Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 20 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 20 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Tiết 1 TẬP ĐỌC - Tiết 39

Bài: THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ.

 (Theo Đại Việt sử kí toàn thư)

I / MỤC TIÊU:

-Biết đọc diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.

+Hiểu : Thái sư Trần Thủ Độ – là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước(Trả lời các câu hỏi)

-Giáo dục học sinh: học tập tấm gương thái sư Trần Thủ Độ.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. GV: Giáo án, bảng phụ, tranh minh họa bài học sách giáo khoa.

2. HS: Sách, vở Tiếng việt 5 tập 2.

 

doc 28 trang Người đăng hang30 Lượt xem 626Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 20 - Trường TH Nguyễn Tri Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Thứ ba ngày 8 tháng 1 năm 2013
Tiết 1	 TẬP ĐỌC - Tiết 39
Bài: THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ.
 (Theo Đại Việt sử kí toàn thư) 
I / MỤC TIÊU:
-Biết đọc diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.
+Hiểu : Thái sư Trần Thủ Độ – là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước(Trả lời các câu hỏi)
-Giáo dục học sinh: học tập tấm gương thái sư Trần Thủ Độ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. GV: Giáo án, bảng phụ, tranh minh họa bài học sách giáo khoa.
2. HS: Sách, vở Tiếng việt 5 tập 2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 1-Kiểm tra Bài cũ(6phút):
 - Giáo viên cho học sinh đọc phân vai phần II của vở kịch, trả lời câu hỏi và nội dung bài.
 - Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
 2.Bài mới(34phút): Giới thiệu bài- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.
HĐ1: Hướng dẫn HS đọc
-1 học sinh đọc toàn bài.
-Hướng dẫn đọc: 
-Đoạn1: giới thiệu trần Thủ Độ: Giọng chậm rãi, rõ ràng, chuyển giọng khi kể sự kiệnLời nói Trần Thủ Độ, giọng nghiêm trang, lạnh lùng. 
-Đoạn2 : Lời của linh Từ Quốc Mẫu, ấm ức, Lời Trần thủ Độ: ôn tồn, điềm đạm.
-Đoạn 3: Lời viên quan tâu với vua tha thiết, Lời vua chân thành, tin cậy. Lời Trần Thủ Độ: trầm ngâm thành thật, gây ấn tượng bất ngờ về cách ứng xử.
- Bài chia 3 đoạn: 3 HS khá đọc.
 + 3 học sinh đọc nối tiếp 
- Luyện đọc từ khó: Trần thủ Độ, Linh từ Quốc mẫu., khinh nhường , xã tắc.
 + 3 học sinh đọc nối tiếp 
-HS đọc chú giải: sgk.
- GV giảng từ khó: 
Thềm cấm: Khu vực cấm, trước cung vua.
khinh nhờn: coi thường.
Chầu vua: Vào triều nghe lệnh của vua.
Chuyên quyền: nắm mọi quyền hành, tự ý quyết định mọi việc.
Hạ thần: cách xưng hô với vua.
Tâu xằng : tâu sai sự thật.
2,3 HS đọc đoạn 3, chú ý đọc: thể hiện được Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.
+ 3 học sinh đọc nối tiếp - GV nhận xét.
* GV đọc diễn cảm cả bài.
 HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm bài- trả lời câu hỏi.
- H: Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
- H: Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ độ xử lí ra sao? 
-H: Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói như thế nào?
 + Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào?
- Giáo viên chốt lại ý kiến trả lời của học sinh.
* ý nghĩa của truyện.
HĐ3: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm 
- 3HS đọc nối tiếp- 3 đoạn.
 -GV hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Đọc thầm nhom2- đoạn 3
Thi đọc diễn cảm: - theo phân vai.
GV nhận xét ghi điểm.
 + Học sinh đọc phân vai phần II của vở kịch, trả lời câu hỏi và nội dung bài.
+ Sgk/ 
+ HS khá đọc.
-đoạn1:tha cho; đ2...thưởng cho; đ3: còn lại.
- 3 học sinh đọc nối tiếp. 
- Học sinh đọc từ khó.
- 3 học sinh đọc nối tiếp. 
- 2 học sinh đọc lại 
-HS nghe.
+Đoạn 3
 -HS theo dõi.
-3 học sinh đọc nối tiếp.
* Học sinh tìm hiểu bài:
+ Trần Thủ Độ đã đồng ý nhưng yêu cầu chặt một ngón chân người đó để phân biệt với những câu đương khác.
 + Không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng, lụa.
+ Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.
+ Trần Thủ Độ cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương, phép nước.
+ ý nghĩa của truyện: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ - một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước
- 3Học sinh đọc diễn cảm-3đoạn. 
-HS đọc thầm.
-Học sinh thi đua đọc diễn cảm đoạn3. 
3- Củng cố (4phút): Học sinh nêu lại ý nghĩa câu chuyện:” Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ - một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước”.( HS đọc).
4-Dặn dò(1phút):- Dặn học sinh về nhà tự đọc bài nhiều lần.
- Chuẩn bị bài sau: “Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng.- Nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2	KHOA HỌC - Tiết 39: 
Bài: SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC. 
I / MỤC TIÊU: 
-Nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
-GD hs biết yêu thích môn học.
II / ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Hình trang 78, 79, 89 , 81 SGK.
- Giá đỡ, ống nghiệm(hoặc lon sữa bò), đèn cồn hoặc thìa có cán dài và nến(nếu có)
 - Phiếu học tập.
III / HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1-Kiểm tra bài cũ(5phút): HS nêu sự biến đổi hoá học? 
+ Thế nào gọi là dung dịch?
2- Bài mới(34phút): Giới thiệu bài ghi đề bài lên bảng.
HĐ3: Trò chơi :Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học"
- GV cho HS Làm việc theo nhóm.
-nhóm trưởng các nhóm điều khiển nhóm mình chơi trò chơi được giới thiệu ở trang 80 /SGK.
- Từng nhóm giới thiệu các bức thư của nhóm mình với các bạn trong nhóm khác.
Kết luận:
* Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng.
HĐ4: Thực hành xử lí thông tin trong SGK .
Thí nghiệm 1:
GV cho HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi
- đại diện nhóm trình bày kết quả. 
H: Khi hơ bức thư lên ngọn lửa thì có hiện tượng gì sảy ra?
H: Sự biến đổi hóa học có thể sảy ra khi nào?
- GV nhận xét bổ sung.
Thí nghiệm 2:
- Yêu cầu HS quan sát hình 9 trang 80 cho biết hiện tượng gì xảy ra và giải thích hiện tượng đó?
- GV nhận xét bổ sung.
Thí nghiệm 3: 
- Yêu cầu HS quan sát hình 10 trang 81 + + cho biết hiện tượng gì xảy ra và giải thích hiện tượng đó?
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
H: Qua các thí nghiệm trên, em rút ra kết luận gì về sự biến đổi hóa học ?
-Sự biến đổi từ chất này sang chất khác gọi là sự biến đổi hoá học. 
-Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đều, gọi là dung dịch.
-Sgk/
* Trò chơi :Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học"
- HS thảo luận nhóm 4.
- Nhóm trưởng các nhóm điều khiển nhóm mình chơi trò chơi. 
- Từng nhóm giới thiệu các bức thư của nhóm mình với các bạn trong nhóm khác.
- Thực hành xử lí thông tin trong SGK 
Thí nghiệm 1:
- 2 em ngồi cùng bàn thảo luận cùng nhau đọc thông tin, quan xát hình trong SGK trang 80, 81
- Đại diện nhóm trình bày kết quả. 
+ Khi hơ bức thư lên ngọn lửa thì giấm viết khô đi và dòng chữ hiện lên .
+ Sự biến đổi hóa học có thể sảy ra khi có sự tác động của nhiệt.
Thí nghiệm 2:
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Hiện tượng xảy ra là : chỗ miếng vải được đặt đĩa sứ và 4 hòn than đá chặn lên vẫn còn màu xanh đậm như lúc nhuộm, còn những chỗ khác màu xanh của phẩm đã bị bay màu.
- Đó là sự tác động của ánh sáng làm phẩm có sự biến đổi hóa học thành chất khác.
Thí nghiệm 3: 
- GV cho HS thảo luận nhóm 2
- Hiện tựng xảy ra là ảnh trong phim cũng được in trên tờ giấy trắng chỗ có bôi chất hóa học dùng để rửa ảnh.
- Có hiện tượng đó là khi ta đem phơi nắng, dưới tác dụng của ánh sáng và nhiệt chất hóa học đã biến đổi để có thể in ảnh trong phim lên trên mặt tờ giấy.
- Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng.
 3- Củng cố(3phút): HS nêu bài học, liên hệ thực tiễn.
 4-Dặn dò(1phút):
 -Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau- GV nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3	ĐẠO ĐỨC - Tiết 20: 
 Bài: LUYỆN TẬP – THỰC HÀNH ( Tiết 2) .
I/ MỤC TIÊU: 
-Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
-Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương. 
-GD: HS biết làm những việc xây dựng và bảo vệ quê hương.
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Giấy, bút màu.
- Các bài thơ, bài hát,..nói về tình yêu quê hương.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1-Kiểm tra bài cũ(6phút): Ổn định lớp.
-HS nêu nội dung bài học.
2-Bài mới(34phút): Giới thiệu bài - Ghi đề bài lên bảng.
HĐ1: Tìm hiểu truyện cây đa làng em.
- Gọi 1 em đọc truyện cây đa làng em.
H: Bạn Hà đóng góp tiền để làm gì? Vì sao Hà làm như vậy?
- GV nhận xét chung và chốt lại.
- GV gọi HS đọc nội dung phần bài học.
HĐ2: Làm bài tập 2 SGK.
- HS đọc đề bài tập 2.
- Gv cho HS thảo luận nhóm 
Bài 3: Xử lí các tình huống?
-Thảo luận 4 nhóm
HĐ3: Liên hệ thực tế:
GV cho HS trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi.-BT4 và BT5
H: Quê bạn ở đâu? Bạn biết những gì về quê hương mình? 
H: Bạn đã làm được những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương?
- GV khen những HS đã biết thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể.
* Hoạt động tiếp nối:
-HS vẽ tranh hoặc sưu tầm tranh ảnh về quê hương mình.
*GD: Tích cực tham gia các hđ.BVMT, thể hiện tình yêu quê hương.
* Tìm hiểu truyện cây đa làng em.
- đọc ghi nhớ.
- 1 em đọc cả lớp theo dõi.
 + Bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh. Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của Hà.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- 3 em đọc- Bài học. 
Làm bài tập 2/ SGK
- 1 em đọc đề bài.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
* Trường hợp( a), (d), thể hiện tình yêu quê hương.
 -HS đọc BT3.
-Đại diện nhóm trình bày.
Liên hệ thực tế:
- HS thảo luận nhóm 4.
-Hs nêu
- HS lần lượt nêu kết quả đã thảo luận.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
+ Hoạt động tiếp n ... ài.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
+ học sinh lên chữa bài luyện tập thêm ở nhà trong vở bài tập TViệt 5 tập 2.
-Sgk/ 
Bài tập 1: HS tìm + Đoạn trích có 3 câu ghép là : Câu 1, câu 3 và câu 7.
Btập 2
+ Câu 1: có 3 vế câu: ..., anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình / thì cửa phòng lại mở, / một người nữa tiến vào.
+ Câu 3: có 2 vế câu : Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, / nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí.
 + Câu 7: có 2 vế câu : Lê-Nin không tiện từ chối, / đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.
Btập 3
- HS đọc BT3 kết quả trước lớp.
 + Cách nối ở mỗi câu có sự khác nhau, có dùng từ chỉ quan hệ (thì) , cặp từ chỉ quan hệ (tuy...nhưng), dấu chỉ quan hệ (dấu phẩy). 
- Học sinh rút ra ghi nhớ Sgk/, lớp nhận xét, bổ sung.
Bài1:
- HS đọc thành tiếng : 
 - Các nhóm thảo luận báo cáo kết quả, lớp theo dõi, nhận xét, sửa sai.
Câu 1: là câu ghép có 2 vế câu.
Cặp quan hệ từ trong câu là: nếu...thì...
Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu của BT2, cả lớp theo dõi trong SGK.
-Là hai câu ở cuối đoạn văn có dấu (...)
- Học sinh suy nghĩ, phát biểu ý kiến và khôi phục lại những từ bị lược bỏ.
(Nếu) Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường. Còn Thái hậu hỏi người tài ba giúp nước (thì) thần xin cử Trần Trung Tá ª Tác giả lược bớt các từ trên để câu văn gọn, thoáng, tránh lặp. Lược bớt nhưng người đọc vẫn hiểu đầy đủ, hiểu đúng.
Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu của BT3.
- Học sinh làm bài, lớp nhận xét, 
a. Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám thì lười biếng, độc ác.
b. Ông đã nhiều lần can gián nhưng (hoặc mà) vua không nghe.
c. Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình?
3- Nhận xét dặn dò (4phút):- Học sinh nhắc lại nội dung bài học.
- Giáo viên củng cố bài, giáo dục học sinh.
- Dặn học sinh về nhà nắm kĩ nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài sau : “Mở rộng vốn từ : Công dân.- Nhận xét tiết học.
-------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4	TOÁN - Tiết 100: 
Bài: GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT.
I/ MỤC TIÊU: 
-Bước đầu biết đọc, phân tích và xử lí số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt 
-GD: yêu thích môn học, tính tò mò.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- 
-Có thể vẽ biểu đồ hình quạt ở ví dụ 1 trong SGK(nếu có đk)
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ(6phút):HS nhắc lại công thức tính diện tích hình tròn
-GV nhận xét chung
2- Bài mới(34phút): Giới thiệu bài ghi đề bài lên bảng.
HĐ1: Giới thiệu biểu đồ hình quạt:
a. Ví dụ 1: 
- GV treo biểu đồ VD1 lên bảng
- HS nhận xét 
-GV cho HS tập đọc biểu đồ.
H:Sách trong thư viện được chia làm mấy loại 
H: Đó là những loai nào?
H: Tỉ số phần trăm từng loại là bao nhiêu?
b. Ví dụ 2:
- GV treo biểu đồ HS quan sát và đọc ví dụ 2 
H: Biểu đồ nói vế điều gì?
H: Có bao nhiêu phần trăm môn bơi?
H: Tổng số HS cả lớp là bao nhiêu?
H: Tính số HS tham gia môn bơi?
HĐ2: Thực hành 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- HS nhìn vào biếu đồ chỉ số phần trăm HS thích màu xanh?
- Tính số HS thích màu xanh theo tỉ số phần trăm khi biết tổng số phần trăm của cả lớp - Yêu cầu HS làm bài.
- Một em lên bảng làm lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét chữa bài .
+ HS đọc công thức tính diện tích hình tròn.(S= r x r x 3,14).
-Sgk/ 101.
* Giới thiệu biểu đồ hình quạt:
Ví dụ 1: 
HS quan sát biểu đồ 
- Biểu đồ có dạng hình tròn, được chia thành nhiều phần
- Trên mỗi phần của hình tròn đều ghi các tỉ số phần trăm tương ứng.
- Được chia làm 3 loại :
- Truyện thiếu nhi, SGK , các loại sách khác.
- Truyện thiếu nhi 50 %
- Sách giáo khoa 25 %
- Các loại sách khác 25%
Ví dụ 2:
- Cho biết tỉ số phần trăm tham gia các môn thể thao của lớp 5c .
- Có 12,5 % môn bơi.
- Tổng số HS cả lớp la 32 HS.
- 32 x 12,5 : 100 = 4 ( học sinh )
* Thực hành 
Bài 1: 
- Có 25 % HS thích màu đỏ, số HS là:
120 x 25 : 100 = 30 ( học sinh )
- Có 20 % số HS thích màu trắng, số HS là: 120 x 20 : 100 = 24 ( Học sinh )
- Có 15 % số HS thích màu tím, số HS là: 
 120 x 15 : 100 = 18 ( học sinh )
 3- Củng cố(3phút): HS nêu bài học. Liên hệ thực tiễn.
 4-Dặn dò(1phút):- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. GV nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------------------------------------------------	
Tiết 5	KHOA HỌC - Tiết 40: 
Bài: NĂNG LƯỢNG.
I /MỤC TIÊU: 
-Nhận biết mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng. Nêu được ví dụ.
-GD: HS có tính tò mò, ham học hỏi.
II / ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Chuẩn bị theo nhóm:
+ Nến, diêm.+ Ô tô đồ chơi chạy pin có đèn và còi đèn pin.
- Hình trang 83, SGK.
III / HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1-Kiểm tra bài cũ(6phút): Gọi 2 em 
-HS1: Thế nào là sự biến đổi hóa học? Cho ví dụ?
HS2: Hãy lấy ví dụ chứng tỏ sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt?
	-GV nhận xét ghi điểm.
2- Bài mới(34phút): Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng.
HĐ1: Thí nghiệm.
- GV tiến hành làm thí nghiệm kê một chiếc bàn ở giữa lớp, chuẩn bị một chiếc cặp, 1 ngọn nến, pin, đồ chơi ô tô nhựa.
- HS làm thí nghiệm theo và thảo luận. Trong mỗi thí nghiệm HS cần nêu rõ:
- Hiện tượng quan sát.
- Vật bị biến đổi như thế nào?
- Nhờ đâu vật có biến đổi đó?
- GV nêu : Trong các trường hợp trên, ta thấy cần cung cấp năng lượng để các vật biến đổi, hoạt động.
*GD: Liên hệ BVMT, không đốt cháy bừa bãi, bị cháy nương rẫy, vườn cây
+ HS đọc mục bạn cần biết SGK 
 HĐ2: Quan sát và thảo luận.
- HS đọc mục bạn cần biết 
-HS quan sát hình minh họa 3,4,5 trang 83 SGK nêu nguồn cung cấp năng cho hoạt động của con người, động vật máy móc.
- HS tìm và trình bày thêm các ví dụ khác về các biến đổi, hoạt động và nguồn năng lượng .Ví dụ:
-Là sự biến đổi từ chất này thành chất khác goị là sự biến đổi hoá học.
-HS nêu
-Sgk/ 82.
* Thí nghiệm.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm và thảo luận để trả lời câu hỏi.
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
+ quan sát hiện tượng .
- Khi dùng tay nhấc cặp sách, năng lượng do tay ta cung cấp đã làm cặp sách di chuyển lên cao.
- Khi thắp ngọn nến, toả nhiệt và phát sáng. Nến bi đốt cháy đã cung cấp năng lượng cho việc phát sáng vá toả nhiệt.
- Khi lắp pin và bật công tắc ô tô, động cơ quay, đèn sáng, còi kêu. Điện do pin sinh ra đã cung cấp năng lượng cho động cơ quay. đèn sáng, còi kêu.
- mục bạn cần biết SGK trang 82.
* Quan sát và thảo luận.
- HS đọc mục bạn cần biết SGK trang 83.
- HS quan sát hình minh họa 3,4,5 
+ nguồn cung cấp năng cho hoạt động của con người, động vật máy móc.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
*Hoạt động *Nguồn năng lượng
Người nông dân cày, cấy,..
Thức ăn
Các bạn HS đá bóng, học bài,..
thức ăn
Chim đang bay
Thức ăn
Máy bay
Xăng
 Máy nổ..........
Dầu đi-ê-zen........
*HĐ3: Trò chơi - liên hệ thực tế:
- HS liên hệ thực tế về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó?
- GV phổ biến luật chơi: 1 đội nêu 1 hoạt động, đội kia phải chỉ ra được nguồn năng lượng cho hoạt động đó. Sau đó đổi bên.(*thời gian: 4 phút.)
- GV tổng kết cuộc chơi.- GV nhận xét 
 - HS chú ý lắng nghe.
-chia làm 2 đội mỗi đội cử ra 1 em làm trong tài.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS cả lớp chơi trò chơi.
- Trọng tài công bố điểm
 3-Củng cố(3phút): HS nêu nội dung bạn cần biết. Vận dụng thực tiễn cuộc sống.
Liên hệ thực tiễn BVMT cuộc sống. GD cho HS.
 4-Dặn dò(1phút):- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - GV nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------------------------------------------------
 Ia Glai, ngày 7 tháng 1 năm 2013 
 Tổ trưởng
	 Vũ Thị Thúy
SINH HOẠT TUẦN 20.
(Tiết 5 ngày 11/1/2013)
I/ MỤC TIÊU:
- Nhận xét đánh giá ưu điểm, khuyết điểm tuần 20. 
- Lên kế hoạch trong tuần 21.
II/ NỘI DUNG SINH HOẠT :
* Ưu điểm:
-Nhiều HS thực hiện khá tốt tác phong, nề nếp học tập, nề nếp sinh hoạt.
-Thực hiện tốt công tác học tập, công tác chuyên cần, học bài cũ, đọc bài mới.
-HS ngoan ngoãn, lễ phép, hòa nhã với bạn bè, biết giúp đỡ nhau cùng tiến.
- HS thực hiện tốt nề lớp, sinh hoạt đội, sinh hoạt sao nhi, SH 15 phút.
- Có ôn bài, học bài, làm vệ sinh sẽ, làm tốt việc bảo vệ cơ sở vật chất, an toàn giao thông. GV mượn cho HS sách TV5 tập 2. 
-HS thực hiện khá tốt công tác vệ sinh trường học.
- Nhiều HS thực hiệnï tốt các hoạt động của trường, lớp. 
-Nộp các khoản tiền theo quy định.
* Tồn tại: 
 - HS không thuộc bài trước khi đến lớp, Bài tập về nhà không làm. Đi học trang phục chưa đầy đủ, phụ huynh chưa quan tâm nhiều cho HS. HS nói chuyện riêng trong giờ học. Đạo đức Tác phong HS đến lớp còn lộn xộn, công tác vệ sinh trường học chưa tốt..
 2 - Kế hoạch tuần 21
 - Tiếp tục tìm hiểu Đảng và Bác Hồ, thực hiện đúng chủ điểm “Mừng Đảng và Mừng xuân.” Duy trì nề nếp. Nội qui nhà trường, an toàn giao thông. Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy. 
- Sau tết HS nộp Kế hoạch nhỏ (1 HS người kinh = 10 vỏ lon; 1 HS DT = 5 vỏ lon)
-Không tham gia các tệ nạn như Bầu cua.
-------------------------------------------b & a----------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 20-5.doc