Giáo án Tổng hợp môn học khối 5 - Tuần 3, 4 - Trường TH Tú Lệ

Giáo án Tổng hợp môn học khối 5 - Tuần 3, 4 - Trường TH Tú Lệ

Bài 11 : LUYỆN TẬP

A/ Mục tiêu:

Giúp HS :

 - Củng cố cách chuyển hỗn số thành phân số

- Củng cố kỹ năng thực hiện các phép tính với hỗn số, so sánh các hỗn số (bằng cách chuyển về thực hiện các phép tính với phân số, so sánh các phân số)

 B/ ĐDDH

Vở BT Toán 5

C/ Các HĐ DH chủ yếu

1- ÔĐTC : Hát + Kiểm tra sĩ số

2- Kiểm tra : 2 HS lên bảng làm bài tập 3 Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện các phép tính theo mẫu

 

doc 49 trang Người đăng hang30 Lượt xem 554Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học khối 5 - Tuần 3, 4 - Trường TH Tú Lệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Thứ hai ngày 17tháng 09 năm 2007
Tiết 1 Toán 
Bài 11 : luyện tập
A/ Mục tiêu:
Giúp HS : 
 - Củng cố cách chuyển hỗn số thành phân số
Củng cố kỹ năng thực hiện các phép tính với hỗn số, so sánh các hỗn số (bằng cách chuyển về thực hiện các phép tính với phân số, so sánh các phân số)
 B/ ĐDDH
Vở BT Toán 5
C/ Các HĐ DH chủ yếu
ÔĐTC : Hát + Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra : 2 HS lên bảng làm bài tập 3 Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện các phép tính theo mẫu
 Bài mới:
- GV tổ chức cho HS tự làm bài tập rồi chữa bài
* Bài 1 : Cho HS đọc y/cầu của BT
- Y/cầu HS làm vào vở BT, gọi 4 HS lên bảng chữa bài. Cho các em nêu cách chuyển hỗn số thành phân số 
* Bài 2 : So sánh các hỗn số 
- GVHDHS làm mẫu phần a). sau đó cho HS nêu cách thực hiện; Cách thực hiện là chuyển các hỗn số thành phân số rồi so sánh giữa các phân số. Định hướng cho HS so sánh bằng nhận xét cũng biết : 3.9/10 > 2.9/10 
* Bài 3 Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính 
- Y/cầu HS nêu cách chuyển hỗn số thành phân số 
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài trên bảng
- GV chữa bài và chốt lại kết quả đúng
4 Củng cố- dặn dò 
- GV cho HS nêu lại nội dung kiến thức trong bài học
- GV nhận xét giờ học
- VN làm các bài tập và chuẩn bị cho tiết học sau
- HS tự làm bài vào vở BT
- 4 HS lên bảng chữa bài
- HS nêu lại cách chuyển hỗn số thành phân số
- HS nêu y/cầu của BT
- HS làm bài tập theo mẫu GV đã HD 
- 3HS lên bảng chữa bài và nêu cách thực hiện.
- HS nhận xét đánh giá bài làm của các bạn trên bảng
- HS nêu yêu cầu BT
- 2 HS nêu lại cách thực hiện 
- Cả lớp nhận xét
- HS làm BT vào vở BT
- 4 HS lên bảng chữa bài
- Lớp nhận xét
Tiết 2 Tập đọc 
Bài 5 : lòng dân
A/ Mục đích – Yêu cầu:
1- Biết đọc đúng một văn bản kịch. 
2 - Hiểu ND bài, ý nghĩa phần 1 của vở kịch ; Ca ngợi dì Năm dũng cảm mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng
B/ ĐDDH: 
- Tranh minh hoạ bài đọc 
– Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần HD HS đọc diến cảm 
C/ Các HĐ DH.
KTBC : 3 HS ĐTL bài thơ “Màu sắc em yêu” TLCH 2 – 3 trong SGK
Bài mới: 
Giới thiệu bài
HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc:
- Một HS đọc lời mở đầu giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian, tình huống diễn ra vở kịch.
- GV đọc diễn cảm trích đoạn vở kịch. Chú ý
 + Phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật và lời chú thích về thái độ, hành động của nhân vật.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ
- Y/cầu HS luyện đọc theo nhóm từng đoạn của vở kịch
- HS luyện đọc theo cặp
b) Tìm hiểu bài:(Cho HS thảo luận các câu hỏi theo nhóm bàn) Sau đó cho cả lớp phát biểu ý kiến.
? Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm ?(Chú bị bọn giặc rượt đuổi bắt, chạy vào nhà dì Năm)
? Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ? (Dì vội đưa cho chú CB 1 chiếc áo để thay và bảo chú xuống chõng ngồi vờ ăn cơm, làm như chú là chồng của dì)
 ? Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao ? (Cho HS nêu theo ý thích riêng của từng em, GV chốt lại theo ý kiến của mình)
 c) HDHS đọc diễn cảm
- GV t/c cho một nhóm HS đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai: 5 HS đọc theo 5 vai (dì Năm, An, chú cán bộ, lính, cai), HS thứ 6 làm người dẫn chuyện sẽ đọc phần mở đầu 
- GV t/c cho từng nhóm đọc phân vai toàn bộ vở kịch:
 3. Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học.
Khen những HS đọc tốt
VN tiếp tục luyện đọc lại vở kịch
Chuẩn bị cho tiểt học sau
- 1 HS đọc
- HS chú ý theo dõi
- HS q/sát tranh SGK
- HS luyện đọc theo nhóm
- HS luyện đọc theo cặp
- 1-2 HS đọc lại bài
- Đọc thầm bài thảo luận và TLCH
2-3 HS Trả lời. Lớp nhận xét bổ sung
2-3 HS Trả lời. Lớp nhận xét bổ sung
4-5 HS phát biểu ý kiến
- 2 HS đọc
- Các nhóm luyện đọc
- 3- 4 nhóm HS thi đọc
Tiết 3 Chính tả 
Bài 2 (Nhớ- viết): Thư gửi các học sinh
A/ Mục đích – Yêu cầu:
1. Nhớ và viết lại đúng chính tả những câu đã được chỉ định HTL trong bài “Thư gửi các học sinh”.
2. Luyện tập về cấu tạo cảu vần; bước đầu làm quen với vần có âm cuối u. Nắm được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng. 
B/ ĐDDH
Phấn màu để chữa lỗi bài viết của HS
Bảng lớp kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần 
C/ Các HĐ DH
1- Kiểm tra bài cũ:
- GV y/cầu một vài HS chép lại vần của các tiếng trong hai dòng thơ đã cho vào mô hình
2- Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) HDHS nhớ viết:
- Cho HS đọc phần HTL của bài viết
- Gv nhắc các em chú ý những chữ dễ viết sai, những chữ cần viết hoa, cách viết chữ số (80 năm)
- Cho HS viết bài
- GV yêu cầu HS soát lại bài
- GV chấm chữa 7- 10 bài. Cho HS đổi vở cho nhau để soát lỗi và sửa lỗi 
- GV nhận xét chung
c) HDHS làm bài tập chính tả
* Bài tập2
- Cho HS đọc y/cầu của BT
- Cho HS tiếp nối nhau lên bảng điền vần và dấu thanh vào mô hình
- GV HD HS cả lớp nhận xét kết quả làm bài của từng nhóm, kết luận nhóm thắng cuộc
* Bài tập 3
- GV giúp HS nắm được y/cầu BT
- Cho HS dựa vào mô hình cấu tạo vần phát biểu ý kiến
- GV HD HS kết luận
- Cho HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh
4) Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét tiết học 
- VN tập chép lại cho đúng và đẹp bài viết. Học thuộc quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng
- Chuẩn bị bài sau
- 2 HS đọc bài. Cả lớp theo dõi, ghi nhớ và bổ sung 
- HS gấp SGK và viết bài
- HS tự soát bài
- Lớp đổi vở cho nhau theo bàn trên bàn dưới 
- 1 HS đọc y/cầu
- Các nhóm lên bảng làm bài
- Nhận xét bài trên bảng
- HS phát biểu ý kiến
- HS nhắc lại
Tiết 4 
 Đạo đức
Bài 2 : có trách nhiệm về việc làm của mình
(Tiết 1)
A/ Mục tiêu:
Sau khi học bài này, HS biết:
- Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Bước đầu có kỹ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình.
- Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
B/ T/liệu& P/tiện
Vài mẩu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc
Bài tập 1 được viết sẵn trên giấy
Thẻ màu
C/ Các HĐ DH chủ yếu
1- KTBC :
2- Bài mới;
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu truyện: “Chuyện của bạn Đức”
- GV cho HS đọc thầm và suy nghĩ về câu chuyện. Sau đó cho HS đọc to truyện cho cả lớp nghe
- GV Y/cầu HS cả lớp thảo luận 3 câu hỏi trong SGK
- GV kết luận
- GV cho 2- 4 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK 
* Hoạt động 2 : Làm bài tập 1, SGK 
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ
- GV nêu y/cầu của BT, gọi 1- 2 HS nhắc lại y/cầu của BT 
- Cho HS thảo luận nhóm
- GV mời đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận.
- GV kết luận
* Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ (BT 2, SGK)
- GV nêu lần lượt từng ý kiến ở BT 2
- GV cho HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ các thẻ màu (theo quy ước)
- GV y/cầu một vài HS giải thích tại sao lại tán thành hoặc phản đối ý kiến đó.
- GV nhận xét và kết luận:
* Hoạt động nối tiếp :
- Chuẩn bị cho HS chơi trò chơi đóng vai theo BT 3 
- GV nhận xét tiết học
- VN học thuộc phần bài học, chuẩn bị cho bài tiết sau
- Cả lớp đọc thầm bài 
- 2 HS đọc bài 
- HS thảo luận 
- HS đọc ghi nhớ SGK
- HS nhắc lại yêu cầu
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét bổ sung.
- HS bày tỏ thái độ và giải thích 
Thứ ba ngày 18 tháng 09 năm 2007
Tiết 1 Toán 
Bài 12 : luyện tập chung
A/ Mục tiêu:
* Giúp HS củng cố về : 
Chuyển một số phân số thành phân số thập phân.
Chuyển hỗn số thành phân số.
Chuyển số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có tên hai đơn vị đo thành số đo có tên một đơn vị
 B/ ĐDDH
Vở BT Toán 5
C/ Các HĐ DH chủ yếu
1 ÔĐTC : Hát + KT sĩ số 
2 Kiểm tra : GV gọi 4 HS lên bảng thực hiện 4 phép tính bài tập 4 SGK trang 14 
3 Bài mới:
a) GV HD HS tự làm các bài tập rồi chữa bài
Bài 1 ; GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài trên bảng, cho HS trao đổi ý kiến để chọn cách làm hợp lý nhất VD :
14/70 = 14 : 7/70 : 7 = 2/10
Bài 2 ; GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài trên bảng
Trước khi làm bài GV cho 1 HS nêu lại cách thực hiện chuyển hỗn số thành phân số.
- Cho HS làm bài trên bảng và nêu lại cách thực hiện
Bài 3 ; - GV HD mẫu cho HS một phép tính ở phần a)
1dm = 1/10 m
GV cho HS tự làm các phần a) ; b) ; c) rồi chữa bài
Bài ; 4 
- GV HDHS làm bài mẫu, sau đó cho HS tự làm bài
- Y/cầu HS lên bảng chữa bài. Cho HS nhận xét để nhận ra rằng, có thể viết số đo độ dài có tên hai đơn vị đo dưới dạng hỗn số với tên một đơn vị đo. VD:
2m 3dm = 2m + 3/10 m = 2.3/10 m
Bài 5; HD HS tự làm bài rồi 1 HS lên bảng chữa bài. VD
3m 27cm = 300 cm + 27 cm = 327 cm
3- Củng cố – dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Giao BT về nhà : Ôn và làm các bài tập trong vở BT Ôn kỹ phần các tính chất cơ bản của p/số
- Chuẩn bị bài sau./.
- HS làm bài
- HS lên bảng chữa bài và nêu cách thực hiện hợp lý nhất
- HS nêu lại cách thực hiện chuyển HS PS
- HS làm vào vở BTT
- 4 HS lên bảng thực hiện 
- HS theo dõi mẫu 
- HS tự làm BT 
- 3 HS lên bảng chữa bài 
- HS theo dõi mẫu 
- HS tự làm BT 
- 3 HS lên bảng chữa bài 
- HS nhận xét cách làm
- HS tự làm BT vào vở BTT sau đó chữa bài cả lớp
Tiết 2 Luyện từ & câu 
Bài 5 : mở rộng vốn từ : nhân dân
A/ Mục đích – Yêu cầu:
1. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về Nhân dân, biết một số thành ngữ ca ngợi phẩm chất của nhân dân Việt Nam.
2.Tích cực hoá vốn từ (Sử dụng từ đặt câu)
B/ ĐDDH
Bút dạ – một vài tờ phiếu khổ to để làm bài tập 1.3b
Từ điển Tiếng Việt
C/ Các HĐ DH
I) KTBC.
Y/c HS đọc lại đoạn văn có những từ miêu tả BT4 tiết trước
II) Bài mới .
Giới thiệu bài
HDHS làm bài tập
* Bài tập 1 Cho HS đọc yêu cầu của BT
- GV giải nghĩa từ “tiểu thương”
- Cho HS làm bài vào phiếu theo từng cặp.
- Cho đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả.
- GV và cả lớp nhận xét tính điểm cho những cặp làm đúng nhất
* Bài tập 2 GV yêu cầu HS đọc đầu bài 
- GV nhắc HS có thể dùng nhiều từ đồng nghĩa để giải thích cho cặn kẽ, đầy đủ nội dung một thành ngữ hoặc tục ngữ.
 - Y/c HS làm việc cá nhân, sau đó phát biểu ý kiến
- GV và cả lớp nhận xét, kết luận:
+ Chịu thương chịu khó: cần cù, chăm chỉ, không ngại khó ngại khổ.
+ Dám nghĩ dám làm: mạnh dạn táo bạo, có nhiều sáng kiến và dám thực hiện sáng kiến
.
- Cho HS thi ĐTL các thành ngữ, tục ngữ trên.
* Bài tập3 : Cho HS đọc yêu cầu của BT
- Y/C cả lớp đọc thầm truyện “Con Rồng cháu Tiên”, suy nghĩ TLCH 3a)
- GV phát phiếu, yêu cầu HS làm việc theo nhóm 2 TLCH 3b). K/k HS tìm được càng nhiều từ càng tốt. 
- Mời một vài cặp trình bày kết quả
- Y/cHS tiếp nối nhau làm miệng bài tập 3c)- Đặt câu với 1 trong những từ vừa tìm được.
- VD: Cả lớp đồng thanh hát một bài
 5. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học, 
- VN học thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ đã học. Chuẩn bị bài ...  GV Ktra HS đọc thuộc lòng các thành ngữ tục ngữ ở BT 1,2 tiết trước
 GV đánh giá cho điểm
II) Bài mới .
*)Giới thiệu bài
*)HDHS làm bài tập
* Bài tập 1: Cho HS đọc yêu cầu của BT
- Làm BT vào vở. Cho 2 HS lên bảng thi làm bài tập vào giấy khổ to. 
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng
- Cho HS đọc thuộc lòng 4 thành ngữ, tục ngữ 
* Bài tập 2: Cho HS đọc yêu cầu của BT
- Cho HS tìm các từ trái nghĩa với các từ đã cho 
- Cho cả lớp trao đổi thảo luận, tìm lời giải đúng.
- Đọc các từ tìm được
* Bài tập 3: GV nêu yêu cầu của BT; nhắc HS hiểu đúng y/cầu của BT
 - Cho HS làm bài vào vở 
- Đọc và nhận xét về các từ vừa tìm
- Cho HS học thuộc 3 thành ngữ, tục ngữ.
* Bài tập 4 : GV gợi ý để HS hiểu đúng y/cầu của BT; những từ trái nghĩa có cấu tạo giống nhau sẽ tạo ra những cặp đối xứng đẹp hơn
VD cao cao/ thấp thấp
* Bài tập 5 :
GV giải thích: Có thể đặt 1 câu chứa cả cặp từ trái nghĩa; có thể đặt hai câu mỗi câu chứa một từ
HS đọc câu mình đặt. GV nhận xét
 HS làm bài vào vở
III) Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt
- VN viết lại đoạn văn cho hoàn chỉnh và hay hơn
Chuẩn bị bài sau ./.
- 2, 3 HS lên bảng 
- Lớp nhận xét bổ sung
- HS đọc y/cầu của BT
- 2 HS lên bảng thi làm BT
- Cả lớp nhận xét
- HTL 
- HS đọc y/cầu của BT
- HS thảo luận cả lớp để tìm lời giải đúng 
- HS đọc y/cầu của BT
- HS làm bài vào vở
- HS đọc 
- HS HTL 3 câu tục ngữ
- HS làm BT theo HD
- HS đọc y/c BT
- HS đọc câu 
- Cả lớp nhận xét
- HS làm bài vào vở
Tiết 5 Khoa học 
Bài 8 : vệ sinh ở tuổi dậy thì
A/ Mục tiêu:
Sau bài học, HS có khả năng :
Nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì
Xác định những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
 B/ ĐDDH
Hình 18, 19 SGK 
Các phiếu ghi một số thông tin về những việc nên làm để bảo vệ sức khoẻ ở tuổi dậy thì
C/ HĐDH 
I- KTBC: Nêu đặc điểm của tuổi vị thành niên?
II- Bài mới:
1/ Hoạt động 1 : Động não
+ Mục tiêu: HS nêu được những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì
2/ Hoạt động 2 :Làm việc với phiếu học tập
3/ Hoạt động 3 :Quan sát tranh và thảo luận
* Mục tiêu : HS Xác định những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
4/ Hoạt động 4 :Trò chơi “Tập làm diễn giả”
Mục tiêu : Giúp HS hệ thống lại những kiến thức đã học về nhg việc nên làm ở tuổi dậy thì
III- Củng cố, dặn dò
N/xét giờ học 
Nhắc HS chuẩn bị bài sau
+ Cách tiến hành
B1- GV giảng giải vấn đề : ở tuổi dậy thì các tuyến mồ hôi và tuyến da dầu h/động mạnh. Vậy ở tuổi dậy thì chúng ta nên làm gì để giữ cho cơ thể luôn sạch :
B2- GV sử dụng PP động não, y/cầu HS nêu ra một số ý kiến ngắn gọn để TLCH trên
- GV ghi hanhý kiến của HS
- GV ghi nhanh tất cả các ý kiến của HS lên bảng
- GV kết luận
# Cách tiến hành 
B1- GV chia lớp thành các nhóm nam và nữ Phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập
-Nam nhận phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nam”
-Nữ nhận phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ”
B2- Chữa BT theo từng nhóm nam riêng, nữ riêng
- GV kết luận 
– GV y/cầu các nhóm q/sát hình trong SGK và TLCH 
+ Chỉ và nói nội dung từng hình
+ Chúng ta nên và ko nên làm gì để bảo vệ SK thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì
- Đại diện nhóm t/b kết quả
Kết luận (như SGK)
GV giao nh/vụ và HD (như SGK)
Mời HS t/bày. Rồi gọi vài HS khác TLCH: Các em đã rút ra được điều gì qua phần t/b của các bạn ?
 Thứ sáu ngày 28 tháng 09 năm 2007
Tiết 1 
 Toán 
Bài 20 : luyện tập chung
A/ Mục tiêu:
Giúp HS luyện tập, củng cố cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó” và bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ đã học.
 	B/ ĐDDH
Vở bài tập toán 5
C/ Các HĐ DH chủ yếu
1 ÔĐTC : Hát + Kiểm tra sĩ số 
2 Kiểm tra : Chữa lại bài tập 3 trang 21 SGK toán 5
3 Bài mới:
* Bài tập 1: GV gợi ý cho HS giải bài toán theo cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” chẳng hạn bài toán cho biết.
- Tổng số nam và số nữ là 28 HS
- Tỉ số của số nam và số nữ là : 2/5 
Từ đó tính được số nam và số nữ, chẳng hạn :
Bài giải
Ta có sơ đồ :
Nam :
Nữ :
Theo sơ đồ, số HS nam là : 28 : (2 + 5) x 2 = 8 (HS) 
Số HS nữ là : 28 – 8 = 20 (HS)
* Bài tập 2 : Yêu cầu HS phân tích đề bài để thấy được: trước hết tính chiều dài, chiều rộng HCN (theo bài toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”). Sau đó tính chu vi HCN
Theo sơ đồ c/rộng mảnh đất HCN là: 15 : (2 – 1) x 1 = 15(m)
Chiều dài mảnh đất HCN là : 15 + 15 = 30 (m)
Chu vi mảnh đất HCN là : (30 + 15) x 2 = 90 (m)
* Bài tập 3: Yêu cầu HS tóm tắt được bài toán 
100km : 12l xăng
 50km :l xăng ?
- HS lựa chọn PP giải BT (Theo cách tìm tỉ số) và lên bảng giải
* BT 4: GV thảo luận với HS để có thể giải bài toán theo hai cách giải (“Tìm tỉ số” và “rút về đơn vị”)
- GV gọi 1 HS lên bảng trình bày bài giải
- HD cả lớp nhận xét 
 4- Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- Giao BT về nhà : VN làm lại các bài toán có trong VBT toán và ghi nhớ cách giải bài toán
- Chuẩn bị bài sau./.
- HS đọc đề bài, tìm cách giải BT
- HS nhắc lại cách giải 
- 4-5 HS nêu cách giải từ hai bài toán
- HS nêu y/cầu bài tập
- HS trả lời
- 1 HS lên bảng t/bày
- Lớp làm vào nháp
- HS nêu y/cầu bài tập
- HS tự giải bài toán
- 1 HS lên bảng t/bày 
- HS nêu y/cầu bài tập
- 1 HS lên bảng thực hiện lớp làm vào vở và nhận xét
Tiết 2 Tập làm văn 
Bài 6 : tả cảnh
(Kiểm tra viết)
A/ Mục đích – Yêu cầu:
1- HS biết viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh.
B/ ĐDDH: 
Bảng lớp viết đề bài, cấu tạo của bài văn tả cảnh
Giấy kiểm tra
C/ Các HĐ DH :
1- Ktra: GV ktra sự chuẩn bị bài của HS
2- Bài mới: 
a) Giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của tiết kiểm tra
b) Ra đề 
- GV ra đề cho HS làm bài.
Đề bài : 
1/ Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương dẫy)
2/ Tả một cơn mưa.
3/ Tả ngôi nhà của em(hoặc căn hộ, phòng ở của gia đình em) 
- GV nhắc HS chú ý đến yêu cầu của các đề bài và lựa chọn đề bài phù hợp với khả năng của mình
- GV cho HS quan sát cấu tạo của bài văn tả cảnh:
* Mở bài : Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả
* Thân bài: Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian
* Kết bài : Nêu lên nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết
- HS làm bài. GV nhắc các em chú ý viết dựa trên nội dung chính của dàn bài đã chuẩn bị từ ở nhà
3- Củng cố – dặn dò
- Nhận xát giờ học
- GV dặn HS đọc trước nội dung tiết TLV tuần 5 nhớ lại những điểm tốt em có trong tháng để làm tốt bài tập thống kê
- HS đọc y/cầu của đề bài
- Lựa chọn đề bài phù hợp cho mình
- HS quan sát cấu tạo của bài văn tả cảnh
- HS viết bài vào vở
Tiết 3 Lịch sử 
Bài 4 : xã hội việt nam 
cuối thế kỷ xix- đầu thế kỷ xx
A/ Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết :
Cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX, nền kinh tế- xã hội nước ta có nhiều biến đổi do chính sách khai thác thuộc địa của Pháp
Bước đầu nhận biết về mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội (kinh tế thay đổi, đồng thời xã hội cũng thay đổi theo)
B/ ĐDDH
Bản đồ hành chính Việt Nam.
Hình trong SGK 
C/ Các HĐ DH chủ yếu 
I- KTBC : Em hãy thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế ?
II- Bài mới :
* Hoạt động 1 : (Làm việc cả lớp)
- GV giới thiệu bài theo SGK :
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS :
+ Những biểu hiện về sự thay đổi trong nền ktế VN cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX
+ Những biểu hiện về sự thay đổi trong xã hội VN cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX
+ Đời sống của nhân công, nông dân Việt Nam trong thời kỳ này
* Hoạt động 2 : (Làm việc theo nhóm)
GV t/c cho HS thảo luận về các nhiệm vụ học tập theo gợi ý sau : 
+ Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, nền ktế VN có những ngành kinh tế nào là chủ yếu?...
+ Trước đây, xã hội VN chủ yếu có những giai cấp nào? Đến đầu thế kỷ XX xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp nào?...
* Hoạt động 3 (Làm việc cả lớp)
- Các nhóm báo cáo kết quả làm việc.
- GV hoàn thiện phần trả lời của HS.
* Hoạt động 4 (Làm việc cả lớp)
- GV tổng hợp các ý kiến của HS, nhấn mạnh những biến đổi về kinh tế, xã hội ở nước ta đầu thế kỷ XX
*Dặn dò
N/xét giờ học, 
Nhắc HS về nhà học thuộc n/d bài học và chuẩn bị bài sau 
2 HS TLCH 
- HS chú ý nghe 
Các nhóm làm việc theo HD của GV
Các nhóm báo cáo trước lớp
HS thảo luận nhanh và trả lời câu hỏi
Tiết 4 
 Hát nhạc 
Bài 4 : học hát : bài 
hãy giữ cho em bầu trời xanh
A/ Mục tiêu:
Hát đúng giai điệu và lời ca. Lưu ý các chỗ đảo phách thể hiện cho chính xác.
Qua bài hát, giáo dục HS yêu cuộc sống hoà bình.
B/ Chuẩn bị
* GV : 
 - Nhạc cụ quen dùng 
 - Băng đĩa nhạc – Tranh ảnh có nội dung lên án tội ác chiến tranh 
* HS : 
 - SGK Âm nhạc lớp 5
 - Nhạc cụ gõ 
C/ Các HĐ DH chủ yếu 
1. Phần mở đầu :
- Giới thiệu nội dung và hoạt động của tiết học
2. Phần hoạt động 
* Nội dung 1 : Học hát bài “Hãy giữ cho em bầu trời xanh”
# Hoạt động1 : Học hát 
- Giới thiệu bài : GV dùng tranh, ảnh đã chuẩn bị treo lên bảng, mô tả bức tranh để dẫn dắt vào bài học
- Nghe hát mẫu (GV hát mẫu)
- Đọc lời ca.
- Dạy hát từng câu (Chú ý phân chia câu hát để HS biết lấy hơi đúng chỗ)
# Hoạt động 2 : Hát kết hợp gõ đệm theo một âm hình tiết tấu cố định. Ví dụ :
Hát 
Gõ đệm
- Hát kết hợp gõ đệm (đoạn a)
- Trình diễn bài hát theo hình thức tốp ca
3. Phần kết thúc 
- Cả lớp hát lại 1 bài hát một lần
- GV HD HS tập chép bài tập đọc nhạc số 1
- Yêu cầu các em về nhà học thuộc bài hát
- Chuẩn bị bài sau./.
- HS hát TT một bài
- HS chú ý nghe
- HS chú ý nghe
- Cả lớp học hát bài hát
- HS thể hiện theo GV HD
- Một nửa lớp hát, một nửa lớp gõ đệm 
- HS trình diễn 
Sinh hoạt lớp
I/ Nhận xét chung
1. Ưu điểm
- Đa phần các em tích cực đi học đều kể cả trời mưa 
- Làm bài tập đầy đủ và có chất lượng
- Trong lớp chú ý lắng nghe GV giảng bài
- Vệ sinh sạch sẽ
- Đã ổn định các nền nếp học tập và ngoài giờ lên lớp
- Tinh thần học tập đã có sự cố gắng cụ thể như : Minh ; Diệp ; Hiền ; Tiếp
2. Tồn tại
- Vẫn còn một số em nghỉ học không có lý do nhất là trong những ngày trời mưa
- Học toán còn yếu, và trầm
- Đọc yếu và yếu về môn Tiếng Việt, các em ít vốn Tiếng Việt nên học Tiếng Việt chậm hiểu, giao tiếp chưa tự tin
II/ Phương hướng tuần tới
Nâng cao ý thức tự học tập ở nhà 
Tổ chức các nhóm học tập trên lớp cũng như các nhóm học tập ở nhà
Làm tốt công tác vệ sinh khu vực phân công
Tổ chức có hiệu quả giờ truy bài đầu giờ
Triển khai thu nộp có hiệu quả

Tài liệu đính kèm:

  • docGi¸o ¸n TuÇn 3 + 4 - Quan 2007.doc