Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 15

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 15

Bài 4:

- HS đọc đề bài.

- Bài toán thuộc dạng toán nào đã học?

- Giải bài toán bằng cách nào?

- Hướng dẫn HS thực hiện phép chia để tìm số dư.

Thực hiện chia bình thường tới 2 chữ số ở phần thập phân của thương thì dừng lại. Dóng từ dấu phẩy gốc, xem số dư đứng ở hàng nào sau dấu phẩy, ta xác định chính xác.

- HS làm bài vào vở + bảng phụ.

- GV nhận xét sửa bài rút ra kết luận về số dư.

 

doc 31 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 142Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15 UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
Ngày dạy: //
TOÁN
 Tiết 71: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Củng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chiasố thập phân cho một số thập phân .
- Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho một số thập phân .
2.Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất:
- GDHS say mê học toán, vận dụng dạng toán đã học vào thực tế cuộc sống để tính toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV : SGK, Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức của Hs và giúp Hs nắm sơ về bài mới
* Phương pháp, kĩ thuật: Động não
* Cách tiến hành
- Gọi HS nêu lại quy tắc chia một số thập phân cho số thập phân.
- 2Hs lên bảng làm bài tập, Hs làm bảng con
 75,5 : 2,5 9,6 : 0,24
- Nhận xét sửa bài
2. Hoạt động thực hành, luyện tập:
Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng chia một số thập phân cho một số thập phân.
* Mục tiêu: Củng cố kĩ năng chia một số thập phân cho một số thập phân và giải toán.
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, thảo luận cặp đôi, bút đàm
* Cách tiến hành:
Bài 1: 
- HS nêu yêu cầu bài
- Cho HS làm cặp đôi, sau đó so sánh kết quả với nhau.
- Một HS làm bảng phụ.
- GV quan sát giúp HS đặt tính và tính.
- Nhận xét sửa bài
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Muốn tìm thừa số trong một tích , ta làm thế nào?
- HS tự làm bài vào vở , sau đó đổi vở kiểm tra chéo.
- Gọi 1 HS đọc kết quả. 
- GV xác nhận.
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu bài.
- GS ghi tóm tắt bài toán lên bảng
+ Bài toán có thể giải bằng cách nào?
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài – lớp làm vào vở .
Bài giải
Một lít dầu hỏa cân nặng là:
3,925 : 5,2 = 0,76 (kg)
 Số lít dầu hỏa có là:
5,32 : 0,76 = 7 (lít)
 Đáp số: 7 lít dầu.
Bài 4:
- HS đọc đề bài.
- Bài toán thuộc dạng toán nào đã học?
- Giải bài toán bằng cách nào?
- Hướng dẫn HS thực hiện phép chia để tìm số dư.
Thực hiện chia bình thường tới 2 chữ số ở phần thập phân của thương thì dừng lại. Dóng từ dấu phẩy gốc, xem số dư đứng ở hàng nào sau dấu phẩy, ta xác định chính xác.
- HS làm bài vào vở + bảng phụ.
- GV nhận xét sửa bài rút ra kết luận về số dư.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài cho Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài, làm bài tập vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:	
	.
___________________________
Ngày dạy: //
TOÁN
Tiết 72: LUYỆN TẬP CHUNG
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- HS thực hiện các phép tính với số thập phân qua đó củng cố các quy tắc chia có số thập phân
- Thực hiện tính toán nhanh và chính xác.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất
 - GDHS yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV : Bảng phụ. SGK, SGV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: động não 
* Cách tiến hành:
- Gọi 2 HS nêu quy tắc chia số chia số thập phân cho số thập phân
- Thực hành tính: 1,32 : 4,3 = ?
 98,156 :4,63 =?
- Nhận xét
2. Hoạt động thực hành, luyện tập:
Hoạt động 1:Ôn tập về cấu tạo và ghi số thập phân, so sánh số thập phân
* Mục tiêu: Ôn tập về cấu tạo và ghi số thập phân, so sánh số thập phân
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, bút đàm
* Cách tiến hành :
Bài 1:
- Gọi HS đọc đề bài, nêu cách làm.
- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân vào vở
- Gọi 2HS lên bảng thực hiện phần a và phần b .
- Phần d, GV hướng dẫn HS chuyển phân số thành số thập phân để tính
- Gọi một số HS đọc kết quả phần d.
- GV nhắc lại quy tắc thứ tự thực hiện các phép tính. 
Bài 2:
HS nêu yêu cầu bài.
GV hướng dẫn HS chuyển các hỗn số thành số thập phân rồi thực hiện so sánh hai số thập phân
- HS làm bài vào vở + bảng phụ.
- HS sửa bài 
- GV nhận xét.
Hoạt động 2:Thực hành tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân
* Mục tiêu: HS biết thực hành tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, chia sẻ cặp đôi 
* Cách tiến hành :
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu bài.
Muốn tìm số dư trước hết phải làm gì?
HS làm cặp đôi.
Nêu cách xác định số dư nhanh và chính xác?
- HS cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài rồi chữa bài.
- Nhận xét sửa bài.
Bài 4: 
- HS đọc đề bài.
 + Trong bài x là những thành phần nào của phép tính?
 + Muốn tìm một thừa số của tích ta làm như thế nào?
 + Muốn tìm số chia ta làm thế nào?
- HS tự làm bài vào vở.
- Nhận xét sửa bài.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
 * Mục tiêu: nhằm giúp củng cố lại bài cho Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Dặn HS ôn tính chất của phép chia số tự nhiên, chia số thập phân.
- Nhận xét tiết học, về nhà học bài, làm bài tập vở bài tập và chuẩn bị bài sau
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:	
Ngày dạy: //
TOÁN
Tiết 73: LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
- Rèn luyện cho HS kĩ năng thực hành các phép chia có liên quan đến số thập phân.
- Vận dụng để giải quyết tình huống thực tiễn đơn giản.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3.Phẩm chất:
- GDHS yêu thích môn học, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV : Bảng phụ, giấy khổ to, bút dạ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Hoạt động mở đầu: Khởi động
* Mục tiêu : Gợi nhớ kiến thức cũ của học sinh
* Phương pháp, kĩ thuật: động não
* Cách tiến hành:
- Gọi 2 HS nêu quy tắc cộng, trừ các số thập phân .
- Thực hành tính: 34,61 – 16,35 = ?
- Gọi HS nêu quy tắc chia một số thập phân cho 1 số thập phân.
- Thực hành tính: 3,9 : 2,6 =?
- Hai HS lên bảng làm, ở dưới làm bảng con.
- GV nhận xét
2. Hoạt động thực hành, luyện tập:
Hoạt động 1: Ôn tập về cách đặt tính và thực hiện phép tính trong biểu thức số .
* Mục tiêu : Giúp học sinh củng cố về cách đặt tính và thực hiện phép tính trong biểu thức số .
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ, thảo luận nhóm, động não, bút đàm
* Cách tiến hành: 
Bài 1:
- Gọi HS đọc đề bài, nêu cách làm.
- Yêu cầu HS thực hành theo nhóm 4.
- Mỗi em thực hiện một phần; khi nêu kết quả phải đọc quy tắc để cả nhóm nghe và góp ý.
- GV theo dõi , giúp đỡ các nhóm.
- Gọi một số HS đọc kết quả tính và cách tính.
Bài 2:
HS nêu yêu cầu bài.
+ Nêu cách tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc( hoặc không có dấu ngoặc)?
GV hỏi HS về thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức số.
- HS làm bài vào vở + bảng phụ.
- HS sửa bài – Gv nhận xét.
- GV nhắc lại quy tắc thứ tự thực hiện các phép tính. .
Hoạt động 3:Thực hành tính +,-, x ,: số thập phân 
* Mục tiêu : HS biết thực hành tính +,-, x ,: số thập phân 
* Phương pháp, kĩ thuật: Động não
* Cách tiến hành: 
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu bài.
GV ghi tóm tắt bài toán lên bảng.
Bài toán yêu cầu gì?
- HS cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài rồi chữa bài.
- Nhận xét sửa bài.
Bài 4:
- HS đọc đề bài.
+ Trong bài x là những thành phần nào của phép tính?
+ Muốn tìm một thừa số của tích ta làm như thế nào?
+ Muốn tìm số chia ta làm thế nào?
+ Muốn tìm một số hạng của tổng ta làm như thế nào?
+ Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
- HS tự làm bài vào vở.
- Nhận xét sửa bài.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài cho Hs 
* Phương pháp, kĩ thuật: Trò chơi truyền thư, động não
* Cách tiến hành
- Dặn HS ôn lại các quy tắc tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.
- Ôn lại tỉ số của hai số a: b viết như thế nào? Cho biết gì?
- Nhận xét tiết học, về nhà học bài, làm bài tập vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:	
__________________________
	Ngày dạy: //
TOÁN
Tiết 74: TỈ SỐ PHẦN TRĂM.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
- HS bước đầu hiểu về tỉ số phần trăm (xuất phát từ khái niệm tỉ số và ý nghĩa thực tế của tỉ số phần trăm)
- Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm. 
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất:
 - Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Hình vẽ ví dụ 1 như trong sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- Tìm tỉ số của hai số a và b biết:
a) a=3 ; b=5 	b) a=36 ; b=54
- HS làm bảng con và bảng lớp:- GV kiểm tra kết quả
- Hỏi: Tỉ số của hai số 36 và 54 cho biết gì? 
- GV nhận xét bài cũ.
Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ làm quen và học dạng toán tỉ số mới qua bài
 “ Tỉ số phần trăm ”.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm tỉ số phần trăm
* Mục tiêu: Bước đầu biết được về tỉ số phần trăm. 
* Phương pháp, kĩ thuật: Giảng giải – minh họa, thảo luận nhóm, động não
* Cách tiến hành
Ví dụ 1: 
- HS quan sát hình vẽ và nhắc lại bài toán.
- HS thảo luận nhóm 4, tìm tỉ số ghi vào bảng con. 
- Gọi HS lên bảng thực hiện – lớp làm bảng con.
- Tỉ số cho biết gì?
- GV nhận xét và cho HS đọc “ Hai mươi lăm phần trăm”
- Ta nói : 25% là tỉ số phần trăm.
- Vậy tỉ số phần trăm và tỉ số có liên hệ gì với nhau?
- GV: Tỉ số phần trăm là dạng đặc biệt của tỉ số.
Hoạt động 2: Hình thành ý nghĩa của tỉ số phần trăm
* Mục tiêu: HS biết ý nghĩa thực tế của tỉ số phần trăm.
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn tất nhiệm vụ
* Cách tiến hành : 
Ví dụ 2 ở SGK gọi HS tóm tắt:
- Yêu cầu các nhóm thảo luận tìm tỉ số theo yêu cầu của ví dụ 2.
- Yêu cầu HS:
+ Viết tỉ số của số HS giỏi và số HS toàn trường (80 : 400)
+ Đổi thành phân số thập phân có mẫu số là 100
 + Viết t ... ủa GV
 - Quan sát, mô tả hiện tượng và kết quả quan sát. 
+ Thí nghiệm 1: Ném quả bóng cao su xuống nền nhà. 
+ Kéo căng sợi dây cao su rồi thả ra. + Thả một đọan dây chun vào bát có nước.
+ 1 HS cầm một đầu sợi dây cao su, đầu kia GV bật lửa đốt 
– GV hỏi: Em có thấy nóng tay? Điều đó chứng tỏ điều gì?
- Đại diện các nhóm lên làm thí nghiệm và mô tả hiện tượng xảy ra 
– Các nhóm khác bổ sung 
– GV thống nhất ý kiến.
- GV: Qua các thí nghiệm trên, em thấy cao su có những tính chất gì? 
àGV kết luận: Cao su có tính đàn hồi ít bị biến dạng khi gặp nóng lạnh; cách điện, cách nhiệt tốt; không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác.
- GV: Chúng ta cần lưu ý điều gì khi sử dụng những đồ dùng bằng cao su?
- HS nêu những hiểu biết của mình về cao su 
– HS đọc ghi nhớ/SGK.
3. Hoạt động thực hành, luyện tập:
* Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, trò chơi
* Cách tiến hành:
- Kể tên một số đồ dùng được làm bằng cao su mà em biết
- Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su?
- HS làm BT trắc nghiệm vào bảng con: Trò chơi: Rung chuông vàng
1. Cao su tự nhiên được chế ra từ vật liệu gì?
Nhựa cây cao su 	b) Than đá
Dầu mỏ 	d) Cả a, b, c đều đúng.
2. Tính chất nào sao đây không phải là tính chất của cao su?
Đàn hồi tốt, ít bị biến đổi khi gặp nóng lạnh.
Dẫn nhiệt, dẫn điện tốt.
Không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác.
Tất cả các tính chất trên.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Tìm hiểu nơi nào trồng nhiều cao su ở nước ta.
 - Chuẩn bị: “Chất dẻo”.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:	
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: //
LỊCH SỬ
Tiết 15: CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: HS biết
- Tại sao ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.
- Ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu – đông 1950.
- Nêu được sự khác biệt giữa chiến thắng Việt Bắc thu – đông 1947 và chiến thắng Biên giới thu – đông 1950.
- Không yêu cầu tường thuật, chỉ kể lại một số sự kiện về chiến dịch Biên Giới.
- Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu : Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê . Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu .
 2.Năng lực:
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn
3. Phẩm chất:
- Hứng thú tìm hiểu lịch sử Việt Nam.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bản đồ Hành chính Việt Nam. Lược đồ chiến dịch Biên giới thu – đông 1950. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Gợi nhớ kiến thức
* Mục tiêu: HS nhớ lại kiến thức cũ
* Phương pháp, kĩ thuật: Động não
* Cách tiến hành:	
- Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì?
- Nêu diễn biến sơ lược của chiến dịch Việt Bắc Thu-Đông 1947?
- Chiến thắng Việt Bắc Thu – Đông 1947 có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Pháp?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu : Tìm hiểu nội “ Chiến dịch biên giới Thu – Đông 1950 ”
* Phương pháp, kĩ thuật: Trực quan, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, thảo luận nhóm
* Cách tiến hành:	
Giới thiệu bài. 
1: HS làm việc cả lớp 
- Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Biên giới Thu – Đông 1950?
- Gọi HS trình bày + xác định biên giới Việt - Trung trên bản đồ, sau đó xác định điểm địch đóng quân để khoá biên giới tại đường số 4.
Vì sao địch âm mưu khó chặt biên giới Việt- Trung? 
- GV giải thích: Cụm cứ điểm là tập hợp một số cứ điểm cùng ở trong một khu vực phòng ngự, có sự chỉ huy thống nhất và có thể chi viện lẫn nhau.(Đông Khê là một trong những cứ điểm nằm trên đường số 4, cùng với nhiều cứ điểm khác liên kết thành một hệ thống đồn bót nhằm khoá chặt biên giới Việt – Trung)
- GV: Nếu không khai thông biên giới thì kháng chiến của nhân dân ta sẽ ra sao? (cuộckháng chiến của ta sẽ bị cô lập dẫn đến thất bại)
 - Nhận xét, đánh giá.
- Để đối phó với âm mưu của địch, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã quyết định như thế nào ? Quyết định ấy thể hiện điều gì?
- Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Biên giới Thu – Đông 1950?
- Vì sao quân ta chọn cụm Đông Khê làm điểm tấn công để mở màn chiến dịch?
2: Thảo luận nhóm (6 nhóm)
- Để đối phó với âm mưu của địch, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã quyết định như thế nào? Quyết định ấy thể hiện điều gì ?
- Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Biên giới Thu – Đông 1950?
- Trận đánh tiêu biểu nhất trong chiến dịch Biên giới Thu – Đông 1950 diễn ra ở đâu? 
- Chiến thắng Biên giới Thu - Đông 1950 có tác động ra sao đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
- Đại diện 3 nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
 – 3 nhóm còn lại nhận xét, bổ sung 
- GV chốt ý kết luận.
3: HS trao đổi đôi bạn.
- Nêu điểm khác biệt giữa chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947 với chiến dịch Biên giới Thu – Đông 1950? ( Thu – Đông 1950 ta chủ động mở chiến dịch )
- Tấm gương chiên đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu thể hiện tinh thần gì?
- Hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới gợi cho em suy nghĩ gì?
- Quan sát hình ảnh tù binh pháp bị bắt trong chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950 em có suy nghĩ gì?
- GV gọi đại diện từng nhóm bạn trình bày
- GV chốt ý, nhận xét.
4: Tìm hiểu ý nghĩa của chiến dịch Biên giới Thu – Đông 1950
- Chiến thắng của chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950 có ý nghĩa như thế nào?
- HS phát biểu ý kiến, GV kết luận 
- HS đọc ghi nhớ/SGK.
3. Hoạt động thực hành, luyện tập:
* Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài 
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não
* Cách tiến hành:
- Ta quyết định mở chiến dịch biên giới Thu – Đông 1950 nhằm mục đích gì?
- HS làm BT trắc nghiệm 
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: “Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới”.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:	
___________________________
Ngày dạy: //
ĐỊA LÍ
Tiết 15: THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- HS biết sơ lược về các khái niệm: thương mại, nội thương, ngoại thương; thấy được vai trò của ngành thương mại trong đời sống và sản xuất.
- Nêu được tên các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu của nước ta.
- Nêu được các điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch ở nước ta.
- Xác định trên bản đồ các trung tâm thương mại Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh và các trung tâm du lịch lớn của nước ta.
2. Năng lực:
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn
3. Phẩm chất: 
- Tích cực học tập, tìm hiểu các ngành nghề của nước ta.
* GDBVMT: Giáo dục các em giữ gìn đường làng, ngõ xóm, giữ gìn vệ sinh chung khi đi du lịch, giáo dục lòng tự hào, có ý thức phấn đấu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV + Bản đồ hành chính Việt Nam.
+ Tranh ảnh về các chợ lớn, trung tậm thương mại ngành du lịch phong cảnh, lễ hội, di tích lịch sử, di sản thiên nhiên thế giới, hoạt động du lịch. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não
* Cách tiến hành 
- Nước ta có những loại hình giao thông vận tải nào? 
-Vì sao loại hình giao thông vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất?
GV nhận xét
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: Các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu của nước ta và các điều kiện thuận lợi để phát triển nghành du lịch ở nước ta.
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, trực quan, giao nhiệm vụ, hoàn tất nhiệm vụ, thảo luận nhóm
* Cách tiến hành 
1: Thương mại. 
- HS làm việc cá nhân + trả lời các câu hỏi sau: 
+ Thương mại gồm những hoạt động nào? Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước? 
+ Nêu vai trò của ngành thương mại? Kể tên các mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu của nước ta?
+ HS trình bày + chỉ bản đồ các trung tâm thương mại lớn nhất cả nước? 
- GV kết luận: Thương mại là ngành thực hiện việc mua bán hàng hoá, bao gồm:
+ Nội thương: buôn bán ở trong nước. 
+ Ngoại thương: buôn bán với nước ngoài.
+ Hoạt động thương mại phát triển nhất ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
+ Vai trò của thương mại: cầu nối giữa sản xuất với người tiêu dùng...
-Nước ta hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước nhờ vào đâu?
-Nước ta bán ra một số mặt hàng nảo cho nước ngoài và mua của nước ngoài những mặt hàng nào ? Qua đó thể hiện sự tiết kiệm năng lượng như thế nảo đối với nước ta?
2: Ngành du lịch 
- HS dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết để thảo luận + trả lời:
+ Hãy nêu một số điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch ở nước ta?
+ Vì sao những năm gần đây, lượng khách du lịch đến nước ta đã tăng lên? 
+ Kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước ta?
- Đại diện các nhóm trình bày + chỉ bản đồ vị trí các trung tâm du lịch lớn.
- GV kết luận: Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển du lịch Các trung tâm du lịch lớn: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,  
- HS giới thiệu thêm tranh ảnh về các phong cảnh đẹp ở nước ta mà các em đã sưu tầm 
( Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây  và nhiều di tích lịch sử khác: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành, khu phố cổ, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ).
- HS đọc ghi nhớ SGK.	
3. Hoạt động thực hành, luyện tập
* Mục tiêu: HS nắm được nội dung về giao thông vận tải
* Phương pháp, kĩ thuật: Trò chơi: Truyền thư
* Cách tiến hành:
Trò chơi “Truyền thư": HS cả lớp di chuyển tạo thành một vòng tròn, sau đó cùng hát và truyền thư có chứa nội dung câu hỏi theo chiều kim đồng hồ. Khi kết thúc bài hát bạn nào giữ bông hoa trên tay thì sẽ trả lời nội dung trong đó.
- Thương mại gồm các hoạt động nào? Thương mại có vai trò gì?
- Tỉnh em có những địa điểm du lịch nào? 
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
Nếu em là một lãnh đạo của địa phương thì em có thể làm gì để phát triển ngành du lịch của địa phương mình ?
- Chuẩn bị “Ôn tập”.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:	
___________________________
 Ký duyệt của Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_15.doc