Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Tuần 5

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Tuần 5

- Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp trong nhóm

- Lưu ý ngắt câu dài: Thế là / A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to/vừa chắc ra / nắm lấy bàn tay dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói.

- Yêu cầu HS đọc chú thích.

- Luyện đọc theo cặp.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu toàn bài.

+ Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, đắm thắm

+ Đoạn đối thoại thân mật, hồ hởi.

 

doc 39 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 116Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 03 tháng 10 năm 2022
Buổi sáng
Tập đọc
	Tiết 33: MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
- Đọc diễn cảm toàn bài văn thẻ hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn. 
- HSKT: Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
2. Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng kĩ năng đọc, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- Cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ "Bài ca về trái đất" và trả lời câu hỏi
- GV đánh giá 
- Giới thiệu bài- Ghi bảng
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- Lớp nhận xét
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
2.1. Luyện đọc: (15 phút)
* Mục tiêu:Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp trong nhóm
- Lưu ý ngắt câu dài: Thế là / A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to/vừa chắc ra / nắm lấy bàn tay dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói.
- Yêu cầu HS đọc chú thích.
- Luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài.
+ Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, đắm thắm
+ Đoạn đối thoại thân mật, hồ hởi.
- 1 HS M3,4 đọc bài.
- Nhóm trưởng điều khiển:
+ HS đọc nối tiếp đoạn văn lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó.
- HS đọc nối tiếp đoạn văn lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó.
- 1 học sinh đọc.
- Học sinh luyện đọc theo cặp 
- 1 học sinh đọc toàn bài
- Lớp theo dõi.
2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: (7 phút)
* Mục tiêu: Hiểu nội dung : Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
* Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận nhóm, đọc bài, trả lời câu hỏi sau đó chia sẻ trước lớp
+ Anh Thuỷ gặp anh A-lêch-xây ở đâu?
+ Dáng vẻ của A-lêch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?
+ Dáng vẻ của A-lêch-xây gợi cho tác giả cảm nghĩ gì?
+ Chi tiết nào trong bài làm cho em nhớ nhất? Vì sao?
+ Bài tập đọc nêu nên điều gì?
- GVKL:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận trả lời câu hỏi rồi chia sẻ trước lớp
- Ở công trường xây dựng 
- Vóc dáng cao lớn, mái tóc vàng óng, ửng lên như một mảng nắng, thân hình chắc và khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân khuôn mặt to chất phát.
- Cuộc gặp gỡ giữa 2 người đồng nghiệp rất cởi mở và thân mật, nhìn nhau bằng
 bằng bàn tay đầy dầu mỡ.
- Chi tiết tả anh A-lếch-xây khi xuất hiện ở công trường chân thực. Anh A-lếch-xây được miêu tả đầy thiện cảm.
- Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam qua đó thể hiện tình cảm hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
- Học sinh nêu lại nội dung bài.
3. Hoạt động đọc diễn cảm:(7 phút)
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc nối tiếp bài.
- Chọn đoạn 4 luyện đọc
- GV đọc mẫu :
+ Thế là /A-lếch-xây... vừa to/ vừa chắc đưa ra/ nắm lấy..... tôi
+ Lời A-lếch-xây thân mật cởi mở.
- Luyện đọc theo cặp
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm thi.
- GV nhận xét, đánh giá
- 4 HS nối tiếp đọc hết bài
- Dựa vào nội dung từng đoạn nêu giọng đọc cho phù hợp
- Học sinh nghe phát hiện chỗ ngắt giọng và nhấn giọng
- HS luyện đọc theo cặp
- 3 Học sinh thi đọc diễn cảm đoạn 4.
- HS nghe
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (4 phút)
- Câu chuyện giữa anh Thuỷ và A-lếch-xây gợi cho em cảm nghĩ gì ?
- Học sinh trả lời.
- Sưu tầm những tư liệu nói về tình hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.
- HS nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
Tiết 21: ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng. 
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài. 
- HS cả lớp làm được bài 1, bài 2(a, c), bài 3 .
- HSKT: Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
2. Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu bài - ghi bảng
- Hát
- HS nghe
2. Hoạt động thực hành: (25 phút)
* Mục tiêu: Biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài.HS cả lớp làm được bài 1, bài 2(a, c), bài 3 . 
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cặp đôi
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, điền đầy đủ vào bảng đơn vị đo độ dài.
 - Gọi HS báo cáo kết quả thảo luận.
- Yêu cầu HS dựa vào bảng nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng.
Bài 2(a, c): HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài tập vào vở.
- Gọi HS nhận nhận xét.
 GV đánh giá
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS nêu đề bài 
- Yêu cầu HS làm bài
- Yêu cầu HS nêu cách đổi.
- Chữa bài, nhận xét bài làm.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- Thảo luận cặp, hoàn thiện bảng đơn vị đo độ dài.
- HS báo cáo kết quả, lớp theo dõi, nhận xét.
- 2HS nêu, lớp nhận xét
- Viết số thích hợp vào chỗ trống
- HS làm bài cá nhân, chia sẻ
135m = 1350dm
342dm = 3420cm
15cm = 150mm
1mm= cm
1cm = m
1m = km
- HS nêu
- HS chia sẻ
 4km 37m = 4037m; 354 dm = 34m 4dm
 8m 12cm = 812cm; 3040m = 3km 40m
3. Hoạt động ứng dụng: (4 phút)
- Cho HS vận dụng kiến thức làm bài tập sau:
 Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi là 480m, chiều dài hơn chiều rộng là 4 dam. Tìm diện tích hình chữa nhật.
- HS đọc bài toán
- HS làm bài
Giải:
Đổi : 4 dam = 40 m.
Nửa chu vi thửa ruộng là :
480 : 2 = 240 (m)
Chiều rộng thửa ruộng là :
(240 – 40) : 2 = 100 (m)
Chiều dài thửa ruộng là :
100 + 40 = 140 (m)
Diện tích thửa ruộng là :
140 100 = 1400 (m2)
Đáp số : 1400 m2 
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (1 phút)
- Về nhà đo chiều dài, chiều rộng mặt chiếc bàn học của em và tính diện tích mặt bàn đó.
- HS nghe và thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
................................................................................................................................................................................................................................................................................
BUỔI CHIỀU
Chính tả
	Tiết 34: Nghe - viết : MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Viết đúng bài chính tả, biết trình bày đúng đoạn văn. 
- Tìm được các tiếng có chứa uô;ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh: trong các tiếng có uô, ua(BT2); tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT3. HS (M3,4) làm được đầy đủ bài tập 3 
- Nghiêm túc, yêu thích viết chính tả.
- HSKT: Viết đúng bài chính tả, biết trình bày đúng đoạn văn. 
2. Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất: Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ viết sẵn mô hình cấu tạo vần. Phấn mầu.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Hoạt động mở đầu:(3 phút)
 - Cho HS thi viết số từ khó, điền vào bảng mô hình cấu tạo từ các tiếng: tiến, biển, bìa, mía.
- GV đánh giá
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS đội HS thi điền
- HS nghe
- HS viết vở
2. HĐ hình thành kiến thức mới:
2.1. Chuẩn bị viết chính tả. (7 phút)
*Mục tiêu: 
- HS nắm được nội dung đoạn viết và biết cách viết các từ khó.
- HS có tâm thế tốt để viết bài.
*Cách tiến hành:
*Tìm hiểu nội dung đoạn viết.
- GV đọc toàn bài.
- Dáng vẻ người ngoại quốc này có gì đặc biệt?
*Hướng dẫn viết từ khó : 
- Trong bài có từ nào khó viết ?
- GV đọc từ khó cho học sinh viết.
- Học sinh đọc thầm bài chính tả.
- Cao lớn, mái tóc vàng óng, ửng lên một mảng nắng, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to chất phát gợi lên nét giản dị, thân mật.
- Học sinh nêu: buồng máy, ngoại quốc, công trường, khoẻ, chất phác, giản dị.
 - 3 em viết bảng, lớp viết nháp
2.2. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu: Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
*Cách tiến hành:
- GV đọc lần 1.
- GV đọc lần 2 cho HS viết bài.
- HS theo dõi.
- HS viết bài
2.3. HĐ chấm và nhận xét bài. (3 phút)
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.
*Cách tiến hành:
- GV đọc soát lỗi
- Chấm 7-10 bài, chữa lỗi
- Học sinh soát lỗi.
- Đổi vở soát lỗi.
3. HĐ luyện tập, thực hành: (8 phút)
*Mục tiêu: Tìm được các tiếng có chứa uô;ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh: trong các tiếng có uô, ua (BT2); tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT3. HS (M3,4) làm được đầy đủ bài tập 3 .
*Cách tiến hành:
Bài 2: HĐ cá nhân
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu nội dung bài tập
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Em có nhận xét gì về cách ghi dấu thanh trong mỗi tiếng em vừa tìm được?
- GV nhận xét, đánh giá
Bài 3: HĐ nhóm
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm 
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét và sửa câu thành ngữ, ý chưa đúng.
- 2 HS đọc nối tiếp trước lớp.
- Lớp làm vở.
- Các tiếng chứa uô: cuốn, cuộc, buôn, muốn,
- Các tiếng có chứa ua: của; múa
- Tiếng chứa ua dấu thanh đặt ở chữ cái đầu âm chính ua là chữ u.
- Tiếng chứa uô dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chính uô là chữ ô.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS thảo luận nhóm đôi làm bài.
+ Muôn người nh ... i 2. Thống kê số học sinh trong lớp theo tổ như mẫu sau:
Tổ
Số học sinh
Nữ
Nam
Bài làm
Tổ
Số học sinh
Nữ
Nam
1
8
5
3
2
8
4
4
3
9
6
3
4
9
5
4
Bài 3. Thống kê số học sinh trong lớp theo học lực ở tổ như mẫu sau:
Tổ
Học sinh Giỏi
Học sinh Khá
Học sinh TB
Bài làm
Tổ
Học sinh Giỏi
Học sinh Khá
Học sinh TB
1
4
3
1
2
3
3
2
3
5
3
1
4
6
2
1
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY	
................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu, ngày 7 tháng 10 năm 2022
Toán
Tiết 25: MI-LI-MÉT VUÔNG. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Biết tên gọi, kí hiệu độ lớn của mi-li-mét vuông. Quan hệ giữa mm2 và cm2.
- Biết tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích.
- HS cả lớp làm được bài 1, bài 2a (cột 1).
- HSKT : Biết tên gọi, kí hiệu độ lớn của mi-li-mét vuông. Quan hệ giữa mm2 và cm2.
2. Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ , hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh 1mm (SGK). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động mở đầu: (3 phút)
- Ổn định tổ chức 
- Cho HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - ghi bảng
- Hát 
- HS nêu
- Học sinh lắng nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (20 phút)
* Mục tiêu: Biết tên gọi, kí hiệu độ lớn của mi-li-mét vuông. Quan hệ giữa mm2 và cm2.
* Cách tiến hành:
* Giới thiệu đơn vị đo diện tích mm2
+ Hình thành biểu tượng về mm2
- Nêu tên các đơn vị diện tích đã học?
-Trong thực tế hay trong khoa học nhiều khi chúng ta cần đo diện tích rất bé mà dùng các đơn vị đo diện tích đã học chưa thuận tiện. Vì vậy, người ta dùng đơn vị đo nhỏ hơn là mm2
- GV treo hình vẽ SGK. Hình vuông cạnh 1mm
- Diện tích hình vuông đó là bao nhiêu ?
- Tương tự như các đơn vị trước, mm2 là gì?
- Ký hiệu mi-li-mét vuông là như thế nào?
- HS quan sát hình vẽ. Tính diện tích hình vuông có cạnh 1cm?
- Diện tích hình vuông 1cm gấp bao nhiêu lần diện tích hình vuông có cạnh dài 1mm
Vậy 1cm2 = ? mm2
1mm2 = ? cm2	
* Bảng đo đơn vị diện tích
- GV treo bảng phụ kẻ sẵn phần bảng.
- Gọi học sinh nêu tên các đơn vị đo diện tích bé đến lớn (GV viết bảng kẻ sẵn tên đơn vị đo diện tích)
Gv ghi vào cột m2
1m2 = ? dm2
1m2 = dam2
- Tương tự học sinh làm các cột còn lại
- GV kiểm tra bảng đơn vị đo diện tích của học sinh trên bảng
- Hai đơn vị đo diện tích liên kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ?
- cm2; dm2 ; m2; dam2; hm2 ; km2
- Học sinh lắng nghe
- Diện tích hình đó là: 
 1mm x 1mm = 1mm2
- Diện tích một hình vuông có cạnh 1mm. 
- 1mm2.
- Diện tích hình vuông:
 1cm x 1cm = 1cm2.
- Gấp 100 lần.
1cm2 = 100mm2
1mm2 = cm2
Học sinh nhắc lại
- Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung
- Học sinh làm vở, 1 HS làm bảng
- Hơn kém nhau 100 lần.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: - Biết tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích .
 - HS cả lớp làm được bài 1, bài 2a (cột 1 ).
*Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cặp đôi
- HS đọc yêu cầu
a) GV viết các số đo diện tích yêu cầu học sinh đọc.
b) GV đọc các số đo diện tích yêu cầu học sinh viết các số đo đó
- GV nhận xét chữa bài
Bài 2a(cột 1): HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh thực hành 2 phép đổi.
 + Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé:
 7 hm2 = ...m2
- Biết mỗi đơn vị diện tích ứng với 2 chữ số trong số đo diện tích. Khi đổi từ hm2 ra m2, ta lần lượt đọc tên các đơn vị đo diện tích từ hm2 đến m2, mỗi lần đọc viết thêm 2 chữ số 0 vào sau số đo đã cho. Ta có: 7hm2 = 7 00 00 
 hm2 dam2 m2
 Vậy 7hm2 = 70000 m2
- Yêu cầu HS làm tiếp phần còn lại
- GV chấm, nhận xét.
- HS đọc
- Học sinh lần lượt đọc, viết theo cặp
- Học sinh viết số đo diện tích vào vở và đổi vở để kiểm tra
- HS đọc
- Học sinh theo dõi, thực hiện lại hướng dẫn của giáo viên
+ Đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn:
 90000m2 = ... hm2
Tương tự như trên ta có :
 9 0000 = ...hm2
hm2 dam2 m2
Vậy 90000m2 = 9 hm2
- HS làm bài
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3 phút)
- Cho HS vận dụng kiến thức làm các bài tập sau:
 6 cm2 = .... mm2 
 2 m2 = ..... dam2 
 6 dam2 = ..... hm2 
 4 hm2 = ..... km2 
- HS làm bài
 6 cm2 = 400 mm2 
 2 m2 = 2/100 dam2 
 6 dam2 = 6/100 hm2 
 4 hm2 = 4/100 km2 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY	
................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập làm văn
 Tiết 40: TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (Vế ý, bố cục, dùng từ, đặt câu,)
- Nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa được lỗi.
- HSKT: Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh
2. Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: Yêu thích văn tả cảnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- Ổn định tổ chức
- GV kiểm tra bảng thống kê : Bài tập 2(trang 9)
- GV nhận xét bài làm của học sinh
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- Hát
- HS chuẩn bị
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành: (27 phút)
* Mục tiêu: Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (Vế ý, bố cục, dùng từ, đặt câu,)
* Cách tiến hành:
- GV nhận xét bài làm của HS
*Ưu điểm:
- Nhìn chung học sinh hiểu đề viết được bài văn tả cơn mưa theo đúng yêu cầu của đề bài.
+ Bố cục, mở bài, thân bài, kết luận.
- Diễn đạt khá trôi chảy, viết câu đúng ngữ pháp, xếp ý hợp lôgíc.
- Bài viết có sáng tạo biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật so sánh, dùng từ gợi tả âm thanh, hình ảnh để miêu tả.
- Nhìn chung chữ viết khá rõ ràng, đẹp, trình bày khá khoa học.
*Nhược điểm:
- Một số bài viết dùng từ còn chưa chính xác
- Trình bày chưa khoa học
- Một vài em còn mắc nhiều lỗi chính tả
- Chữ viết xấu, cẩu thả.
- GV viết bảng phụ lỗi phổ biến:
+ Lỗi dùng từ.
- Tiếng mưa đập bùng bùng vào lá xoài
- Mưa chảy bốn bề sân
- Gió thổi càng xiết.
- Con gà chạy ....... tránh mưa.
- Ánh nắng long lanh.
+ Lỗi chính tả
Sai phụ âm
chỗ chú
đi chốn.
buổi chưa.
dội suống
- Yêu cầu học sinh viết lại một đoạn văn chưa hay ở trong bài.
- GV nhận xét
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh thảo luận nhóm 4, sửa lỗi sai:
 + Tiếng mưa đập bùng bùng vào tàu lá chuối.
- Nước chảy lênh láng khắp sân.
- Gió thổi càng mạnh.
- Con gà ngật ngưỡng chạy tìm chỗ tránh mưa.
- Ánh nắng le lói chiếu xuống mặt đất
 chỗ trú
 đi trốn
 buổi trưa
 dội xuống
- Học sinh tự sửa lỗi trong vở bài tập.
- Học sinh viết
- Học sinh trình bày (3-4 em)
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (5 phút)
- Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh ?
- HS nêu
- Vẽ một bức tranh mô tả bài văn của em.
- HS nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5: SINH HOẠT LỚP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức	
- HS nắm được ưu điểm và nhược điểm về các mặt: Học tập, nề nếp, vệ sinh, và việc thực hiện nội quy của trường của lớp.
- HS đưa ra được nhiệm vụ và biện pháp để thực hiện kế hoạch tuần tiếp theo.
- Sinh hoạt theo chủ điểm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ viết sẵn kế hoạch tuần tới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Hoạt động khởi động:
- Gọi lớp trưởng lên điều hành:
2. Nội dung sinh hoạt:
a. Giới thiệu: 
- GV hỏi để học sinh nêu 3 nội dung hoặc giáo viên nêu.
1. Đánh giá nhận xét hoạt động tuần vừa qua.
2. Xây dựng kế hoạch cho tuần sau. 
3. Sinh hoạt theo chủ điểm 
b. Tiến hành sinh hoạt:
*Hoạt động 1: Đánh giá nhận xét hoạt động trong tuần
Gv gọi lớp trưởng lên điều hành.
- Nề nếp:
- Học tập:
- Vệ sinh:
- Hoạt động khác
GV: Nhấn mạnh và bổ sung: 
- Một số bạn còn chưa có ý thức trong công tác vê sinh.
- Sách vở, đồ dùng học tập 
- Kĩ năng chào hỏi
? Để giữ cho trường lớp xanh - sạch- đẹp ta phải làm gì?
? Để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác ta cần làm gì?
*Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch trong tuần
- GV giao nhiệm vụ: Các nhóm hãy thảo luận, bàn bạc và đưa ra những việc cần làm trong tuần tới (TG: 5P)
- GV ghi tóm tắt kế hoạch lên bảng hoặc bảng phụ
- Nề nếp: Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp
- Học tập: - Lập thành tích trong học tập
 - Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
- Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, lớp học, khu vực tư quản sạch sẽ.
- Hoạt động khác
+ Chấp hành luật ATGT
+ Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh lớp học, khu vực sân trường.
- Tiếp tục trang trí lớp học
- Hưởng ứng tuần lễ Học tập suốt đời
*Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ điểm 
- GV mời LT lên điều hành:
 - GV chốt nội dung, chuẩn bị cho tiết sinh hoạt theo chủ điểm tuân sau.
3. Tổng kết: 
 - Cả lớp cùng hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kêt”
- Lớp trưởng lên điều hành:
- Cả lớp cùng thực hiện.
- HS lắng nghe và trả lời.
- Lớp trưởng điều hành các tổ báo cáo ưu và khuyết điểm:
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- Lớp trưởng điều hành các tổ thảo luận và báo cáo kế hoạch tuần 6
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
- HS nhắc lại kế hoạch tuần
- LT điều hành
+ Tổ 1 Kể chuyện
+ Tổ 1 Hát
+ Tổ 2 Đọc thơ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_nam_hoc_2022_2023_tuan_5.doc