Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2018-2019

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2018-2019

- HS đọc thầm bài và câu hỏi sau đó thảo luận và trả lời câu hỏi

+ Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?

+ Cô bé Gioan có đủ tiền mua chuỗi ngọc lam không?

+ Chi tiết nào cho biết điều đó?

+ Thái độ của chú Pi-e lúc đó như thế nào?

 

doc 48 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 102Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Thứ hai ngày 3 tháng 12 năm 2018
Tập đọc
CHUỖI NGỌC LAM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu ,biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm bài văn ,biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật ,thể hiện được tính cách nhân vật.
3. Thái độ: Giáo dục tình yêu thương giữa con người với con người.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
	- Học sinh: Sách giáo khoa 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Tổ chức cho 3 học sinh thi đọc đoạn trong bài Trồng rừng ngập măn.
- Giáo viên nhận xét. 
- Giới thiệu bài và tựa bài: Chuỗi ngọc lam
- 3 học sinh thực hiện.
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (12 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ khó trong bài : Pi-e, con lơn, Gioan,làm lại,...
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: Lễ Nô-en, giáo đường
*Cách tiến hành: HĐ cả lớp
- Cho HS đọc toàn bài.
- Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm
- Luyện đọc theo cặp.
- HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu.
Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1
- 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu.......người anh yêu quý ?
+ Đoạn 2: Còn lại
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc
+ 2 HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó.
+ 2 HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- 2 HS đọc cho nhau nghe
- 1 HS đọc
- HS theo dõi.
3. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút)
*Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu ,biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
*Cách tiến hành: 
Phần 1
- HS đọc thầm bài và câu hỏi sau đó thảo luận và trả lời câu hỏi
+ Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?
+ Cô bé Gioan có đủ tiền mua chuỗi ngọc lam không?
+ Chi tiết nào cho biết điều đó?
+ Thái độ của chú Pi-e lúc đó như thế nào?
- GV kết luận nội dung phần 1
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm phần 1 theo vai.
- Tổ chức HS thi đọc
- GV nhận xét 
Phần 2
 - Gọi 3 HS đọc nối tiếp phần 2
- Yêu cầu HS đọc thầm trong nhóm và trả lời câu hỏi
+ Chị của cô bé Gioan tìm gặp chú Pi-e để làm gì?
+ Vì sao chú Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua ngọc?
+ Chuỗi ngọc có ý nghĩa như thế nào đối với chú Pi-e?
+ Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?
- GV kết luận nội dung phần
+ Em hãy nêu nội dung chính của bài?
- GV ghi nội dung bài lên bảng
- Tổ chức HS đọc diễn cảm phần 2
- HS thi đọc 
- GV nhận xét 
Lưu ý:
 - Đọc đúng: M1, M2
- Đọc hay: M3, M4
- Nhóm trưởng cho các bạn đọc, TLCH và chia sẻ trước lớp:
+ Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng chị nhân ngày lễ nô-en. Đó là người chị đã thay mẹ nuôi cô từ khi mẹ mất.
+ Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc lam.
+ Cô bé mở khăn tay, đỏ lên bàn một nắm xu và nói đó là số tiền cô đã đập con lợn đất.
+ Chú Pi- e trầm ngâm nhìn cô bé rồi lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền trên chuỗi ngọc lam.
- HS luyện đọc
- HS thi đọc
- HS nghe
- 3 HS đọc nối tiếp
- HS thảo luận nhóm TLCH:
+ Cô tìm gặp chú Pi-e để hỏi xem có đúng bé Gioan đã mua chuỗi ngọc ở đây không? Chuỗi ngọc có phải là ngọc thật không? Pi-e đã bán cho cô bé với giá bao nhiêu?
+ Vì em bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền mà em có.
+ Đây là chuỗi ngọc chú Pi-e dành để tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng cô đã mất trong một vụ tai nạn giao thông.
+ Các nhân vật trong câu chuyện này đề là những người tốt, có tấm lòng nhân hậu. Họ biết sống vì nhau, mang lại hạnh phúc cho nhau. Chú Pi-e mang lại niềm vui cho cô bé Gioan. Bé Gioan mong muốn mang lại niềm vui cho người chị đã thay mẹ nuôi mình. Chị của cô bé đã cưu mang nuôi nấng cô bé từ khi mẹ mất.
- HS nêu nội dung của bài:Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu ,biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác 
- HS đọc
- HS đọc cho nhau nghe
- 2 HS thi đọc
3. HĐ ứng dụng: (2 phút)
- Qua bài này em học được điều gì từ bạn nhỏ ?
- Học sinh trả lời.
4. Hoạt động sáng tạo: (2 phút)
- Về nhà tìm đọc thêm những câu chuyện có nội dung ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
- Lắng nghe và thực hiện.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------------------------
Toán
CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn .
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chia 1 số tự nhiên cho 1 số TN thương tìm được là 1 số TP 
3.Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. Tính nhanh nhẹn – trình bày khoa học.
- HS cả lớp làm được bài 1(a), bài 2 .
 4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi"Gọi thuyền"
- Cách chơi: 
+ Trưởng trò hô: Gọi thuyền , gọi thuyền.
+ Cả lớp đáp: Thuyền ai, thuyền ai
+ Trưởng trò hô: Thuyền....(Tên HS)
+ HS hô: Thuyền... chở gì ?
+ Trưởng trò : Chuyền....chở phép chia: .....:10 hoặc 100; 1000...
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài, ghi bảng 
 - HS chơi trò chơi.
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
*Mục tiêu: Biết chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân . 
*Cách tiến hành: 
 Ví dụ 1: HĐ cá nhân
- GVnêu bài toán ví dụ: Một cái sân hình vuông có chu vi là 27m. Hỏi cạnh của sân dài bao nhiêu mét?
- Thực hiện theo sách giáo khoa
Ví dụ 2: HĐ cá nhân
- GV nêu ví dụ: Đặt tính và thực hiện phép tính 43 : 52.
+ Phép chia 43 : 52 có thể thực hiện giống phép chia 27 : 4 không ? Vì sao?
+ Hãy viết số 43 thành số thập phân mà giá trị không thay đổi.
+ Vậy để thực hiện 43 : 52 ta có thể thực hiện 43,0 : 52 mà kết quả không thay đổi.
- GV yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện của mình.
- Quy tắc thực hiện phép chia
- HS nghe và tóm tắt bài toán.
 27 4
	30	6,75 (m)
	 20
 0
- HS nghe yêu cầu.
- Phép chia 43 : 52 có số chia lớn hơn số bị chia (52 > 43) nên không thực hiện giống phép chia 27 : 4.
- HS nêu : 43 = 43,0
- HS thực hiện đặt tính và tính 43,0 : 52 và 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nêu cách thực hiện phép tính trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét để thống nhất cách thực hiện phép tính.
- 3 đến 4 HS nêu trước lớp.
3. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: Biết chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn .
- HS cả lớp làm được bài 1(a), bài 2 .
*Cách tiến hành:
 Bài 1a: HĐ Cá nhân 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu HS áp dụng quy tắc vừa học tự đặt tính và tính.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét chữa bài
Bài 2: HĐ Cá nhân 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét, kết luận
Bài 1b(M3,4): HĐ cá nhân
- Cho HS tự làm bài vào vở và chữa bài.
Bài 3(M3,4): HĐ cá nhân
- Cho HS tự làm bài vào vở và chia sẻ trước lớp
- Đặt tính rồi tính
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một cột, HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ kết quả
Bài giải
May 1 bộ quần áo hết số mét vải là:
70 : 25 = 2,8 (m)
May 6 bộ quần áo hết số mét vải là:
2,8 6 = 16,8 (m)
 Đáp số: 16, 8m
- HS làm bài vào vở, báo cáo GV
b) Kết quả các phép tính lần lượt là:
1,875; 6,25;20,25
- HS tự làm bài và báo cáo GV
- Kết quả là : 0,4; 0,75; 3,6.
4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho HS vận dụng kiến thức giải bài toán sau:
Một xe máy đi 400km tiêu thụ hết 9l xăng. Hỏi xe máy đó đi 300km thì tiêu thụ hết bao nhiêu lít xăng ?
- HS làm bài
Giải
Đi 1km tiêu thụ hết số lít xăng là:
 9 : 400 = 0,0225(l)
 Đi 300km tiêu thụ hết số lít xăng là:
 0,0225 x 300= 6,75(l)
 Đáp số: 6,75l xăng
5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà sưu tầm các dạng toán tương tự như trên để làm thêm.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-----------------------------------------------------------
Lịch sử
THU - ĐÔNG 1947, VIỆT BẮC "MỒ CHÔN GIẶC PHÁP"
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Trình bày sơ lược diễn biến của chiến dịch Việt –Bắc thu đông 1947 trên lược đồ, nắm được ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch( phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đàu não kháng chiến, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến).
 + Âm mưu của Pháp đánh lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng bộ đội chủ lực của ta đ ... , toàn thân , thăng bằng, nhảy của bài thể dục phát triển chung. 
	- Học động tác điều hoà của bài thể dục phát triển chung. 
	- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi "Thăng bằng".
	- Giáo dục học sinh rèn luyện thân thể 
II. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN
	-Vệ sinh an toàn sân trường.
	- Còi và kẻ sân chơi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
NỘI DUNG
Định
lượng
PH/pháp và hình thức tổ chức
I.Mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Chạy chậm quanh sân trường theo 1 hàng dọc.
- Đứng tại chỗ khởi động.
- Trò chơi"Kết bạn"
 1-2p
 100 m
 1-2p
 2p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
II.Cơ bản:
- Học động tác điều hòa.
Phương pháp dạy tương tự như dạy động tác vươn thở.
GV chú ý nhắc HS khi thực hiện động tác cần thả lỏng.
- Ôn 5 động tác: Vặn mình, toàn thân, thăng bằng, nhảy, điều hòa.
Lần 1-2: do GV điều khiển.
Chia tổ để HS tự quản ôn tập.GV giúp đỡ các tổ trưởng điều khiển, sửa sai và nhắc nhở kỉ luật tập luyện.
* Tổ chức thi giữa các tổ.
Từng tổ lên thực hiện động tác do tổ trưởng điều khiển.
- Trò chơi"Thăng bằng".
GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi, cho 2 em lên làm mẫu, sau đó GV trực tiếp điều khiển trò chơi.
 4-5 lần
 8-10p
 4-5p
 5p
 5-6p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
 X X
 X X
 X O s O X
 X X
 X X
 III.Kết thúc:
- Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng, hít thở sâu.
- Vỗ tay theo nhịp và hát một bài.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét bài học và giao bài tập về nhà.
 2-3p
 1-2p
 1-2p
 1-2p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------
Thể dục
BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG - TC"THĂNG BẰNG"
I.MỤC TIÊU
- Biết cách thực hiện cac dộng tác vươn tở, tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng, nhảy và điều hòa của bài TD phát triển chung. 
- Chơi trò chơi"Thăng bằng". YC biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ.
- GV chuẩn bị 1 còi. 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
NỘI DUNG
Định
lượng
PH/pháp và hình thức tổ chức
I.Mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên quanh sân trường.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông.
- Kiểm tra bài cũ: Các động tác thể dục đã học.
 1-2p
 100 m
 1-2p
 4 HS
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
II.Cơ bản:
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
Cả lớp tập đồng loạt do GV điều khiển. Cho 1-2 HS thực hiện đúng động tác làm mẫu.
GV nhận xét, sửa sai cho HS, nêu những yêu cầu cần đạt về kĩ thuật động tác.
- Chia tổ tập luyện theo khu vực đã phân công do tổ trưởng điều khiển.GV quan sát đến từng tổ giúp đỡ sửa sai cho HS.
- Từng tổ lên trình diễn bài thể dục đã học.
- Chơi trò chơi"Thăng bằng".
- GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi, cho 2 em lên làm mẫu, sau đó cho HS chơi.
 4-5 lần
 4-5p
 1 lần
 5-6p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
 X X
 X X
 X O s O X
 X X
 X X
III.Kết thúc:
- Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng, hít thở sâu.
- Vỗ tay theo nhịp và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét kết quả bài học, về nhà ôn bài thể dục phát triển chung.
 2-3p
 1p
 1-2p
 1-2p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------
Kĩ thuật
CẮT , KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (Tiếp)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS làm được một sản phẩm khâu thêu .
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cắt, khâu, thêu
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: 
 + Một số sản phẩm khâu thêu đã học
 + Tranh ảnh của các bài đã học.
- HS: Bộ đồ dùng khâu thêu, vở viết
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- Hát
- Kiểm tra đồ dùng học tập phục vụ tiết học.
- Giới thiệu bài mới - ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh hát.
- Học sinh báo cáo
- Học sinh quan sát
2. HĐ thực hành: (20 phút)
*Mục tiêu: Biết chọn một sản phẩm khâu thêu mình ưa thích.
*Cách tiến hành: Cá nhân=> Nhóm=>HĐ cả lớp
- HS tiếp tục thực hành và làm sản phẩm tự chọn.
- GV theo dõi tiếp các nhóm và gơi ý các nhóm đánh giá chéo sản phẩm với nhau.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của các nhóm.
Lưu ý:
Quan sát, theo dõi và giúp đỡ các đối tượng M1 để hoàn thành sản phẩm
- Học sinh thực hiện.
- Lắng nghe,thực hiện.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
3. HĐ ứng dụng và sáng tạo: (10 phút)
- Trưng bày và đánh giá sản phẩm.
- Cho học sinh đánh giá sản phẩm.
- Giáo viên kết luận chung. Tuyên dương nhóm và cá nhân làm tốt, có sáng tạo.
- Giáo dục học sinh biết cách sử dụng tiết kiệm năng lượng.
- Nhắc lại nội dung tiết học.
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
- Hướng dẫn HS đọc bài trước “ Lợi ích của việc nuôi gà”.
- Học sinh trưng bày sản phẩm trên lớp.
- Học sinh thực hiện.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------------------------------------
 Sinh hoạt lớp - Giáo dục ngoài giờ
NHẬN XÉT CÁC HOẠT ĐỘNG TUẦN 14
I. MỤC TIÊU: 	
 Giúp HS:
- Nhận biết được ưu nhược điểm của mình và của bạn trong tuần qua .
- Có ý thức khắc phục nhược điểm và phát huy những ưu điểm.
- Nắm được nhiệm vụ tuần 15
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban chuẩn bị nội dung.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Khởi động 
 - HS hát tập thể 1 bài.	
Hoạt động 2: Sinh hoạt lớp 
 - 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
 - Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
 - Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.
 - GV nhận xét, đánh giá, hướng dẫn HS cách sửa chữa khuyết điểm.
*. Ưu điểm:
*Nhược điểm: 
Hoạt động 3: Kế hoạch tuần 14
 - Ổn định nề nếp học tập và các hoạt động ngoài giờ
 - Tiếp tục thi đua dạy tốt- học tốt 
 - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
 - Tham gia tích cực các phong trào do nhà trường, Đội tổ chức.
Hoạt động 4: Sinh hoạt theo chủ điểm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
------------------------------------------------------------------------------------------------------
SINH HOẠT 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. 
- Biết được phương hướng tuần tới.
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 
- Biết được truyền thống nhà trường.
- Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đường.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nắm được Ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Các mảng chuẩn bị nội dung.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Lớp hát đồng ca
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 3 dãy trưởng lên nhận xét hoạt động của dãy trong tuần qua. Tổ viên đóng góp ý kiến.
- Các Trưởng ban Học tập, Nề nếp, Sức khỏe – Vệ sinh, Văn nghệ - TDTT báo cáo về hoạt động của Ban.
- CTHĐTQ lên nhận xét chung, xếp loại thi đua các dãy. Đề nghị danh sách tuyên dương, phê bình thành viên của lớp.
- GV nhận xét chung:
 + Nề nếp:.....................................................................................................
.........................................................................................................................
..........................................................................................................................
 + Học tập: ....................................................................................................
..........................................................................................................................
..............................................................................................................................
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Tuyên dương – Nhắc nhở:
 - Tuyên dương:.......................................................................................................
 - Phê bình :.............................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_14_nam_hoc_2018_2019.doc