Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 2 - Trần Đức Huân

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 2 - Trần Đức Huân

A. Mở đầu:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Các phân số như thế nào được gọi là phân số thập phân? Nêu ví dụ.

- Nhận xét, đánh giá.

 

docx 22 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 170Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 2 - Trần Đức Huân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Ngày soạn: 12/9/2020
Ngày giảng: Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2020
 Tiết 1: Chào cờ TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
Tiết 2: Toán LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- HS biết đọc, viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số. 
- Biết chuyển một phân số thành phân số thập phân.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
	- Phương pháp: Luyện tập thực hành 
	- Phương tiện: Bảng phụ tia số BT1. 
III. Tiến trình dạy học: 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
3’
10’
10’
10’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Các phân số như thế nào được gọi là phân số thập phân? Nêu ví dụ.
- Nhận xét, đánh giá.
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: Giới thiệu, ghi đầu bài.
2. Thực hành: 
Bài 1: Viết phân số TP thích hợp vào chỗ chấm dưới mỗi vạch của tia số.
- Gọi HS đọc và nêu yêu cầu của BT. 
- Gắn bảng phụ, hướng dẫn và cho HS làm bài vào vở, 1 em làm bài vào bảng nhóm.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 Bài 2: Viết các phân số thành phân số thập phân
- Gọi 1HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp và làm bài, gọi 3HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng:
 ; 
 .
- Kiểm tra bài làm của HS và nhận xét.
Bài 3: Viết các phân số thành phân số thập phân có mẫu số là 100 
- Mời 1HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cho HS làm bài theo nhóm 4.
- HD nhận xét, chữa bài, tuyên dương nhóm HS làm đúng và nhanh nhất.
- Kết quả: 
C. Kết luận:
- Chốt bài, nhận xét tiết học.
- HĐTQ thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
+ ... phân số có MS là 10, 100, 1000, ...
- Lắng nghe, ghi vở.
- Đọc và nêu yêu cầu bài tập. 
- Theo dõi và làm bài vào vở, 1HS làm bài trên bảng nhóm.
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập. 
- Trao đổi cặp và làm bài.
- 3HS làm bài trên bảng lớp.
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập. 
- Làm bài theo nhóm 4 vào bảng nhóm, cử đại diện trình bày kết quả.
- Kết quả: 
 ;
.
------------------------∆------------------------
Tiết 4. Tập đọc NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
I. Mục tiêu: 
- HS biết đọc đúng văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê. 
- Hiểu ND bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. (TL được các CH SGK).
II. Phương pháp, phương tiện dạy hoc:
	- Phương pháp: Luyện tập, thảo luận nhóm
	- Phương tiện: Ảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
3’
15’
10’
5’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài và TLCH ; nhận xét, đánh giá.
- Nhận xét, đánh giá. 
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: Giới thiệu, ghi đầu bài.
2. Kết nối:
2.1. HDHS luyện đọc: 
- Đọc mẫu bài văn. 
- Cho HS quan sát ảnh SGK, HD chia đoạn và tiếp nối đọc đoạn lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó.
- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ, đọc từ mới - SGK. 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. 
- Gọi đại diện một số cặp đọc báo cáo trước lớp.
- Nhận xét, mời 1HS đọc toàn bài.
2.2. HDHS tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và cho biết:
+ Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì?
- Cho HS đọc thầm 2 đoạn còn lại và phân tích bảng số liệu theo yêu cầu SGK. 
+ Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hóa Việt Nam ?
- Chốt nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời.
2.3. Luyện đọc lại.
- Nêu nội dung luyện đọc.
- Mời 1HS đọc đoạn 1.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Mời HS thi đọc trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
C. Kết luận:
- Chốt lại ND bài học, liên hệ.
- HĐTQ thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
- 1-2HS đọc bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa, TLCH của bài.
- Lắng nghe, ghi vở.
- Lắng nghe, theo dõi SGK – 15.
- Quan sát ảnh, chia đoạn và nối tiếp đọc 3 đoạn.
- Tìm và luyện đọc từ khó đọc.
- Đọc nối tiếp đoạn và giải nghĩa từ, đọc chú giải (SGK)
- Luyện đọc theo cặp. 
- Đọc báo cáo trước lớp.
- 1HS đọc cả bài.
- Đọc thầm đoạn 1, trao đổi theo cặp, nêu ý kiến:
+  ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1017 nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỉ các triều vua VN đã tổ chức được 185 khoa thi, đỗ gần 3000 tiến sĩ.
- Đọc bảng số liệu, phân tích, nêu:
+ Triều đại tổ chức nhiều khoa thi nhất : triều Lê – 104 khoa thi.
 + Triều đại có nhiều tiến sĩ nhất: triều Lê – 1780 tiến sĩ.
+ Người VN có truyền thống coi trong đạo học./ VN là nước có nền văn hiến lâu đời./ ...
- Nhắc lại và ghi vở.
- Lắng nghe.
- 1HS đọc đoạn1 và nêu cách đọc.
- Luyện đọc đoạn văn theo cặp.
- 3HS thi đọc trước lớp.
------------------------∆------------------------
Buổi chiều
Tiết 1. Chính tả (Nghe - viết): LƯƠNG NGỌC QUYẾN
I. Mục tiêu: 
- HS nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Ghi lại đúng phần vần của tiếng (từ 8 – 10 tiếng) trong BT2; chép đúng vần của các tiếng vào mô hình theo yêu cầu BT3.
- Rèn chữ viết đẹp qua bài viết.
II. Phương pháp, phương tin:
	- Phương pháp: Luyện tập thực hành
	- Phương tiện: Ảnh chân dung Lương Ngọc Quyến, bảng phụ BT3, bảng nhóm.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
3’
7’
15’
8’
 2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu các bạn viết và nháp các từ: ghê gớm, nghe ngóng, kiên quyết.
- Nhận xét, đánh giá.
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Kết nối:
Hướng dẫn HS nghe – viết: 
- Đọc bài viết, yêu cầu 2HS đọc lại.
- Giới thiệu chân dung, năm sinh, năm mất của Lương Ngọc Quyến; tên ông được đặt cho đường phố, trường học ở tỉnh Thái Nguyên.
- Yêu cầu HS đọc thầm bài chính tả, tìm và viết lại những từ ngữ dễ viết sai.
- Nhận xét, chữa bài trên bảng.
- Nhắc HS lưu ý cách trình bày bài viết; chú ý ngồi viết đúng tư thế.
3. Thực hành:
3.1. Viết bài chính tả:
- Đọc cho HS viết bài vào vở.
- Đọc lại bài cho HS soát lỗi.
- Nhận xét và chữa bài.
3.2. Hướng dẫn HS làm BT:
 Bài tập 2: Ghi lại phần vần của các tiếng trong các câu.
- Gọi HS nêu yêu cầu của BT.
- Yêu cầu HS đọc thầm từng câu, làm bài vào VBT.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Trạng, nguyên, Nguyễn, Hiền, khoa, thi./ Mộ, Trạch, Bình, Giang.
Bài tập 3: 
- Yêu cầu HS đọc bài tập và làm bài vào VBT.
- Mời HS nối tiếp lên điền vào bảng phụ.
- Nhận xét về cách điền vị trí các âm trong mô hình cấu tạo vần.
- Chốt lại bài.
C. Kết luận:
- Chốt nội dung bài. Nhận xét tiết học.
- HĐTQ thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
- 2 bạn viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào nháp.
- Lắng nghe, ghi vở.
- Theo dõi bài trong SGK, 2HS đọc lại bài chính tả.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm bài viết, viết vào vở nháp những từ dễ viết sai: 
Ví dụ: Lương Ngọc Quyến, mưu, khoét, xích sắt, Ngày 30-8-1917, ... 
- Nghe – viết bài vào vở.
- Nghe lại và soát lỗi (02 lần).
- Đọc và làm bài vào VBT, 1 em làm bài vào bảng nhóm.
- Đọc thầm y/c, mô hình mẫu và làm bài vào VBT.
- Nối tiếp lên điền vào bảng phụ.
 ------------------------∆------------------------
 Tiết 2: Ôn Toán ÔN TẬP HỖN SỐ
I. Mục tiêu:
Củng cố về : Cách đọc, viết hỗn số. Chuyển hỗn số thành phân số. Tính toán với hỗn số
- Áp dụng để tìm thành phần chưa biết trong phép tính và giải toán . 
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
	- Phương pháp: Luyện tập thực hành 
	- Phương tiện: Bảng phụ 
III. Tiến trình dạy học: 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
10’
5’
5’
5’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Các phân số như thế nào được gọi là phân số thập phân? Nêu ví dụ.
- Nhận xét, đánh giá.
B. Hoạt động dạy học
Hoạt động1 : Ôn cách đọc , viết hỗn số ; chuyển hỗn số thành phân số
- GV cho HS lấy ví dụ về hỗn số 
- GV ghi lên bảng 
- Cho HS đọc, viết hỗn số
H: Nêu cách chuyển hỗn số thành phân số?
Bài 1 : : Chuyển các hỗn số sau thành phân số:
 2; 7 ; 4 ; 5 ; 9; 3 
Bài 2 : Tính:
a) 4 + 2 b) 7 - 2 
c) 2 1 d) 5 : 3 
Bài 3: Tìm x
a) x - 1 = 2 b) 5 : x = 4
C. Kết luận:
- Chốt bài, nhận xét tiết học.
- HĐTQ thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
+ ... phân số có MS là 10, 100, 1000, ...
- Lắng nghe, ghi vở.
- Đọc và nêu yêu cầu bài tập. 
- Theo dõi và làm bài vào vở, 1HS làm bài trên bảng nhóm.
*Kết quả :
*Kết quả :
 a) b) 
 c) d) 
*Kết quả :
a) 	b) 
------------------------∆------------------------
Ngày soạn: 13/9/2020
Ngày giảng: Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2020
Tiết 1. Toán ÔN TẬP: PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ HAI PHÂN SỐ
I. Mục tiêu: 
- HS biết cộng (trừ) hai phân số có cùng mẫu số, hai phân số khác mẫu số.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
	- Phương pháp: Luyện tập thực hành
	- Phương tiện: Bảng nhóm. 
III. Tiến trình dạy học: 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
3’
8’
7’
5’
5’
5’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
HĐTQ thực hiện: 
- Yêu cầu các bạn viết phân số ; thành phân số thập phân.
- Nhận xét, đánh giá.
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Kết nối: 
Ôn tập về phép cộng và phép trừ 2PS
a) Nêu ví dụ, viết lên bảng và yêu cầu HS nêu cách tính, thực hiện phép tính.
- Gọi 2HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chữa bài, chốt lại cách cộng, trừ 2 phân số có cùng mẫu số.
b) Nêu và ghi bảng ; , yêu cầu HS nêu cách tính, thực hiện tính.
- Nhận xét, chữa bài, chốt lại cách cộng, trừ 2 phân số khác mẫu số.
3. Thực hành: 
Bài 1: Tính
- Yêu cầu HS đọc bài tập và làm bài vào vở, 4HS làm vào bảng nhóm.
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng:
Bài 2: Tính
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS thi làm bài theo nhóm 4.
- Nhận xét, chốt lại bài đúng:
Bài 3: 
- Gọi 1HS đọc bài toán.
- HD và cho HS giải 
- Nhận xét, chữa bài.
C. Kết luận:
- Gọi 2HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
- HĐTQ thực hiện: 
- Ban học tập kiểm tra.
+ 2HS lên bảng làm bài, lớp làm vào nháp.
- Lắng nghe, ghi vở.
- Đọc ví dụ và gọi 1HS nêu cách tính, vận dụng tính vào nháp, 2HS lên bảng làm bài.
- Nghe, nhắc lại.
- 1-2HS nêu cách tính, vận dụng tính vào nháp, 2HS lên bảng làm bài.
- Đọc và làm bài vào vở, 4HS làm vào bảng nhóm, lần lượt trình bày.
- Đọc yêu cầu của BT.
- Các nhóm thi làm bài vào bảng nhóm.
- Đọc bài toán.
- Giải BT vào vở + 1HS làm bài trên bảng lớp.
- 2HS nhắc lại ND bài học.
------------------------∆------------------------
Tiết 2. Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỔ QUỐC
I. Mục tiêu 
- HS tìm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài TĐ hoặc CT đã
học (BT1); tìm thêm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc (BT2); tìm được
một số từ chứa tiếng quốc (BT3).
- Đặt câu được với một trong những từ ngữ nói về tổ quốc, quê hương (BT4).
II. Phương pháp, p ...  tập 1: Xếp các từ thành những nhóm từ đồng nghĩa
- Gọi HS đọc và phân tích bài tập.
- Giải thích thêm: Đọc các từ đã cho xem từ nào đồng nghĩa với nhau thì xếp vào 1 nhóm.
- Cho HS thi làm bài theo nhóm 4.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng, tuyên dương nhóm HS làm đúng và nhanh nhất.
Bài 3: Viết một đoạn văn tả cảnh (5 câu) trong đó có dùng 1 số từ ở BT2.
- Giúp HS hiểu yêu cầu của BT.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Mời HS trình bày.
- Nhận xét, đánh giá.
C. Kết luận:
- Chốt lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học. 
- HĐTQ thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
- 1 vài HS nêu ý kiến, lớp theo dõi, nhận xét : Đất nước, quốc gia, giang sơn, quê hương
- 1HS đọc BT, cả lớp đọc thầm.
- Nghe.
- Thảo luận nhóm viết kết quả vào bảng nhóm, trình bày kết quả:
+ bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang./ lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh./ vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt.
- Đọc và nêu yêu cầu của BT.
- Viết đoạn văn vào vở 
- 1 vài HS đọc đoạn văn, lớp theo dõi, nhận xét. Ví dụ:
 Cánh đồng lúa quê em rộng mênh mông, bát ngát. Ngày nào em cũng đi học băng qua con đường đất vắng vẻ giữa cánh đồng 
------------------------∆------------------------
Tiết 3. ÔN TV ÔN TÂP VĂN TẢ CẢNH
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày đã lập, HS viết được một đoạn văn có các chi tiết và hình ảnh hợp lí (BT2).
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
	- Phương pháp: Động não, trao đổi cặp đôi
 	- Phương tiện: Bảng phụ. 
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
3’
10’
20’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS trình bày dàn ý thể hiện kết quả quan sát cảnh 1 buổi trong ngày.
- Nhận xét, đánh giá.
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Thực hành: 
Bài tập 1: Tìm những hình ảnh em thích trong mỗi bài văn
- Mời 2HS đọc 2 bài văn.
- Y/c HS đọc thầm từng bài văn, tìm những hình ảnh đẹp mà mình thích.
- Mời HS tiếp nối trình bày ý kiến.
- Nhận xét, khen ngợi những HS tìm được hình ảnh đẹp và giỉa thích được lí do tại sao mình thích hình ảnh đó.
Bài tập 2: Viết đoạn văn tả cảnh một buổi sáng (trưa, chiều) trong vườn cây (cánh đồng, nương rẫy)
- Giới thiệu 1 vài tranh ảnh cảnh vườn cây, đường phố, cánh đồng, ...
- Yêu cầu HS dựa trên kết quả đã quan sát, và dàn ý đã lập, mỗi HS tự viết một đoạn văn tả một buổi trong ngày. 
- Mời 1 vài HS trình bày.
- Nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS.
C. Kết luận:
- Chốt ND bài, nhận xét giờ học.
- HĐTQ thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
- 2-3HS trình bày, lớp theo dõi, nhận xét.
- Đọc y/c của BT.
- 2HS nối tiếp đọc, lớp theo dõi.
- Đọc thầm bài văn, tìm những hình ảnh đẹp mà mình thích.
- 1 vài HS tiếp nối trình bày ý kiến, lớp theo dõi, nhận xét.
- Đọc yêu cầu của BT.
- Theo dõi, 1 vài HS giới thiệu tranh ảnh đã sưu tầm được.
- Viết đoạn văn.
- 1 vài HS trình bày đoạn văn hoàn chỉnh, lớp theo dõi, nhận xét.
------------------------∆------------------------
Ngày soạn: 16/9/2020
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 18 tháng 9 năm 2020
Tiết 1. Toán HỖN SỐ (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
	- Biết chuyển một hỗn số thành một phân số và vận dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia 2 phân số để làm các bài tập.
 II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
	- Phương pháp: Thực hành, đàm thoại
	- Phương tiện: Các tấm bìa cắt như hình vẽ trong SGK
III. Tiến trình dạy học:	 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
2’
7’
7’
8’
8’
3’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
Chữa bài tập 2 (b) tr.13.
- Nhận xét. 
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Kết nối: 
HDHS chuyển một hỗn số thành một phân số.
- HDHS dựa vào hình ảnh trực quan trong sách để nhận ra 2 viết dưới dạng phân số.
- Phân tích để HS hiểu được cách chuyển hỗn số thành phân số: Tử số bằng phần nguyên nhân với mẫu số, rồi cộng với tử số ở phần phân số.
+ Mẫu số bằng mẫu số ở phần phân số.
- Chốt lại nội dung bài.
3. Thực hành: 
Bài tập 1: Chuyển các hỗn số sau thành phân số.
- Gọi HS đọc đầu bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 5HS lên bảng
- Nhận xét, chữa bài và yêu cầu HS nhắc lại cách chuyển hỗn số thành PS.
Bài 2: Chuyển các hỗn số thành phân số rồi tính.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
- Quan sát, hỗ trợ.
- Nhận xét,chữa bài.
Bài 3: 
- Gọi 2HS đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn bài mẫu.
a) 
- Nhận xét, chốt bài.
C. Kết luận:
- Củng cố lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- HĐTQ thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
- 1HS lên bảng làm bài.
- Lắng nghe, ghi vở.
- Học sinh theo dõi.
- Nghe và nhắc lại.
+ Thực hành làm bài.
+ Viết gọn là: 
+ Nghe nhận xét và nêu lại cách chuyển.
+ Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
+ Học sinh làm bài ra nháp rồi nêu kết quả.
- Đọc yêu cầu.
- Học sinh hoạt động nhóm.
- Các đại diện nhóm trình bày.
a) 
c) 
- Đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm tiếp phần (c) vào vở bài tập. Kết quả:
- Học sinh nêu lại cách chuyển hỗn số thành phân số.
------------------------∆------------------------
Tiết 3. Tập làm văn LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
 I. Mục tiêu:
	 - Nhận biết được bảng số liệu thống kê, hiểu được cách trình bày số liệu thống kê dưới 2 hình thức: Nêu số liệu và trình bày bảng (BT1).
 - Thống kê được số học sinh trong lớp theo mẫu (BT2).
 - KNS cơ bản cần giáo dục: Thu thập, xử lí thông tin. Hợp tác cùng tìm kiếm số liệu, thông tin)	
 II. Phương pháp, phương tiện:
 - Phương pháp: Luyện tập, thực hành
 - Phương tiện: Một số tờ phiếu đã kẻ bảng thống kê.
III. Tiến trình dạy học:	 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
2’
20’
10’
 3'
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Một số học sinh đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày.
- Nhận xét.
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Thực hành: 
Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc và phân tích bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Nhận xét, chốt bài:
+ Ví dụ: Từ 1075 đến 1919, số khoa thi ở nước ta: 185, số tiến sĩ: 2896, 
+ Các số liệu thống kê được trình bày như thế nào?
+ Tác dụng của các số liệu thống kê?
- Nhận xét, chốt bài.
Bài 2: Thống kê số học sinh trong lớp theo những yêu cầu sau:
- Gọi 1HS đọc bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
- Quan sát, hỗ trợ HS.
- Nhận xét, chữa bài, biểu dương.
- Giáo viên mời một học sinh nói tác dụng của bảng thống kê.
C. Kết luận.
- Chốt bài, nhận xét, đánh giá.
- HĐTQ thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
- HS đọc.
- Lắng nghe, ghi vở đầu bài.
- Một học sinh đọc yêu cầu 
- Học sinh làm việc cá nhân hoặc trao đổi cặp.
- Nhìn bảng thống kê trong bài “Nghìn năm văn hiến”, trả lời câu hỏi.
+ Nhắc lại các số liệu thống kê trong bài.- Số khoa thi.
- Số bia và tiến sĩ.
+ Dưới 2 hình thức: Nêu số liệu, trình bày bảng.
+ Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh.
+ Tăng sức thuyết phục cho nhận xét
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
- Hoạt động nhóm 
- Các đại diện nhóm lên bảng lớp trình bày kết quả.
+ Giúp ta thấy rõ kết quả, đặc biệt là kết quả có tính so sánh.
+ Học sinh viết vào vở bài tập.
------------------------∆------------------------
Tiết 1Khoa học: Bài 4: CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH
NHƯ THẾ NÀO?
I. Mục tiêu: 
 - Biết cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của bố và trứng của mẹ. 
II. Phương pháp, phương tiện:
 	 - Phương pháp : Đàm thoại, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
 	 - Phương tiện: Tranh ảnh minh họa
III.Tiến trình dạy học: 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
3’
17’
10’
 5’
A. Mở đầu:
1. Ôn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nam giới và nữ giới có những điểm khác biệt nào về mặt sinh học? 
- Tại sao không nên có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ ?
B. Hoạt động dạy học
1. Khám phá :Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Kết nối:
Hoạt động 1: Sự hình thành cơ thể người.
Mục tiêu: HS nhận biết đựơc một số từ khoa học như: thụ tinh, hợp tử, phôi, bào thai.
YC HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người?
+ Cơ quan sinh dục nam có chức năng gì?
+ Cơ quan sinh dục nữ có chức năng gì?
+ Bào thai được hình thành từ đâu?
+ Em có biết sau bao lâu mẹ mang thai thì em bé được sinh ra?
KL: GV chốt lại các ý đúng của HS.
- GV giảng giải để các em hiểu thế nào là thụ tinh, hợp tử, phôi, bào thai.
3. Thực hành:
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Mục tiêu: Hình thành cho HS biểu tượng về sự thu tinh và sự phát triển của thai nhi.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và đọc kĩ phần chú thích SGK/10, tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào?
- Gọi một số HS trình bày kết quả làm việc.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 2, 3, 4, 5/11 SGK, yêu cầu HS tìm xem hình nào cho biết thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng.
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc.
KL:GV nhận xét, chốt lại kết luận đúng.
C. Kết luận:
- GV nhận xét tiết học.
- HĐTQ thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
- 2 HS trả lời
- Nhận xét, bổ sung.
- Cơ quan sinh dục.
- Tạo ra tinh trùng.
- Tạo ra trứng.
- Bào thai được hình thành từ trứng gặp tinh trùng.
-Khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- HS trình bày kết quả .
- HS làm việc theo nhóm 4.
-HS trình bày kết quả .
-
------------------------∆------------------------
Tiết 5 Sinh hoạt NHẬN XÉT TUẦN 2
1. Nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần
 	- Nề nếp: Ngoan ngoãn, lễ phép đi học đều, đúng giờ.
 	- Học tập: Đã học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp song bên cạnh đó vẫn còn 1 số em chưa cố gắng trong học tập, trong lớp còn nói chuyện, làm việc riêng như: ....................................................................................................................................
 	- Thể dục, vệ sinh: Tham gia đầy đủ các buổi tập thể dục. Vệ sinh sạch sẽ khu vực lớp và khu vực phân công, vệ sinh cá nhân một số em chưa sạch sẽ, gọn gàng.
 2. Giáo viên nhận xét đánh giá chung:
	- Các em đi học đều và đúng giờ. 
	- Có ý thức chuẩn bị bài và làm bài trước khi đến lớp.
	- Cần mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài sôi nổi hơn.
	- Cần có ý thức hơn trong các giờ học.
3. Phương hướng hoạt động tuần 3
 - Ổn định tốt nề nếp học tập, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng.
 - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập của cá nhân.
	- Duy trì tốt mọi nề nếp học tập, phát huy các nhóm học tập.
 - Thực hiện tốt nội quy lớp học.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_2_tran_duc_huan.docx