Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 28

Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 28

I.MỤC TIÊU

*Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ đọc khoảng 115 tiếng/phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ ( đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2).

* HS khá giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng ở những từ ngữ, hình ảnh mang tính chất nghệ thuật.

II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

-Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc

-Phiếu kẻ sẵn bảng ở bài 2

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC

 

doc 18 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1106Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Thứ hai ngày tháng năm 2010
Tập đọc (Tiết 55)
ôn tập tiếng việt (Tiết 1)
I.Mục tiêu
*Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ đọc khoảng 115 tiếng/phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ ( đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2).
* HS khá giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng ở những từ ngữ, hình ảnh mang tính chất nghệ thuật.
II.Đồ dùng dạy-học
-Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc
-Phiếu kẻ sẵn bảng ở bài 2
III.Các hoạt động dạy –học
GV
HS
1.ổn định tổ chức
2.Bài mới.
 a.Kiểm tra tập đọc
-GV cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
-Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
-GV cho điểm HS
b.Hướng dẫn làm bài tập
* Bài tập 2
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
+Bài tập yêu cầu gì?
-Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS lên bảng đặt câu.GV cùng HS nhận xét.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.
3.Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
-Dặn HS về nhà ôn bài 
-HS lên bảng gắp thăm
-HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi.
-HS đọc thành tiếng trước lớp.
-HS trả lời
-HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập
-HS đọc câu mình đặt.
Toán (Tiết 136)
Luyện tập chung
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường.
- Biết đổi đơn vị đo thời gian.
II.Các hoạt động dạy-học
GV
HS
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ.
-GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập của tiết học trước.
-GV nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới: a.Giới thiệu bài
b.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: GV mời HS đọc đề bài trước lớp.
- GV hướng dẫn tìm lời giải
+Bài toán yêu cầu em tính gì?
+Muốn biết mỗi giờ ô tô đi được nhanh hơn xe máy bao nhiêu ki- lô-mét chúng ta phải biết được những gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS NX làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2: GV mời HS đọc đề bài.
+Bài tập yêu cầu em tính vận tốc của xe máy theo đơn vị nào?
-Vậy quãng đường và thời gian phải tính theo đơn vị nào với phù hợp?
- GV:Hãy đổi đơn vị cho phù hợp rồi tính vận tốc của xe máy.
- Gọi HS NX bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm
Bài 4: (HS khá giỏi)
GV gọi HS đọc đề bài toán.
+Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét, cho điểm.
4.Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài và làm BT3, CB bài sau: Luyện tập chung.
-HS lên bảng làm bài.
-HS đọc trước lớp
-HS trả lời 
-HS trả lời
-HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vở.
-HS nhận xét bài của bạn.
-HS đọc đề bài trước lớp
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS lên bảng lớp làm, HS cả lớp làm vào vở.
-HS nhận xét bài làm của bạn.
-HS đọc đề bài trước lớp
-Bài toán yêu cầu tính xem cá heo bơi 2400m hết bao nhiêu thời gian.
-HS nghe GV hướng dẫn cách làm bài.
-HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vở.
-HS nhận xét bài của bạn.
 Đạo đức (Tiết 28)
Em tìm hiểu về liên hợp quốc (t1)
I. Mục tiêu: Giúp HS 
- Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức LHQ và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
- Có thái độ tôn trọng các cơ qua LHQ đang làm việc tại nước ta.
* HS khá giỏi: Kể được một số việc làm của các cơ quan LHQ ở VN hoặc ở địa phg.
II.Đồ dùng dạy-học: Phiếu thảo luận; Bảng phụ,thẻ; Phiếu thực hành
III.Các hoạt động dạy-học
GV
HS
1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ
+Hãy kể những việc làm và HĐ cần làm để giữ gìn hoà bình.
+Để gìn giữ và BV nền HB chúng ta cần phải làm gì?
3.Bài mới .Giới thiệu bài
*HĐ1: Tìm hiểu thông tin về Liên Hợp Quốc
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
+Phát cho các nhóm phiếu thảo luận
+HS đọc thông tin về Liên Hợp Quốc rồi thảo luận.
- GV treo bảng phụ có ND phiếu thảo luận nhóm.
- Gọi đại diện lên trình bày kết quả
? Các HĐ của tổ chức Liên Hợp Quốc có ý nghĩa gì?
? VN có liên quan thế nào với tổ chức Liên Hợp Quốc
? Là thành viên của Liên Hợp Quốc chúng ta phải có thái độ như thế nào với các cơ quan và hoạt động của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam?
- GV cho HS nhắc lại ghi nhớ trong SGK.
*Hoạt động 2. Bày tỏ thái độ GV phát thẻ cho HS
- GV đọc từng ý kiến trong bài tập 1trang 42 SGK để HS giơ thẻ bày tỏ thái độ
- GV giúp HS thống nhất ý kiến
*Hoạt động 3.Xử lý tình huống
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
+GV đưa ra bảng phụ ghi 3 tình huống
+Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, tìm cách hợp lý để xử lý tình huống.
-Yêu cầu HS trình bày kết quả.
? Chúng ta phải có thái độ như thế nào với các hoạt động của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam?
*Hoạt động thực hành
-Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thông tin và hoàn thành các yêu cầu trong phiếu thực hành.
4.Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài; cbbs: Vận dụng, thực hành.
-HS lên bảng kể
-HS trả lời
- HS làm việc theo nhóm, theo hướng dẫn của GV để hoàn thành bảng
-HS trình bày kết quả thảo luận.
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS nhắc phần ghi nhớ
-HS nhận thẻ
-HS cả lớp lắng nghe và giơ thẻ.
-HS trả lời, góp ý kiến
-HS làm việc theo nhóm
-HS trình bày kết quả thảo luận
-HS trả lời
-HS về nhà tìm hiểu thông tin hoàn thành các yêu cầu trong phiếu.
Thứ ba ngày tháng năm 2010
Toán (Tiết 137)
Luyện tập chung
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết tính vận tốc, quãng đường. thời gian, 
-Biết giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
II.Đồ dùng dạy-học: Băng giấy viết sẵn đề bài 1a.
III.Các hoạt động dạy-học
GV
HS
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ: GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập của tiết trước.
- GV chữa bài, nhận xét.
3.Bài mới: a.Giới thiệu bài
b.Hướng dẫn giải bài toán về hai chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian
- GV dán băng giấy có ghi đề bài của bài tập 1a và yêu cầu HS đọc.
- GV vẽ sơ đồ và hướng dẫn HS phân tích bài toán
+Quãng đường cả hai xe đi được sau mỗi giờ như thế nào với vận tốc của hai xe?
+Nêu ý nghĩa của 180km và 90km trong bài toán?
- GV giảng
c.Hướng dẫn luyện tập: Bài 1b
- GV yêu cầu HS mở SGK, đọc đề bài trong bài tập.
+Đoạn đường AB dài bao nhiêu ki-lô-mét?
+Hai xe ô tô đi như thế nào?
+Bài toán yêu cầu em tính gì?
+Làm thế nào để tính được thời gian để hai xe gặp nhau?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn tr ên bảng.
- GV nhận xét, cho điểm
Bài 2: GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV mời HS NX bài làm của bạn trên bảng, 
Bài 4: (HS khá giỏi)
GV mời HS đọc đề bài trước lớp
+Muốn biết sau 2giờ 30 phút xe máy còn cách B bao xa chúng ta phải làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét
4.Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học
-Dặn HS về nhà học bài; làm BT 3 
CB bài sau: Luyện tập chung.
-HS lên bảng làm bài.
-HS đọc bài toán
-HS QS sơ đồ và trả lời
-Đó chính là tổng vận tốc của hai xe.
-180km là quãng đường AB, 90 là tổng vận tốc của hai xe.
-HS mở SGK, đọc đề bài.
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.NX bài làm của bạn trên bảng.
-HS lên bảng lớp làm, 
- HS cả lớp làm vào vở.
- HS NX bài làm của bạn trên bảng
-HS đọc đề bài trước lớp
-HS tóm tắt bài toán
-HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở
-HS NX bài làm của bạn
Chính tả (Tiết 28)
ôn tập tiếng việt (Tiết 2)
I.Mục tiêu
- Mức độ yêu cầu về kỹ năng đọc như ở tiết 1
- Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu của BT2
II.Đồ dùng dạy-học
-Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 27
-Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2 trang 100
III.Các hoạt động dạy-học
GV
HS
1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra đọc
-Tiến hành tương tự như tiết 1 tuần 28
3.Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
-GV nhận xét, kết luận bài làm của HS.
-Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt, có vế câu viết thêm khác của bạn.
-GV nhận xét khen ngợi HS
3.Củng cố, dặn dò
-GV nhận xét tiết học
-Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc và học thuộc lòng
-HS đọc yêu cầu bài tập
-HS lên bảng làm.HS cả lớp làm vào vở bài tập
-HS nhận xét bài làm của bạn
-HS dưới lớp nối tiếp nhau đặt câu.
-HS về nhà luyện đọc và học thuộc lòng
Khoa học (Tiết 55)
Sự sinh sản của động vật
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể tên một số loài động vật đẻ trứng và đẻ con.
II.Đồ dùng dạy –học: HS chuẩn bị tranh về các loại ĐV khác nhau, giấy vẽ, màu.
- GV chuẩn bị phiếu học tập.
III.Các hoạt động dạy-học
GV
HS
1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu HS lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài 54
- GV nhận xét, cho điểm
3.Bài mới .
 *Hoạt động 1: Sự sinh sản của động vật
-Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 112, SGK.
- GV mời 1HS khá lên điều khiển các bạn BC kết quả
- GV theo dõi, giảng thêm
- GV kết luận
*Hoạt động 2: Các cách sinh sản của động vật
+Động vật sinh sản bằng cách nào?
- GV tổ chức cho HS tìm những con vật đẻ trứng và con vật đẻ con trong nhóm theo hướng dẫn.
+Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
+Phát phiếu học tập cho từng nhóm.
+Yêu cầu HS:Phân loại các con vật(trong tranh, ảnh) mà nhóm mình mang đến lớp, các con vật trong các hình trang 112,113,SGK và những con vật mà em biết thành hai nhóm: động vật đẻ trứng và động vật đẻ con.
- GV yêu cầu các nhóm kiểm tra chéo xem nhóm nào tìm được nhiều.
_Gọi các nhóm báo cáo KQ;GV ghi nhanh lên bảng.
- GV khen ngợi nhóm tìm được nhiều con vật.
*Hoạt động 3: Người hoạ sĩ tí hon
- GV cho HS vẽ tranh theo đề tài về những con vật mà em thích.
- GV gợi ý cho HS vẽ
-Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Cử ban giám khảo chấm điểm
- GV nhận xét chung.
4.Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và chuẩn bị bài sau: Sự sinh sản của côn trùng.
-HS lên bảng trả lời
-HS đọc thầm trong SGK.
-HS lên điều khiển hoạt động
-Động vật sinh sản bằng cách đẻ trứng hoặc đẻ con.
-HS hoạt động trong nhóm
-HS kiểm tra chéo
-Đại diện các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.
-HS vẽ những con vật yêu thích
-HS trưng bày sản phẩm.
-Ban giám khảo chấm điểm
-HS về nhà học bài
Luyện từ và câu (Tiết 55)
ôn tập tiếng việt (Tiết 3)
I.Mục tiêu
- Mức độ yêu cầu về kỹ năng đọc như ở tiết 1
- Tìm được các câu ghép, từ ngữ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn (BT2).
HS khá giỏi hiểu tác dụng của những từ ngữ lặp lại, từ ngữ được thay thế.
II.Đồ dùng dạy-học
-Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc và học thuộc lòng
III.Các hoạt động dạy-học
GV
HS
1. ổn định tổ chức
2.Bài mới. 
3.Kiểm tra đọc
Tiến hành ... i có chữ số tận cùng là o.
-HS trả lời
-HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vở.
-HS kiểm tra lại bài của mình.
Tập làm văn (tiết 55)
ôn tập tiếng việt (Tiết 6)
I.Mục tiêu 
- Mức độ yêu cầu về kỹ năng đọc như ở tiết 1
- Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu. Biết dùng các từ ngữ thích hợp để liên kết câu theo yêu cầu của BT2.
II.Đồ dùng dạy-học
-Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc
-3 đoạn văn ở bài tập viết vào giấy khổ to.
III.Các hoạt động dạy-học
GV
HS
1.ổn định tổ chức
2.Bài mới. 
3.Kiểm tra đọc
-Tiến hành như tiết 1 tuần 18
4.Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2
-Gọi HS đọc yêu cầu
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-GV nhắc HS:Sau khi điền xong các từ ngữ thích hợp, cần xác định đó là liên kết theo cách nào.
-Gọi HS làm bài ra giấy dán lên bảng.GV cùng HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, kết luận đúng
5.Củng cố, dặn dò
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết 7,8 và chuẩn bị bài kiểm tra.
-HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi
-HS đọc yêu cầu bài tập
-HS làm giấy khổ to, HS cả lớp làm vào vở bài tập.
-HS lên báo cáo kết quả làm việc.HS cả lớp theo dõi nhận xét.
Địa lí (Tiết 28)
Châu Mĩ (Tiếp theo)
I.Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể:
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Mỹ.
- Nêu được một số đặc điểm kinh tế của Hoa Kỳ: có nền kinh tế phát triển với nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới và nông sản xuất khẩu lớn nhất thế giới.
- Chỉ và đọc trên bản đồ tên thủ đo của Hoa Kỳ.
- Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Mỹ.
II.Đồ dùng dạy-học: Bản đồ thế giới. Phiếu học tập của HS.
III.Các hoạt động dạy-học
GV
HS
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ: GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ
-GV nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới: *HĐ 1: Dân cư châu Mĩ
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để giải quyết các nhiệm vụ:
+Mở SGK trang 103, đọc bảng số liệu về diện tích và dân số
+Dựa vào bảng số liệu trang 124 và cho hiết các thành phần dân cư châu Mĩ.
+Vì sao dân cư châu Mĩ lại có nhiều thành phần, nhiều màu da như vậy?
- GV giảng, sau đó kết luận.
*Hoạt động 2: Kinh tế châu Mĩ.
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm để hoàn thành bảng so sánh về kinh tế của Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.
- GV gọi HS báo cáo kết quả thảo luận
- GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS, sau đó yêu cầu HS dựa vào nội dung bảng so sánh trình bày khái quát về kinh tế châu Mĩ. GV kết luận.
*Hoạt động 3:Hoa Kì
- GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc theo nhóm để hoàn thành sơ đồ các đặc điểm địa lí Hoa Kì
- GV t/dõi, gợi ý, giúp đỡ HS hoàn thành sơ đồ.
- GV gọi một nhóm báo cáo KQ của nhóm mình.
- GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS, sau đó yêu cầu HS dựa vào nội dung bảng so sánh trình bày khái quát về tự nhiên và kinh tế Hoa Kì.
- GV kết luận
4.Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài và CB bài sau.
-HS lên bảng trả lời câu hỏi 
-HS tự làm việc theo yêu cầu, sau đó mỗi một nhiệm vụ 1 em nêu ý kiến, các HS khác nhận xét bổ sung.
-Dân cư châu Mĩ có nhiều thành phần và màu da khác nhau.
-Vì họ chủ yếu là người nhập cư từ các châu lục khác đến.
-HS làm việc theo nhóm, trao đổi hoàn thành bảng.
-HS báo cáo kết quả trước lớp, các bạn trong lớp nghe và bổ sung ý kiến.
-HS trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi bổ sung ý kiến.
-HS làm việc theo nhóm, điền các thông tin còn thiếu vào sơ đồ.
-HS lên bảng trình bày, HS cả lớp theo dõi , nhận xét.
-HS trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi bổ sung ý kiến.
Toán (Tiết 140)
Ôn tập về phân số
I. Mục tiêu: Giúp HS biết xác định phân số, biết so sánh và sắp xếp các phân số theo thứ tự.
II. Đồ dùng dạy-học: Hình minh hoạ trong SGK.
III.Các hoạt động dạy-học
GV
HS
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
- GV mời HS lên bảng làm các bài tập của tiết học trước.
- GV chữa bài, nhận xét.
3.Bài mới: a.Giới thiệu bài
 b.Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1: GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV yêu cầu HS NX bài làm của bạn trên bảng.
- GV YC HS giải thích cách viết phân số, hỗn số.
- GV nhận xét, chỉnh sửa
Bài 2: GV yêu cầu HS đọc đề bài
+Khi muốn rút gọn phân số ta làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
-GV nhận xét và cho điểm.
Bài 4: GV yêu cầu HS đọc đề bài .
+Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+Em hãy nêu cách thực hiện so sánh các phân số?
- GV nhận xét, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
- GV YC HS giải thích các trường hợp so sánh.
- GV nhận xét chỉnh sửa câu trả lời cho HS.
Bài 5: GV vẽ tia số lên bảng, YC HS đọc tia số.
- GV hướng dẫn.
- GV yêu cầu HS làm vào vở
4.Củng cố, dặn dò
- GV nận xét tiết học
Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Ôn tập về phân số (tiếp).
-HS lên bảng làm bài tập
-HS đọc đề bài trước lớp.Trả lời câu hỏi
HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào vở. Nhận xét bài của bạn trên bảng
HS giải thích trước lớp.
-HS đọc yêu cầu trước lớp.
HS trả lời trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung.
HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.Nhận xét thống nhất kết quả.
-HS đọc đề bài trước lớp.
So sánh các phân số.
HS nêu cách thực hiện trước lớp, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
HS nêu ý kiến về so sánh 3 cặp số.
-HS quan sát và đọc thầm tia số.
HS làm theo hướng dẫn của GV.
HS làm vào vở.
Thứ sáu ngày tháng năm 2010
Kiểm tra định kì giữa học kì II
Môn Tiếng Việt (Kiểm tra viết)
Thời gian làm bài: 4 0 phút
I. Mục tiêu:
- HS nghe viết 1 đoạn chính tả trong bài Hộp thư mật (Đoạn Hai long tới ngồi cạnh hòn đá đến giữa phố phường náo nhiệt). Yêu cầu viết đúng, đẹp, đúng tốc độ.
- Viết được 1 bài văn tả người.
II. Đồ dùng dạy học.
- Vở kiểm tra
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
A/ Chính tả ( Nghe – viết): Hộp thư mật (Đoạn Hai long tới ngồi cạnh hòn đá đến giữa phố phường náo nhiệt). 
 - GV đọc cho HS viết chính tả
B/ Tập làm văn: Hãy tả người bạn thân của em ở trường.
HS làm bài vào vở
GV quan sát và nhắc nhở các em làm bài cho tốt.
Biểu điểm chấm kiểm tra định kì giữa kì iI.
môn tiếng việt (Bài kiểm tra viết)
Phần I: 5 điểm.
+ Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức thơ tự do, ghi đúng các dấu câu: 5 điểm.
Mỗi lỗi chính tả trừ 0,5 điểm.
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, bài viết không sạch sẽ,... trừ 1 điểm toàn bài.
Phần II: 5 điểm.
* Mở bài: 0,75 điểm.
Giới thiệu người định tả.
*Thân bài: 3,5 điểm.
	+ Tả bao quát về ngoại hình: tầm vóc, tuổi tác, ăn mặc, .. (1 điểm)
+ Tả những điểm nổi bật của bạn về khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng..(1 đ)
+ Tả tính tình, hoạt động (lời nói cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác,.)(1 điểm) 
+ Kết hợp bộc lộ tình cảm với người được tả. (0,5 điểm)
* Kết bài: 07,5 điểm.
Nêu cảm nghĩ của em về người được tả: 
Lưu ý: Bài văn đảm bảo đủ các phần, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên; viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả; chữ viết rõ ràng, sạch sẽ mới cho điểm tối đa.
 Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết mà giáo viên cho điểm. 
Điểm toàn bài là tổng điểm phần I và phần II (Làm tròn điểm.VD: 5,25= 5; 
5,5 = 6)
Khoa học (Tiết 56)
Sự sinh sản của côn trùng
I. Mục tiêu: Giúp HS:
Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng
II. Đồ dùng dạy-học: Các tấm thẻ. Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy-học
GV
HS
1.ổn định tổ chức (1ph)
2.Kiểm tra bài cũ (3ph)
-GV yêu cầu HS lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài 55.
-GV nhận xét, cho điểm
3.Bài mới:(30ph) *HĐ 1: Tìm hiểu về bướm cải
+Theo em côn trùng sinh sản bằng cách đẻ con hay đẻ trứng?
- GV dán lên bảng quá trình PT của bướm cải.
- GV giới thiệu
- GV yêu cầu:Em hãy ghép các tấm thẻ vào đúng hình minh hoạ cho từng giai đoạn của bướm cải.
- GV nhận xét, kết luận 
+?: Bướm thường đẻ trứng vào mặt nào của lá?
+?: ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất?
+Trong trồng trọt em thấy người ta có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với hoa màu, cây cối?
- GV kết luận
*Hoạt động 2:Tìm hiểu về ruồi và gián
- GV nêu:Một trong những loài côn trùng
- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm
- GV mời HS khá lên điều khiển các bạn báo cáo kết quả làm việc của nhóm
- GV theo dõi, giảng thêm, giải thích nếu cần
- GV kết luận 
*Hoạt động 3:Người hoạ sĩ tí hon
- GV cho HS vẽ tranh về vòng đời về một số loài côn trùng mà em biết.
- Cử ban giám khảo chấm điểm cho những HS hoàn thành bài vẽ. GV nhận xét chung.
4.Củng cố, dặn dò(1ph): GV nhận xét tiết học
-Dặn HS có ý thức giữ gìn VSMT xung quanh mình và chuẩn bị bài sau: Sự sinh sản của ếch.
-HS lên bảng trả lời các câu hỏi
- Côn trùng sinh sản bằng cách đẻ trứng.
-HS quan sát, lắng nghe.
-HS lên bảng ghép, dưới lớp nhận xét.
-Đẻ trứng vào mặt dưới của lá rau cải.
- ở giai đoạn bướm cải gây thiệt hại nhất, sâu ăn lá rau rất nhiều.
-Người ta có thể bắt sâu, phun thuốc, bắt bướm.
-HS lắng nghe
-HS hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV
-HS khá lên điều khiển lớp trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi
- HS vẽ tranh
-HS trưng bày sản phẩm của mình
-Ban giám khảo lên chấm điểm
Kỹ thuật (tiết 28)
Lắp máy bay trực thăng (T2)
I.Mục tiêu: HS cần phải
 - Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
 - Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp tương đối chắc chắn.
 - Với HS khéo tay: Lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp chắc chắn.
II. Chuẩn bị.
Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. Các hoạt động dạy học
ổn định tổ chức.
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Bài mới: Giới thiệu bài.
* HĐ3:
 HS thực hành lắp máy bay trực thăng.
 a) Chọn chi tiết: HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo bảng trong SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
 - GV kiểm tra việc HS chọn các chi tiết.
 b) Lắp từng bộ phận.
 - Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để toàn lớp nắm vững quy trình lắp máy bay trực thăng.
 - YC HS phải QS kỹ hình và đọc ND từng bước lắp trong SGK
 - HS lắp từng bộ phận.
 - GV theo dõi, uốn nắn kịp thời những HS lắp sai hoặc còn lúng túng.
 4. Củng cố, dặn dò
 - Nhắc HS bỏ những bộ phận đã lắp được vào hộp (hoặc túi bóng) để giờ sau lắp ráp máy bay.
 - GV tổng kết ND bài, NX giờ học.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau: Lắp máy bay trực thăng (T3).

Tài liệu đính kèm:

  • doclop_5_tuan_28_chuan_ktkn.doc