Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 20 - Trần Đức Huân

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 20 - Trần Đức Huân

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn.

- Nhận xét.

 

docx 22 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 96Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 20 - Trần Đức Huân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Ngày soạn: 23/01/2021
Ngày giảng: Thứ hai ngày 25 tháng 01 năm 2021
Tiết 1: Chào cờ CHÀO CỜ TUẦN 20
-----------------------∆------------------------
Tiết 2: TOÁN. LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Biết tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi khi biết chu vi của hình tròn đó.
II. Phương pháp - Phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Luyện tập, thực hành.
- Phương tiện: Bảng nhóm, bút dạ.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5'
 2’
 7’
 10’
13’
 3'
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn.
- Nhận xét.
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: GT, ghi đầu bài
2. Thực hành:	
Bài 1 (99): Tính chu vi hình tròn
- Gọi HS đọc đầu bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào bảng con.
- Quan sát, hỗ trợ.
- Kiểm tra, nhận xét.
Bài 2 (99): 
- Gọi HS đọc bài tập.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Cho HS đổi vở, chữa bài và báo cáo kết quả theo nhóm bàn.
- Nhận xét, chốt bài đúng.
Bài 3 (99): 
- Yêu cầu HS đọc, phân tích và tự giải bài toán vào vở, 1 em làm bảng nhóm. 
- Quan sát, hỗ trợ HS.
- Nhận xét, chữa bài.
C. Kết luận:
- Yêu cầu HS hệ thống lại kiến thức vừa học.
- Nhận xét tiết học.
- PTHT thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
- Thực hiện theo HD của PTHT.
- Lắng nghe, ghi vở.
- Đọc yêu cầu của BT
- Làm bài vào BC và giơ bảng, nhận xét. 
+ Kết quả: 56,52m; 27,632dm; 15,7cm.
- Đọc bài tập.
- Làm bài cá nhân vào vở.
 Bài giải:
a) Đường kính của hình tròn là:
 15,7 : 3,14 = 5(cm)
b) Bán kính của đường tròn là:
 18,84 : 3,14 : 2 = 3 (dm)
 Đáp số: a) 5cm
 b) 3dm
- Đọc BT, phân tíchvà giải bài toán vào vở, 1 em làm bài vào bảng nhóm.
 Bài giải:
 a) Chu vi của bánh xe đó là:
 0,65 × 3,14 = 2,041 (m)
b) Nếu bánh xe lăn trên mặt đất được
10 vòng thì người đó đi được số mét là
 2,041 × 10 = 20,41 (m)
Nếu bánh xe lăn trên mặt đất được 100 vòng thì người đó đi được số mét là:
 2,041 × 100 = 204,1 (m)
 Đáp số: a) 2,041m
 b) 20,41m; 204,1m
-----------------------∆------------------------
Tiết 4. Tập đọc THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
I. Mục tiêu:
- Biết đọc to, rõ ràng rành mạch bài văn, đọc phân biệt lời các nhân vật.
- Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Phương pháp - Phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, luyện tập thực hành.
- Phương tiện: Bảng phụ, tranh minh họa trong SGK.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5'
 3'
 15’
10’
5’
 3'
A.Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
+ HS đọc và trả lời các câu hỏi về phần hai của vở kịch Người công dân số Một.
- Nhận xét.
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: Nêu mục tiêu của bài, ghi đầu bài lên bảng.
2. Kết nối:
2.1. Luyện đọc
- Mời HS đọc bài.
- Chia nhóm, yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó, luyện đọc ngắt nghỉ câu dài.
- Đọc đoạn theo nhóm
- Mời các nhóm thi đọc.
- Nhận xét và đọc toàn bài.
2.2. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời các câu hỏi:
+ Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
+ Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao?
- Nêu nội dung đoạn 1
- Yêu cầu 1HS đọc to đoạn 2 và hỏi:
+ Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?
- Nêu nội dung đoạn 2
- Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho ta thấy ông là người như thế nào?
- Chốt nội dung bài và yêu cầu HS nhắc lại sau đó ghi vào vở.
Luyện đọc lại
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn 2, 3.
- HD luyện đọc trước lớp.
- Cho HS luyện đọc theo vai.
- Gọi các nhóm thi đọc trước lớp.
- Nhận xét, bình chọn.
C. Kết luận:
- Liên hệ, giáo dục.
- Nhận xét tiết học.
- PTHT thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
+ 2HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe, ghi vở.
- HS NK đọc bài.
- Chia nhóm và luyện đọc đoạn trước lớp, luyện đọc từ, giải nghĩa từ, câu khó.
- Đọc theo nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm
- Lắng nghe.
- Đọc thầm và trả lời:
+ Trần Thủ Độ đồng ý, nhưng yêu cầu chặt một ngón chân người đó để phân biệt 
+ Không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng, lụa.
 - ND1: Trần Thủ Độ nghiêm minh, không vì tình riêng.
+ Đọc đoạn 2 trước lớp.
+ Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.
- ND2: Trần Thủ Độ nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương phép 
nước.
- Trần Thủ Độ nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương phép nước.
- Nghe, nhắc lại và ghi vở.
- Đọc thầm và tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
- Luyện đọc phân vai đoạn 2, 3.
- Luyện đọc theo HD của GV.
- Các nhóm thi đọc.
-----------------------∆------------------------
BUỔI CHIỀU
Tiết 2. Chính tả (Nghe – viết): CÁNH CAM LẠC MẸ
I. Mục tiêu:
 - Nghe và viết đúng chính tả bài Cánh cam lạc mẹ, trình bày đúng hình thức bài thơ. Làm được bài tập 2 (a).
	- Kĩ năng sống: Thể hiện trách nhiệm với bạn (Vận dụng một số yêu cầu đã biết để thwe hiện trách nhiệm với bạn bè trong một số tình huống cụ thể)
II. Phương pháp – Phương tiện dạy học:
 	- Phương pháp: Thực hành, thảo luận nhóm.
 	- Phương tiện: Phiếu học tập cho bài tập 2 (a). Bảng phụ, bút dạ.
III. Tiến trình dạy học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
 3’
5’
15’
10’
3’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
HS làm bài 2 trong tiết chính tả trước.
- Nhận xét, chữa bài.
B.Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: GT, ghi đầu bài.
2. Kết nối:
Hướng dẫn HS nghe – viết:
- Đọc bài viết, yêu cầu 2HS đọc lại bài
+ Khi bị lạc mẹ cánh cam được những ai giúp đỡ? Họ giúp như thế nào?
- Cho HS đọc thầm lại bài, tìm và viết lại những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: ran, khản đặc, giã gạo, râm ran
- Em hãy nêu cách trình bày bài? 
Thực hành:
- Đọc từng cụm từ, từng câu cho HS viết vào vở.
- Đọc lại toàn bài. 
- Thu một số bài nhận xét.
- Nhận xét chung.
Bài tập 2 (a):
- Yêu cầu HS đọc thầm bài và làm bài cá nhân.
- Dán 5 tờ giấy khổ to lên bảng lớp, chia lớp thành 5 nhóm, cho các nhóm lên thi tiếp sức. HS cuối cùng sẽ đọc toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc
- KNS: Yêu cầu hs làm bài tập kĩ năng sống trang 20- làm bài cá nhân.
- Nhận xét giáo dụ cho hs.
C. Kết luận:
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
- PTHT thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
- Làm bài theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe, ghi vở.
- Theo dõi SGK, 2 em đọc lại.
+ Bọ dừa dừng nấu cơm. Cào cào ngưng giã gạo. Xén tóc thôi cắt áo 
- Đọc bài, tìm từ và viết lại vào bảng con.
- Tự nhớ lại và điều chỉnh tư thế ngồi viết.
- Nghe – viết bài vào vở.
- Soát bài.
- HS đọc bài tập, làm bài và chữa bài.
- Các nhóm thi tiếp sức.
- Lời giải: Các từ lần lượt cần điền là: 
a) ra, giữa, dòng, rò, ra, duy, ra, giấu, giận, rồi.
b) đông, khô, hốc, gõ, ló, trong, hồi, tròn, một.
- Viết những việc em sẽ làm để giúp đỡ những bạn gặp khó khăn
-----------------------∆------------------------
Tiết 3: ÔN TOÁN. ÔN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Củng cố cách tính chu vi, đường kính, bán kính của hình tròn.
II. Phương pháp - Phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Luyện tập, thực hành.
- Phương tiện: Bảng nhóm, bút dạ.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5'
 2’
 7’
8’
8’
8’
3'
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn.
- Nhận xét.
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: GT, ghi đầu bài
2. Thực hành:	
Bài tập1: Một bánh xe của một đầu máy xe lửa có đường kính là 1,2 m. Tính chu vi của bánh xe đó?
Bài tập 2: Chu vi của một hình tròn là 12,56 dm. Tính bán kính của hình tròn đó?
Bài tập3: Chu vi của một hình tròn là 188,4 cm. Tính đường kính của hình tròn đó?
Bài tập4: (HSKG)
 Đường kính của một bánh xe ô tô là 0,8m. 
a) Tính chu vi của bánh xe đó?
b) Ô tô đó sẽ đi được bao nhiêu m nếu bánh xe lăn trên mặt đất 10 vòng, 80 vòng, 1200 vòng?- Nhận xét, chữa bài.
C. Kết luận:
- Yêu cầu HS hệ thống lại kiến thức vừa học.
- Nhận xét tiết học.
- PTHT thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
- Thực hiện theo HD của PTHT.
- Lắng nghe, ghi vở.
Lời giải:
Chu vi của bánh xe đó là:
 1,2 x 3,14 = 3,768 (m)
 Đáp số: 3,768 m.
Lời giải: 
Bán kính của hình tròn đó là:
 12,56 : 2 : 3,14 = 2 (dm)
 Đáp số: 2 dm.
Lời giải:
Đường kính của hình tròn đó là:
 188,4 : 3,14 = 60 (cm)
 Đáp số: 60cm.
Lời giải:
Chu vi của bánh xe đó là:
 0,8 x 3,14 = 2,512 (m)
Quãng đường ô tô đi trong 10 vòng là:
 2,512 x 10 = 25,12 (m)
Quãng đường ô tô đi trong 80 vòng là:
 2,512 x 80 = 200,96(m)
Quãng đường ô tô đi 1200 vòng là:
 2,512 x 10 = 3014,4 (m)
 Đáp số: 2,512 (m); 25,12 (m)
 200,96(m); 3014,4 (m)
-----------------------∆------------------------
Ngày soạn: 24/01/2021
Ngày giảng: Thứ ba ngày 26 tháng 01 năm 2021
Tiết 1: Toán DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN
I.Mục tiêu:
 - Học sinh biết quy tắc tính diện tích hình tròn.
 - Học sinh biết vận dụng vào thực tế.
II. Phương pháp – Phương tiện dạy học:
 - Phương pháp: Luyện tập thực hành, làm bài cá nhân.
 - Phương tiện: Bảng nhóm. 
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
3’ 10’
6’
10’
4’
3’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn?
- Nhận xét, đánh giá
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: GT, ghi đầu bài.
2. Kết nối:
- Giới thiệu cách tính diện tích hình tròn.
- Công thức: S là diện tích , r là bán kính thì S được tính như thế nào?
Ví dụ:
- Nêu ví dụ: r = 2dm
- Y/c HS tính ra nháp.
- Mời một HS nêu cách tính và kết quả, GV ghi bảng.
3. Thực hành:
Bài tập 1: - Gọi HS đọc bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở nháp
- Nhận xét, chốt bài.
Bài tập 2: 
- Y/c HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở. Sau đó cho HS đổi vở nhận xét.
- Nnhận xét, chốt bài đúng
Bài tập 3 
- Y/c HS đọc bài và làm bài.
- Cho HS làm vào vở. Nhận xét
C. Kết luận:
- Nhận xét tiết học.
- PTHT thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
- Lắng nghe, ghi vở.
- Nhắc lại cách tính và nêu công thức: 
- S = r × r × 3,14
 Bài giải
 Diện tích hình tròn là:
 2 × 2 × 3,14 = 12,56 (dm2)
 Đáp số: 12,56 dm2.
- 2HS nêu y/c BT
- HS làm nháp, báo cáo kết quả.
Kết quả: a) 78,5 (cm2) 
 b) 0,5024 (dm ... iểm tra..
- Lắng nghe.
- Nối tiếp đọc đề bài.
- Chú ý lắng nghe.
- Nêu nối tiếp.
- Viết bài vào vở.
- Nộp bài.
-----------------------∆------------------------
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Khoa học NĂNG LƯỢNG
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng. Nêu được ví dụ
- Có ý thức sử dụng năng lượng thích hợp.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học: 
- Phương pháp: Trao đổi, thực hành thí nghiệm theo nhóm.
- Phương tiện: Tranh. + Nến, diêm, đèn pin, ô tô đồ chơi.
III. Tiến trình dạy học:
TG
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
5’
3’
15’
15’
3’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nhận xét, tuyện dương.
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: Giới thiệu bài
2. Thực hành:
HĐ 1: Thí nghiệm 
GV chia nhóm
 Nhận xét: 
- Khi dùng tay nhấc cặp sách, năng lượng do tay ta cung cấp đã làm cặp sách dịch chuyển lên cao.
- Khi thắp ngọn nến, nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng. Nến bị đốt cháy đã cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và toả nhiệt.
- Khi lắp pin và bật công tắc ô tô đồ chơi, động cơ quay, đèn sáng, còi kêu. Điện do pin sinh ra đã cung cấp năng lượng làm động cơ quay, đèn sáng, còi kêu.
- Trong các trường hợp trên, ta thấy cần cung cấp năng lượng để các vật có các biến đổi, hoạt động.
HĐ 2 : Quan sát và thảo luận : 
 Cho HS làm việc theo cặp.
- GV cho HS tìm và trình bày thêm các ví dụ khác về các biến đổi, hoạt động và nguồn năng lượng.
 - Theo dõi và nhận xét chung.
C. Kết luận:
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
- PTHT thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
- Sự biến đổi hóa học là gì?
- 2 HS trả lời.
- Làm việc theo nhóm 
- HS làm thí nghiệm theo nhóm và thảo luận. Nêu kết luận.
- Hiện tượng quan sát được.
- Vật bị biến đổi như thế nào?
- Nhờ đâu vật có biến đổi đó?
Đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm .
Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
HS trình bày vào phiếu
Hoạt động
Nguồn năng lượng
Người nông dân cày, cấy,...
Thức ăn
Các bạn HS đá bóng, học bài,...
Thức ăn
Chim đang bay
Thức ăn
Máy cày
Xăng
...
...
1 số HS trình bày. 
- Lớp theo dõi và nhận xét.
-----------------------∆------------------------
Tiết 2: Ôn Toán ÔN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
- Củng cố cách tính chu vi và diện tích hình tròn; tìm x.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Luyện tập thực hành.
- Phương tiện: Bảng phụ, bảng nhóm. 
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
5'
3'
8’
10’
10’
3'
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
PTHT yêu cầu các bạn nêu quy tắc và công thức tính chu vi, diện tích hình tròn?
- Nhận xét.
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: GT, ghi đầu bài.
2. Thực hành:
Bài tập1: Hình bên được vẽ tạo bởi một nửa hình tròn và một hình tam giác. Tính diện tích hình bên.
Bài tập 2: Bánh xe lăn trên mặt đất 10 vòng thì được quãng đường dài 22,608 m. Tính đường kính của bánh xe đó? 
Bài tập3: (HSKG)
Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 30m, chiều rộng 20m, Người ta đào một cái ao hình tròn có bán kính 15m. Tính diện tích đất còn lại là bao nhiêu?
- Nhận xét, chốt bài giải đúng.
C. Kết luận:
- Tóm tắt ND bài.
- Nhận xét tiết học.
- PTHT thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
- Thực hiện theo yêu cầu của PTHT.
- Lắng nghe, ghi vở.
Lời giải:
Bán kình nửa hình tròn là:
 6 : 2 = 3 (cm)
Diện tích nửa hình tròn là:
 3 x 3 x 3,14 : 2 = 14,13 (cm2)
Diện tích tam giác là:
 6 x 6 : 2 = 18(cm2)
Diện tích hình bên là:
 14,13 + 18 = 32,13 (cm2)
 Đáp số: 32,13 cm2
Lời giải: 
Chu vi của bánh xe là:
 22,608 : 10 = 2,2608 (m)
Đường kính của bánh xe đó là:
 2,2608 : 3,14 = 0,72 (m)
 Đáp số: 0,72m
Lời giải:
Diện tích mảnh đất đó là:
 30 x 20 = 600 (m2)
Diện tích cái ao đó là:
 8 x 8 x 3,14 = 200,96 (m2)
Diện tích đất còn lại là :
 600 – 200,96 = 399,04 (m2)
_____________________________
-----------------------∆------------------------
Tiết 3: Ôn TV LUYỆN TẬP VỀ VĂN TẢ NGƯỜI .
I.Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả người..
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: thực hành.
- Phương tiện: Đề kiểm tra.
III. Tiến trình dạy học: 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3'
2'
30’
3'
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nhắc lại các kiểu mở bài, kết bài trong văn tả người.
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: Nêu mục tiêu giờ học.
2. Thực hành: 
Cho các đề bài sau :
*Đề bài 1 : Tả một người bạn cùng lớp hoặc cùng bàn với em.
*Đề bài 2 : Tả một em bé đang tuổi chập chững tập đi.
*Đề bài 3 : Tả cô giáo hoặc thầy giáo đang giảng bài.
*Đề bài 4 : Tả ông em đang tưới cây.
Em hãy chọn một trong 4 đề và viết đoạn mở bài theo 2 cách sau :
a) Giới thiệu trực tiếp người được tả.
b) Giới thiệu hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật- Thu bài, nhận xét
C. Kết luận:
- Nhận xét giờ học.
- PTHT thực hiện
- Ban học tập kiểm tra..
- Lắng nghe.
- Nối tiếp đọc đề bài.
- Chú ý lắng nghe.
- Nêu nối tiếp.
- Viết bài vào vở.
- Nộp bài.
-----------------------∆------------------------
Ngày soạn: 27/01/2021
Ngày giảng : Thứ sáu ngày 29 tháng 01 năm 2021
Tiết 1. Toán GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT
I. Mục tiêu: 
- HS bước đầu biết đọc, phân tích và xử lí số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt.
II. Phương pháp - Phương tiện dạy học:
	- Phương pháp: Quan sát, động não.
- Phương tiện: Bảng phụ.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5'
2’
20’
10’
 3'
 A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu cách tìm 1 số % của một số. 
- Nhận xét.
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: Nêu mục tiêu của bài
2. Kết nối:
 Giới thiệu biểu đồ hình quạt:
a) Ví dụ 1: GV yêu cầu HS quan sát kĩ biểu đồ hình quạt ở VD 1 trên bảng phụ.
+ Biểu đồ có dạng hình gì? chia làm mấy phần?
+ Trên mỗi phần của hình tròn ghi những gì?
- Hướng dẫn HS tập “đọc” biểu đồ:
+ Biểu đồ nói về điều gì?
+ Sách trong thư viện của trường được phân làm mấy loại?
+Tỉ số phần trăm của từng loại là bao nhiêu?
b) Ví dụ 2: 
- Yêu cầu HS quan sát và đọc biểu đồ:
+ Biểu đồ nói về điều gì?
+ Có bao nhiêu phần trăm HS tham gia môn bơi?
+ Tổng số HS của cả lớp là bao nhiêu?
+ Tính số HS tham gia môn Bơi?
3. Thực hành: 
Bài tập 1 (102): 
- Gọi HS đọc và phân tích bài toán.
- Cho HS làm vào vở, 1 em làm bài vào bảng phụ.
- Mời 4HS lên bảng chữa bài. 
- Nhận xét.
C. Kết luận:
- Chốt lại nội dung bài bài.
- Nhận xét giờ học.
- PTHT thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
+ 2HS nêu.
- Lắng nghe, ghi vở.
- Quan sát và thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ Biểu đồ hình quạt, chia làm 3 phần.
+ Trên mỗi phần của hình tròn đều ghi các tỉ số phần trăm tương ứng. 
- Lắng nghe HD và thực hành đọc:
+ Tỉ số phần trăm số sách trong thư viện.
+ Các loại sách trong thư viện được chia làm 3 loại.
- HS nêu tỉ số phần trăm của từng loại sách.
- Quan sát và nêu:
+ Nói về tỉ số %HS tham gia các môn thể thao..
+ Có 12,5% HS tham gia môn bơi.
+ TSHS: 32
+ Số HS tham gia môn bơi là:
 32 × 12,5 : 100 = 4 (học sinh)
- HS đọc và phân tích bài toán.
- Làm bài vào vở, 1 em làm bài vào bảng phụ
 Bài giải:
 Số HS thích màu xanh là:
 120 × 40 : 100 = 48 (học sinh)
 Số HS thích màu đỏ là:
120 × 25 : 100 = 30 (học sinh). 
Số HS thích màu tím là:
 120 × 15 : 100 = 18 (học sinh)
 Số HS thích màu xanh là:
 120 × 20 : 100 = 24 (học sinh)
 Đáp số: 48 học sinh ; 30 học sinh; 18 học sinh ; 24 học sinh.
-----------------------∆------------------------
Tiết 2. Tập làm văn LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
I. Mục tiêu:
	- Bước đầu biết cách lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể.
	- Xây dựng được chương trình liên hoan văn nghệ của lớp chào mừng Ngày 20/11 (theo nhóm).
II. Phương pháp - Phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Thảo luận nhóm đôi, thực hành.
- Phương tiện: Ba tấm bìa viết mẫu cấu tạo 3 phần của một CTHĐ, bảng phụ, bút dạ, giấy khổ to.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5'
2'
20’
10’
 3'
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét.
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: GT, ghi đầu bài.
2. Thực hành:
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc đầu bài.
- Giải nghĩa cho HS hiểu thế nào là 
việc bếp núc.
- HS đọc thầm lại mẩu chuyện để suy nghĩ trả lời các câu hỏi trong SGK:
+ Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì?
+ Để tổ chức buổi liên hoan cần làm những việc gì? Lớp trưởng đã phân công như thế nào?
+ Hãy thuật lại diễn biến của buổi liên hoan?
- Nhận xét. 
Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc bài tập.
- Giúp HS hiểu rõ yêu cầu của đề bài.
- GV cho HS làm bài theo nhóm 4. 
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét.
C. Kết luận:
- Chốt ND bài. Nhận xét giờ học.
- PTHT thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
- Lắng nghe, ghi vở.
- Một HS đọc yêu cầu của BT 1. Cả lớp theo dõi SGK.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- Đọc thầm và trả lời các câu hỏi gợi ý của bài tập:
+ Mục đích: Chúc mừng thầy cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 ; bày tỏ lòng biết ơn thầy cô.
+ Phân công chuẩn bị:
1. Chuẩn bị: bánh, kẹo, hoa quả, chén đĩa, làm báo tường, chương trình văn nghệ.
2. Phân công: 
+ Chương trình cụ thể:
Buổi liên hoan diễn ra thật vui vẻ. Mở đầu là chương trình văn nghệ. Thu Hương dẫn chương trình, Tuấn Béo biểu diễn 
- Đọc bài tập trong SGK
- Làm việc theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
-----------------------∆------------------------
Tiết 4: Sinh hoạt NHẬN XÉT TUẦN 20
1. Nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần
 	- Nề nếp: Ngoan ngoãn, lễ phép đi học đều, đúng giờ.
 	- Học tập: Đã học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp song bên cạnh đó vẫn còn 1 số em chưa cố gắng trong học tập, trong lớp còn nói chuyện, làm việc riêng.
 	- Thể dục, vệ sinh: Tham gia đầy đủ các buổi tập thể dục. Vệ sinh sạch sẽ khu vực lớp và khu vực phân công, vệ sinh cá nhân một số em chưa sạch sẽ, gọn gàng.
	- Hoạt động khác: Một số bạn chưa thực hiện tốt nội quy của lớp, một số bạn còn hay nói tục, chửi bậy..
 2. Giáo viên nhận xét đánh giá chung:
	- Các em đi học đều và đúng giờ. 
	- Có ý thức chuẩn bị bài và làm bài trước khi đến lớp.
	- Cần mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài sôi nổi hơn.
	- Cần có ý thức hơn trong các giờ học. 
3. Phương hướng hoạt động tuần 21.
 - Ổn định tốt nề nếp học tập, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập của cá nhân.
	- Duy trì tốt mọi nề nếp học tập, phát huy các nhóm học tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_20_tran_duc_huan.docx