Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2022-2023

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2022-2023

- Kiến thức: Biết:

 - Giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số thập phân.

 - Tìm tỉ số phần trăm của 2 số.

 - Làm các phép tính với số thập phân .

 - Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.

 - Học sinh làm: Phần 1; Phần 2 : Bài 1, 2.

- Kĩ năng: Lắng nghe, tư duy, thực hành, thảo luận nhóm

Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân.

 

doc 32 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 208Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30 ( Trực tiếp + Trực tuyến )
 Soạn 1/4/2022
 Giảng:Thứ hai ngày 4/4/ 2022
Tiết 2:Toán
 LUYÊN TẬP CHUNG ( trang 89)
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Kiến thức: Biết: 
 - Giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số thập phân.
 - Tìm tỉ số phần trăm của 2 số.
 - Làm các phép tính với số thập phân .
 - Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
 - Học sinh làm: Phần 1; Phần 2 : Bài 1, 2.
- Kĩ năng: Lắng nghe, tư duy, thực hành, thảo luận nhóm
Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân.
+ Năng lực chung
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
+Năng lực đặc thù: tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
- Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học
* HS khuyết tật chú ý nghe và tham gia các hoạt động như các HS khác
- Tạo hứng thú cho HS thông qua các hoạt động dạy họcphương pháp dạy học tích cực
+ Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập ( học thông qua chơi)
+ Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não, thảo luận nhóm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
	- Giáo viên: Sách giáo khoa,máy tính, máy chiếu, giáo án Pa boi
	- Học sinh: Sách giáo khoa, vở, điện thoại, máy tính
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
1. Hoạt động khởi động:
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành
 Phần 1: Hãy khoanh vào trước những câu trả lời đúng.
+ KT động não
Bài 1: Cá nhân
- HS đọc yêu cầu
- Cho học sinh tự làm.
- Giáo viên gọi học sinh trả lời miệng.
- Nhận xét, chữa bài. Yêu cầu HS giải thích
Bài 2: Cá nhân
- HS đọc yêu cầu 
- Cho học sinh tự làm
- GV nhận xét, chữa bài. Yêu cầu HS giải thích tại sao
Bài 3: Cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Giáo viên cho học sinh tự làm bài
- GV nhận xét, chữa bài. Yêu cầu HS giải thích
Phần 2:
Bài 1: Cá nhân
- HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Giáo viên gọi học sinh lên chia sẻ kết quả và nêu cách tính.
- Giáo viên nhận xét kết luận
Bài 2: Cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3(M3,4): Cá nhân
- Cho HS đọc bài và tự làm bài vào vở.
- Gv quan sát, uốn nắn HS
 - HS đọc 
- Học sinh làm bài rồi chữa 
+ Chữ số 3 trọng số thập phân 72, 364 có giá trị là: B. 
- Cả lớp đọc thầm
- Học sinh làm bài rồi trả lời miệng.
Tỉ số % của cá chép và cá trong bể là:
 C. 80%
- HS nêu
- Học sinh làm bài rồi trả lời miệng 2800g bằng: C. 2,8 kg
- Đặt tính rồi tính.
- Học sinh tự đặt tính rồi tính kết quả.
- HS chia sẻ kết quả
a) b)
- Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
- 1 Học sinh làm bài vào vở, chia sẻ kết quả
a) 8 m 5 dm =  m
b) 8 m2 5 dm2 = 8,05 m2
- HS tự làm bài vào vở, báo cáo kết quả
 Bài giải
Chiều rộng của hình chữ nhật là:
 15 + 25 = 40(m)
Chiều dài của hình chữ nhật là:
 2400 : 40 = 60(m)
Diện tích hình tam giác MDC là: 
 60 x 25 : 2 = 750(m2)
 Đáp số: 750m2
3.Hoạt động ứng dụng:
- Tìm tỉ số phần trăm của 19 và 25
- HS tính: 
Tỉ số phần trăm của 19 và 25 là:
19 : 25 = 0,76
 0,76 = 76%
4. Hoạt động sáng tạo:
- Về nhà tính tỉ lệ phần trăm giữa số học sinh nữ và số học sinh nam của lớp em.
- HS nghe và thực hiện
* Điều chỉnh bổ sung:
......................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3+ Tiết 4 : Tiếng việt
ÔN TẬP – ĐỌC HIỂU, CHÍNH TẢ, TẬP LÀM VĂN
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Đọc thầm cảm nhận bài văn trả lời các câu hỏi
- Biết xác định thành phần của các câu trong đoạn văn
- Biết đăt câu phân biệt được câu đơn và câu ghép
- Năng lực chung
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực đặc thù: NLvăn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống.
* HS khuyết tật chú ý nghe và tham gia các hoạt động như các HS khác
- Tạo hứng thú cho HS thông qua các hoạt động dạy họcphương pháp dạy học tích cực
+ Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập ( học thông qua chơi)
+ Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não, thảo luận nhóm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 	- GV: Máy tính, máy chiếu, giáo án paboi
 	- HS: SGK, vở, điện thoại (hoăc ) máy tính
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
A. Đọc thầm bài văn sau:
HAI BỆNH NHÂN TRONG BỆNH VIỆN
Hai người đàn ông lớn tuổi đều bị ốm nặng và cùng nằm trong một phòng của bệnh viện. Họ không được phép ra khỏi phòng của mình. Một trong hai người được bố trí nằm trên chiếc giường cạnh cửa sổ. Còn người kia phải nằm suốt ngày trên chiếc giường ở góc phía trong.
Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa sổ được ngồi dậy. Ông ấy miêu tả cho người bạn cùng phòng kia nghe tất cả những gì ông thấy ở bên ngoài cửa sổ. Người nằm trên giường kia cảm thấy rất vui vì những gì đã nghe được: ngoài đó là một công viên, có hồ cá, có trẻ con chèo thuyền, có thật nhiều hoa và cây, có những đôi vợ chồng già dắt tay nhau đi dạo mát quanh hồ.
Khi người nằm cạnh cửa sổ miêu tả thì người kia thường nhắm mắt và hình dung ra cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài. Ông cảm thấy mình đang chứng kiến những cảnh đó qua lời kể sinh động của người bạn cùng phòng.
Nhưng rồi đến một hôm, ông nằm bên cửa sổ bất động. Các cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa đi và ông ta qua đời. Người bệnh nằm ở phía giường trong đề nghị cô y tá chuyển ông ra nằm ở giường cạnh cửa sổ. Cô y tá đồng ý. Ông chậm chạp chống tay để ngồi lên. Ông nhìn ra cửa sổ ngoài phòng bệnh. Nhưng ngoài đó chỉ là một bức tường chắn.
Ông ta gọi cô y tá và hỏi tại sao người bệnh nằm ở giường này lại miêu tả cảnh đẹp đến thế. Cô y tá đáp:
- Thưa bác, ông ấy bị mù. Thậm chí cái bức tường chắn kia, ông ấy cũng chẳng nhìn thấy. Có thể ông ấy chỉ muốn làm cho bác vui thôi !
Theo NVD
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:
1.Vì sao hai người đàn ông nằm viện không được phép ra khỏi phòng ?
           a. Vì ra khỏi phòng thì bệnh sẽ nặng thêm.
           b. Vì cả hai người đều bị mắc bệnh rất nặng.          
 c. Vì cả hai người đều cao tuổi và bị ốm nặng.
   2. Người nằm trên giường cạnh cửa sổ miêu tả cho người bạn cùng phòng thấy được cuộc sống bên ngoài như thế nào?
           a. Cuộc sống thật nhộn nhịp, tấp nập.        
    b. Cuộc sống thật vui vẻ, thanh bình.
 c Cuộc sống thật ồn ào, náo nhiệt.
   3. Vì sao qua lời miêu tả của bạn, người bệnh nằm giường phía trong thường nhắm hai mắt lại và cảm thấy rất vui?
           a. Vì ông cảm thấy như đang chứng kiến cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài.
           b. Vì ông được nghe giọng nói dịu dàng, tràn đầy tình cảm của bạn.
           c. Vì ông được nghe những lời văn miêu tả bằng từ ngữ rất sinh động.
   4. Khi được chuyển ra nằm gần cửa sổ, người bệnh nằm giường phía trong thấy ngạc nhiên về điều gì?
        a. Ngoài cửa sổ chỉ là một bức tường chắn, không có gì khác.
        b. Cảnh tượng bên ngoài không đẹp như lời người bạn miêu tả.
        c. Ngoài cửa sổ chỉ là khoảng đất trống không có bóng người.
   5. Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về tính cách của người bị bệnh mù trong câu chuyện?
       a. Thích tưởng tượng bay bổng, có tâm hồn bao la rộng mở.
       b. Yêu quý bạn, muốn đem niềm vui đến cho bạn cùng phòng.
       c. Lạc quan yêu đời, muốn đem niềm vui đến cho người khác.
   6. Câu Họ không được phép ra khỏi phòng của mình là câu ghép liên kết bắng cách nào ?
       a. Bằng cách thay từ
       b. Bằng cách lặp từ
       c. Bằng một quan hệ từ.
    7. Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ tuyệt vời ?
       a. Tuyệt diệu, tuyệt trần, tuyệt tác
       b. Tuyệt mĩ, tuyệt diệu, kì lạ.
       c. Tuyệt trần, tuyệt diệu, đẹp đẽ
 8. Câu nào dưới đây là câu ghép
A: Ông ta gọi cô y tá và hỏi tại sao người bệnh nằm ở giường này lại miêu tả cảnh đẹp đến thế
B:Các cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa đi và ông ta qua đời
C: Nhưng rồi đến một hôm, ông nằm bên cửa sổ bất động
D; Người bệnh nằm ở phía giường trong đề nghị cô y tá chuyển ông ra nằm ở giường cạnh cửa sổ
ĐÁP ÁN ÔN TẬP
CÂU 1
CÂU 2
CÂU 3
CÂU 4
CÂU 5
CÂU 6
CÂU 7
CÂU 8
C
B
C
A
C
A
C
B
Chính tả: Nghe viết
TRONG LỜI MẸ HÁT
Giáo viên đọc đoạn viết (trang 146 )
HS lắng nghe – chuẩn bị viết bài
Gv quan tâm hỗ trợ các HS viết còn sai lỗi chính tả
Tập làm văn
Đè bài: Tả một buổi học mà các em vừa được học trực tiếp và trực tuyến .
Gv gợi ý cho HS tả buổi học kết hơt cả học trực tiếp và trực tuyến
Hs viết bài vào vở.
Tiết 5: Địa lí
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, đặc điểm thiên nhiên), dân cư, hoạt động kinh tế (một số sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp) của các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
- Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới.
- Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác
	- Năng lực chung:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực đặc thù: Hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.
* HS khuyết tật chú ý nghe và tham gia các hoạt động như các HS khác
- Tạo hứng thú cho HS thông qua các hoạt động dạy họcphương pháp dạy học tích cực
+ Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập 
( học thông qua chơi)
+ Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não, thảo luận nhóm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 - GV: Bản đồ Thế giới, quả địa cầu, máy tính, máy chiếu, giáo án paboi
 - HS: SGK, vở, điện thoại (hoăc ) máy tính
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu: GV sử dụng KT động não
- Cho HS tổ chức trò chơi "Rung chuông vàng" để trả lời câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm về hoạt động kinh tế của Châu Á ?
+ Gọi 1 HS lên bảng chỉ vị trí và giới hạn của Châu Á .
 ... đô
Thành phố
Sài Gòn – Gia Định
Câu 6. Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng 30- 4- 1975?
Câu 7  Vì sao Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam?
Đáp án Sử - Địa
Câu 2
B
Câu 3
A
Câu 4
C
Câu 5
- Tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng;
- Quốc ca là bài Tiến quân ca;
- Thủ đô là Hà Nội;
- Thành phố Sài Gòn - Gia Định đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 6
 Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng 30- 4- 1975?
- Là một trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc.
- Đánh tan quân xâm lược Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Câu 7
Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam vì Mĩ đã bị thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam- Bắc .
Tiết 5: An toàn giao thông
BÀI 3: THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG AN TOÀN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Tìm hiểu một số qui định khi tham gia giao thông đường hàng không. 
- Tuân thủ thực hiện các qui định khi tham gia giao thông đường hàng không an toàn.
- Nhận biết một số hành vi cần tránh khi tham gia giao thông đường hàng không. 
-Biết cách xử lí sự cố đơn giản khi tham gia giao thông đường hàng không.
-Chia sẻ, nhắc nhở người thực hiện các qui định khi tgham gia giao thông đường hàng không.
- Kỹ năng: quan sát, nghe, thực hành, hợp tác, đánh giá bạn
+N L chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, GQVĐ và sáng tạo,
+ NL đặc thù: văn học, ngôn ngữ, thẩm mĩ, NL tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. 
- Phẩm chất: yêu thích môn học, chăm học, đoàn kết, chăm học; tự tin, trung thực, kỉ luật; đoàn kết. 
* HS khuyết tật chú ý nghe và tham gia các hoạt động như các HS khác
- Tạo hứng thú cho HS thông qua các hoạt động dạy họcphương pháp dạy học tích cực
+ Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập 
( học thông qua chơi)
+ Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não, thảo luận nhóm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 - GV: Máy tính, máy chiếu, giáo án paboi ài liệu giáo dục an toàn giao thông 
 - HS: SGK, vở, điện thoại (hoăc ) máy tính
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KHỞI ĐỘNG: KT động não
- Cho học sinh xem phim hướng dẫn đường bay an toàn 
HS quan sát video
2. KHÁM PHÁ
1. Tìm hiểu những việc cần làm khi tham gia giao thông đường hàng không: 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và đọc thông tin để tìm hiểu những việc cần làm khi tham gia giao thông đường hàng không?
- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày . 
- GV Nhận xét – tuyên dương. 
2. Tìm hiểu một số hành vi cần tránh khi tham gia giao thông đường hàng không
Yêu cầu quan sát tranh và tìm hiểu một số hành vi không được làm khi tham gia giao thông đường hàng không
- GV kết luận 
- GV tuyên dương, nhận xét 
HS thảo luận nhóm đôi
-HS quan sát tranh và thảo luận. 
- Hs báo cáo kết quả 
- HS nêu cá nhân 
Thảo luận và tham gia trả lời
- HS nêu phần cần ghi nhớ
3. THỰC HÀNH
- Yêu cầu quan sát và chỉ ra những hành vi chưa đúng khi tham gia giao thông đường hàng không. 
- GV yêu cầu HS nhận xét và tìm những hành động của các nhân vật trong tình huống khi Tham gia giao thông đường hàng không
- GV Nhận xét tuyên dương
Thảo luận và nêu
- HS trả lời 
4. VẬN DỤNG 
- Tự xây dựng những việc cần làm khi mình tham gia giao thông đường hàng không. 
- HS thực hiện 
-HS trình bày 
* Điều chỉnh bổ sung:
......................................................................................................................................................................................................................................................................
Soạn 4/4/2022
 Giảng:Thứ năm ngày 7/4/ 2022
Tiết 4: Toán
LUYÊN TẬP CHUNG ( Trang 144 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Kiến thức:
 - Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian. 
 - Biết giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
 - HS làm bài 1, bài 2.
- Kĩ năng: Lắng nghe, tư duy, thực hành, thảo luận nhóm, tự đánh giá
+ Năng lực chung:
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
+ Năng lực đặc thù:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
+ Phẩm chất: - Ham tìm tòi, khám phá kiến thức.
- Chăm chỉ làm bài tập, làm việc nhóm; 
- Yêu thích môn học.
* HS khuyết tật chú ý nghe và tham gia các hoạt động như các HS khác
- Tạo hứng thú cho HS thông qua các hoạt động dạy họcphương pháp dạy học tích cực
+ Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập (học thông qua chơi)
+ Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não, thảo luận nhóm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
	- Giáo viên: Sách giáo khoa,máy tính, máy chiếu, giáo án Pa boi
	- Học sinh: Sách giáo khoa, vở, điện thoại, máy tính
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động:
- Nêu công thức tính thời gian? Vân tốc? Quãng đường
 - Trò chơi: HS nêu, GV nhân xét khen ngợi
2. Hoạt động thực hành: KT Thảo luận nhóm, KT động não
Bài 1a : HĐ cá nhân - cặp đôi
- GV gọi HS đọc bài tập
- Cho HS thảo luận cặp đôi theo câu hỏi:
+ Có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán ? 
+ Đó là chuyển động cùng chiều hay ngược chiều ?
+ HS vẽ sơ đồ
- GV giải thích : Khi ô tô gặp xe máy thì cả ô tô và xe máy đi hết quãng đường 180 km từ hai chiều ngược nhau
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, kết luận
Luyện tập 
Bài 1b: HĐ cá nhân, Thảo luân nhóm 4
- GV gọi HS đọc bài tập
- Yêu cầu HS làm tương tự như phần a
- GV nhận xét , kết luận
 Bài 2: HĐ cá nhân chia sẻ cặp đôi
- HS đọc đề bài, thảo luận:
+ Muốn tính quãng đường ta làm thế nào ?
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét , kết luận
Bài tập chờ
Bài 3: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài, tóm tắt bài toán rồi làm bài.
- GV quan sát, hướng dẫn HS nếu cần thiết.
- HS đọc 
- HS thảo luận
- 2 chuyển động : xe máy và ô tô
- Chuyển động ngược chiều
- HS quan sát
- HS làm vở,1 HS làm bảng lớp sau đó chia sẻ cách làm:
Giải
a, Sau mỗi giờ, cả ô tô và xe máy đi được quãng đường là:
54 + 36= 90 (km)
Thời gian đi để ô tô và xe máy gặp nhau là:
180 : 90 = 2 ( giờ)
Đáp số : 2 giờ
- HS đọc 
- HS làm vở, 1 HS làm bảng lớp sau đó chia sẻ cách làm
 Giải
Sau mỗi giờ cả hai xe đi được là
 42 + 50 = 92 (km)
Thời gian để hai ôtô gặp nhau là
 276 : 92 = 3 (giờ)
Đáp số : 3 giờ
- HS đọc 
- Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian 
- HS làm vở, 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ
Giải 
Thời gian đi của ca nô là :
11 giờ 15 phút – 7 giờ 30phút= 3giờ 45phút
3 giờ 45 phút = 3,75 giờ
Quãng đường đi được của ca nô là :
12 x 3,75 =45(km)
 Đáp số : 45km
- HS đọc bài, tóm tắt bài toán rồi làm bài báo cáo giáo viên
Bài giải
* Cách 1:
 15km = 15 000m
 Vận tốc chạy của ngựa là:
 15000 : 20 = 750 (m/phút)
* Cách 2:
 Vận tốc chạy của ngựa là:
 15 : 20 = 0,75(km/phút)
 0,75km/phút = 750m/phút
4. Hoạt động sáng tạo
- Về nhà tìm hiểu thêm cách giải bài toán về chuyển động ngược chiều của hai chuyển động không cùng một thời điểm xuất phát.
- HS nghe và thực hiện
* Điều chỉnh bổ sung:
......................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5: AN TOÀN GIAO THÔNG
BÀI 4: ỨNG XỬ KHI GẶP SỰ CỐ GIAO THÔNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Nhân biết một số sự cố giao thông thường gặp. 
- Biết cách ứng xử một số tình huống giao thông không an toàn.
-Thực hiện, chia sẻ với người khác những kĩ năng xử lí sự cố giao thông.
- Kỹ năng: quan sát, nghe, thực hành, hợp tác, đánh giá bạn
+N L chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, GQVĐ và sáng tạo,
+ NL đặc thù: văn học, ngôn ngữ, thẩm mĩ, NL tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. 
- Phẩm chất: yêu thích môn học, chăm học, đoàn kết, chăm học; tự tin, trung thực, kỉ luật; đoàn kết. 
* HS khuyết tật chú ý nghe và tham gia các hoạt động như các HS khác
- Tạo hứng thú cho HS thông qua các hoạt động dạy học phương pháp dạy học tích cực
+ Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập 
( học thông qua chơi)
+ Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não, thảo luận nhóm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 - GV: Máy tính, máy chiếu, giáo án paboi ài liệu giáo dục an toàn giao thông 
 - HS: SGK, vở, điện thoại (hoăc ) máy tính
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KHỞI ĐỘNG: Kt động não
- Cho học sinh xem phim về sự cố giao thông
-Đặt câu hỏi tìm hiểu nguyên nhân 
- HS quan sát video
 -Tham gia trả lời
2. KHÁM PHÁ: KT động não và Thảo luân nhóm
1. Tìm hiểu một số sự cố giao thông thường xảy ra 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và nêu nguyên nhân gây ra sự cố giao thông
- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày .
-Yêu cầu học sinh tìm hiểu một số nguyên nhân khác gây ra sự cố 
- GV Nhận xét – tuyên dương. 
2. Tìm hiểu cách ứng xử khi gặp sự cố
Yêu cầu quan sát tranh và đọc thông tin về cách ứng xử khi gặp sự cố giao 
+ Khi xảy ra tắc đường
+Khi nhìn thấy tai nạn giao thông
- GV kết luận 
- GV tuyên dương, nhận xét 
-HS quan sát tranh và thảo luận. 
- Hs báo cáo kết quả 
- HS nêu cá nhân 
Thảo luận và tham gia trả lời
- HS nêu phần cần ghi nhớ
3. THỰC HÀNH: KT thảo luận nhóm
a/Sắm vai và xử lí tình huống. 
- GV yêu cầu HS sắm vai xử lí tình huống
- GV Nhận xét tuyên dương
b/-Kể lại một số giao thông mà em đã gặp và cách xử lý của những người có mặt tại đó.
 -Yêu cầu cả lớp nhân xét cách xử lí đó và rút ra bài học.
Thảo luận 2 nhóm chung một tình huống và nêu cách xử lí
- HS trả lời 
- HS nêu 
- HS trả lời 
4. VẬN DỤNG 
- Tự xây dựng bảng qui tắc ứng xử khi gặp sự cố giao thông
- HS thực hiện 
-HS trình bày 
* Điều chỉnh bổ sung:
......................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_30_nam_hoc_2022_2023.doc