Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2021-2022 - Hồ Thị Hải

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2021-2022 - Hồ Thị Hải

3. Năng lực cần phát triển:

 - Hình thành và phát triển cho HS các năng lực: tư duy; giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học, hợp tác, tự tin

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - HS: Cắt hai hình thang ABCD như SGK, thước kẻ, kéo.

 - GV: Máy soi, giấy màu cắt thành hình thang ABCD như trong SGK, kéo.

 

doc 34 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 187Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2021-2022 - Hồ Thị Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2021
Toán 
TIẾT 91: DIỆN TÍCH HÌNH THANG
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Hình thành công thức tính diện tích của hình thang.
- Nhớ và vận dụng đúng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài toán có liên quan.
2. Kĩ năng: 
- Rèn cho HS kĩ năng thực hiện tính diện tích hình thang 
3. Năng lực cần phát triển:
 - Hình thành và phát triển cho HS các năng lực: tư duy; giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học, hợp tác, tự tin
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - HS: Cắt hai hình thang ABCD như SGK, thước kẻ, kéo.
 	- GV: Máy soi, giấy màu cắt thành hình thang ABCD như trong SGK, kéo.
 	- Máy tính, ipad
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ 1: Khởi động (3’ - 5’):
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
HĐ 2: Bài mới (12’ - 13’):
a. Giới thiệu bài: Trong tiết học toán này chúng ta cùng dựa vào công thức tính diện tích tam giác và cắt ghép hình để xây dựng công thức tính diện tích của hình thang.
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
b. Xây dựng công thức tính diện tích hình thang:
* Cắt ghép hình
- GV yêu cầu HS lấy một trong hai hình thang đã chuẩn bị, đặt tên hình là ABCD, trong đó AB là đáy bé, DC là đáy lớn.
- Xác định trung điểm M của cạnh bên BC.
- Vẽ đường cao AH của hình thang ABCD, nối A với M.
- Dùng kéo cắt hình thang ABCD thành hai mảnh theo đường AM.
- Xếp loại mảnh của hình thang thành một tam giác.
- Đặt tên cho tam giác mới là ADK
 - HS chuẩn bị hình theo yêu cầu
- HS dùng thước xác định trung điểm.
- Dùng thước để vẽ hình.
- Cắt hình theo yêu cầu.
- Cả lớp thực hành xếp hình.
* So sánh đối chiếu các yếu tố hình học giữa hình thang ABCD và hình tam giác ADK.
- Quan sát hình thang còn lại và hình tam giác ghép được để so sánh.	
+ Diện tích hình thang ABCD như thế nào so với diện tích hình tam giác ADK?
+ Hãy tính diện tích của hình tam giác ADK.
+ So sánh độ dài DK với DC và CK.
+ So sánh độ dài CK với độ dài AB.
+ Vậy độ dài của DK như thế nào so với độ dài của DC và AB.
+ Tính diện tích tam giác ADK.
- Vì diện tích hình thang ABCD bằng diện tích hình tam giác ADK nên ta có diện tích hình thang ABCD là (DC + AB) x AH : 2 
- Bằng diện tích của hình tam giác ADK.
SADK = 
- DK = DC + CK
- CK = AB
- DK = (DC + AB)
+ Diện tích tam giác ADK là: 
 (DC + AB) x AH : 2 
* Rút ra công thức và quy tắc tính diện tích hình thang.
+ DC và AB là gì của hình thang ABCD ?
+ AH là gì của hình thang ABCD ?
+ Vậy muốn tính diện tích của hình thang ta làm ntn?
- GV giới thiệu công thức :
+ Gọi diện tích là S.
+ Gọi a và b lần lượt là đáy lớn và đáy bé của hình thang.
+ Gọi h là chiều cao của hình thang.
Ta có công thức tính diện tích của hình thang là: 
S = (a + b) x h : 2
- Nêu công thức tính diện tích của hình thang.
+ DC và AB là đáy lớn và đáy bé của hình thang ABCD.
+ AH là đường cao của hình thang.
+ Muốn tính diện tích của hình thang ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) sau đó chia cho 2.
- Một số HS nêu trước lớp.
HĐ 3: Luyện tập - Thực hành (17’ - 19/)
* Bài 1/93 – Nháp
 - Đọc thầm yêu cầu rồi thực hiện?
?Nêu cách tính diện tích hình thang?
(Phát triển cho HS các NL: tư duy; giải quyết vấn đề)
- Làm nháp.
- Nhận xét
- 1- 2 HS
* Bài 2/93 – Nháp
 - Đọc thầm yêu cầu rồi thực hiện?
?Vì sao em biết chiều cao của hình thang b là 4?
(Phát triển cho HS các NL: tư duy; giải quyết vấn đề )
- Làm nháp.
- Nhận xét
- 1- 2 HS
* Bài 3/94 – V 
- Đọc thầm yêu cầu rồi thực hiện?
? Nêu cách tính diện tích thửa ruộng đó?
(Phát triển cho HS các NL: tư duy; giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học, hợp tác, tự tin)
- Cả lớp làm vở.
- HS chia sẻ.
- Nhận xét.
- 1 HS
HĐ 4: Củng cố: ( 2’ - 3’)
- Nêu cách tính diện tích hình thang ?
- Đánh giá về NL, PC.
- Nhận xét.
__________________________________________
Tập đọc
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT 
I.MỤC TIÊU : 
1. Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể:
- Đọc phân biệt lời các nhân vật ( anh Thành, anh Lê), lời tác giả.
- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.
- Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch.
2. Hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Máy tính, ipad
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Khởi động: 2-3'
- HS hát 1 bài.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài (1 - 2’) 
b. Luyện đọc đúng (10 - 12’)
- Bài chia mấy đoạn?
- Đọc nối tiếp đoạn -> Nhận xét
- Yêu cầu HS thảo luận N4, đọc trong nhóm, tìm từ khó đọc, cách đọc và những từ không hiểu nghĩa ngoài chú giải.
* Đoạn 1:
+ Luyện đọc: phắc - tuya .
+ Giải nghĩa: Anh Thành, phắc-tuya
+ Hướng dẫn: giọng đọc rõ ràng, lưu loát.. 
* Đoạn 2:
+ Luyện đọc: Sa-xơ-lu Lô-ba: nghỉ hơi sau: qua, Sa, 1881.
+ Giải nghĩa: trường Sa-xơ-lu Lô-ba, đốc học, nghị định, giám quốc, Phú Lãng Sa, vào làng Tây.
+ Hướng dẫn: giọng đọc rõ ràng, mạch lạc
* Đoạn 3:
+ Giải nghĩa: đèn hoa kì, đèn toạ đăng, chớp bóng
+ Hướng dẫn: đọc đúng câu có dấu ...
- Đọc theo nhóm đôi
* Đọc cả bài:
- Hướng dẫn: Đọc to,rõ ràng, ngắt nghỉ đúng
- GV đọc mẫu lần 1.
- 1 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm theo và xác định đoạn.
- 3 đoạn: 
+ Đoạn 1: từ đầu đến làm gì? 
+ Đoạn 2: tiếp đến này nữa 
+ Đoạn 3: phần còn lại 
- Các nhóm tự nêu cách đọc đúng ở mỗi đoạn.
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- HS đọc chú giải
- Đọc đoạn 1 theo dãy
- HS đọc câu
- HS đọc chú giải
- Đọc đoạn 2 theo dãy
- HS đọc chú giải
- Đọc đoạn 3 theo dãy
- HS đọc nhóm đôi.
- 1-2 HS đọc
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài (10 - 12’)
* Đọc thầm đoạn 1 và câu hỏi 1
- Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
- Tìm việc làm ở Sài Gòn
* Đọc thầm đoạn 2+3 và câu hỏi 2, 3.
- Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước?
+ Chúng ta là đồng bào... 
+ Vì anh với tôi...chúng ta là công dân nước Việt...
- Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn khớp với nhau vì sao vậy?
+ Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?
+ Anh Thành đáp: Anh học...anh là người nước nào?...
+ Anh Thành không trả lời vào câu hỏi cụ thể của anh Lê.
- Nêu nội dung chính của bài?
- 1 - 2 em
* Câu chuyện giữa hai nguời không ăn nhập với nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công việc làm ăn của bạn, đến cuộc sống hàng ngày. Còn anh Thành nghĩ đến việc cứu dân và nghĩa vụ của mỗi công dân đối với vận mệnh của đất nước.
d. Luyện đọc diễn cảm (10 - 12’)
- Cá nhân suy nghĩ, tìm cách đọc diễn cảm :
+ Đọc phân biệt lời 2 nhân vật Thành, Lê:
Thành: trầm tĩnh, sâu lắng, thể hiện sự trăn trở .
Lê: hồ hởi, nhiệt tình, có tinh thần yêu nước nhưng suy nghĩ còn hạn hẹp. 
Nhấn giọng một số từ ngữ: Sao lại thôi? Vào Sài Gòn làm gì? Sao lại không? Không bao giờ !
- Trình bày ý kiến của các nhóm về cách đọc diễn cảm.
- Các nhóm có ý kiến, thống nhất cách đọc. 
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Bình bầu bạn đọc hay, diễn cảm.
- GV đọc mẫu lần 2.
- Gọi HS rèn đọc diễn cảm đoạn, cả bài, đọc phân vai.
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò ( 2 - 4’)
- Ý nghĩa của trích đoạn kịch ?
- Đánh giá về NL, PC.
Thứ ba ngày 28 tháng 12 năm 2021
Toán 
 TIẾT 92 : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Củng cố cách tính diện tích hình thang (kể cả hình thang vuông) 
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang (kể cả hình thang vuông) để giải toán.
3. Năng lực cần phát triển:
 - Hình thành và phát triển cho HS các năng lực: tư duy; giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy soi.
 	- Máy tính, ipad
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ 1: Khởi động (3’ - 5’):
- Nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình thang ?
- 1- 2 HS
- Nhận xét
HĐ 2: Luyện tập - Thực hành (30’ – 32’)
a. Giới thiệu bài: 1-2’
b. Luyện tập: 30’
* Bài 1/94 – Nháp
 - Đọc thầm yêu cầu rồi thực hiện?
?Nêu cách tính diện tích hình thang c ?
(Phát triển cho HS các NL: tư duy; giải quyết vấn đề)
- Làm nháp.
- Nhận xét
- 1- 2 HS
* Bài 2/94- V 
 - Đọc thầm yêu cầu rồi thực hiện?
? Nêu cách tính số kg thóc thửa ruộng đó?
(Phát triển cho HS các NL: tư duy; giải quyết vấn đề, tự tin, hợp tác, giải toán)
- Cả lớp làm vở.
- HS chia sẻ.
- Nhận xét.
- 1 HS
* Bài 3/94 – SGK
- Đọc thầm yêu cầu rồi thực hiện?
? Vì sao em chọn phương án A đúng?
(Phát triển cho HS các NL: tư duy; giải quyết vấn đề, tự tin)
- Trình bày .
- Nhận xét.
- 1 HS
HĐ 4: Củng cố: ( 2’ - 3’)
- Nêu cách tính diện tích của hình thang ?
- Đánh giá về NL, PC.
Chính tả ( Nghe - viết )
NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC 
I. MỤC TIÊU :
1. Nghe - viết đúng chính tả bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
2. Luyện viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/d/gi hoặc âm chính o/ô dễ viết lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy soi.
- Máy tính, ipad
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động: 1-2’
2. Dạy bài mới :
a. Giới thiệu bài (1- 2’) : GV nêu MĐYC của tiết học.
b. Hướng dẫn chính tả (10 - 12’)
- Đọc mẫu lần 1 
- Mở SGK đọc thầm theo
? Nêu nội dung chính của bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực ?
- Đưa từ khó lên màn hình: nổi dậy, chài lưới, khởi nghĩa, lập nên, khảng khái.
c.Viết chính tả (12 - 14’)
- Phân tích chữ ghi tiếng khó, viết nháp
- Nhận xét.
- HS đọc lại các từ khó.
- Nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút , đặt vở...
- Đọc từng cụm từ.
- HS viết bài
d. Nhận xét- chữa (3- 5’)
- Đọc
- Soát lỗi, ghi số lỗi. Chia sẻ bài viết.
- Chữa lỗi
- Nhận xét.
đ. Hướng dẫn bài tập chính tả (8 - 10’)
+ Bài 2/6:
- 1 HS nêu yêu cầu
- Tìm chữ cái ghi bài vào vở
- HS chữa bài.
- Nhận xét
- Nhận xét, chốt lời giải đúng: giấc, trốn, dim, gom, rơi, giêng, ngọt
+ Bài 3/7: 
- 1 HS nêu yêu cầu
- Làm bài sách giáo khoa
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
- HS chữa bài.
- Nhận xét
e. Củng cố, dặn dò ( 1 - 2’)
- Nhận xét tiết học.
- Đánh giá về NL, PC.
Thứ tư ngày 29 tháng 12 năm 2021
Toán
TIẾT 93 : LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Tính diện tích hình tam giác, diện tích hình thang.
- Giải toán có liên quan đến tỉ số phần trăm, đại lượng tỉ lệ.
- Thực hiện các phép tính trên các tập số đã học.
2. Kĩ năng: 
- Rèn cho HS kĩ năng tính diện tích hình tam giác, diện tích hình thang,
kĩ năng giải bài toán liên quan tới tỷ số phần trăm, đại lượng tỉ lệ, kĩ năng thực hiện các phép tính.
3. Năng lực cần phát triển:
 - Hình thành và phát triển cho HS các năng lực: tư duy ... c, lớp đọc thầm bài văn.
- HS nêu : 2 đoạn
- 2 HS đọc theo dãy
+ HS 1: từ đầu ..... say sóng nữa
+ HS 2: còn lại
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện các nhóm nêu:
Đoạn 1: 
- Đọc đúng: nước Việt, non sông, Phú Lãng Sa, La - tút - sơ Tơ - rê – vin. 
- HS đọc câu văn có từ khó
- Từ ngữ: súng thần công, hùng tâm tráng khí, La - tút - sơ Tơ - rê - vin.
- HS giải nghĩa
- Đoạn 1: đọc ngắt nghỉ đúng dấu câu, phát âm rõ ràng.
- HS đọc đoạn 1
- Nhận xét bạn đọc, nhận xét bản thân
Đoạn 2:
- Đọc đúng: đêm nay, nô lệ, A - lê- hấp
- HS đọc câu văn có từ khó
- Câu dài: Làm thân nô lệ mà muốn xoá bỏ kiếp nô lệ/.........còn yên phận nô lệ / ......
- HS đọc câu dài
- Từ ngữ: Biển Đỏ, A- lê – hấp. 
- HS giải nghĩa
- Đoạn 2: đọc ngắt nghỉ câu dài, phát âm rõ ràng.
- HS đọc đoạn 2
- Nhận xét bạn đọc, nhận xét bản thân
- Đọc nhẩm cho nhau nghe nhóm đôi
- 1HS đọc cả bài
- HS nghe
- HS đọc thầm tìm hiểu.
- Anh Lê: tự ti, cam chịu. Anh Thành: không cam chịu, tin tưởng vào con đường mình đã chọn để cứu nước, cứu dân.
- Anh Lê: để giành lại non sông........ ......sẽ có một ngọn đèn khác anh ạ.
- Anh Thành: Làm thân nô lệ .......... .... đầy tớ cho người ta.
- Là anh Thành vì ý thức công dân trong anh được thức tỉnh rất sớm và anh quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước đưa toàn dân thoát khỏi kiếp sống nô lệ.
- Anh Lê ý nhắc anh Thành mang ngọn đèn đi để dùng; anh Thành nói đến ánh sáng của một đường lối mới soi đường chỉ lối cho anh.
- Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra nước ngoài tìm đường cứu nước cứu dân.
- Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. 
 - HS nghe và tự ghi lại vào vở.
- HS nghe
- 3 – 4 lần
- HS nhắc lại nội dung
Khoa học
DUNG DỊCH.
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:
- Cách tạo ra một dung dịch. Kể tên một số dung dịch.
- Nêu một số cách tách các chất trong dung dịch.
- Rèn kĩ năng làm thí nghiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
1. GV: Power point, máy tính, phần mềm Teams.
2. HS: Bảng con, giấy nháp, vở viết, thiết bị học, phần mềm Teams.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là hỗn hợp? Kể tên một số hỗn hợp?
- Nêu cách tách sạn khỏi gạo?
- GV nhận xét
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
* Hoạt động 1: Thực hành “Tạo ra một dung dịch” 
* Mục tiêu: Biết cách tạo ra một dung dịch. Kể được tên một số dung dịch.
* Cách tiến hành:
* Bước 1: Làm việc theo cá nhân.
- Tạo ra một dung dịch đường (hoặc dung dịch muối), tỉ lệ nước và đường do từng nhóm quyết định và ghi vào bảng sau: 
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra dung dịch
Tên dung dịch và đặc điểm của dung dịch 
1.
2.
3.
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV gọi một số HS trình bày 
- Để tạo ra dung dich cần có những điều kiện nào? Dung dịch là gì? Kể tên một số dung dịch mà em biết? 
=> Kết luận: Dung dịch ít nhất phải có hai chất trở lên, trong đó phải có một chất ở thể lỏng và chất kia phải hoà tan được vào trong chất lỏng đó. Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hoà tan vào nhau được gọi là dung dịch.
* Hoạt động 2: Thực hành. 
* Mục tiêu: HS nêu được cách tách các chất trong dung dịch.
* Cách tiến hành:
* Bước 1: Làm việc cá nhân.
- Đọc mục Hướng dẫn thực hành trang 77 và đưa ra dự đoán kết quả thí nghiệm theo câu hỏi SGK?
- HS tự làm thí nghiệm.
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- Qua thí nghiệm trên, theo các em, ta có thể làm thế nào để tách các chất trong dung dịch? 
- GV gọi HS đọc mục “Bạn cần biết” SGK/77
=> Kết luận: Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất. Trong thực tế, người ta sử dụng phương pháp chưng cất để tạo ra nước cất dùng cho ngành y tế và một số ngành khác cần nước thật tinh khiết.
3. Củng cố, dặn dò. 
- GV cho HS chơi trò chơi “Đố bạn” theo yêu cầu SGK trang 77.
- GV nhận xét
- Chuẩn bị bài sau: Sự biến đổi hoá học.
- HS trả lời
- HS trả lời – Nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe
- HS mình làm thực hành theo hướng dẫn ở mục thực hành SGK.
- HS báo cáo, nêu công thức pha trộn.
- HS nhận xét, so sánh độ ngọt hoặc 
mặn của mỗi dung dịch. 
- HS trả lời
- HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn ở mục thực hành SGK, các thành viên nếm thử những giọt nước đọng trên đĩa và rút ra nhận xét, so sánh với kết quả dự đoán ban đầu.
- HS báo cáo kết quả..
- HS nhận xét, bổ sung ý kiến. 
- HS trả lời
- HS đọc 
- HS trả lời.
- HS tự nhận xét, đánh giá
Thứ sáu ngày 31 tháng 12 năm 2021
Khoa học
SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC ( TIẾT 1 )
I. MỤC TIÊU:
- Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học.
- Phát hiện sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học.
- Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hoá học.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm
- Kĩ năng ứng phó trước những tình huống không mong đợi xảy ra trong khi tiến hành thí nghiệm (của trò chơi)
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
- Quan sát và trao đổi theo nhóm nhỏ.
- Trò chơi
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. GV: Power point, máy tính, phần mềm Teams.
2. HS: Bảng con, giấy nháp, vở viết, thiết bị học, phần mềm Teams.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ ( 2 - 3’)
- Nêu cách tách các chất trong dung dịch ?
- GV nhận xét
2. Dạy bài mới (32 - 34’)
* Hoạt động 1: Thí nghiệm (8 - 10’)
* Mục tiêu: 
- Làm thí nghiệm để nhận ra sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
- Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học.
* Cách tiến hành:
* Bước 1: Làm việc cá nhân:
- GV đưa thí nghiệm lên màn hình.
- Thí nghiệm 1: Đốt một tờ giấy
	+ Mô tả hiện tượng xảy ra.
 + Khi bị cháy, tờ giấy còn giữ được tính chất ban đầu của nó không?
- Thí nghiệm 2: Chưng đường trên ngọn lửa (cho đường vào ống nghiệm hoặc lon sữa bò, đun trên ngọn lửa đèn cồn)
+ Mô tả hiện tượng xảy ra.
+ Dưới tác dụng của nhiệt, đường có còn giữ được tính chất ban đầu của nó hay không?
+ Hoà tan đường vào nước, ta được gì?
+ Đem chưng cất dung dịch đường, ta được gì?
+ Như vậy, đường và nước có bị biến đổi thành chất khác khi hoà tan vào nhau thành dung dịch không?
* Bước 2: Làm việc cả lớp:
- GV yêu cầu cả lớp trả lời các câu hỏi:
- Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác tương tự như hai thí nghiệm trên gọi là gì?
- Sự biến đổi hoá học là gì?
=> Kết luận: Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác như hai thí nghiệm kể trên gọi là sự biến đổi hoá học. Nói cách khác, sự biến đổi hoá học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
* Hoạt động 2: Thực hành (8 - 10’)
* Mục tiêu: HS phân biệt được sự biển đổi hoá học và sự biến đổi lí học.
* Cách tiến hành:
* Bước 1: Làm việc cá nhân:
* Bước 2: Làm việc cả lớp:
=> Kết luận: Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hoá học.
 - Kết thúc hoạt động này, GV nhắc HS không đến gần các hố vôi đang tôi vì nó toả nhiệt, có thể gây bỏng, rất nguy hiểm.
* Hoạt động 3: Trò chơi “chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học” (8’)
* Mục tiêu: HS thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học.
* Cách tiến hành:
* Bước 1: Làm việc theo cá nhân:
* Bước 2: Làm việc cả lớp:
=> Kết luận: Sự biển đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt.
* Hoạt động 4: Thực hành xử lí thông tin trong SGK (8’):
* Mục tiêu: HS nêu được ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự biến đổi hoá học.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc cá nhân:
+ GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình vẽ để trả lời các câu hỏi ở mục thực hành trang 80,81/SGK.
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
=> Kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng.
3. Củng cố, dặn dò (2 - 3’)
- HS đọc ghi nhớ/SGK.
- GV nhận xét các hoạt động của HS và tuyên dương HS tích cực.
- 1, 2 HS.
- HS quan sát thí nghiệm các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm sau đó ghi vào vở bài tập.
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS quan sát các hình trang 79/SGK và trả lời các câu hỏi. 
Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
Trường hợp nào là sự biến đổi lí học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
- HS trả lời các câu hỏi. HS khác bổ sung ý kiến.
- HS suy nghĩ trò chơi được giới thiệu ở Tr80 /SGK.
- HS chia sẻ giới thiệu các bức thư của nhóm mình với các bạn.
- HS trả lời các câu hỏi ở mục thực hành.
- HS trình bày kết quả.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc ghi nhớ
- HS tự nhận xét, đánh giá hoạt động của bản thân và các bạn trong tiết học.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI.
(Dựng đoạn mở bài)
I. MỤC TIÊU:
1. Củng cố kiến thức về đoạn mở bài.
2. Viết được đoạn mở bài cho bài văn tả người theo 2 kiểu gián tiếp và trực tiếp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. GV: Power point, máy tính, phần mềm Teams.
2. HS: Bảng con, giấy nháp, vở viết, thiết bị học, phần mềm Teams.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
1. KTBC( 2-3’)
- Nêu cấu tạo của bài văn tả người?
- GV nhận xét.
2. Giới thệu bài (1-2’)
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
3. Hướng dẫn luyện tập (32-34’)
* Bài 1/11: (14’)
- Đọc thầm, xác định yêu cầu?
- Đề bài yêu cầu gì?
- Đọc thầm đoan mở bài phần a và cho biết đoạn mở bài cho kiểu bài nào?
- Người định tả là ai?
- Người định tả được giới thiệu Như thế nào?
- Người định tả xuất hiện như thế nào?
- Kiểu mở bài đó là gì?
- Ở mở bài đoạn b, người định tả được giới thiệu như thế nào?
- Bác nông dân đang cày ruộng xuất hiện như thế nào?
- Vậy đây là mở bài nào? 
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng, kết luận về hai cách mở bài trên.
* Bài 2/11: Vở nháp (20’)
- Đọc thầm, xác định yêu cầu?
- Chọn một đề mà em thích, có hiểu biết và có tình cảm với người đó?
- Thực hiện yêu cầu của bài vào vở nháp?
- GV nhận xét, cách dùng từ, diễn đạt cho HS.
5. Củng cố - dặn dò ( 2-3’)
- GV nhận xét về kiến thức, kĩ năng, năng lực, phẩm chất HS đạt được
- HS trả lời – Nhận xét
- HS đọc thầm, tìm hiểu đề 
- HS trả lời.
- tả người
- Người bà trong gia đình
- Giới thiệu trực tiếp
- Xuất hiện trực tiếp 
- Mở bài trực tiếp 
- Người định tả .
- Bác xuất...
- Mở bài gián tiếp
- HS trả lời theo yêu cầu SGK.
- HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- HS đọc thầm, tìm hiểu đề 
- HS làm bài vào vở nháp.
- HS chia sẻ bài làm lên màn hình, đọc bài làm, HS khác nhận xét 
- HS tự đánh giá, nhận xét.
PHẦN KIỂM TRA CỦA KHỐI TRƯỞNG
Ngày 24 tháng 12 năm 2021
Lê Thị Minh Thu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_17_nam_hoc_2021_2022_ho_thi_hai.doc