1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.
2. Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
TUẦN 27 Thứ hai ngày 20 tháng 3 năm 2023 Sáng Chào cờ ----------------------a & b--------------------- Tập đọc TRANH LÀNG HỒ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3). - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào. 2. Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 3. Phẩm chất: GD học sinh biết quý trọng và gìn giữ những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc. II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc, bảng phụ ghi phần luyện đọc - Học sinh: đọc và tự tìm hiểu bài III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5 phút) - Cho HS hát 1 bài - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS nghe- Ghi bài 2. Khám phá: (12phút) a.Luyện đọc đúng - Gọi HS đọc toàn bài và chia đoạn - Gọi Hs đọc nối tiếp và chia sẻ cách phát âm - Cho HS luyện đọc nhóm theo 3 yêu cầu như các tiết trước - Cho HS chia sẻ kết quả đọc nhóm - GV nhận xét, khen HS, nêu cách đọc và đọc diễn cảm toàn bài - 1 HS đọc to, lớp theo dõi, chia đoạn: + Đ1: Ngày còn ít tuổi ... và tươi vui. + Đ2: Phải yêu mến ... gà mái mẹ. + Đ3: Kĩ thuật tranh ... hết bài. - 3 HS nối tiếp nhau đọc bài lần 1, kết hợp chia sẻ cách phát âm l/n. - HS luyện đọc trong nhóm 3 rồi nối tiếp chi sẻ kết quả đọc nhóm theo từng YC - HS theo dõi b.Tìm hiểu bài: (10 phút) -HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: + Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam ? + Kĩ thuật tạo hình của tranh làng Hồ có gì đặc biệt ? + Vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ ? - Nêu nội dung bài * KL: Yêu mến cuộc đời và quê hương, những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung rất sinh động, vui tươi. kĩ thuật làm tranh làng Hồ đạt tới mức tinh tế. các bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa Việt Nam. Những người tạo nên các bức tranh đó xứng đáng với tên gọi trân trọng – những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài và TLCH + Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ. + Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp, nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn. ý1: Những nét đặc biệt, độc đáo của tranh làng Hồ + Vì những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui. ý2: Ca ngợi sự khéo léo của những người làm tranh làng Hồ. - ND: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. c. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút) - Gọi 3 HS đọc nối tiếp bài và nêu cách đọc + GV đưa ra đoạn văn 3, đọc mẫu + Gọi 1 HS đọc mẫu và nêu cách đọc + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - Tổ chức cho HS thi đọc - GV nhận xét - Cả lớp theo dõi tìm giọng đọc đúng - HS nêu -HS theo dõi, dùng bút chì đánh dấu các từ cần nhấn giọng rồi chia sẻ trước lớp về giọng đọc, cách đọc - HS luyện đọc diễn cảm theo cặp - 3 HS thi đọc diễn cảm - HS theo dõi 3. Hoạt động vận dụng: (2 phút) - Gọi HS nhắc lại nội dung bài văn. - Qua tìm hiểu bài học hôm nay em có suy nghĩ gì? - HS nhắc lại - HS trả lời IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ----------------------a & b--------------------- Toán LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Biết tính vận tốc của chuyển động đều. - Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau. HS làm bài 1, bài 2 , bài 3. 2. Năng lực: Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 3. Phẩm chất: Yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Bảng phụ, Bảng nhóm - Học sinh: Vở, SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS chơi trò chơi"Truyền hoa" nêu quy tắc và công thức tính vận tốc. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút) Bài 1: HĐ cặp đôi - GV gọi HS đọc đề toán, thảo luận cặp đôi: + Để tính vận tốc của con đà điểu chúng ta làm như thế nào? - GV yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét HS Bài 2: HĐ cá nhân - GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK, chia sẻ yêu cầu bài toán: + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Cho 1 HS làm vở - GV nhận xét HS Bài 3: HĐ cá nhân - Yêu HS đọc đề bài toán - Cho HS lên bảng làm, chia sẻ kết quả - GV cùng HS nhận xét bài làm trên bảng. - Chốt lời giải đúng. Bài tập chờ Bài 4: HĐ cá nhân - Cho HS đọc bài và tự làm bài - GV giúp đỡ HS khi cần thiết - HS đọc to đề bài cho cả lớp cùng nghe - HS thảo luận cặp đôi + Ta lấy quãng đường nó có thể chạy chia cho thời gian cần để đà điểu chạy hết quãng đường đó. - HS làm bài, 1 HS đại diện lên bảng chữa bài, chia sẻ kết quả - Lớp theo dõi, nhận xét. Bài giải Vận tốc chạy của đà điểu là: 5250 : 5 = 1050 (m/phút) Đáp số: 1050 m/phút - 1HS đọc đề bài, chia sẻ yêu cầu bài toán + Bài tập cho quãng đường và thời gian, yêu cầu chúng ta tìm vận tốc. - HS làm vở, chia sẻ cách làm và kết quả S 130km 147km 210m t 4 giờ 3 giờ 6 giây V 32,5km/ giờ 49km/giờ 35m/giây - HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - HS chữa bài, chia sẻ kết quả Bài giải Quãng dường người đó đi bằng ô tô là: 25 – 5 = 20 (km) Thời gian người đó đi bằng ô tô là: 0,5 giờ Vận tốc của ô tô là: 20 : 0,5 = 40 (km/giờ) Đáp số: 40km/giờ - HS đọc bài và làm bài, báo cáo giáo viên Bài giải Thời gian đi của ca nô là: 7 giờ 45 phút - 6 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ Vận tốc của ca nô là: 30 : 1,25 = 24(km/giờ) Đáp số: 24 km/giờ 3.Hoạt động vận dụng:(2 phút) - Cho HS giải bài toán sau: Một người đi xe đạp trên quãng đường dài 25km hết 1 giờ 40 phút. Tính vận tốc của người đó ? - HS giải Giải Đổi 1 giờ 40 phút = 1 giờ = giờ Vận tốc của người đó là: 25 : = 15 ( km/giờ) ĐS : 15 km/giờ IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ----------------------a & b--------------------- Chính tả(Nhớ- viết) CỬA SÔNG. ÔN TẬP VỀ QUY TẮC VIẾT HOA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Nhớ - viết đúng chính tả 4 khổ cuối của bài Cửa sông. -Tìm được các tên riêng trong 2 đoạn trích trong SGK, củng cố, khắc sâu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài (BT2). 2. Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ khi viết bài. II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Ảnh minh hoạ trong SGK, bảng nhóm. - Học sinh: Nháp, bút mài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: GV nhận xét 2. Khám phá: 2.1/ Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2.2/ Hướng dẫn HS nhớ - viết: - GV cho một HS đọc yêu cầu của bài. - GV yêu cầu một HS xung phong đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối của bài Cửa sông. * Cho hs trao đổi, thảo luận tìm từ khó viết để phân biệt quy tắc chính tả: + Viết từ “nước lợ” cần chú ý âm gì? Khi nào viết là “nợ” ? + Từ lấp lóa đều bắt đầu bằng âm nào ? Tìm một số từ có tiếng “lấp” ? Khi nào viết là “nấp” ? + Tiếng giã trong “giã từ” viết như thế nào ? Có nghĩa là gì ? - GV yêu cầu HS gấp SGK, nhớ lại 2 khổ thơ, tự viết bài. - GV đọc cho HS soát lỗi 2.3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : Bài tập 2 - GV yêu cầu HS đọc nội dung của BT2, gạch dưới trong VBT những tên riêng tìm được ; giải thích cách viết các tên riêng đó. GV phát phiếu riêng cho 2 HS làm bài. - GV thu và nhận xét 5 vở của học sinh - GV cho HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. GV mời 2 HS làm bài trên phiếu, dán bài lên bảng lớp và trình bày. - GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng. 3. Vận dụng : - GV nhận xét bài chính tả của hs, các lỗi chung . - Dặn HS ghi nhớ để viết đúng quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài. 1 bạn lên cho các bạn chơi trò chơi đố bạn : Yêu cầu một số bạn nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài và viết 2 tên người, tên địa lí nước ngoài. - Lắng nghe - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK. - 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe, nêu nhận xét. - Hs trao đổi, thảo luận theo YC để phân biệt quy tắc chính tả: - Tiếng lợ bắt đầu bằng âm l (nước ở vùng ven biển) khác nợ nần, trả nợ, khất nợ. - Âm l. Lấp lánh, san lấp, khác ẩn nấp. - Bắt đầu bằng âm gi, nghĩa là tạm biệt, giã từ. - HS gấp SGK, viết bài, soát lỗi chính tả, - Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. Tên riêng Tên người : Cri-xtô-phô-rô Cô-lôm-bô, A-mê-ri-gô Ve-xpu-xi, Ét-mân Hin-la-ri, Ten-sinh No-rơ-gay. Tên địa lí : I-ta-li-a, Lo-ren, A-mê-ri-ca, E-vơ-rét, Hi-ma-lay-a, Niu Di-lân. Giải thích cách viết Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Các tiếng trong một bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối. Tên riêng Tên địa lí : Mĩ, Ấn Độ, Pháp. Giải thích cách viết Viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam (viết hoa chữ cái đầu của mỗi chữ), vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng được phiên âm theo âm Hán Việt. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ----------------------a & b--------------------- Mĩ thuật GV chuyên dạy ----------------------a & b--------------------- Chiều Tiếng Anh (2 tiết) GV chuyên dạy ----------------------a & b--------------------- Khoa học CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Biết cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ. Chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ. 2. Năng lực: Nhận thức thế giới tự n ... sát H1 và cho biết châu Mĩ giáp với những đại dương nào? - Dựa vào bảng số liệu ở bài 17, cho biết châu Mĩ có diện tích là bao nhiêu và đứng thứ mấy về diện tích trong số các châu lục trên thế giới? - GVKL: Châu Mĩ là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây, bao gồm: Bắc Mĩ, Trung Mĩ, Nam Mĩ. Châu Mĩ có diện tích đứng thứ hai trong các châu lục trên thế giới. 3.Thực hành Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 2. Đặc điểm tự nhiên - GV chia lớp thành các nhóm + Quan sát H2 rồi tìm các chữ a, b, c, d, đ, e và cho biết các ảnh đó chụp ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ? - Trình bày kết quả - GV nhận xét Hoạt động 3: Làm việc cả lớp + Châu Mĩ có những đới khí hậu nào? + Tại sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu? + Nêu tác dụng của rừng rậm A- ma- dôn? - GVKL: Châu Mĩ có vị trí trải dài trên 2 bán cầu Bắc và Nam, vì thế Châu Mĩ có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới, đến hàn đới. Rừng rậm A- ma- dôn là vùng rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới - HS quan sát tìm nhanh, gianh giới giữa bán cầu Đông và bán cầu Tây + Nằm ở bán cầu Tây + Phía đông giáp Đại Tây Dương, phía Bắc giáp Bắc băng Dương, phía tây giáp Thái Bình Dương. + Có diện tích là 42 triệu km2, đứng thứ 2 trên thế giới. - HS lắng nghe - Các nhóm quan sát H1,2 và làm bài. - Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp - HS khác bổ sung Đáp án: a. Núi An- đét ở phía tây của Nam Mĩ. b. Đồng bằng trung tâm (Hoa Kì) nằm ở Bắc Mĩ. c. Thác A- ga- ra nằm ở Bắc Mĩ. d. Sông A- ma- dôn(Bra- xin)ở Nam Mĩ. + Hàn đới, ôn đới, nhiệt đới. + Vì châu Mĩ có vị trí trải dài trên 2 bán cầu Bắc và Nam. + Làm trong lành và dịu mát khí hậu nhiệt đới của Nam Mĩ, điều tiết nước sông 3.Hoạt động vậndụng:(2 phút) - Chia sẻ những điều em biết về châu Mĩ với mọi người trong gia đình. - HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ----------------------a & b--------------------- Âm nhạc GV chuyên dạy ----------------------a & b--------------------- Tiếng Việt (ôn) LUYỆN TẬP TẢ CÂY CỐI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Viết được đoạn văn tả cây cối đúng yêu cầu đề bài; dùng từ, đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý (N1), biết sử dụng câu văn có hình ảnh (N2,3) 2. Năng lực: Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. 3. Thái độ: Yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ - GV: Bảng phụ, vở TNTV - HS : vở viết, thẻ TN III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Khởi động 2. Củng cố (cá nhân) - Yêu cầu HS làm cá nhân: đọc đoạn văn trong vở TN – trang 53 và trả lời câu hỏi 11, 12 - Gọi 1 em đọc đoạn văn và cho biết đoạn văn tả gì? - Cho HS trình bày đáp án bằng thẻ TN + Khi tả cây cối có thể tả theo những trình tự nào? + Cần sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào khi miêu tả? 3: Vận dụng (nhóm) -YCHS Viết đoạn văn ngắn tả 1 loài cây ( vườn cây, rừng cây) mà em thích. - Đề bài yêu cầu làm gì? - Yêu cầu HS làm bài. - Gọi HS trình bày - GV khen biểu dương những đoạn văn viết tốt. -Hát 1 bài -HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ cặp đôi -1 em điều khiển các bạn chia sẻ trước lớp bằng cách giơ thẻ trình bày đáp án - HS nhóm 2 trả lời các câu hỏi liên quan đến các biện pháp nghệ thuật. - HS viết bài theo yêu cầu của GV - N1 viết từ 5-7 câu, N2 từ 10 câu trở lên. - 2-3 em trình bày, cả lớp nhận xét, học tập những câu văn hay, cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật của bạn - HS ghi nhớ để vận dụng viết văn IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ----------------------a & b--------------------- Sinh hoạt tập thể KIỂM ĐIỂM TUẦN 27 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức- HS nhận rõ những ưu khuyết điểm trong tuần 27 để phát huy ưu điểm, hạn chế và khắc phục nhược điểm. - Đề ra phương hướng phấn đấu tuần 28 2. Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh ý thức tự giác, thực hiện nội quy, nhiệm vụ học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Nhiệm vụ tuần tới - Học sinh: Sổ theo dõi thi đua III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm điểm tuần 27 - Cho HS tự nhận xét tuần 27 -GVKL, khen những HS có nhiều thành tích trong học tập và rèn luyện - GV tổng hợp nhận xét chung + Khen biểu dương những em có nhiều thành tích trong học tập. + Động viên những HS có tiến bộ............... + Phê bình, nhắc nhở những em mắc nhiều khuyết điểm, không có ý thức phấn đấu vươn lên.. + Mời những em học tốt chia sẻ kinh nghiệm học tập + Yêu cầu những em mắc nhiều khuyết điểm hứa sửa chữa trước lớp. 2.Phương hướng tuần 28 - Thi đua đạt nhiều thành tích trong học tập chào mừng ngày 26 - 3 - Tiếp tục duy trì sĩ số và nề nếp trong tuần, khắc phục một số hạn chế ở tuần trước. - Học chương trình tuần 28 theo thời khoá biểu. - Tăng cường hơn việc kiểm tra bài cũ. - Thực hiện tốt an toàn giao thông – Giữ vững an ninh học đường. - Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. - TËp trung «n tập giữa học kì 2 3.Vui văn nghệ - GV khen biểu dương sự chuẩn bị của HS - Lớp trưởng điều khiển - Các tổ trưởng báo cáo kết quả theo dõi tuần 27, đề xuất khen thưởng thành viên xuất sắc - Lớp trưởng tổng hợp báo cáo GV CN - Lắng nghe - Trao đổi trong nhóm để xuất các biện pháp khắc phục tồn tại và đề ra phương hướng phấn đấu tuần 27 - Nối tiếp phát biểu ý kiến - Các tổ trình bày những tiết mục đã chuẩn bị như diễn kịch, hát, đọc thơ, kể chuyện - Cả lớp cổ vũ IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ----------------------a & b---------------------------------a & b--------------------- Thể dục MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN. TRÒ CHƠI: CHUYỀN VÀ BẮT BÓNG TIẾP SỨC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: - Thực hiện ném bóng 150 gam trúng đích cố định, tung bóng bằng 1 tay, bắt bóng bằng 2 tay, chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia. - Biết cách chơi và tham gia được trò chơi. 2.Năng lực: Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, tự chăm sóc và phát triển sức khỏe. 3.Phẩm chất: -Yêu thể dục thể thao, có ý thức luyện tập để rèn luyện sức khỏe II.CHUẨN BỊ: bóng ném(2 quả), bóng đá III.Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Phần mở đầu: - GV tập hợp lớp và phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu buổi tập. - Cho HS khởi động xoay các khớp - Cho hs chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc 120m-150m sau đó đi thường và hít thở sâu. - Cho hs ôn các động tác tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung - Cho hs chơi Trò chơi khởi động: Mèo đuổi chuột. 2. Phần cơ bản (18-22 phút): Có thể không thực hiện tung bắt bóng qua khoeo chân. * Ôn chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia, cúi người chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia qua khoeo chân: GV nêu tên động tác, cho 1-2 HS giỏi làm mẫu, cho cả lớp tập - GV nhận xét, sửa sai * Học ném bóng 150gam trúng đích - GV nêu tên động tác, giải thích, làm mẫu, cho HS tập theo khẩu lệnh - Chú ý đảm bảo an toàn cho HS b.Trò chơi: Chuyền và bắt bóng tiếp sức. - GV nêu tên trò chơi, cho 2 HS làm mẫu, cho HS chơi thử 1-2 lần. Cho HS chơi chính thức và thi đua nhau trong khi chơi. 3. Phần kết thúc: - GV cùng HS hệ thống lại bài học. -Cho HS tập một số động tác hồi tĩnh. - Tập hợp 3 hàng dọc - HS khởi động xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông - Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc trên sân - Đi thường và hít thở sâu. - Ôn các động tác tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung: Mỗi động tác 2 x 8 nhịp. -Trò chơi khởi động: Mèo đuổi chuột. - HS chú ý lắng nghe, quan sát, làm theo hướng dẫn - Tập theo yêu cầu của GV -HS tự chơi. - Chơi trò chơi: Chuyền và bắt bóng tiếp sức. - Hs chơi thử rồi chơi chính thức. - HS tập một số động tác hồi tĩnh, thả lỏng người , hít thở sâu - Đi đều và hát Thể dục MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN. TC: CHẠY ĐỔI CHỖ, VỖ TAY NHAU I. Yêu cầu cần đạt : 1.Kiến thức: - Thực hiện ném bóng 150gam trúng đích cố định và tung bóng bằng 1 tay, bắt bóng bằng 2 tay, chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia. - Biết cách chơi và tham gia được trò chơi. 2.Năng lực: Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, tự chăm sóc và phát triển sức khỏe. 2.Phẩm chất: Yêu thể dục thể thao, có ý thức luyện tập để rèn luyện sức khỏe II. CHUẨN BỊ: - Bóng ném 150gam 2 quả III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Phần mở đầu ( 6-10 phút) - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học - Cho HS chạy chậm - Cho HS khởi động - Cho HS ôn các động tác của bài thể dục - Trò chơi khởi động: Kết bạn 2.Phần cơ bản ( 18-22 phút) * Cho HS ôn chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia, cúi người chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia qua khoeo chân. - GV nêu tên động tác, cho 1-2 HS giỏi làm mẫu rồi cho cả lớp tập - GV quan sát, sửa sai. * Học ném bóng 150 gam trúng đích cố định: gọi 1-2 HS giỏi làm mẫu lại động tác - Cho HS tập theo khẩu lệnh - GV chú ý đảm bảo an toàn cho HS * Cho HS chơi trò chơi: Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau - GV nêu tên trò chơi, cách chơi - Cho HS chơi thử 1 lần, chơi chính thức 1-2 lần 3.Phần kết thúc (4-6 phút) - Cho HS chạy chậm thả lỏng, hít thở sâu - Cùng HS hệ thống bài - Giao bài về nhà: Tập ném bóng - Tập hợp theo 3 tổ lắng nghe - Chạy chậm thành vòng tròn quanh sân tập - Lớp trưởng điều khiển cả lớp xoay các khớp - Thực hiện theo sự điều khiển cña lớp trưởng - HS tập theo yêu cầu của GV - HS thực hiện theo yêu cầu - Phương, Linh làm mẫu lại động tác - Cả lớp tập theo khẩu lệnh của lớp trưởng - HS tham gia chơi theo hưíng dẫn cña GV -HS lắng nghe, thùc hiện theo hướng dẫn và tham gia chơi - Thực hiện theo yêu cầu của GV - Nhắc lại nội dung vừa ôn luyện - Ghi nhớ ----------------------a & b----------------------
Tài liệu đính kèm: