Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 17 - Trần Đức Huân

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 17 - Trần Đức Huân

- HS nghe- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi (BT1).

 - HS làm được bài tập 2.

 

docx 24 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 219Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 17 - Trần Đức Huân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Ngày soạn: 27/12/2020
Ngày giảng: Thứ hai ngày 28 tháng 12 năm 2020
	Tiết 1: Chào cờ CHÀO CỜ TUẦN 17
	------------------------∆------------------------
Tiết 2: Toán. LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
 - HS biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
 - Làm được các bài tập 1a, 2a, 3; HSNK làm được tất cả các bài tập.
II. Phương pháp - phương tiện dạy học:
- Phương pháp: thực hành.
- Phương tiện: Bảng con, bảng nhóm. 
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
3’
8’
8’
10’
6’
3’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS chữa bài tập (Tìm một số biết 30% của nó là 72)
- Nhận xét, chữa bài.
B. Các hoạt động dạy học:
1. Khám phá:
2. Thực hành:
Bài 1 (a): Gọi học sinh nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên, một số tự nhiên cho STP, STP cho STP
- Hướng dẫn HS thực hiện tính.
- Yêu cầu HSNK làm cả bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2 (a): Gọi học sinh nêu yêu cầu
- Hướng dẫn HS tính giá trị của biểu thức với các số thập phân.
- Yêu cầu HS khá, giỏi làm cả bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Gọi học sinh nêu yêu cầu
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải bài toán.
 - Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Hướng dẫn HSNK làm.
- Hướng dẫn HS xác định câu trả lời đúng.
- Nhận xét, chữa bài.
C. Kết luận:
- Tổng kết tiết học.
- Nhận xét giờ học.
- HĐTQ thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
+ Làm bảng con, bảng lớp: 
 72 100 : 30 = 240
- Nêu yêu cầu của bài tập.
- Vài HS nhắc lại
- 3 HS làm bảng lớp.
- Lớp đặt tính và làm vào vở. 
a) 216,72 : 42 = 5,16 
b) 1 : 12,5 = 0,08
c) 109,98 : 42,3 = 2,6
- Nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm bài vào vở, 2 em lên bảng.
a, (131,4 - 80,8) : 2,3 + 21,84 2 
 = 50,6 : 2,3 + 43,68 
 = 22 + 43,68
 = 65,68
b, 8,16 : (1,32 + 3,48) - 0,345 : 2 
 = 8,16 : 4,8 - 0,1725 
 = 1,7 - 0,1725 
 = 1,5275
- Đọc bài toán, phân tích, xác định dạng toán, thảo luận theo cặp và nêu cách giải.
- Tóm tắt, giải bài toán.
- 1 HS làm bảng lớp.
- Lớp làm vào vở. 
 Bài giải
a. Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là:
 15875 – 15625 = 250 ( người )
 Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là:
 250 : 15625 = 0,016
 0,016 = 1,6 %
b. Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là:
 15875 1,6 : 100 = 254 (người)
Cuối năm 2002 số dân của phường đó là: 15875 + 254 = 16129 (người)
 Đáp số: a, 1,6 %; 
 b,16129 người. 
- HS xác định câu trả lời đúng: C.
------------------------∆------------------------
Tiết 4. Tập đọc NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I. Mục tiêu.
 	- HS biết đọc to, rõ ràng lưu loát bài văn.
 	- Hiểu ý nghĩa bài văn: Bài ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Phương tiện, phương pháp dạy học.
- Phương pháp: Luyện tập thực hành, đàm thoại.
 - Phương tiện: Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
III. Tiến trình dạy học: 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
2’
13’
10’
5’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS đọc bài Thầy cúng đi bệnh viện và TLCH
- Nhận xét.
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: GTB, ghi đầu bài
2. Kết nối:
2.1. Luyện đọc
- Mời 1HS đọc toàn bài
- Hướng dẫn HS chia đoạn và đọc nối tiếp theo đoạn, luyện đọc từ khó đọc.
- Sửa lỗi phát âm, giúp HS đọc đúng, hiểu nghĩa một số từ ngữ. 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp và đọc báo cáo trước lớp.
- Đọc mẫu toàn bài.
2.2. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu đọc thầm bài, trả lời câu hỏi
+ Đến Bát Xát tỉnh Lào Cai mọi người sẽ ngạc nhiên vì điều gì?
+ Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn?
+ Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào?
+ Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước?
- Câu chuyện ca ngợi ai và ca ngợi về điều gì?
+, Luyện đọc lại:
- Nêu nội dung cần luyện đọc.
- Hướng dẫn HS đọc đoạn 1.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi một số cặp trình bày trước lớp.
- Nhận xét.
C. Kết luận:
- Chốt nội dung bài.
- HĐTQ thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
+ 2HS đọc lại bài Thầy cúng đi bệnh viện và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
- Lắng nghe, ghi vở.
- 1HSNK đọc bài.
- Chia đoạn và đọc nối tiếp theo đoạn. Bài chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu. để trồng lúa.
+ Đoạn 2: tiếp theo . trước nữa.
+ Đoạn 3: còn lại.
- Luyện đọc từ khó
- Luyện đọc theo cặp và đọc báo cáo trước lớp (2 lượt).
- Lắng nghe.
- Đọc thầm, đọc lướt, TLCH
+ Đến... mọi người sẽ ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngèo vắt ngang những đồi cao.
+ Ông lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước; cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần .....
+Về tập quán canh tác, đồng bào không làm nương như trước mà trồng lúa nước; không làm nương nên không còn nạn phá rừng. .....
+ Ông hướng dẫn bà con trồng cây thảo quả.
- Câu chuyện ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, , làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
- Lắng nghe.
- Thực hiện theo HD của GV.
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc trước lớp.
------------------------∆------------------------
Tiết 2. Chính tả (Nghe – viết): NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON
I. Mục tiêu:
 	- HS nghe- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi (BT1).
 	- HS làm được bài tập 2.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
 	- Phương pháp: Hỏi đáp - luyện tập thực hành.
 	- Phương tiện: Một vài tờ phiếu khổ to viết mô hình cấu tạo vần bài tập 2.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5'
2'
7’
15’
2'
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Yêu cầu HS viết các từ có chứa âm đầu r/v/gi 
- Nhận xét.
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: GT, ghi đầu bài.
2. Kết nối:
- Đọc đoạn viết 
+ Đoạn văn nói về ai?
- Giải nghĩa từ bươm chải
- Yêu cầu HS tìm và viết từ có vần khó, dễ lẫn vào bảng con (nháp)
- Lưu ý HS cách viết các chữ số, tên riêng.
- Nhắc HS nhớ tư thế ngồi viết và cách trình bày bài như đã HD.
Viết bài:
- Đọc cho HS viết.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- Thu bài, nhận xét.
HD làm bài tập chính tả:
Bài 2: 
- Gọi HS đọc đầu bài và xác định yêu cầu của bài.
- Tổ chức cho HS làm bài cá nhân, 3HS làm bài vào phiếu học tập.
- Gọi HS trình bày bài trước lớ
- Chữa bài, nhận xét chốt lại lời giải đúng.
C. Kết luận:
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- HĐTQ thực hiện:
- Ban học tập kiểm tra.
+ 2HS viết bảng lớp từ có r/d/gi.
- Lắng nghe, ghi vở.
- Lắng nghe, 2HS đọc lại.
+ Đoạn văn nói về mẹ Nguyễn Thị Phú - Bà là một phụ nữ không sinh con nhưng đã cố gắng bươn chải, nuôi dưỡng 51 em bé mồ côi, đến nay nhiều người đã trưởng thành.
- Tìm và viết. 
+ Ví dụ: 51, Lý Sơn, Quảng Ngãi, 35 năm.
- Nhớ và thực hiện ngồi viết đúng tư thế.
- Lắng nghe và viết bài vào vở.
- Soát lỗi.
a) Mô hình cấu tạo vần
Tiếng
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
Con
ra
tiền
tuyến
xa
xôi
Yêu
Bầm
Yêu
 u
o
a
iê
yê
a
ô
yê
â
yê
n
n
n
i
u
m
u
b) Tiếng xôi bắt vần với tiếng đôi.
Tiết 2: Ôn Toán. ÔN TẬP 
I. Mục tiêu:
- Học sinh giải thành thạo 2 dạng toán về tỉ số phần trăm; tìm số phần trăm của 1 số, tìm 1 số khi biết số phần trăm của nó. Tìm thạo tỉ số phần trăm giữa 2 số.
II. Phương pháp - phương tiện dạy học:
- Phương pháp: thực hành.
- Phương tiện: Bảng con, bảng nhóm. 
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
3’
8’
8’
10’
3’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS chữa bài tập (Tìm một số biết 30% của nó là 72)
- Nhận xét, chữa bài.
B. Các hoạt động dạy học:
1. Khám phá:
2. Thực hành:
Bài 1: Một xưởng sản xuất đề ra là phải thực hiện được 1200 sản phẩm, do cải tiến kỹ thuật nên họ đã thực hiện được 1620 sản phẩm. Hỏi họ đã vượt mức bao nhiêu phần trăm kế hoạch.
Bài 2: Một người đi bán trứng gồm 2 loại: Trứng gà và trứng vịt. Số trứng gà là 160 quả, chiếm 80% tổng số trứng. Hỏi người đó đem bán ? quả trứng vịt ?
Bài 3: (HSKG)
 Lớp 5A có 40 bạn. Cô đã cử 20% số bạn trang trí lớp, 50% số bạn quét sân, số bạn còn lại đi tưới cây. Hỏi mỗi nhóm có bao nhiêu bạn?
- Nhận xét, chữa bài.
C. Kết luận:
- Tổng kết tiết học.
- Nhận xét giờ học.
- HĐTQ thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
+ Làm bảng con, bảng lớp: 
 72 100 : 30 = 240
Lời giải:
 1620 sản phẩm chiếm số % là: 
 1620 : 1200 = 1,35 = 135%
Họ đã vượt mức số phần trăm so với kế hoạch là :
 135% – 100% = 35 %
 Đáp số: 35%.
Lời giải:
Coi số trứng đem bán là 100%.
Số phần trăm trứng vịt có là:
 100% - 80% = 20 %
Người đó đem bán số quả trứng vịt là:
160 : 80 20 = 40 (quả).
 Đáp số: 40 quả.
Lời giải:
Coi 40 bạn là 100%.
Số bạn trang trí lớp có là:
 40 : 100 20 = 8 (bạn)
Số bạn quét sân có là:
40 : 100 50 = 20 (bạn)
Số bạn đi tưới là:
 40 – ( 8 + 20 ) = 12 (bạn)
 Đáp số: 8 (bạn); 20 (bạn); 12 (bạn)
------------------------∆------------------------
Ngày soạn: 27/12/2020
Ngày giảng: Thứ ba ngày 29 tháng 12 năm 2020
Tiết 1. Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu.
 - HS biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
II. Phương pháp - phương tiện dạy học:
 - Phương pháp: Luyện tập thực hành.
 - Phương tiện: Bảng nhóm.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5'
2’
8’
10’
12’
3'
A. Mở đầu
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Yêu cầu HS 
+ Tìm 7% của 70000
- Nhận xét, chữa bài.
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá:
2. Thực hành:
Bài 1: Viết các hỗn số thành số thập phân.
- Hướng dẫn HS thực hiện chuyển đổi.
- Nhận xét, chữa bài.
- HDHS thực hiện theo cách 2: chia tử số cho mẫu số rồi cộng với phần nguyên.
Bài 2: Tìm x.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3: 
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải bài toán.
- Chữa bài, nhận xét.
- HDHS làm cách 2.
C. Kết luận.
- Hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài 
- HĐTQ thực hiện:
- Ban học tập kiểm tra.
- Làm bảng con, bảng lớp.
- Nêu yêu cầu của bài tập.
- 4 HS làm bảng lớp.
- Lớp làm bảng con.
4= 4 = 4,5 2 = 2 = 2,75
3= 3 = 3,8 1= 1= 1,48
- Xác định thành phần chưa biết, nêu cách tính.
- 2 HS làm bảng lớp.
- Lớp làm vào vở, chữa bài.
a, x 100 = 1,643 + 7,357
 x 100 = 9
 x = 9 : 100 
 x = 0,09
b, 0,16 : x = 2 – 0,4
 0,16 : x = 1,6
 x = 0,16 : 1,6
 x ... nh bày lí do làm đơn.
+ Lời hứa. Lời cảm ơn.
+ Chữ kí của HS và phụ huynh.
- Viết đơn vào vở.
- Nối tiếp nhau đọc lá đơn.
- Ghi nhớ mẫu đơn để viết đơn đúng thể thức khi cần thiết
------------------------∆------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: Khoa học ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (tiếp)
I. Mục tiêu:
 - Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.
II. Phương pháp, phương tiện
 - Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập thực hành.
 - Phương tiện: Hình trang 68 sgk. Phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5'
3'
15’
15’
 2'
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Em hãy nêu một số cách phòng bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, viêm gan A?
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá:
2. Kết nối:
 Hoạt động 1: Đặc điểm, công dụng của một số vật liệu:
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu mỗi nhóm nêu tính chất, công dụng của 3 loại vật liệu.
- Nhận xét, góp ý bổ sung
- Thi trả lời nhanh câu hỏi 2( tr.69)
- Nhận xét, tuyên dương
Hoạt động 2: Trò chơi Đoán chữ:
- Tổ chức cho HS chơi theo nhóm.
- Hướng dẫn HS cách chơi.
- Lớp trưởng nêu câu hỏi, các nhóm đưa ra câu trả lời
- Nhóm nào đoán được nhiều câu đúng là thắng cuộc.
C. Kết luận:
- Hệ thống nội dung ôn tập.
- Ôn tập để chuẩn bị kiểm tra.
- HĐTQ thực hiện:
- Ban học tập kiểm tra.
+ 3 HS tiếp nối nhau lên trình bày.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS nêu công dụng, tính chất của 3 vật liệu đó học.
- HS chơi trò chơi theo nhóm.
------------------------∆------------------------
Tiết 2. Ôn Toán ÔN TẬP GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I. Mục tiêu:
 	- Học sinh giải thành thạo 2 dạng toán về tỉ số phần trăm; tìm số phần trăm của 1 số, tìm 1 số khi biết số phần trăm của nó. Tìm thạo tỉ số phần trăm giữa 2 số.
II. Phương pháp - phương tiện dạy học:
 	- Phương pháp: Hỏi đáp, gợi mở, thực hành.
 	- Phương tiện: Máy tính bỏ túi cho các nhóm, bảng phụ.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5'
2'
12’
10’
8’
3'
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Yêu cầu HS sử dụng máy tính thực hiện
- Nhận xét, chữa bài.
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: GT, ghi đầu bài.
2. Kết nối:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a) 108,36 : 21 b) 80,8 : 2,5
c) 109,98 : 84,6 d) 75 : 125
Bài 2: Hai người làm được 1200 sản phẩm, trong đó người thứ nhất làm được 546 sản phẩm. Hỏi người thứ hai làm được bao nhiêu phần trăm sản phẩm?
Bài 3: Một cửa hàng đã bán 123,5 lít nước mắm và bằng 9,5 % số nước mắm của cửa hàng trước khi bán. Hỏi lúc đầu, cửa hàng có bao nhiêu lít nước mắm?
- Nhận xét, chữa bài.
C. Kết luận:
- Hệ thống nội dung bài.
Nhận xét giờ học.
- Sử dụng máy tính bỏ túi để tính kết quả phép tính: 125,96 + 47,56
 985,06 15
- Lắng nghe, ghi vở
Đáp án:
a) 5,16 b)32,32
c) 1,3 d) 0,6
Lời giải:
Người thứ hai làm được số sản phẩm là:
 1200 – 546 = 654 (sản phẩm)
Người thứ hai làm được số phần trăm sản phẩm là:
 654 : 1200 = 0,545 = 54 5% 
 Đáp số: 54,5 % 
Lời giải:
Coi số lít nước mắm cửa hàng có là 100%.
Lúc đầu, cửa hàng có số lít nước mắm là:
123,5 : 9,5 100 = 1300 (lít)
 Đáp số: 1300 lít.
------------------------∆------------------------
Tiết 3. Tập làm văn: ÔN TẬP VỀ VIẾT ĐƠN
I. Mục tiêu:
- HS biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn (BT1).
- Viết được đơn xin học môn tự chọn Ngoại ngữ (hoặc Tin học) đúng thể thức, đủ nội dung cần thiết.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Luyện tập thực hành.
- Phương tiện: Phiếu phô tô mẫu đơn xin học.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5'
3'
15’
15’
3'
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Yêu cầu HS nêu thể thức của một lá đơn.
- Nhận xét.
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: Giới thiệu, ghi đầu bài.
2. Thực hành:
Bài tập 1:
- Treo bảng phụ đã viết sẵn BT1 lên bảng và gọi HS đọc đầu bài.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp về một số nội dung cần lưu ý trong đơn.
- Phát phiếu HT cho HS làm bài.
- Gọi HS đọc đơn của mình vừa viết.
- Nhận xét.
Bài tập 2:
- Yêu cầu HS trao đổi về một số nội dung cần lưu ý trong đơn.
+ Đầu tiên ghi gì trên lá đơn?
+ Tên của đơn là gì?
+ Nơi nhận đơn viết như thế nào?
+ Nội dung đơn bao gồm những mục nào?
- Nhắc HS: Trình bày lý do viết đơn sao cho gọn, rõ, có sức thuyết phục người đọc.
- Đọc cho HS tham khảo một lá đơn hoàn chỉnh.
- Nhận xét về nội dung và cách trình bày lá đơn.
C. Kết luận:
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Nêu những điểm cần chú ý về thể thức của một lá đơn.
- Lắng nghe 
- 1HS đọc yêu cầu, 1HS đọc đơn.
- Trao đổi theo cặp.
- Làm bài vào phiếu học tập.
- Đọc đơn.
- 2HS đọc yêu cầu.
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Đơn xin học môn tự chọn.
+ Kính gửi: Cô Hiệu trưởng trường Tiểu học N«ng H¹.
- Nội dung đơn bao gồm:
+ Giới thiệu bản thân.
+ Trình bày lí do làm đơn.
+ Lời hứa. Lời cảm ơn.
+ Chữ kí của HS và phụ huynh.
- Viết đơn vào vở.
- Nối tiếp nhau đọc lá đơn.
- Ghi nhớ mẫu đơn để viết đơn đúng thể thức khi cần thiết
------------------------∆------------------------
Ngày soạn: 30/12/2020
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 01 tháng 01 năm 2021
Tiết 1. Toán HÌNH TAM GIÁC
I. Mục tiêu: 
- HS biết đặc điểm của hình tam giác có 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc.
- Biết phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc).
- Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác.
II. Phương pháp - phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Luyện tập, thực hành. 
- Phương tiện: Bảng phụ.
III. Tiến trình dạy học: 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
3’
15’
7’
7’
3’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Y/c HS trình bày cách tính và kết quả dòng 3,4 BT1,2 (tiết 84).
- Nhận xét, đánh giá.
B. Các hoạt động dạy học:
1. Khám phá: Giới thiệu bài. 
2. Kết nối :
a) Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác
- Vẽ lên bảng hình tam giác ABC, yêu cầu HS chỉ ra 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc của hình tam giác.
b) Giới thiệu ba dạng của hình tam giác
- Vẽ lên bảng 3 hình tam giác, giới thiệu các đặc điểm: Hình tam giác có 3 góc nhọn ; Hình tam giác có 1 góc tù và 2 góc nhọn ; Hình tam giác có 1 góc vuông và 2 góc nhọn (hình tam giác vuông)
- Vẽ lên bảng tập hợp 1 số hình tam giác, yêu cầu HS nhận dạng, tìm ra những hình tam giác theo từng dạng (góc).
c) Giới thiệu đáy và đường cao (tương ứng)
- HDHS nhận biết đáy BC, đường cao AH trong hình tam giác ABC.
- Gợi ý cho HS tập nhận biết đường cao trong 3 hình tam giác còn lại.
3. Thực hành : 
Bài 1: HD đọc và xác định y/c của BT.
- Y/c HS làm bài vào bảng con.
- Chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: 
- HDHS đọc và xác định y/c của BT.
- Y/c HS trao đổi theo cặp, trình bày kết quả.
- HDHS nhận xét, chữa bài.
C. Kết luận:
- Tổng kết tiết học.
- HĐTQ thực hiện:
- Ban học tập kiểm tra.
+ 2HS thao tác trên máy tính bỏ túi kết hợp trình bày cách tính, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Quan sát hình, phát biểu ý kiến.
+ 3 cạnh: AB, AC, BC. 
+ 3 đỉnh: đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C. + 3 góc : góc đỉnh A, góc đỉnh B và góc đỉnh C.
- Theo dõi, nhận biết.
- Nhận dạng, tìm ra hình tam giác theo từng dạng góc.
- Theo dõi, nhận biết.
- Tập nhận biết đường cao của hình tam giác (dùng ê ke).
- Đọc, xác định y/c của BT.
- Viết tên 3 góc, 3 cạnh của mỗi hình tam giác vào bảng con.
- Đọc và xác định y/c của BT.
- Trao đổi theo cặp, trình bày kết quả.
+ Tam giác ABC: đáy AB, đường cao CH.
+ Tam giác DEG : đáy EG, đường cao DK.
+ Tam giác MPQ : đáy PQ, đường cao MN.
------------------------∆------------------------
Tiết 2. Tập làm văn: TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. Mục tiêu:
- HS biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người (bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày).
- Nhận biết được lỗi trong bài văn và viết lại được một đoạn văn cho đúng.
II. Phương pháp - phương tiện dạy học:
- Phương pháp: thực hành. 
- Phương tiện: Bảng phụ.
III. Tiến trình dạy học: 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
3’
28’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Yêu cầu HS nêu nội dung chính của đơn. 
B. Các hoạt động dạy học:
1. Khám phá: Giới thiệu bài.
2. Kết nối: NX chung về kết quả bài làm
- Cho HS đọc lại đề bài.
- Nhận xét chung bài làm của HS cả lớp: 
+ Ưu điểm : đã xác định đúng đề bài, kiểu bài (miêu tả) ; bố cục có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), có sự liên kết giữa các phần. hình ảnh miêu tả tương đối sinh động, 
+ Những thiếu sót, hạn chế : 1số bài viết bố cục chưa tách rõ 3 phần,....
 - Trả bài cho HS.
a) Hướng dẫn chữa lỗi chung:
- Ghi bảng một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ đặt câu, ý, ...
- Mời HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi.
- HD trao đổi, chữa bài.
b) Hướng dẫn HS sửa lỗi: Nêu y/c.
- Cho HS tự sửa lỗi, GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
c) HDHS học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- Đọc những đoạn văn, bài văn hay của 1số HS trong lớp và sưu tầm được.
- HDHS trao đổi, tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
- Y/c HS chọn và viết lại 1 đoạn văn.
C. Kết luận:
- Nhận xét tiết học, 
- HĐTQ thực hiện:
- Ban học tập kiểm tra.
- 2 HS nêu
- 2HS đọc, cả lớp theo dõi.
- Theo dõi, rút kinh nghiệm.
- 1 vài HS lần lượt lên bảng sửa lỗi, cả lớp tự chữa trên nháp.
- Từng HS tự sửa lỗi.
- Theo dõi.
- Trao đổi cả lớp.
- Tự chọn và viết lại đoạn văn vào vở.
------------------------∆------------------------
Tiết 4: Sinh hoạt . NHẬN XÉT TUẦN 17
1. Nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần
 	- Nề nếp: Ngoan ngoãn, lễ phép đi học đều, đúng giờ.
 	- Học tập: Đã học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp song bên cạnh đó vẫn còn 1 số em chưa cố gắng trong học tập, trong lớp còn nói chuyện, làm việc riêng.
 	- Thể dục, vệ sinh: Tham gia đầy đủ các buổi tập thể dục. Vệ sinh sạch sẽ khu vực lớp và khu vực phân công, vệ sinh cá nhân một số em chưa sạch sẽ, gọn gàng.
	- Hoạt động khác:Thực hiện tốt..
 2. Giáo viên nhận xét đánh giá chung:
	- Các em đi học đều và đúng giờ. 
	- Có ý thức chuẩn bị bài và làm bài trước khi đến lớp.
	- Cần mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài sôi nổi hơn.
	- Cần có ý thức hơn trong các giờ học. 
3. Phương hướng hoạt động tuần 18.
 - Ổn định tốt nề nếp học tập, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập của cá nhân.
	- Duy trì tốt mọi nề nếp học tập, phát huy các nhóm học tập.
	- Ôn tập chuẩn bị cho thi cuối học kì I.
	- Chăm sóc bồn hoa cây cảnh.
	- Luyện tập đội thi Viết chữ đẹp cấp trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_17_tran_duc_huan.docx