Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2021-2022

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2021-2022

- Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. (Trả lời đư¬ợc các câu hỏi trong SGK).

- Đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.

 - Ghi lại bằng 1-2 câu ý chính bài Tập đọc

 

doc 43 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 195Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày.. tháng năm 2022
 Tập đọc
CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.
 - Ghi lại bằng 1-2 câu ý chính bài Tập đọc 
 Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 	- GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn 1 đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
 	- HS: Đọc trước bài, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" với nội dung đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi, trả lời về câu hỏi các nội dung bài thơ.
- Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa ?
-Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam ? 
- Gv nhận xét trò chơi
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.
- Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị, kín đáo của phụ nữ Việt Nam. / Vì phụ nữ Việt Nam ai cũng thích mặc áo dài. / Vì phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn trong chiếc áo dài...
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
2.1. Luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Cho HS chia đoạn.
+ Em có thể chia bài này thành mấy đoạn ?
- Cho nhóm trưởng điều khiển HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài văn trong nhóm
- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .
- GV kết hợp hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của các từ được chú giải sau bài. 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài - giọng đọc diễn cảm đúng tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi đầu làm việc cho Cách mạng; đọc phân biệt lời các nhân vật: 
+ Lời anh Ba – ân cần khi nhắc nhở Út; mừng rỡ khi khen ngợi Út.
+ Lời Út - mừng rỡ khi lần đầu được giao việc; thiết tha khi bày tỏ nguyện vọng muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng.
 - 1 HS đọc.
- HS nêu cách chia đoạn. (Có thể chia bài thành 3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến Em không biết chữ nên không biết giấy gì.
+ Đoạn 2: tiếp theo đến Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS đọc bài nối tiếp lần 1.
- HS nêu cách phát âm, ngắt giọng..
- HS đọc bài nối tiếp lần 2.
- 1 HS đọc phần chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 HS đọc nối tiếp toàn bài.
- HS theo dõi SGK
2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Cách tiến hành:
 - Cho nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài, TLCH và chia sẻ trước lớp
+ Công việc đầu tiên của anh Ba giao cho Út là gì? 
+ Những chi tiết nào cho thấy Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này? 
+ Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn 
+ Vì sao Út muốn được thoát ly?
- Yêu cầu HS nêu nội dung bài
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm 
- Rải truyền đơn.
- Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách dấu truyền đơn.
- Giả bán cá từ ba giờ sáng. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng. Khi rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
- Vì Út đã quen hoạt động, muốn làm nhiều việc cho Cách mạng.
- Nội dung: Nói về nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật. 
* Cách tiến hành:
 - GV gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn"Anh lấy tứ mái nhà ... không biết giấy gì "
+ GV đọc mẫu.
+Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung HS.
 - 3 HS đọc diễn cảm đoạn văn. Cả lớp trao đổi, thống nhất về cách đọc. 
- HS theo dõi
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 HS thi đọc diễn cảm. Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3 phút)
- GV yêu cầu 3 HS luyện đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai (người dẫn chuyện, anh Ba Chẩn, chị Út).
- HS đọc
- Về nhà kể lại câu chuyện này cho mọi người cùng nghe.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà đọc trước bài “Bầm ơi”.
- HS nghe và thực hiện
Đạo đức
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Tiết2)
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Giúp HS hiểu tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người.
- HS biết sử dụng hợp lý tài nguyên thiênnhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
- HS có thái độ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giữ tài nguyên thiên nhiên
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: Trung thực trong học tập và cuộc sống. Thể hiện trách nhiệm của bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. §å dïng d¹y häc
- GV : + SGK Đạo đức 5 : Phấn màu.
 	 + Tranh trang 44 SGK phóng to.
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Chiếc hộp bí mât" với các câu hỏi:
+ Nước ta có những tài nguyên thiên nhiên gì ?
+ Nêu tên một số vùng có tài nguyên thiên nhiên ?
+ Tài nguyên thiên nhiên mang lại cho em và moi người điều gì?
+ Chúng ta phải làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- GV nhận xét trò chơi
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: 
- Giúp HS hiểu tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người.
- HS biết sử dụng hợp lý tài nguyên thiênnhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
- HS có thái độ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giữ tài nguyên thiên nhiên
* Cách tiến hành:
 * Hoạt động 1: HS giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam và của địa phương.
+ Em cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như thế nào?
Ví dụ: - Mỏ than Quảng Ninh
 - Dầu khí Vũng Tàu
 - Mỏ a- pa- tít ở Lào Cai
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm theo yêu cầu bài tập 5.
+ Thế nào là sử dụng tài nguyên tiết kiệm.
+ Tìm hiểu các việc làm có liên quan đến sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. (Có nhiều cách sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). 
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
+ Rừng đầu nguồn, nước, các giống thú quý hiếm (Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các em cần thực hiện các biện pháp phù hợp với khả năng của mình). 
- GV kết luận: Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình.
 - HS giới thiệu có kèm tranh, ảnh minh hoạ.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung và giới thiệu một số tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam và địa phương.
+ GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS thảo luận bài tập 5.
+ Các nhóm thảo luận.
+ Đại diện từng nhóm trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm 
- HS lập dự án bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Từng nhóm thảo luận.
- Từng nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến và thảo luận
- HS nghe
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Qua bài học, em biết được điều gì ?
- HS nêu:
+ Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
+ Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
+ Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
+ Đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm để giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. 
 - Dặn HS học thuộc bài. Tìm hiểu, sưu tầm tranh, ảnh về tài nguyên thiên nhiên.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
Toán
PHÉP TRỪ
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
	- Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải bài toán có lời văn.
	- Học sinh làm được bài 1, bài 2, bài 3.
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 	- GV: SGK, bảng phụ
 	- HS : SGK, bảng con, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Gọi thuyền" với nội dung câu hỏi nhu sau:
+ Nêu tính chất giao hoán của phép cộng.
+ Nêu tính chất kết hợp của phép cộng.
- GV nhận xét trò chơi
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò choi
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Hoạt động ôn tập kiến thức cũ:(15 phút)
*Mục tiêu: HS nắm được các thành phần và tính chất của phép trừ
*Cách tiến hành:
 - Ôn tập về các thành phần và các tính chất của phép trừ
+ Cho phép trừ : a - b = c ; a, b, c gọi là gì ?
+ Nêu cách tìm số bị trừ ? 
+ Nêu cách tìm số trừ ?
- GV đưa ra chú ý :
a - a = 0
a - 0 = a
- HS thảo luận nhóm, chia sẻ trước lớp:
a : Số bị trừ
b : Số trừ
c : Hiệu
+ Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
+ Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
3. HĐ luyện tập, thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: Học si ... Đất hoặc những gì tác động lên Trái Đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt: Môi trường tự nhiên (Mặt trời, khí quyển, đồi, núi, cao nguyên, các sinh vật,) và môi trường nhân tạo (làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường,).
 Hoạt động 2 : Thảo luận
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi theo câu hỏi :
+ Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị?
+ Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống?
- GV gọi một số em trình bày
- GV nhận xét 
 - Các nhóm thảo luận theo câu hỏi SGK và trình bày.
- Môi trường rừng gồm những thành phần: thực vật động vật sống trên cạn và dưới nước. Không khí và ánh sáng.
- Môi trường nước thực vật động vật sống ở dưới nước như cua, cá, ốc, rong, rêu, tảo...nước không khí, ánh sáng.
- Môi trường làng quê gồm con người động vật, thực vật, làng xóm, ruộng đồng, công cụ làm ruộng, một số công cụ giao thông, nước, không khí, ánh sáng..
- Môi trường đô thị gồm con người....nhà cửa phố xá...
- Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta; những gì có trên Trái Đất hoặc những gì tác động lên Trái Đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt: Môi trường tự nhiên (Mặt trời, khí quyển, đồi, núi, ) và môi trường nhân tạo (làng mạc, thành phố, nhà máy,)
- HS thảo luận nhóm
- HS giới thiệu với bạn.
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Môi trường bao gồm những thành phần nào?
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?
- Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo
- HS nêu
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về nhà chuẩn bị trước bài “Tài nguyên thiên nhiên”.
- Vẽ một bức tranh cổ động mọi người bảo vệ môi trường.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
Toán
PHÉP CHIA
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
	- Nắm được cách chia số tự nhiên, số thập phân, phân số.
	- Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm.
	- HS làm bài 1, bài 2, bài 3.
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 	- GV: SGK, bảng phụ
 	- HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS ghi vở 
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
*Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm của phép chia hết, chia có dư
*Cách tiến hành:
 * Phép chia hết
- GV viết phép tính lên bảng a : b = c
- Yêu cầu HS nêu các thành phần của phép tính.
- Em hãy nêu các tính chất của phép chia?
* Phép chia có dư
- GV viết lên bảng phép chia 
 a : b = c( dư r)
- Nêu mối quan hệ giữa số dư và số chia?
- a là số bị chia, b là số chia, c gọi là thương.
- Tính chất của phép chia: 
+ a : 1 = a
+ a: a = 1 ( a khác 0 )
+ 0 : b = 0 ( b khác 0 )
- HS nêu thành phần của phép chia.
- Số dư bé hơn số chia ( r < b)
3. HĐ luyện tập, thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm.
 - HS làm bài 1, bài 2, bài 3.
*Cách tiến hành:
Bài tập 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét chữa bài.
Bài tập 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét chữa bài.
Bài tập 3: HĐ cặp đôi
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét chữa bài.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách làm
+ Bạn hãy nêu cách chia nhẩm với 0,1 ; 0,01; 0,001
+ Muốn chia một số cho 0,25; 0,5 ta làm thế nào ?
Bài tập chờ
Bài 4: HĐ cá nhân
- Cho HS làm bài cá nhân
- Tính rồi thử lại (theo mẫu)
- Cả lớp làm vở, 2HS lên bảng làm bài.
a) 8192 : 32 = 256
thử lại : 256 x 32 = 8192
b)
- Tính
- HS làm bài , chia sẻ, nhắc lại cách chia hai phân số
- Tính nhẩm
- HS tự giải và trao đổi bài kiểm tra cho nhau.
a) 25 : 0,1 = 250 b) 11 : 0,25 = 44
 25 x 10 = 250 11 x 4 = 44
 48 : 0,01 = 4800 32 : 0,5 = 64	
 48 x 100 = 4800 32 x 2 = 64	
 95 : 0,1 = 950 75 : 0,5 = 15,0
 72 : 0,01 = 7200 125 : 0,25 = 500
 - Muốn chia một STP cho 0,1; 0,01; 0,001 ta chỉ việc lấy số đó nhân với 10; 100; 1000
-  ta chỉ việc lấy số đó nhân với 4; 2
- HS làm bài cá nhân, báo cáo kết quả
a) 
b) 10
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Qua bài học vừa rồi, em biết được điều gì ?
- Qua bài học và rồi em biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm.
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. 
- Dặn HS về nhà tự rèn kĩ năng chia bằng các bài toán tương tự.
- HS nghe 
- HS nghe và thực hiện
Tập làm văn
ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Lập được dàn ý một bài văn miêu tả.
	- Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng.
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Giáo dục tình yêu quê hương đât nước cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng dạy học 
 	- GV: SGK, bảng nhóm
 	- HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
 - Cho HS thi đọc một dàn ý đã lập tiết học trước.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng: Trong tiết học hôm nay, cả lớp tiếp tục ôn tập về văn tả cảnh. Các em sẽ thực hành lập dàn ý một bài văn tả cảnh. Sau đó, dựa trên dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn.
- HS thi đọc bài làm.
- HS khác nhận xét.
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Lập được dàn ý một bài văn miêu tả.
 - Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng.
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập 1
- Yêu cầu HS nói tên đề tài mình chọn.
- HS làm việc cá nhân. Mỗi HS tự lập dàn ý, 3- 4 HS lên bảng làm (chọn tả cảnh khác nhau).
- Những HS làm bài ra giấy dán lên bảng
- Cả lớp và GV nhận xét.
- 3,4 HS trình bày dàn ý. GV nhận xét nhanh.
- Cả lớp điều chỉnh nhanh dàn ý đã lập.
Bài 2: HĐ nhóm
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho HS nói theo nhóm
- Trình bày trước lớp
- Cả lớp và GV nhận xét theo tiêu chí: nội dung, cách sử dụng từ ngữ, giọng nói, cách trình bày
- Lập dàn ý miêu tả một trong những cảnh sau:
a. Một ngày mới bắt đầu ở quê em.
b. Một đêm trăng đẹp.
c. Một hiện tượng thiên nhiên.
d.Trường em trước buổi học.
VD:
a. Mở bài :
- Ngôi trường mới được xây lại: toà nhà ba tầng, màu xanh nhạt, xung quanh là hàng rào bằng gạch, dọc sân trường có hàng phượng vĩ toả bóng râm.
- Cảnh trường trước giờ học buổi sáng thật sinh động.
b.Thân bài 
- Vài chục phút nữa mới tới giờ học. trước các cửa lớp lác đác 1,2 HS đến sớm.Tiếng mở cửa, Chẳng mấy chốc, các phòng học sạch sẽ, bàn ghế ngay ngắn.
- Cô hiệu trưởng , lá Quốc kì bay trên cột cờnhững bồn hoa khoe sắc
- Từng tốp HS vai đeo cặp, hớn hở 
bước vào cổng trường, nhóm trò chuyện, nhóm vui đùa
c. Kết bài: Ngôi trường, thầy cô, bè bạn, những giờ học với em lúc nào cũng thân thương.
- Tập nói theo nhóm, nói trước lớp theo dàn ý đã lập.
- HS tập nói trong nhóm
- Nhiều HS trình bày miệng bài văn của mình.
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Chia sẻ với mọi người cấu tạo của một bài văn tả cảnh. 
- HS nghe và thực hiện
- Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại dàn ý để chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả cảnh trong tiết TLV cuối tuần 32.
- HS nghe và thực hiện
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
	- HS nắm được ưu điểm và nhược điểm về các mặt: Học tập, nề nếp, vệ sinh, và việc thực hiện nội quy của trường của lớp.
	- HS đưa ra được nhiệm vụ và biện pháp để thực hiện kế hoạch tuần tiếp theo.
	- Sinh hoạt theo chủ điểm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ viết sẵn kế hoạch tuần tới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Hoạt động khởi động:
- Gọi lớp trưởng lên điều hành:
2. Nội dung sinh hoạt:
a. Giới thiệu: 
- GV hỏi để học sinh nêu 3 nội dung hoặc giáo viên nêu.
1. Đánh giá nhận xét hoạt động tuần vừa qua.
2. Xây dựng kế hoạch cho tuần sau. 
3. Sinh hoạt theo chủ điểm 
b. Tiến hành sinh hoạt:
*Hoạt động 1: Đánh giá nhận xét hoạt động trong tuần
Gv gọi lớp trưởng lên điều hành.
- Nề nếp:
- Học tập:
- Vệ sinh:
- Hoạt động khác
GV: nhấn mạnh và bổ sung: 
- Một số bạn còn chưa có ý thức trong công tác vê sinh.
- Sách vở, đồ dùng học tập 
- Kĩ năng chào hỏi
? Để giữ cho trường lớp xanh - sạch- đẹp ta phải làm gì?
? Để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác ta cần làm gì?
*H. đông 2: Xây dựng kế hoạch trong tuần
- GV giao nhiệm vụ: Các nhóm hãy thảo luận, bàn bạc và đưa ra những việc cần làm trong tuần tới (TG: 5P)
- GV ghi tóm tắt kế hoạch lên bảng hoặc bảng phụ
- Nề nếp: Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp
- Học tập: - Lập thành tích trong học tập
 - Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
- Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, lớp học, khu vực tư quản sạch sẽ.
- Hoạt động khác
+ Chấp hành luật ATGT
+ Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh lớp học, khu vực sân trường.
- Tiếp tục trang trí lớp học
- Hưởng ứng tuần lễ Học tập suốt đời
*Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ điểm 
- GV mời LT lên điều hành:
 - GV chốt nội dung, chuẩn bị cho tiết sinh hoạt theo chủ điểm tuân sau.
3. Tổng kết: 
 - Cả lớp cùng hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kêt”
- Lớp trưởng lên điều hành:
- Cả lớp cùng thực hiện.
- HS lắng nghe và trả lời.
- Lớp trưởng điều hành các tổ báo cáo ưu và khuyết điểm:
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- Lớp trưởng điều hành các tổ thảo luận và báo cáo kế hoạch tuần 6
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
- HS nhắc lại kế hoạch tuần
- LT điều hành
+ Tổ 1 Kể chuyện
+ Tổ 2 Hát
+ Tổ 3 Đọc thơ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_31_nam_hoc_2021_2022.doc