Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 21 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 21 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Tiết 1 TẬP ĐỌC - Tiết 41

Bài: TRÍ DŨNG SONG TOÀN.

I/ MỤC TIÊU:

- Biết đọc diễn cảm bài văn – đọc phân biệt giọng của các nhân vật.

-Hiểu ý nghĩa bài học: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự quyền lợi của đất nước.(trả lời các câu hỏi)

-GD: Biết yêu quí, bảo vệ quyền lợi quê hương, đất nước.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh hình ở sgk.

 

doc 38 trang Người đăng hang30 Lượt xem 348Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 21 - Trường TH Nguyễn Tri Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Thứ ba ngày 15 tháng 1 năm 2013
Tiết 1	 TẬP ĐỌC - Tiết 41
Bài: TRÍ DŨNG SONG TOÀN.
I/ MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm bài văn – đọc phân biệt giọng của các nhân vật.
-Hiểu ý nghĩa bài học: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự quyền lợi của đất nước.(trả lời các câu hỏi)
-GD: Biết yêu quí, bảo vệ quyền lợi quê hương, đất nước.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh hình ở sgk.	
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ (6phút): Gọi 2 em lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi.
HS2: Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh?
2- Bài mới(34phút) Giới thiệu bài ghi đề bài lên bảng.
HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc 
-1HS đọc toàn bài.
-Hdẫn đọc diễn cảm: Toàn bài đọc với giọng lưu loát, diễn cảm, đoạn Giang Văn Minh khóc: giọng ân hận, xót thương. Câu hỏi: “Vậy tướng Liễu Thăng sang cúng giỗ?”, giọng cứng cỏi. Đoạn Giang Văn Minh ứng đối : giọng dõng dạc, tự hoà. Đoạn kết bài: đọc chậm, giọng xót thương.
Nhấn giọng ở những từ ngữ: khóc lóc, thảm thiết, hạ chỉ, vừa khóc vừa than, giỗ cụ tổ năm đời, cúng giỗ, thoát, rêu vẫn mọc, máu còn loang, thảm bại, anh hùng thiên cổ, chết như sống.
Lưu ý hai vế đối:
Đồng trụ / đến giờ / rêu vẫn mọc.
Bạch Đằng / từ trước / máu còn loang
-Bài chia làm 4 đoạn:
+4 HS nối tiếp bài văn
- Luyện đọc từ khó: GiangVăn Minh, Thám Hoa, Liễu Thăng
+ 4 HS nối tiếp bài văn
- HS đọc chú giải(sgk)
-GV giảng từ khó: tiếp kiến: gặp mặt. Hạ chỉ: ra chiếu chỉ, ra lệnh.
Than: than thở; Cống nạp:nộp.
-2,3 HS đọc từ khó.
+ 4 HS nối tiếp bài văn
+ GV đọc mẫu toàn bài:
HĐ2: Tìm hiểu bài
HS đọc thầm toàn bài, trả lời: 
H1: Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lễ góp giỗ Liễu Thăng?
H2: Giang Văn Minh đã khôn khéo như thế nào khi đẩy nhà vua vào tình thế phải bỏ lễ bắt góp giỗ Liễu Thăng?
H3: Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh.
H: Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?
H: Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
GV: nội dung chính của bài. 
 HĐ3: Đọc diễn cảm
Yêu cầu 5 HS đọc bài theo hình thức phân vai. HS cả lớp theo dõi 
Gv hướng dẫn luyện đọc đoạn2; nhấn mạnh từ ngữ: khóc lóc, thảm thiết, hạ chỉ, vừa khóc vừa than, giỗ cụ tổ năm đời, cúng giỗ, 
HS đọc thầm theo nhóm 2
 3 HS luyện đọc theo vai
Tổ chức cho HS thi đọc.
- Nhận xét, cho điểm từng HS
+ HS đọc bài.
- HS1: Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chát gì?(Oâng là một công dan yêu nước, có tấm lòng đại nghĩa, sẵn sàng hiến tặng số tài sản rất lớn cho Cách Mạng)
+Sgk/25 
-HS khá đọc
HS 1: .Mùa đông năm cho ra lẽ.
HS 2:  đền mạng Liễu Thăng
HS 3:  người âm hại ông
HS 4: còn lại.
- HS đọc thành tiếng.
+ 4 HS nối tiếp 
 -HS đọc.
-HS nghe. 
 + HS đọc. 
+ 4 HS nối tiếp 
*Tìm hiểu bài
+ Oâng vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua nhà Minh phán: Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Giang Văn Minh tâu luôn: Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hàng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ? Vua Minh biết đã mắc mưu đành phải tuyên bố bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng.
- Oâng khôn khéo đẩy nhà vua vào tình thế thừa nhận sự vô lí bắt góp giỗ Liễu Thăng của mình nên phải bỏ lệ này.
 - Đại thần nhà Minh ra vế đối: Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc. Oâng đối lại ngay: Bạch Đằng thuở trước máu còn loang.
- Vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh, phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông. Nay thấy Giang Văn Minh không những không chịu nhún nhường trước câu đối của đại thần trong triều, còn dám lấy việc quân đội của cả ba triều đại Nam Hán, Tống, Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại nên giận quá, sai người ám hại ông.
 - Giang Văn Minh vừa mưu trí, vừa bất khuất, giữa triều đình nhà Minh, ông - -- Biết dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt, để giữ thể diện và danh dự đất nước, ông dũng cảm không sợ chết, dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc.
* Bài văn ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo về được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
HS 1: người dẫn chuyện
HS 2: Giang Văn Minh
HS 3: vua nhà Minh
HS 4: đại thần nhà Minh
HS 5: Vua Lê Thần Tông
+ HS đọc thầm nhóm 2:
3 tốp HS thi đọc, cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất, nhóm đọc hay nhất.
3-Củng cố (3phút):Tóm tắt bài học: Bài văn ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo về được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.(HS đọc)
4-Dặn dò(1phút):
 - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện về sứ thần Giang Văn Minh cho người thân nghe và chuẩn bị bài Tiếng rao đêm. Nhận xét tiết học.
..
Tiết 2	KHOA HỌC - Tiết 41 - 
Bài: NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
I / MỤC TIÊU: 
-Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản xuất:chiếu sáng, sưởi ấm, phơi khô, phát điện.
-GDSDNL tiết kiệm-hiệu quả: sử dụng năng lượng trong gia đình.
-GD: cho học sinh yêu thích, hứng thú với môn học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Tranh ảnh về các phương tiện, máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời.(nếu có)
- Thông tin và hình trang 84, 85 SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1-Kiểm tra bài cũ(5phút): 
- Gọi 2 em lên bảng.
HS2: Lấy ví dụ về nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, động vật máy móc?
- GV nhận xét ghi điểm.
2- Bài mới(34phút): Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng.
HĐ1: Thảo luận.
- GV cho HS thảo luận theo nhóm .
-GV nêu câu hỏi HS thảo luận theo các câu hỏi GV đưa ra.
+ Mặt trời cung cấp năng lượng cho trái đất ở những dạng nào? 
+ Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với sự sống.
+ Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết và khí hậu.
- GV cung cấp thêm: Than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên được hình thành từ xác sinh vật qua hành triệu năm. Nguồn gốc của các nguồn năng lượng là mặt trời. Nhờ có năng lượng mặt trời mới có quá trình quang hợp của lá cây và cây cối mới sinh trưởng được.
HĐ2: Quan sát và thảo luận.
- GV cho HS thảo luận nhóm. HS quan sát các hình2, 3, 4 trang 84 SGK và thảo luận theo các nội dung:
- Kể tên một số ví dụ về sử dụng năng lượng mặt trời trong sự sống hằng ngày?
- Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời. Giới thiệu máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời?
- Kể tên một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương?.
- GV nhận xét chung.
HĐ3: Trò chơi.
- GV cho HS chơi làm 2 nhóm 
- GV vẽ hình mặt trời lên bảng. Hai nhóm bốc thăm xem nhóm nào lên trước, sau đó các nhóm cử thành viên luân phiên lên ghi những vai trò, ứng dụng của mặt trời đồi với cuộc sống trên trái đất nói chung và với con người nói riêng, sau đó nối với hình vẽ mặt trời.
Yêu cầu: Mỗi lần HS lên chỉ được ghi một vai trò, ứng dụng; không được ghi trùng nhau(Ví dụ: phơi thóc, phơi ngô coi như là trùng). Đến lượt nhóm nào không ghi tiếp được( ) thì coi như thua. Sau đó, 
- GV có thể cho HS cả lớp bổ sung thêm.
- GV nhận xét chung tuyên dương nhóm thắng cuộc. 
+ HS1: Đọc thuộc lòng mục bạn cần biết trang 82,83 SGK.
-Sgk/ 84.
* Thảo luận.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Mặt trời cung cấp năng lượng cho trái đất ánh sáng và nhiệt.
- Con người sử dụng năng lượng của mặt trời để học tập vui chơi,lao động. Năng lượng của mặt trời giups cho con người khỏe mạnh, không thể thiếu đối với hoạt động của con người.
- Nếu không có năng lượng của mặt trời, thời tiết và khí hậu sẽ có thay đổi xấu: Không có gió, nước ngừng chảy và đóng băng, không có mưa, lạnh giá, không có ánh nắng....
- Các nhóm khá nhận xét bổ sung.
- HS chú ý lắng nghe.
* Quan sát và thảo luận.
- HS thảo luận nhóm 6, quan sát các hình 2, 3, 4 trang 84 SGK và thảo luận.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
 - Chiếu sáng, phơi khô các đồ vật, lương thực, thực phẩm, làm muối,...
- HS nối tiếp nhau kể.
- HS khác nhận xét bổ sung.
- VD: Làm nóng nước, phơi quần áo, làm muối, sưởi ấm, phơi lúa, phơi cà ....
* Trò chơi.
- 2 nhóm tham gia (mỗi nhóm 5HS)
- HS chú ý lắng nghe.
- HS tiến hành chơi - cả lớp cổ vũ cho 2 đội.
- Cả lớp nhận bổ xung.
 3- Củng cố(3phút): HS đọc bài học sgk . GD hs yêu thích môn học.
 4-Dặn dò(1phút):- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - GV nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3	 ĐẠO ĐỨC - Tiết 21 - 
Bài: ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ( PHƯỜNG ) EM.
I/ MỤC TIÊU: 
-Bước đầu biết vai trò quan trọng Ủy ban nhân dân ( UBND ) xã (phường) đối với cộng đồng. -Kể được một số công việc của ủy ban nhân xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương.
-Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng ủy ban nhân dân xã(phường) 
-có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước
-Yêu Tổ quốc Việt Nam.
- GD: Tôn trọng UBND xã (phường).
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
-Sgk, tranh sgk; Ảnh phóng to(nếu có).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:	 ...  lạc mọi người.
- Nhờ cả tổ giúp đỡ tận tình nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
- Do kiên trì, nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
 3 -Củng cố(3phút): HS đọc ghi nhớ bài học.(trang 22/sgk TV 2)
 -4-Dặn dò(1phút): Dặn HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ và chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4	TOÁN - Tiết 105- 
 DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH 
 TOÀN PHẦN CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I/ MỤC TIÊU: 
-Có biểu tượng về về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.(Bài 1)
-Giáo dục: Vận dung được quy tắc tính diện tích vào cuộc sống.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV chuẩn bị một số hình hộp chữ nhật có thể khai triển được, hai bảng phụ vẽ sẵn các hình khai triển.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ(5phút): Gọi 2 HS lên bảng
	- GV nhận xét, ghi điểm
2- Bài mới (34phút): Ghi đề bài lên bảng
HĐ1: Giới thiệu về diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật
-GV vẽ hình hộp chữ nhật lên bảng có kích thước như SGK.
- HS chỉ các mặt xung quanh hình hộp chữ nhật trên 
-GV nêu bài toán hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, rộng 5cm, cao 4cm. Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó.
-H : Em hãy tìm cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.
-GV đưa ra cách tính đơn giản hơn.
-H: Hãy nêu kích thước của hình chữ nhật đó
-Yêu cầu HS tính được diện tích.
-H : Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta làm thế nào?
-Yêu cầu vận dụng qui tắc, giải bài toán trên.
- GV nhận xét chữa bài
HĐ2 : Giới thiệu diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật 
-GV giới thiệu diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích xung quanh và diện tích 2 mặt đáy.
-Hãy tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật trên
 -GV nhận xét và chữa bài.
HĐ3 : Thực hành
Bài 1 :
- Gọi một HS đọc đề bài
-H : Bài toán cho biết gì? Yêu cầu em tính gì?
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi.
 HS làm bảng nhóm.
- GV nhận xét chữa bài trên bảng.
HS1: Nêu các yếu tố hình hộp chữ nhật
HS2 : Nêu các yếu tố hình lập phương
-S/109
*Giới thiệu về diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.
 4cm
 5cm
 8cm
-HS chỉ các mặt xung quanh của hình hộp chữ nhật và nêu diện tích xunh quanh của hình hộp chữ nhật chính là tổng diện tích của 4 mặt bên.
-HS nghe và tóm tắt lại bài toán
-HS nêu cách tính diện tích 4 mặt, sau đó cộng lại với nhau: 5 x4 x2+8 x4 x2=104 cm2 
-Chiều dài 5+8+5+8= 26 cm; rộng 4 cm
26 x 4 = 104 cm2
HS rút ra diện tích của hình chữ nhật này bằng tổng diện tích các mặt bên.
-Lấy chu vi đáy nhân với chiều cao cùng một đơn vị đo.
- Giải : Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là
( 8 + 5) x 2 = 26 cm
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là : 26 x 4 = 104 cm2
*Giới thiệu diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
- HS nghe và nhắc lại.
-Một HS lên bảng và cả lớp làm nháp.
 Giải
Diện tích của một mặt đáy hình hộp chữ nhật là : 8x5 = 40 cm2
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là : 104 +40 x2 = 184 cm2
 *Thực hành 
Bài 1 :
- Một em đọc
- 1 em nêu .
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
 + Giải: Chu vi đáy của hình hộp đó là.
 ( 5 + 4 ) x 2 = 18 (dm)
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là: 18 x 3 = 54 (dm2)
Diện tích một mặt đáy của hình hộp đó là:
 5 x 4 = 20 (dm2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là: 54 + 20 x 2 = 94 (dm2)
 Đáp số: Sxq= 54 dm2; Stp= 94 dm2
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung. 
3- Củng cố- dặn dò(3phút): HS đọc bài học. GD cho HS yêu thích môn học.
 - Dặn hS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - GV nhận xét tiết học –
------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 5	Tiết 42- KHOA HỌC
Bài: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT.
I / MỤC TIÊU: 
- Kể tên một số loại chất đốt.
-Nêu ví dụ: về việc sử dụng năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt trong nấu ăn, thắp sáng, chạy máy
-GDSDNL tiết kiệm-hiệu quả: việc sử dụng năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt trong nấu ăn, thắp sáng, chạy máy
-GD: Biết Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt(nếu có)
- Hình và thông tin trang 86, 87, 88, 89 SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:	 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ(6phút): Gọi 2 em lên bảng.
HS2: Năng lượng Mặt Trời được dùng để làm gì?
 - GV nhận xét- ghi điểm.
2- Bài mới(32phút): Giới thiệu bài; ghi đề bài lên bảng.
HĐ1: Kể tên một số loại chất đốt.
- GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
H: Hãy kể tên một số chất đốt thường dùng. Trong đó, chất đốt nào ở thể rắn, chất đốt nào ở thể lỏng, chất đốt nào ở thể khí?
- GV nhận xét chung.
- GV cho HS quan sát hình minh họa 1,2,3 cho biết chất đốt nào đang được sử dụng ? Chất đốt đó thuộc thể nào?
 *GDBVMT: không đốt rác lung tung gây ra cháy rừng, đổ chất đốt bừa bãi, gây ô nhiễm MT.
HĐ2: Quan sát và thảo luận.
- GV cho HS làm việc theo nhóm.
GV có thể phân công mỗi nhóm chuẩn bị về một loại chất đốt(rắn, lỏng, khí) theo các câu hỏi:
1- Sử dụng các chất đốt rắn.
H: Kể tên các loại chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi? 
H: Than đá được sử dụng trong việc gì? Ở nước ta, than đá chủ yếu được khai thác chủ yếu ở đâu?
H: Ngoài than đá, bạn biết tên loại than nào khác? 
2. Sử dụng các chất đốt lỏng.
H: Kể tên các loại chất đốt mà bạn biết, chúng thường được dùng để làm gì?
H: Ở nước ta, dầu mỏ được khai thác ở đâu? -HS đọc thông tin, quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi trong hoạt động thực hành.
3. Sử dụng các chất đốt khí.
H: Có những loại khí đốt nào?
H: Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?
- GV cung cấp thêm : Để sử dụng được khí tự nhiên, khí được nén vào các bình chứa bằng thép để dùng cho các bếp ga.
H: Dầu mỏ có ở đâu?
H: Người ta khai thác dầu mỏ thế nào?
H: Xăng dầu được được sử dung vào những việc gì?
*GDBVMT: Sử dụng chất đốt, cần BVMT
*GDSDNL tiết kiệm-hiệu quả: việc sử dụng năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt trong nấu ăn, thắp sáng, chạy máy
- Kể tên một số loại chất đốt.
HS1: Vì sao nói Mặt Trời là nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên trái đất?
-Sgk/ 86.
- HS thảo luận nhóm 4
 + Những loại chất đốt: Củi, tre, rơm rạ, than, dầu, ga...
+ Thể rắn: Củi, tre, rơm rạ, than, dầu, ga...
+ Thể lỏng: Dầu .
+ Thể khí: Ga.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS nối tiếp nhau trả lời.
* Quan sát và thảo luận.
- HS thảo luận nhóm đôi.
+ Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
- Củi, tre, rơm, rạ,...
- Than đá được sử dụng để chạy máy của nhà máy nhiệt điện và một số loại động cơ; dùng trong sinh hoạt: đun nấu, sưởi,..
Ở nước ta, than đá được khai thác chủ yếu ở các mỏ than thuộc tỉnh Quảng ninh.
- Than bùn, than củi,...
- Dầu mỏ ở nước ta được khai thác ở Vũng tàu.
- HS trả lời.
- HS đọc thông tin, quan sát và trả lời 
3. Sử dụng các chất đốt khí.
- Khí tự nhiên, khí sinh học.
- Ủ chất thải, mùn, rác, phân gia súc. Khí toát ra được theo đường ống dẫn vào bếp.
- HS chú ý lắng nghe.
- Dầu mỏ có ở trong tự nhiên, nó nằm sâu trong lòng đất.
- Người ta dựng tháp khoan ở nơi có chứa dầu mỏ. Dầu mỏ được lấy lên theo các lỗ khoan của giếng dầu.
- Dùng để chạy máy các động cơ, làm chất đốt và thắp sáng.
Nhận xét dặn dò(3phút): HS đọc bài học.GD cho HS.,
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau học tiếp. - GV nhận xét tiết học
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ia Glai, ngày 14 tháng 1 năm 2013 
 Tổ trưởng
	 Vũ Thị Thúy
SINH HOẠT TUẦN 21.
Tiết 5 (Thứ sáu ngày 18/1/2013)
 I/ MỤC TIÊU:
- Nhận xét đánh giá ưu điểm, khuyết điểm tuần 21. 
- Lên kế hoạch trong tuần 22.
II/ NỘI DUNG SINH HOẠT :
* Ưu điểm:
- Tuyên dương những HS thực hiệnï tốt các hoạt động của Đội; tác phong ngoan ngoãn, lễ phép, hòa nhã với bạn bè, thực hiện tốt nề nếp của lớp, nội quy của nhà trường, đi học đúng giơ,ø tham gia sinh hoạt đầy đủ. 
- Đội: Lớp thực hiện tốt hoạt động ôn tập nghi thức đội, tập bài hát, múa tập thể; viết thư UPU; phát động kế hoạch nhỏ (1em: 10 vỏ lon bia, lon nước; ) 
-Duy trì nề nếp Vệ sinh sạch sẽ, làm tốt việc bảo vệ cơ sở vật chất, an toàn giao thông. 
-Kí cam kết không sử dụng, tàng trữ các loại pháo nổ.
 -Tồn tại:
-HS vẫn không thuộc bài khi đến lớp, Bài tập về nhà không làm.
-Đi học trang phục chưa gọn gàng, đi học muộn, vắng không có lý do.
-Đạo đức Tác phong 1số HS còn ồn ào, lộn xộn, trong giờ học. 
 2 - Kế hoạch tuần 22.
-Tiếp tục tìm hiểu ngày Thành lập Đảng 3-2 và Bác Hồ, thực hiện đúng chủ điểm “Mừng Đảng mừng xuân.”-Duy trì nề nếp. Nội qui nhà trường, an toàn giao thông. Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy. 
- Đội: Lớp thực hiện tốt hoạt động ôn tập nghi thức đội, tập bài hát, múa tập thể; nộp bài viết thư UPU; -Duy trì sĩ số, thực hiện đúng nội qui định của nhà trường.
- Tiếp tục học phụ đạo, nộp các khoản qui định.
	 ---------------------------b & a---------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 21-5.doc