Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 12 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 12 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Tiết 1 TẬP ĐỌC - Tiết 23:

Bài: MÙA THẢO QUẢ.

I/ MỤC TIÊU:

- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.

 -Hiểu nội dung: vẻ đẹp, và sự sinh sôi của rừng thảo quả.(Trả lời các câu hỏi)

-GD cho HS yêu quí cảnh vật thiên nhiên.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Thông tin thêm về thảo quả.

 

doc 40 trang Người đăng hang30 Lượt xem 539Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 12 - Trường TH Nguyễn Tri Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
Thứ năm ngày 8 tháng 11 năm 2012
Tiết 1	TẬP ĐỌC - Tiết 23: 
Bài: MÙA THẢO QUẢ.
I/ MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.
 -Hiểu nội dung: vẻ đẹp, và sự sinh sôi của rừng thảo quả.(Trả lời các câu hỏi) 
-GD cho HS yêu quí cảnh vật thiên nhiên.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Thông tin thêm về thảo quả.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ(7phút)õ: 
HS1: Vì sao tác giả lại day dứt về cái chết của con chim sẻ?
HS2: Đọc nội dung bài?
 - GV nhận xét ghi điểm.
2- Bài mới (33phút): Giới thiệu bài -Thảo quả là một trong những loại cây quả quý của Việt Nam. Của nhà văn Ma văn Kháng. 
HĐ1: Hướng dẫn học sinh đọc .
-HS đọc toàn bài.
-Bài văn chia thành 3 phần:
-Nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp đoạn1: gió thơm, cây cỏ thơm, đất trờøi thơm. Đoạn 2: ngây ngất kì lạ, chín nục, mạnh mẽ, thoáng cái.
Đoạn3: đột ngột, rực lên, chon chót, chứa lửa, chứa nắng.
+ 3 HS đọc tiếp nối nhau. 
 -Luyện đọc từ khó: thảo quả, Đản Khao, Chim san, sầm uất, tầng rừng thấp
+ 3 HS đọc tiếp nối.
- HS đọc phần chú giải.
- GV chọn đoạn văn – HS đọc.
- 3 HS đọc tiếp nối.
*GV: đọc mẫu- tác giả.
HĐ2: Tìm hiểu bài.
- Cả lớp đọc thầm toàn bài và trả lời: 
H1:Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
H2:Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?
H3: Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh?
H4:- Hoa thảo quả nảy ra ở đâu?
H5:- Khi thảo quả chín, rừng có những nét gì đẹp?
- GV tóm tắt nội dung bài.
HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm.
+ 3HS đọc tiếp nối . 
- GV hướng dẫn nhấn giọng đọc và diễn cảm bài văn( như hướng dẫn trên.) .
 - Cả lớp đọc thầm nhóm 2 -đoạn 2 ( Chú ý nhấn mạnh các từ ngữ như lướt thướt, ngọt lựng, thơm nồng, gió, đất trời, thơm đậm, ủ ấp.)
 - HS thi đua luyện đọc cá nhân. 
- HS - nhận xét-
- GV nhận xét -ghi điểm cho HS.
- Gọi 2 HS đọc bài thơ “Tiếng vọng”, 
+Do chăn ấm, không dậy mở cửa cho sẻ tránh mưa, tác giả ân hận, tính ích kỉ, vô tình gây nên hậu quả đau lòng. 
- Tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả: vì vô tâm đã gây nên cái chết của chú chim sẻ nhỏ. Đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới xung quanh ta. 
+ SGK/ 113
+ HS khá đọc.
+Phần 1 gồm: đoạn 1, 2: từ đầu đến nếp khăn.
+ Phần 2 gồm đoạn 2: từ thảo quả đến không gian.
+ Phần 3 gồm : đoạn còn lại.
- + 3 HS đọc tiếp nối
 * HS luyện đọc . - Vài HS đọc lại.
+ Có thể đoạn1(2,3..) 
-+ 3 HS đọc tiếp nối
- HS đọc đoạn1
-3HS đọc.
- Cả lớp đọc thầm toàn bài.
-Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ, lan xa, làm cho gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng cũng thơm.
- Các từ hương và thơm lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh mùi thơm đặc biệt của thảo quả. Câu 2 khá dài, lại có những từ như lướt thướt, quyến, rải, ngọt lựng, thơm nồng gợi cảm giác hương thơm lan toả, kéo dài. Các câu Gió thơm. Cây cỏ thơm, Đất trời thơm. rất ngắn, lại lặp từ thơm, như tả một người đang hít vào để cảm nhận mùi thơm của thảo quả lan trong không gian.
- Qua một năm, hạt thảo quả đã thành cây, cao tới bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đậm thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả đã thành từng khóm lan toả, vươn ngọn, xoè lá, lấn chiếm không gian.
- Nảy dưới gốc cây.
- Dưới đáy rừng rực lên nhưũng chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, thắp lên nhiều ngọn mới, nhấp nháy.
- Bài văn miêu tả vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.
+ 3 HS đọc.
- Cả lớp chú ý lắng nghe.
- HS đọc thầm nhóm 2:
- Mỗi tổ 1 em thi đua đọc diễn cảm.
- Cả lớp chú ý lắng nghe.
 3- Củng cố (4phút): HS nhắc tóm tắt nội dung bài văn: Bài văn miêu tả vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. Nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.( HS đọc)
 4- Dặn dò(1phút):
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. “Hành trình.” - GV nhận xét tiết học.
 ..
Tiết 2	ĐẠO ĐỨC - Tiết 12: 
Bài: KÍNH GIÀ YÊU TRẺ.
I/ MỤC TIÊU: 
- Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ
- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ. 
-Có thái độ, hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người giàø nhường nhịn em nhỏ. 
- GD: Tôn trọng yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ; 
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: 
- Đồ dùng để chơi đóng vai cho hoạt động 1 (tiết 1).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1-Ổn định lớp(2phút): Cho lớp hát một bài.
2- Bài mới(30phút) : Giới thiệu bài- Ghi đề bài lên bảng.
HĐ1: Tìm hiểu truyện "sau đêm mưa "
- GV đọc câu truyện .
-GV cho HS thảo luận và trả lời : 
H1: Các bạn trong câu chuyện đã làm gì khi gặp bà cụ và em bé?
H2: Vì sao bà cụ cảm ơn các bạn?
H3: Các bạn đã làm những việc tốt đó thể hiện điều gì?
- Cho HS nhận xét:
-Hỏi: Em học được điều gì từ các bạn nhỏ trong truyện?
-GV gọi 4HS đọc phần ghi nhớ.
HĐ2: Làm bài tập SGK:
Bài tập 1: Yêu cầu HS đọc đề bài.
-GV tổ chức HS làm việc cá nhân.
+GV gợi ý và yêu cầu HS tự làm bài.
 *Phiếu bài tập
H:Em hãy viết Đ vào ô trong chữ cái trước những hành vi thể hiện sự kính già yêu trẻ dưới đây.
- GV gọi 3, 4 HS lên trình bày kết quả. 
- GV nhận xét chung và chốt lại .
+ Hát.
-Sgk/ 
* Tìm hiểu truyện"sau đêm mưa"
 - Tiến hành thảo luận nhóm để trả câu hỏi: 
- Các bạn trong truyện đã đứng tránh sang một bên để nhường đường cho cụ già và em bé, ban Sâm dắt em nhỏ giúp bà cụ, bạn Hương nhắc bà đi lên cỏ để khỏi ngã.
- Bà cụ cảm ơn các bạn vì các bạn đã biết giúp đỡ người già và em nhỏ.
- Các bạn đã làm một việc tốt. Các bạn đã biết thực hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đó là kính già, yêu trẻ, Các bạn đã quan tâm giúp đỡ người già và trẻ nhỏ... (Mỗi HS sẽ có cách phát biểu khác nhau).
 - Qua câu chuyện, em học được:
+ Phải biết quan tâm người già và em nhỏ.
+ Kính già yêu trẻ là biểu hiện tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, là biểu hiện của người văn minh, lịch sự.
- HS đọc phần ghi nhớ.
* Làm bài tập SGK:
- Một HS đọc đề bài.
- HS điền vào phiếu HT.
- Mỗi HS trình bày về một ý kiến, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
 3-Củng cố(4phút): HS nêu bài học( SGK)—ghi bài, Gdục HS thực hiện như bài học.
 4-Dặn dò(1phút): Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: GV nhận xét tiết học.
Tiết 3	KĨ THUẬT - Tiết 12: 
Bài: CẮT, KHÂU, THÊU HOẶC NẤU ĂN TỰ CHỌN(tiết1)
I/ MỤC TIÊU: 
 - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành làm được một sản phẩm yêu thích.
 - GD cho HS yêu thích môn học, yêu quí đồ vật của mình.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Chuẩn bị đồ dùng khâu, thêu: kim, chỉ, khuôn thêu, phấn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1-Kiểm tra bài cũ(5phút): HS nêu cách rửa một số dụng cụ nấu ăn, ăn uống( 2HS)
 - GV nhận xét ghi điểm.
2- Bài mới(30phút) : Giới thiệu bài- 
 (ghi đề lên bảng.)
HĐ1: ÔN tập những nội dung đã học trong chương 1;
-HS ôn lại nội dung chính đã học ở chương 1.
- HS nhắc lại cách đính khuy. Thêu chữ V, thêu dấu nhân, những nội dung đã học ở phần nấu ăn.
-GV nhận xét và tóm tắt nội dung nêu.
HĐ2: HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩm thực hành.
+Mục đích; Củng cố kiến thức. 
+Yêu cầu: kĩ năng về khâu, thêu, nấu ăn đã học. 
* Cho HS tự chọn một trong hai nội dung sau:
+ Nếu chọn nấu ăn: Chia lớp thành 2 nhóm( nhóm4).
Mỗi nhóm cần hoàn thành một sản phẩm. 
Một món ăn tự chế biến.- hoặc chế biến món ăn mà em đã được học từ gia đình, bạn bè, hay xem hướng dẫn trên truyền hình, hay đọc sách.
+ cho các nhóm tổ chức thảo luận chọn sản phẩm, phân công nhiệm vụ- trình bày sản phẩm.- ghi tên sản phẩm
3- Đánh giá: 
Cho HS tự đánh giá, kết quả thực hành theo các yêu cầu: 
+ Hoàn thành sản phẩm, đúng thời gian, qui định.
+ Sản phẩm đảm bảo được yêu cầu kĩ thuật, mĩ thuật.
-Nêu cách rửa một số dụng cụ nấu ăn, ăn uống.
-Sgk/ 
+ HS nêu cách đính khuy: vạch dấu các điểm đính khuy trên vải, đính khuy vào các điểm đính khuy vạch dấu.
+Thêu dấu nhân là cách thêu để tạo thành các mũi thêu giống như dấu nhân, nối nhau liên tiếp, giữa hai đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu..
- Cắt khâu, thêu, một sản phẩm tự chọn.
- Nấu ăn: lựa chọn một món ăn nào đó.
- Nhóm 1: chế biến 1 món ăn.
- Nhóm 2: như trên.
- Nhóm 3: như trên.
- trình bày sản phẩm. - ghi tên sản phẩm
+ HS tự đánh giá, nhận xét, kết quả của các nhóm.
4- Củng cố, dặn dò( 4phút): HS nêu lại một số kĩ thuật căt, khâu, thêu, hay kĩ thuật nấu ăn.
 -GD: HS biết làm một số kĩ thuật khâu, thêu, nấu ăn.. yêu thích môn học.- ghi bài.
 5-Dặn dò(1phút): Dặn HS ôn bài, chuẩn bị cho tiết sau,- nhận xét tiết dạy.
---------------------------------------------------------------
Tiết 4	TOÁN - Tiết 56: ...  
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ(6phút): Gọi 2 HS : 
- GV nhận xét ghi điểm.
2- Bài mới (34phút): Giới thiệu bài- Ghi đề bài lên bảng.
HĐ1: Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
- GV đọc đoạn văn trong bài Mùa thảo quả - cần viết chính tả.
 - HS nói nội dung đoạn văn: 
- HS đọc thầm lại đoạn văn, chú ý những từ ngữ các em dễ viết sai. 
- GV cho HS luyện viết từ khó 
*Viết chính tả:
- GV đọc cho học sinh viết bài chính tả. 
- GV chấm chữa một số bài; 
- GV nêu nhận xét chung.
HĐ2:Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: Gọi 1 hS đọc đề bài.
- GV chọn cho HS làm BT 2a( hoặc 2b.)
+4nhóm- 4 cột.
- GV phổ biến cách chơi.( nhóm nào viết được nhiều từ đúng là nhóm chiến thắng.)
+ tìm các từ láy âm đầu n hoặc từ gợi tả âm thanh có âm cuối ng.(VD: náo nức; loảng xoảng.)
- Sgk/ 117.
* Học sinh nghe - viết.
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Tả quá trình thảo quả nảy hoa, kết trái, và chín đỏ làm cho rừng ngập hương thơm và có vẻ đẹp đặc biệt. 
-VD: nảy, lặng lẽ, mưa rây, rực lên, chứa lửa, chứa nắng,...
- 1 HS lên bảng - cả lớp viết bảng con. 
- Cả lớp viết chính tả.
- HS chú ý lắng nghe.
* HS làm bài tập chính tả.
- 1 em đọc.Thi đua 4 nhóm.
- HS thi viết các từ ngữ có cặp tiếng ghi trên bảng nhóm; 
- HS chú ý lắng nghe.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
a)
sổ sách, vắt sổ, sổ mũi, cửa sổ,...
sơ sài, sơ lược, sơ qua, sơ sơ, sơ sinh,..
su su, su hào, cao su,...
bát sứ, đồ sứ, sứ giả,...
xổ số, xổ lồng,...
xơ múi, xơ mít, xơ xác,...
đồng xu, xu nịnh, xu thời,...
xứ sở, tứ xứ, biệt xứ,...
b)
bát ngát, bắt ăn, cà bát,...
đôi mắt, mắt mũi, mắt na, mắt lưới,...
tất cả, tất tả, tất bật, tất niên, đôi tất,...
mứt Tết, hộp mứt. Mứt dừa,...
chú bác, bác trứng, bác học,...
mắc màn, mắc áo, giá mắc (đất), mắc nợ,...
tấc đất, một tấc đến giời (trời),...
mức độ, vượt mức, mức ăn,...
Bài tập 3: Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
- GV chọn và HD làm BT 3a (hoặc BT 3b.)
- Với BT 3a, GV hướng dẫn HS nhận xét, ( kết quả). Với BT 3b, GV phát phiếu cho HS làm việc theo nhóm. Các nhóm thi tìm các từ láy, trình bày kết quả:
a)
Nghĩa của tiếng
Nghĩa của các tiếng ở dòng thứ nhất (sóc, sói, sẻ, sáo, sít, sên, sam, sò, sứa, sán) đều chỉ tên các con vật.
Nghĩa của các tiếng ở dòng thứ hai (sả, si, sung, sen, sim, sâm, sắn, sấu, sậy, sồi) đều chỉ tên các loài cây.
Tiếng có nghĩa, nếu thay âm đầu s bằng x
- xóc (đòn xóc, xóc xóc đồng xu,...)
- xói (xói mòn, xói lở,...)
- xẻ (xẻ núi, xẻ gỗ,...)
- xáo (xáo trộn,...)
- xít (ngồi xít vào nhau,...)
- xam (ăn xam,...)
- xán (xán lại gần,...)
- xả (xả thân)
- xi (xi đánh giày)
- xung (nổi xung, xung trận, xung kích,...)
- xen (xen kẽ,...)
- xâm (xâm hại, xâm phạm,...)
- xắn (xắn tay,...)
- xấu (xấu xí,...)
b) 
1
an - at: man mát, ngan ngát, sàn sạt, chan chát,...
ang - ac: khang khác, nhang nhác, bàng bạc, càng cạc,...
2
ôn - ôt: sồn sột, dôn dốt, tôn tốt, mồn một,...
ông - ôc: xồng xộc, công cốc, tông tốc, cồng cộc,...
3
un - ut: vùn vụt, ngùn ngụt, vun vút, chun chút, chùn chụt,...
ung - uc: sùng sục, khùng khục, cung cúc, nhung nhúc, trùng trục,...
 3- Củng cố (4phút); HS đọc các từ cần ghi nhớ: âm đầu s/ x và âm cuối t/c.
 4-Dặn dò(1phút): Dặn HS ghi nhớ các từ đã luyện viết ở lớp để không viết sai chính tả. Chuẩn bị cho tiết sau “chính tả nhớ -viết” - GV nhận xét tiết học.
.
 Ia Glai, ngày 7 tháng 11 năm 2012
	 TỔ TRƯỞNG
SINH HOẠT TUẦN 12
I / MỤC TIÊU:
 Nhận xét, đánh giá ưu điểm, một số điểm tồn tại trong tuần 12
 - Có kế hoạch trong tuần tới tuần 13.
II/ Chuẩn bị : Lớp trưởng và các tổ trưởng chuẩn bị nội dung.
 -Lên kế hoạch tuần 13 
A/ Tiến hành:
 1 . ỔN định lớp: Hát bài ca. “Những bông hoa..
 2. Tiến hành : Các tổ báo cáo ưu, khuyết điểm trong tuần. 
 + Tổ 1 : Nhiều bạn tích cực các hoạt động, chăm chỉ học tập. 
 Ít bạn chưa thực hiện tốt các hoạt động của lớp, 
 Hay ồn ào trong giờ học. Vài bạn trang phục chưa tốt.
 + Tổ 2 : các bạn có nhiệt tình, tham gia đầy đủ các hoạt động sinh hoạt, học tập.
 Một số bạn chưa chịu khó học bài ở nhà, chưa nhiệt tình.
 B/ Nhận xét của Giáo viên:
 Lớp ta có ý thức trong học tập, trong sinh hoạt đội, nề nếp lớp và học tự quản chưa tốt. Nhiều ban nữ hoạt động tốt, làm vệ sinh sạch sẽ, tích cực học tập. Luyện tập văn nghệ chuẩn bị thi, học câu hỏi thi nét đẹp đội viên, thi văn nghệ vào dịp ngày nhà giáo Việt Nam. HS tìm hiểu ngày nhà giáo VN, 
* Tồn tại 
-Trang phục chưa gọn, nói chuyện riêng, gây ồn ào trong lớp. Còn HS đi học chưa chuyên cần.
 - Một số ít HS không chịu học bài ở nhà, vở ghi chép chưa rõ ràng.
 - Ý thức tự học chưa cao, nhiều bạn nữ còn lì lợm, nói chuyện riêng.
 - Công tác vệ sinh trường, lớp chưa tự giác nhặt giấy vụn, chưa có kỉ luật. 
 3/- Kế hoạch tuần 13: 
Tiếp tục duy trì nề nếp lớp, khắc phucï tồn tại của tuần 12, thực hiện học tốt việc học tập , làm vệ sinh. 
Tham gia hưởng ứng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, lễ phép với thầy cô giáo. Đội: sinh hoạt 15 phút đầu giờ theo lịch, sinh hoạt sao nhi lớp. Tập luyện văn nghệ. Nộp tiếp các loại quỹ theo qui định.
------------------------------g&h---------------------------
Tiết 3 MĨ THUẬT
Bài: VẼ THEO MẪU: MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU .
I / MỤC TIÊU:
- HS biết so sánh tỷ lệ hình và đậm nhạt ở hai vật mẫu.
- HS biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu ; Biết vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu.
- HS quan tâm yêu quý các đồ vật xung quanh.
II / CHUẨN BỊ.
* Giáo viên- SGK, SGV.- Mẫu vẽ (SGK) - Hình gợi ý cách vẽ.
 * Học sinh- SGK.- Bút chì, tẩy.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1-Ổn định lớp(3phút): Cho lớp hát - 
2- Bài mới (30phút)- Giới thiệu bài - ghi đề bài lên bảng
HĐ1: Quan sát nhận xét.
 - GV nêu câu hỏi để HS trả lời.
- Yêu cầu HS nhận xét vị trí, hình dáng, tỉ lệ đậm nhạt của mẫu.
- GV nhận xét và bổ sung.
HĐ2 : Cách vẽ.
- Yêu cầu HS quan sát mẫu, đồng thời gợi ý cho HS cách vẽ.
- GV nhắc lại cách tiến hành chung của bài vẽ theo mẫu.
- Cho HS so sánh tỉ lệ giữa chiều cao và chiều ngang của mẫu để vẽ khung hình chung, sau đó phác khung hình của từng vật mẫu.
- GV nhắc HS cần thường xuyên quan sát, so sánh tỉ lệ hình vẽ, sẽ hạn chế được sai lệch.
HĐ3: Thực hành:
-GV đến từng bàn quan sát để hướng dẫn.
- Nhắc HS chú ý bố cục sao cho cân đối.
- Gợi ý cho HS còn lúng túng.
HĐ4: Nhận xét đánh giá.
- Gợi ý cho HS nhận xét cụ thể một số bài đẹp, chưa đẹp và xếp loại.
- kiểm tra đồ dùng học tập của HS
 - HS nhận xét vị trí, hình dáng, tỉ lệ đậm nhạt của mẫu.
- VD Cái chai và quả, cái cốc và quả.
- Lần lượt HS nêu.
- HS quan sát mẫu để vẽ .
-Lựa chọn bố cục bài vẽ sao cho hợp lí.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS nhận xét về tỉ lệ, khoảng cách giữa 2 vật mẫu và độ đậm nhạt của mẫu.
- HS quan sát mẫu - 
- Dựa vào các điểm đó, phác hình bằng nét thẳng rồi sửa thành nét cong đều.
- Sửa hoàn chỉnh hình vẽ 
- Vẽ đậm nhạt ở 3 mức(đậm, đậm vừa, nhạt ).
- HS cả lớp thực hành vẽ hình .
- Các em cần quan sát và so sánh để xác định đúng khung hình chung, khung hình riêng của mẫu.
- HS nối tiếp nhau nhắc lại 
	3 Củng cố(3phút): -Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cơ bản. 
 4-Dặn dò(1phút): Dặn HS về nhà tập vẽ cho thành thạo và chuẩn bị cho bài sau.
 - GV nhận xét tiết học
.
TIẾT5: ÂM NHẠC
 HỌC HÁT BÀI: ƯỚC MƠ.( Nhạc Trung Quốc- lời của An Hoà).
I / MỤC TIÊU: Giúp HS hát đúng:
- Hát đúng giai điệu và lời ca( Lưu ý: chỗ có luyến âm và nốt nhạc ngân dài 4phách).
Rèn kĩ năng hát đúng lời ca, hát đúng âm điệu.
HS cảm nhận được hình tượng đẹp trong bài hát.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Chuẩn bị nhạc cụ: soong loan, thanh pháchSgk, băng đĩa nhạc
- HS sgk, đọc nhạc trước ở nhà, soong loan, thanh phách.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ(6phút): HS hát bài hát: “Những bông hoa, những bài ca’.
GV nhận xét và ghi điểm.
2- Bài mới (30phút): Giới thiệu bài- Ghi đề bài lên bảng.
HĐ1: Học hát bài “ước mơ”.
- GV giới thiệu trên địa cầu vị trí của Trung Quốc.( nêu thêm một vài tranh ảnh về đất nước, con người của Tung Quốc.
- GV dạy bài hát: 
-GV hướng dẫn HS đọc lời ca
+ Chú ý: chỗ có luyến: dưới trời, xinh dạo, líu .
-chỗ ngân dài: nốt trắng, tròn: trời, lo, chơi, chờ, yên thêm
- GV nên đếm số phách(2-3-4) để cho HS ngân đủ trường độ nốt nhạc.
HĐ2: HS hát, gõ phách:
- GV hát trước, HS bắt chước hát sau. Từng câu..
- GV cho HS vân động: như múa phụ hoạ cho bài hát.
+ GV nhận xét và tuyên dương nhóm hát hay, đúng nhạc, đúng giai điệu.
2,3 HS hát .
- SGK/ 22.
- HS cùng tìm hiểu với GV.
+ HS đọc lời ca cùng với sự hướng dẫn của GV.
--Gió vờn cánh hoa bay dưới trời, đàn bướm xinh dạo chơi, trên cành cây chim ca líu lo.
- HS chú ý thực hiện luyến và ngân dài..
+ HS hát theo hướng dẫn của GV.
+ Hát đến hết bài hát.- kết hợp vận động.
 3- Củng cố (4phút): 	HS hát lại toàn bài, nêu cảm nhận khi hát bài này( gợi ý: Bài hát thể hiện tình cảm thiết tha, trìu mến. Giai điệu nhẹ nhàng trìu mến.)
 4-Dặn dò(1phút): Dặn về nhà học thuộc bài hát, tập hát ở nhà, chuẩn bị cho tiết sau,
 nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12-5.doc