 HS đọc bài văn: Vịnh Hạ Long. - 2 HS làm bài vào bảng nhóm.Lớp làm bài vào vở. - 2 HS lần lượt trình bày bài của mình. - Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. - 5 HS đọc bài mình viết. Ví dụ: Con sông Hồng bao đời gắn với con người dân quê tôi. Tiếng sóng vỗ vào hai bờ sông ì oạp như tiếng mẹ vỗ về yêu thương con. Dòng sông mềm như dải lụa ôm gọn mảnh đất xứ Đoài vào lòng. Nước sông bốn mùa đục ngầu đỏ nặng phù sa. Trên những bãi đồi ven sông ngô lúa quanh năm xanh tốt. Những buổi chiều hè đứng ở bờ bên này có thể nhìn thấy khói bếp bay lên sau những rặng tre xanh của làng bên. Làn gió nhẹ thổi tới, mặt nước lăn tăn gợi sóng. Tiếng gõ lách cách vào mạn thuyền của bác thuyền chài từ đâu vang vọng tới. Con sông quê hương gắn bó thân thiết với chúng tôi, nó chứng kiến bao kỷ niệm vui buồn của tuổi thơ mỗi người. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(2 phút) + Em miêu tả theo trình tự nào (thời gian, không gian hay cảm nhận của từng giác quan) ? + Nêu những chi tiết nổi bật, những liên tưởng thú vị, tình cảm, cảm xúc của em. - HS nêu IV. Điều chỉnh sau tiết dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC: SINH HOẠT - LỚP 5 TÊN HOẠT ĐỘNG: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TUẦN 7 – 1 TIẾT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - HS nắm được ưu điểm và nhược điểm về các mặt: Học tập, nề nếp, vệ sinh, và việc thực hiện nội quy của trường của lớp. - HS đưa ra được nhiệm vụ và biện pháp để thực hiện kế hoạch tuần tiếp theo. - Sinh hoạt theo chủ điểm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ viết sẵn kế hoạch tuần tới. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động: - Gọi lớp trưởng lên điều hành: 2. Nội dung sinh hoạt: a. Giới thiệu: - GV hỏi để học sinh nêu 3 nội dung hoặc giáo viên nêu. 1. Đánh giá nhận xét hoạt động tuần vừa qua. 2. Xây dựng kế hoạch cho tuần sau. 3. Sinh hoạt theo chủ điểm b. Tiến hành sinh hoạt: *Hoạt động 1: Đánh giá nhận xét hoạt động trong tuần Gv gọi lớp trưởng lên điều hành. - Nề nếp: - Học tập: - Vệ sinh: - Hoạt động khác GV: nhấn mạnh và bổ sung: - Một số bạn còn chưa có ý thức trong công tác vê sinh. - Sách vở, đồ dùng học tập - Kĩ năng chào hỏi ? Để giữ cho trường lớp xanh - sạch- đẹp ta phải làm gì? ? Để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác ta cần làm gì? *H. đông 2: Xây dựng kế hoạch trong tuần - GV giao nhiệm vụ: Các nhóm hãy thảo luận, bàn bạc và đưa ra những việc cần làm trong tuần tới (TG: 5P) - GV ghi tóm tắt kế hoạch lên bảng hoặc bảng phụ - Nề nếp: Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp - Học tập: - Lập thành tích trong học tập - Chuẩn bị bài trước khi tới lớp. - Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, lớp học, khu vực tư quản sạch sẽ. - Hoạt động khác + Chấp hành luật ATGT + Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh lớp học, khu vực sân trường. - Tiếp tục trang trí lớp học - Hưởng ứng tuần lễ Học tập suốt đời *Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ điểm - GV mời LT lên điều hành: - GV chốt nội dung, chuẩn bị cho tiết sinh hoạt theo chủ điểm tuân sau. 3. Tổng kết: - Cả lớp cùng hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kêt” - Lớp trưởng lên điều hành: - Cả lớp cùng thực hiện. - HS lắng nghe và trả lời. - Lớp trưởng điều hành các tổ báo cáo ưu và khuyết điểm: + Tổ 1 + Tổ 2 + Tổ 3 - HS lắng nghe. - HS trả lời - Lớp trưởng điều hành các tổ thảo luận và báo cáo kế hoạch tuần 6 + Tổ 1 + Tổ 2 + Tổ 3 - HS nhắc lại kế hoạch tuần - LT điều hành + Tổ 1 Kể chuyện + Tổ 2 Hát + Tổ 3 Đọc thơ IV. Điều chỉnh sau tiết dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: