Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 5

Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 5

I. Mục đích:

- Thực hiện giữ gìn môi trường sống ttrong sạch bằng cách tạo thói quen bỏ rác vào thùng.

- Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường luôn sạch sẽ, trong lành.

II. Thời gian: 10 phút.

III. Chuẩn bị: - Tranh ảnh về sự ô nhiễm, tàn phá môi trường

 - Trò chơi: bỏ rác vào thùng.

IV. Hệ thống việc làm:

 

doc 14 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1035Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3 Hoạt động tập thể:
GIỮ GÌN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜ	NG	
I. Mục đích:
- Thực hiện giữ gìn môi trường sống ttrong sạch bằng cách tạo thói quen bỏ rác vào thùng.
- Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường luôn sạch sẽ, trong lành.
II. Thời gian: 10 phút.
III. Chuẩn bị: - Tranh ảnh về sự ô nhiễm, tàn phá môi trường 
 - Trò chơi: bỏ rác vào thùng.
IV. Hệ thống việc làm:
Việc 1. Trò chơi: Bỏ rác vào thùng.
- Gv chia lớp thành 2 nhóm “thùng rác” và nhóm “bỏ rác” rồi xếp thành hình vòng tròn, mỗi em cầm 3 vật tượng trưng cho rác . Nhóm thùng rác ở trong vòng tròn. Khi có lệnh chơi HS phải nhanh chóng bỏ rác vào thùng. Mỗi thùng chỉ đựng số lượng rác là 3. Khi hết thời gian HS thuộc nhóm “bỏ rác” mà còn cầm rác trên tay là thua. Thùng rác thiếu hoặc thừa rác cũng bị thua.
 - Giáo viên công bố kết quả và khen ngợi
 + Tại sao phải bỏ rác vào thùng đựng rác? Vứt rác bừa bãi có hại như thế nào?
- Ở nhà em có rác thải em đã làm như thế nào?
- GV kết luận: Cần thực hiện giữ gìn môi trường sống trong sạch bằng cách tạo thói quen bỏ rác vào thùng.
- GV cho Hs quan sát trang về sự ô nhiễm, tàn phá môi trường và yêu cầu HS nhận xét tranh 
Việc 2. Thực hành: 
- Gv cho HS thực hành nhặt rác xung quanh lớp 
Việc 3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhắc HS thực hành vứt rác đúng nơi quy định.
- Dặn HS thực hành vứt rác ở trường, ở nhà đúng nơi quy định
- Nhận xét tiết học.
- HS quan sát và thảo luận.
- Hs báo cáo kết quả.
- Hs lắng nghe luật chơi
- Học sinh thực hành chơi
- làm cho môi trường sạch sẽ, trong lành
- HS tự nêu
.
- HS quan sát và nêu
- Hs thực hành cá nhân
Tiết 3: Hoạt động tập thể
Bài 10: CÁCH ÉP CÂY, LÁ, HOA KHÔ
I.Mục tiêu.
 - HS biết cách ép cây, lá, hoa khô.
 - Góp phần nâng cao nhận thức về cấu tạo thực vật, sự đa dạng của thực vật.
 - Góp phần vun đắp tình cảm về cây, hoa, lá và giá trị các sản phẩm này trong cuộc sống.
 - Giáo dục học sinh ý thức tiết kiệm trong cuộc sống hàng ngày.
II. Địa điểm: Vườn trường, hoặc trong lớp học.
III. Chuẩn bị.
4 bộ khung ép. Mỗi bộ gồm 2 nẹp gỗ hình chữ nhật kich thước 50x 30cm.
Dao nhỏ, kéo nhỏ, dây buộc, báo cũ.
Một số mẫu làm trước.
IV. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Tập trung lớp và phân chia nhóm
GV tập trung lớp tại vườn trường , chia nhóm.
Hoạt động 2: Phân chia dụng cụ
Giao cho mỗi nhóm một bộ dụng cụ giới thiệu từng dụng cụ.
Hoạt động 3: Thực hành ép lá cây, hoa
*Bước 1: Chọn lá cây, cành cây, bông hoa, cây nhỏ và tách bỏ, rũ sạch đất.
*Bước 2: Đặt vào trong khung ép, đặt lên trên những tấm báo và xếp cho ngay ngắn, để các lá, cành hoa không đè lên nhau.
*Bước 3: Đậy tờ báo khác lên chú ý không chuyển dịch lá, hoa
*Bước 4: Buộc chặt khung ép bằng dây và đặt khung vào nơi thoáng mát.
*Bước 5: Sau một tuần, tháo khung và lấy mẫu ép ra,dán vào giấy và tạo thành bộ sưu tập.
Theo dõi giúp học sinh thực hiện.
Hoạt động 4: Tổng kết và hướng dẫn cách sử dụng.
Thu các khung ép đã làm bảo quản nơi khô thoáng cho các sản phẩm mau khô.
Giới thiệu một số sản phẩm đã làm sẵn và hướng dẫn cách sử dụng các cây, lá, hoa khô để làm quà tặng, làm bưu thiếp, làm đồ trang trí khung ảnh.
 Giáo dục học sinh ý thức tiết kiệm, không ngắt hái bừa bãi cây, hoa, lá mà phải biết chọn bộ phận nào của cây được phép ngắt hái để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
 Tổng kết giờ học.
Xếp thành 2 hàng. Tự phân chia thành 4 nhóm mỗi nhóm 5 HS, cử nhóm trưởng.
Nhận dụng cụ, quan sát, nghe.
Quan sát nhớ các bước. 
Thực hành ép cây, lá, hoa khô theo nhóm.
Các nhóm nộp sản phẩm vừa làm được.
Nghe, quan sát
Phát biểu ý kiến, lớp nhận xét bổ sung
________________
Tiết 3 Hoạt động tập thể
NỘI DUNG XÂY DỰNG TRƯỜNG XANH , SẠCH ĐẸP 
I.Mục đích:
- Hiểu, thống nhất nội dung xây dựng trường xanh, sạch đẹp.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm.
- Học sinh biết trồng , bảo vệ và chăm sóc cây xanh
II. Thời gian: 30 phút.
III. Địa điểm: Trên lớp
IV. Chuẩn bị:
Bút dạ, nam châm, băng dính.
V. Hệ thống việc làm:
1. Việc 1: Nội dung xây dựng trường xanh, sạch đẹp.
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao việc cho các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi:
* Nhóm 1+3: 
- Trồng cây xanh để làm gì? 
* Nhóm 2+4: Chúng ta cần làm gì để trường học của chúng ta xanh, sạch đẹp?
- GV nhận xét bổ sung
2. Việc 2: Thực hành xây dựng trường xanh, sạch đẹp
- GV hướng dẫn HS vẽ tranh về việc xây dựng trường xanh sạch đẹp theo ý hiểu của mình.
- GV cùng Hs nhận xét đánh giá khen ngợi bài vẽ đẹp và thể hiện được nội dung bảo vệ môi trường.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Em hiểu giữ gìn môi trường xanh, sạch đẹp là như thế nào?
- GV dặn Hs thực hiện tốt việc giữ gìn môi trường xanh, sạch đẹp. 
- Nhận xét tiết học.
- Trồng cây xanh: cây xanh làm đẹp trường học, tạo bóng mát,làm bầu không khí trong lành, ngăn chặn bụi và tiếng ồn, thiết lập hệ sinh thái tự nhiên,ngăn gió mưa bão, cung cấp các mẫu thực vật,....
- Có thể trồng loại cây cho bóng mát như cây bàng, phượng, bằng lăng, dâm bụt, trồng chậu hoa, bồn hoa,...
- Đại diện các nhóm nêu ý kiến 
- 1-2 HS nhắc lại

- HS thực hành 
- Trưng bày sản phẩm
- Trồng và chăm sóc cây xanh, không vứt rác bừa bãi mà phải vứt đúng nơi quy định...
TUẦN 8
Thứ 5 ngày 14 tháng 10 năm 2010
Mô đun 1.
NỘI DUNG XÂY DỰNG TRƯỜNG XANH , SẠCH ĐẸP (TIẾT 2).
I.Mục đích:
- Hiểu, thống nhất nội dung xây dựng trường xanh, sạch đẹp.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm.
II. Thời gian: 30 phút.
III. Địa điểm: Trên lớp
IV. Chuẩn bị:
Bút dạ, nam châm, băng dính, biển ghi nhóm.
V. Hệ thống việc làm:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi Hs nêu lại mục đích của việc trồng cây xanh?
- GV nhận xét bổ sung.
2. Bài mới:
- GV chia nhóm và hướng dẫn các nhóm thảo luận câu hỏi:
* Nhóm 1+2: Trong thực tế chúng ta cần giảm tiêu thụ những gì? Giảm bằng cách nào?
* Nhóm 2: Để học tập, vui chơi ở trường một cách thoải mái chúng ta cần có cách trang trí như thế nào? Làm môi trường xanh bằng cách nào?
* Nhóm 3: Ngoài những việc giữ gìn môi trường xanh, sạch đẹp chúng ta còn có thể tham gia vào các hoạt động gì?
- GV nhận xét khen ngợi các nhóm.
+ Ở trường em đã làm được những việc gì để giữ cho trường mãi xanh, sạch đẹp?
- GV hướng dẫn HS thực hiện trồng và bảo vệ cây xanh tại trường, ở nhà để có một môi trường xanh, sạch đẹp. Ngoài ra còn biết cách xử lí rác thải .
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhắc HS áp dụng bài học vào thực tế như ở trường, ở nhà,...
- Nhận xét giờ học.
- 2 Hs nêu lại
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Hs nhắc lại 
- HS tự nêu 
TUẦN 9 
Thứ 5 ngày 21 tháng 10 năm 2010
Mô đun 2.
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG XANH, SẠCH ĐẸP (TIẾT 1).
I.Mục đích 
- Thống nhất phương pháp tổ chức, giám sát, đánh giá trường xanh, sạch đẹp.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm.
II. Thời gian: 30 phút.
III. Địa điểm: Trên lớp
IV. Chuẩn bị:
Bút dạ, nam châm, băng dính, biển ghi nhóm.
Các tiêu chí đánh giá trường, xanh đẹp.
V. Hệ thống việc làm:
Việc 1. Khởi động
- GV yêu cầu Hs quan sát lớp học,vườn trường và nhận xét những vấn đề đã làm được và môi trường cần khắc phục.
- GV nhân xét – bổ sung.
Việc 2. Thống nhất phương pháp tổ chức xây dựng trường xanh, sạch đẹp
- GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận phương pháp tổ chức xây dựng trường xanh, sạch đẹp
- GV nhận xét khen ngợi các nhóm
- Gv hướng dẫn các nhóm thực hiện làm việc mà nhóm mình đã được phân công 
- GV nhận xét khen ngợi các nhóm.
- Dặn HS học ở nhà và chuẩn bị bài sau học tiết 2.
- HS nêu nhận xét
- HS thảo luận nhóm và nêu những việc cần làm:
Ví dụ: + Mỗi lớp trồng cây, trồng hoa, quản lí chất thải,... ở một khu vực để xác định rõ trách nhiệm và niềm tự hào của từng lớp. Các khu vực trồng cần có biển gắn tên của tổ, cá nhân.
 + Hs tự chia tổ , nhóm của mình và làm những việc đã được phân công.
- HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm.
- Các nhóm nhận xét bổ sung.
- HS hoạt động nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
TUẦN 10 
Thứ 5 ngày 29 tháng 10 năm 2010
Mô đun 2.
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG XANH, SẠCH ĐẸP (TIẾT 2).
I.Mục đích 
- Thống nhất phương pháp tổ chức, giám sát, đánh giá trường xanh, sạch đẹp.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm.
II. Thời gian: 30 phút.
III. Địa điểm: Trên lớp
IV. Chuẩn bị:
Bút dạ, nam châm, băng dính, biển ghi nhóm.
Các tiêu chí đánh giá trường, xanh đẹp.
V. Hệ thống việc làm:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét khen ngợi.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Việc 3: Phương pháp giám sát, đánh giá hoạt động xây dựng trường xanh, sạch đẹp.
- GV chia nhóm và hướng dẫn HS cách giám sát đánh giá xây dựng trường xanh, sạch đẹp gồm những nội dung gì
- GV nhận xét khen ngợi
- GV đưa ra tiêu chí đánh giá:
 + Loại tốt: thực hiện được 7 tiêu chí
 + L oại khá: thực hiện được 5 tiêu chí 
 + Loại T.B: thực hiện được 4 tiêu chí 
 + Loại yếu: thực hiện dưới 2 tiêu chí.
- Dặn Hs học ở nhà và chuẩn bị bài.
- 2 HS nêu lại bài cũ
HS thảo luận nhóm 
 Ví dụ: 
+ Trồng cây
+ Xây dựng vườn trường
+ Quản lí giác thải, khu nhà vệ sinh.
+ Tiết kiệm điện nước
+ Xanh hóa lớp học và phòng làm việc.
+ Cá hoạt động vì môi trường.
+ Thay đổi môi trường của nhà trường.
- Cho HS dựa vào các ý ở từng nội dung rồi nêu nội dung của nó.
- HS nhắc lại
TUẦN 11 
	 Thứ 5 ngày 4 tháng 11 năm 2010 
	 MÔ ĐUN 3
CHUYẾN DU HÀNH CỦA TÚI NI LON (tiết 1)
I. Mục đích:
- Nâng cao nhận thức của HS về bảo vệ môi trường thông qua việc mỗi người đều có hành động cụ thể giữ gìn cho môi trường xanh- sạch đẹp.
- Góp phần hình thành ý thức vứt rác vào nơi quy định. Góp phần giữ gìn vệ sinh chung ở trường lớp, gia đình, đường phố, xóm làng, nơi công cộng.
II. Thời gian, địa điểm: 40 phút trong lớp.
III. Chuẩn bị: kịch bản.
IV. Hệ thống việc làm:
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ Để xây dựng trường học xanh, sạch đẹp em cần làm gì?
- GV nhận xét khen ngợi
2. Bài mới: giới thiệu bài ghi bảng
Việc 1: Phân vai
- GV mời 7 HS tham gia đóng vai (1HS đọc lời giới thiệu, 2 HS nữ trong vai chiếc túi nilon tên: Min và Max, 4 HS nam trong vai bốn cậu HS).
Việc 2: Đóng vai:
- GV hướng dẫn HS đóng vai
- GV nhận xét khen ngợi.
Việc 3: Trao đổi, nhận xét, đánh giá:
- GV cho HS thảo luận theo nhóm 4HS trả lời câu hỏi:
+ Từ cuộc chuyện trò của hai chị em túi nilon, các em có suy nghĩ gì về cách đối xử của con người đối với việc sử dụng túi nilon?
+ Hàng ngày en thường vứt các loại rác nào? Có nguồn gốc từ đâu
+ Thùng rác có chức năng gì đối với việc giữ gìn môi trường xanh, sạch đẹp?
+ Em sẽ làm gì để góp phần làm xanh, sạch đẹp trường lớp?
- GV nhận xét khen ngợi các nhóm.
3. Củng cố. dặn dò:
- GV cho HS nhắc lại nội dung bài, thực hiện vứt rác đúng nơi quy định.
- 2 Hs nêu lại
- Hs chuẩn bị.
- HS lên bảng đóng vai
- Các nhóm nhận xét 
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến.
- HS nêu lại.
TUẦN 12 Thứ 5 ngày 11 tháng 11 năm 2010
MÔ ĐUN 4
GIỮ GÌN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜ	NG	
I. Mục đích:
- Tìm một số nguyên nhân làm cho môi trường sống của con người bị ô nhiễm.
- Thực hiện giữ gìn môi trường sống ttrong sạch bằng cách tạo thói quen bỏ rác vào thùng.
- Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường luôn sạch sẽ, trong lành.
II. Thời gian: 30 phút.
III. Chuẩn bị: - Tranh ảnh về sự ô nhiễm, tàn phá môi trường 
 - Trò chơi: bỏ rác vào thùng.
IV. Hệ thống việc làm:
Việc 1. Tìm hiểu một số nguyên nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm.
- GV treo một bức tranh về sự ô nhiễm, tàn phá môi trường không khí , rừng bị chặt phá, (dòng sông đầy rác thải, lớp học và sân trường đầy rác thải) rồi yêu cầu học sinh nêu nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó và đặt tên cho tranh.
- GV nhận xét kết luận: Hiện nay do ý thức của con người hạn chế, bày rác bừa bãi , tàn phá rừng khiến cho môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề...
Việc 2. Trò chơi: Bỏ rác vào thùng.
- Gv chia lớp thành 2 nhóm “thùng rác” và nhóm “bỏ rác” rồi xếp thành hình vòng tròn, mỗi em cầm 3 vật tượng trưng cho rác . Nhóm thùng rác ở trong vòng tròn. Khi có lệnh chơi HS phải nhanh chóng bỏ rác vào thùng. Mỗi thùng chỉ đựng số lượng rác là 3. Khi hết thời gian HS thuộc nhóm “bỏ rác” mà còn cầm rác trên tay là thua. Thùng rác thiếu hoặc thừa rác cũng bị thua.
 + Tại sao phải bỏ rác vào thùng đựng rác? Vứt rác bừa bãi có hại như thế nào?
- GV kết luận: 
Việc 3 Củng cố, dặn dò: 
- Nhắc HS thực hành vứt rác đúng nơi quy định.
- HS quan sát và thảo luận.
- Hs báo cáo kết quả.
- Hs lắng nghe luật chơi.
- Lớp trưởng điều khiển trò chơi.
TUẦN 13
 Thứ 5 ngày 19 tháng 11 năm 2010
MÔ ĐUN 5
GIẢM THIỂU RÁC THẢI
I. Mục đích:
- Giúp Hs hiểu được khái niệm rác thải
- Hiểu được tác hại của rác thải đến sức khỏe con người.
- Có hành động giảm thiểu rác thải ttrong sinh hoạt hàng ngày.
II. Địa điểm: Trong lớp học, sân trường.
III. Hệ thống việc làm:
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Hãy nêu những việc cần làm để bảo vệ và giữ gìn môi trường?
- GV nhận xét khen ngợi.
2. Bài mới: Giới thiệu bài ghi bảng.
a. Việc 1: Tìm hiểu về rác sinh hoạt:
- GV chia lớp thành 2 nhóm mỗi nhóm 6 Hs , số Hs còn lại làm khán giả.
+ Chia bảng lớp làm đôi , giao nhiệm vụ cho các nhóm lấy ví dụ về tên các loại rác sinh hoạt mà gia đình em thường thải ra. Yêu cầu mỗi nhóm cử lần lượt các bạn lên ghi tên của các loại rác của nhóm mình. Sau năm phút chơi nếu nhóm naofghi được nhiều tên rác là thắng cuộc
+ Rác thải có đặc điểm gì?
* GV kết luận: Rác thải là những gì mà con người không dùng nữa và thải ra môi trường ví dụ: vỏ cam, túi nilon, vỏ bìa, cuống rau,...
b. Việc 2: Kể truyện theo tranh:
- GV chia lớp làm 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một tập tranh có đánh số thứ tự từ 1-6. Mỗi nhóm tự viết lời cho bức tranh vào giấy để tạo thành một câu chuyện hoàn chỉnh.
3. Củng cố dặn dò:
- GV chốt lại nội dung bài, nhắc HS thực hiện vứt rác đúng nơi quy định.
- Hs nêu lại
- Hs lắng nghe.
- Hs vui chơi theo nhóm.
- Là những thứ con người không dùng nữa và thải bỏ đi.
- Hs thảo luận nhóm.
TUẦN 14
 Thứ 5 ngày 25 tháng 11 năm 2010
MÔ ĐUN 5
GIẢM THIỂU RÁC THẢI (Tiết 2)
I. Mục đích:
- Giúp Hs hiểu được khái niệm rác thải
- Hiểu được tác hại của rác thải đến sức khỏe con người.
- Có hành động giảm thiểu rác thải ttrong sinh hoạt hàng ngày.
II. Địa điểm: Trong lớp học, sân trường.
III. Hệ thống việc làm:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: Giới thiệu bài ghi bảng.
a. Việc 3 Thảo luận:
-Gv nêu câu hỏi cho HS thảo luận nhóm: Chúng ta có thể làm gì để ngay từ bây giờ để giảm thiểu rác thải?
- GV nhận xét khen ngợi và khuyến khích học sinh nên áp dụng phương pháp 4T: từ chối, tiết kiệm, tái sử dụng và tái chế rồi giải thích từng ý cho HS hiểu.
- Cho HS liên hệ thực tế ở nhà việc làm giảm thiểu túi ni lon mà gia đình thải ra hàng ngày bằng cách áp dụng phương pháp 4T và nêu kết quả sau..
Việc 4 Tìm hiểu Tuổi thọ của rác thải
- GV gợi ý cho HS quan sát 6 bức tranh trong SGK và nêu từng nội dung tranh sau đó có thể viết thành truyện và kể lại.
- GV nhận xét khen ngợi
3. Củng cố dặn dò:
- Gv chốt lại nội dung bài 
- Giao bài về nhà.
- Nhận xét giờ học 
- HS nêu lại bài cũ
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện mhoms báo cáo kết quả thảo luận.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS kể truyện trước lớp.
Bùi Thị Ánh
Trường Tiểu học số 2 Mường Kim
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
HOẠT ĐÔNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 
CÁCH ÉP CÂY, LÁ CÂY KHÔ.
I. Mục đích:
- Hiểu được ích lợi của lá cây; cành cây trong thiên nhiên.
- Biết thực hành ép lá cây; hoa theo mẫu.
- Giáo dục học sinh ý thức trồng và bảo vệ cây xanh.
II. Địa điểm: Trong lớp học
III. Đối tượng: Học sinh lớp 5
IV. Chuẩn bị: - GV: Mẫu lá cây đã ép; lá cây tươi; hoa; báo; dây buộc 
 - HS: lá cây; hoa; báo; dây buộc 
V Hệ thống việc làm:
1. Việc 1:Quan sát nhận xét 
- GV cho HS quan sát mẫu lá cây đã ép.
+ Em có biết để ép được chiếc lá khô như thế ta cần làm gì không?
+ Em thấy lá cây ở gia đình ta thường sử dụng làm gì? 
- GV nhận xét và giới thiệu thêm 
2. Việc 2: Hướng dẫn cách làm: 
- Gv vừa làm vừa nêu quy trình:
+B1: Chọn lá cây, cành cây, bông hoa.
+ B2: Đặt vào trong khung ép, đặt lên trên những tấm báo và xếp ngay ngắn, không để các lá , hoa đè lên nhau.
+ B3: Đặt tờ báo khác lên (không làm dịch chuyển, cành hoa đã ép)
+ B4: Buộc chặt khung ép bằng dây và đặt vào nơi thoáng mát.
+ B5: Sau một tuần, tháo khung và lấy mẫu ép ra, dán vào giấy tạo thành bộ sưu tập.
3. Việc 3:Thực hành:
- Gv hướng dẫn HS lựa chọn hoa; lá
rồi cho vào khung và làm theo hướng dẫn của GV.
- GV quan sát giúp đỡ
4.Củng cố dặn dò: 
- Gv cho HS nhắc lại nội dung bài: 
+ Để ép được hoa; lá cây khô em cần làm theo mấy bước?
- Dặn HS thực hành thêm ở nhà và chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát
- HS nêu theo ý hiểu
- Làm thuốc; làm thức ăn cho người,động vật... ,
- HS quan sát
- HS lựa chọn hoa và thực hành theo nhóm.
- Cần làm theo 5 bước ...
TUẦN 16
 Thứ 5 ngày 8 tháng 12 năm 2010
MÔ ĐUN 14
LÀM KHUNG ẢNH
I. Mục đích:
- Hình thãnh kĩ năng cắt, dán và trang trí khung ảnh nhỏ.
- Góp phần nâng cao ý thức tiết kiệm.
II. Địa điểm: Trong lớp học.
III. Hệ thống việc làm:
1. Kiểm tra bài cũ

Tài liệu đính kèm:

  • docGDNGLL -Lóp 5.doc