Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 27

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 27

TRANH LÀNG HỒ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Biết đọc trôi trảy, lưu loát; diễn cảm bài thơ với giọng ca ngợi, tự hào.

- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.

HS : Đọc trước bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Ổn định lớp (1)

2. Bài cũ (2- 3)

- HS đọc và nêu ND bài “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân”

3. Bài mới (32-35)

3.1. Giới thiệu bài (1-2)

 - GV ghi bảng. HS ghi vở.

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 430Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Ngày soạn: 01-03/ 3/ 2011
Ngày dạy: Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2011
Tập đọc (Tiết số: 53)
Tranh làng Hồ
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết đọc trôi trảy, lưu loát; diễn cảm bài thơ với giọng ca ngợi, tự hào..
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
HS : Đọc trước bài.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định lớp (1’)
2. Bài cũ (2- 3’)
- HS đọc và nêu ND bài “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân”
3. Bài mới (32-35’)
3.1. Giới thiệu bài (1-2’) 
 - GV ghi bảng. HS ghi vở. 
3.2. HD luyện đọc& tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc.
- 1 HS đọc toàn bài. Lớp đọc thầm chia đoạn. 
? Theo em bài chia thành mấy đoạn? (3 đoạn) 
- Nhận xét.
- 3 HS đọc nối tiếp toàn bài.
+ Lần 1 (Sửa phát âm, ngắt giọng): HS đọc từ khó. 
+ Lần 2 (Sửa câu)
+ Lần 2(Kết hợp giải nghĩa từ: HS khó hiểu)
- HS đọc chú giải.
- GV cho HS đọc trong nhóm đôi
+ 1-2 nhóm đọc: Nhận xét.
+ GV nhận xét.
- GV đọc mẫu.
b. Tìm hiểu bài:
- 1 HS đọc lại toàn bài. 
1. Lòng khâm phục của tác giả đối với những người nghệ sĩ tạo hình.
* Lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1.
? Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam?
? Tại sao tác giả lại biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
GVghi bảng, giảng từ:
? Nội dung đoạn 1 là gì?. 
- Nhận xét- GV ghi bảng
2. Vẻ đẹp về đề tài của tranh làng Hồ.
* HS đọc thầm tiếp đoạn 2 trả lời câu hỏi 2.
? Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
- GV ghi bảng và giảng từ: 
? ý đoạn 2 nói gì ?. 
Nhận xét- GV ghi bảng. 
3. Vẻ đẹp về đường nét, màu sắc sáng tạo của tranh làng Hồ.
* HS đọc thầm tiếp đoạn 3 và trả lời câu hỏi 3.
? Tìm những từ ngữ ở hai đoạn cuối thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ?
- GV ghi bảng và giảng từ: 
? ý đoạn 3 nói lên điều gì?
- HS đọc lại toàn bài.
? Nội dung chính của bài là gì ? 
- GV tóm tắt nội dung bài, ghi bảng.
c. HD đọc diễn cảm:
? Tìm cách đọc cho phù hợp với nội dung bài ? 
- GV kết luận giọng đọc. 
- Luyện đọc đoạn 1.
+ GVđọc mẫu, HS theo dõi GV đọc.
- Luyện đọc trong nhóm. 
- Thi đọc diễn cảm trước lớp: 
- HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất.
- GV nhận xét kết luận.
4. Củng cố- dặn dò. (2’)
? Nêu nội dung của bài ?
- GV nhận xét tiết học: tuyên dương những HS có ý thức học tập tốt.
- Dặn HS về đọc và soạn bài: Chú đi tuần
Toán (Tiết số:131)
Luyện tập
I. Mục tiêu
Biết tính vận tốc của chuyển động đều.
Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
Bài tập cần làm 1,2,3.
II. Đồ dùng dạy - học
 - GV: Bài dạy. 
 - HS: Vở bài tập toán.
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định lớp (1-2’)
2 . Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
- GV viết lên bảng: Đề bài STK –T 195
- 2 HS lên bảng làm. Lớp làm bài.
- Lớp nhận xét bài của bạn.
3. Bài mới. (32-35’)
a. Giới thiệu (1-2’) 
- Ghi tên bài.- HS ghi vở.
 b. Nội dung.
Bài 1
- GV cho HS đọc đề bài 
? Để tính vận tốc của con đà điểu chúng ta làm ntn ?
- GV cho HS tự làm bài.
- GV cho HS nhận xét bài làm của bạn.
Vận tốc chạy của đà điểu là:
5250 : 5 = 1050(m/phút)
Đáp số:1050m/phút
Bài 2:- HS đọc đề bài. 
? Bài tập yêu cầu chúng ta tính gì?
- GV cho HS tự làm bài.
- GV cho HS nhận xét bài làm của bạn.
Bài 3:- HS đọc đề bài. 
? Bài toán cho biết gì ?
? Bài tập yêu cầu chúng ta tính gì?
? Để tính được vận tốc của ô tô chúng ta phảI biết những gì ?
- GV cho HS tự làm bài.
- GV cho HS nhận xét bài làm của bạn.
Quãng đường đi bằng ôtô là:
25 – 5 = 20 (km)
Thời gian đi bằng ôtô là:
1nửa giờ hay 0,5 giờ hay giờ
Vận tốc của ôtô là:
20 : 0,5 = 40 (km/giờ)
Đáp số: 40km/giờ
Bài 4:- HS đọc đề bài. 
- HS tóm tắt bài toán.
? Để tính được vận tốc của ca nô chúng ta làm ntn ?
- GV cho HS tự làm bài.
- GV cho HS nhận xét bài làm của bạn.
? Vận tốc của ca nô là 24km/giờ nghĩa là ntn ?
Thời gian ca nô đi được 30km là:
7giờ45phút – 6 giờ 30phút 
 = 1giờ15phút
 = 1,25 giờ
Vận tốc của ca nô đó là:
30 : 1,25 = 24 (km/giờ)
Đáp số: 24km/giờ
4. Củng cố, dặn dò (2’)
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về xem lại bài, chuẩn bị cho tiết học sau: 
Đạo đức (Tiết số: 27)
Em yêu hòa bình
I. Mục tiêu:
- Nêu được những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em.
- Nêu được các biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống hàng ngày.
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường , địa phương phát động, tổ chức.
GD KNS: Kĩ năng xđịnh giá trị; tìm kiếm và xử lí thông tin; kĩ năng trình bày suy nghĩ.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bài dạy. Tranh ảnh đồ dùng.
- HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
 ? Để tôn trọng UBND phường, xã chúng ta cần làm gì ?
- GV nhận xét, tuyên dương. 
3. Dạy bài mới: (32-35’)
 a. GV giới thiệu bài.(1-2’)
- GVghi tên bài lên bảng. HS ghi bài vào vở
 b.Nội dung.
* Hoạt động1: Hoạy động khởi động
? Loài chim nào là biểu tượng cho hoà bình? (Loài chim bồ câu được lấy làm biểu tượng cho sự hoà bình.)
- GV cho HS hát bài “ Cánh chim hoà bình”
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các thông tin
- GV cho HS đọc các thông tin trong SGK.
- GV chia nhóm HS .
- GV cho HS thảo luận câu hỏi:
? Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em ở các vùng có chiến tranh? (Cuộc sống khổ cực, nhà cửa bị tàn phá, trẻ em bị thương tật)
? Những hậu quả mà chiến tranh để lại? 
? Để thế giới được sống trong hoà bình chúng ta cần phải làm gì?
- GV cho đại diện HS trình bày.
- GV kết luận:Chiến tranh gây ra nhiều đau thương, mất mát: Đã có bao nhiêu người vô tội bị chết, trẻ em thất học, người dân đói khổ
 * Hoạt động 2:Bày tỏ ý kiến:
- GV cho HS đọc bài tập 1 .
- GV kết luận: Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.
* Hoạt động 3: Hành động nào đúng.
- GV cho HS làm bài tập trong SGK
- GV cho HS trình bày.
- GV kết luận:Ngay trong những hành động nhỏ trong cuộc sống, các em cấn giữ thái độ hoà nhã, đoàn kết.
* Hoạt động 4:
- GV cho HS làm bài tập 3
- GV cho HS trình bày
- GV kết luận: 
- GV cho HS nêu ghi nhớ.
Tiết 2
* Hoạt động1: Triển lãm về chủ đề “ Em yêu hoà bình”
- GV cho HS trưng bày sản phẩm
+Góc tranh vẽ chủ đề về hoà bình.
+Góc hình ảnh
+Góc báo trí
+Góc âm nhạc
- GV cho HS giới thiệu
- GV kết luận:
 * Hoạt động 2:Vẽ cây hoà bình
 - GV cho HS làm việc theo nhóm.
- GV hướng dẫn HS vẽ, và phát cho HS những phiếu nhỏ để HS ghi ý kiến.
- GV cho HS trình bày
- GV kết luận
4. Củng cố- dặn dò. (2’)
- GV nhận xét tiết học: tuyên dương những HS có ý thức học tập tốt.
- Dặn HS về cb bài: 13
Thứ ba ngày 8 tháng 3 năm 2011
LT & C (Tiết số:53)
Mở rộng vốn từ: Truyền thống
I. Mục đích yêu cầu:
- Mở rộng hệ thống hóa vốn từ về Truyền thống trong những câu tục ngữ, ca dao quen thuộc theo yêu cầu của BT1 ; điền đúng tiếng vào ô trống từ gợi ý từ gợi ý của những câu ca dao, tục ngữ (BT2).
II. Đồ dùng dạy học.
GV: Bài dạy. Bảng phụ SGK- T 91.
HS: Vở Bài tập TV5
III. Các hoạt động dạy- học.
1. ổn định (1-2’)
2. Bài cũ(3- 5’)
- HS lên bảng đọc thuộc ghi nhớ tiết học trước.
3. Bài mới (32-35’)
a. GV giới thiệu bài (1-2’)
- GV ghi tên bài. HS ghi tên bài.
b. Tìm hiểu bài:
* Hướng dẫn HS làm bài tập
BT1: 1 hs đọc YC và bài mẫu.
- HS thảo luận nhóm 2 hoàn thành bài tập.
- HS trình bày câu trả lời. Các hs khác nhận xét cho bạn, GV bổ sung nếu cần.
- GV kết luận các câu tục ngữ, ca dao đúng. 
a. Yêu nước:
Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.
Con ơi, con ngủ cho lành.
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi.
b. Lao động cần cù.
Tay lamg hàm nhai, tay quai miệng trễ.
c. Đoàn kết.
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại thành hòn núi cao.
d. Nhân ái.
Lá lành đùm lá rách.
BT2: 1 hs đọc YC, cả lớp theo dõi SGK.
- GV tố chức cho HS chơi trò chơi dưới hình thức hái hoa dân chủ
- GV cho HS bốc thăm và trả lời từng câu (SGK) - HS bổ sung nếu cần.
- Cách chơi như STK- T 253
4. Củng cố- dặn dò(2’)
- GVnhận xét tiết học, hs xem trước bài: liên kết 
Toán (Tiết số:132)
Quãng đường
I. Mục tiêu
- Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
- Bài tập cần làm: 1,2.
II. Đồ dùng dạy - học
 - GV: Bài dạy.Bảng phụ - SGK
 - HS : Vở bài tập toán.
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định lớp (1-2’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
- GV viết lên bảng: Đề bài STK –T 199
- 2 HS lên bảng làm. Lớp làm bài.
- Lớp nhận xét bài của bạn.
3. Bài mới. (32-35’)
a. Giới thiệu (1-2’) 
- Ghi tên bài.- HS ghi vở.
b.nội dung.
* Hình thành cách tính quãng đường của một chuyển động đều.
BT 1: Hình thành cách tính quãng đường của một chuyển động đều.
- GV treo bảng phụ cho HS đọc ví dụ.
? Em hiểu vận tốc của ôtô 42,5 km/giờ như thế nào?
? Ôtô đi trong thời gian bao lâu?
? Em hãy tính quãng đường ôtô đi được?
- GV yêu cầu HS trình bày bài toán
- GV kết luận: Đó cũng chính là quy tắc tính quãng đường.
- Gv nêu như STK để rút ra công thức.
BT 2: GV hướng dẫn như STK- T 202
* Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1:- HS đọc y/c bài.
- GV cho HS tóm tắt bài toán.
? Để tính được quãng đường của ca nô đã đi chúng ta làm ntn ?
- GV cho HS lên bảng làm
- Chữa bài.
- GVnhận xét.
 Quãng đường ca nô đi được là:
 15,2 3 = 45,6 (km)
 Đáp số: 45,6km
Bài 2: - HS đọc đề bài 
- Lớp tự làm bài.
- HS lên bảng làm.
- Chữa bài: Lớp nhận xét bài làm trên bảng
? Nêu cách giải khác ?
- GV nhận xét.
Bài 3: - HS đọc đề bài 
- HS nêu cách làm.
- Lớp tự làm bài.
- HS lên bảng làm.
- Chữa bài: Lớp nhận xét bài làm trên bảng
- GV nhận xét.
 Thời gian đi xe máy từ A đến B là:
 11 giờ – 8 giờ 20 phút 
 = 2 giờ 40 phút
 = giờ
 Quãng đường từ A đến B là:
 42 = 112 (km)
 Đáp số: 112 km
 4. Củng cố- dặn dò(2’)
GV nhận xét giờ học.
HS về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau.
Chính tả (Tiết số:27)
Cửa sông
I. Mục đích yêu cầu:
- Nhớ viết đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài thơ Cửa sông.
 - Tìm được các tên riêng trong hai đoạn trích trong SGK, củng cố, khắc sâu quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài (BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
	GV: Kẻ bảng phụ SGK- BT 2
	HS : Vở và bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học:
	1. ổn định lớp (1-2’)
2. Bài cũ: (3-5’)
- Gọi 2 HS lên bảng, lớp viết vào vở nháp: Ơ- gien Pô- chi- ê, Pi- e Đơ- gây- tê..
3. Bài mới (32-35’)
a. GV giới thiệu bài(1-2’)
- GV ghi tên bài. HS ghi tên bài.
b. GV HD viết chính tả:
* Tìm hiểu nội dung bà ... h một hạt lạc và nêu cấu tạo của hạt đó?
? Nêu điều kiện để hạt nảy mầm?
3. Bài mới. (32-35’)
a. Giới thiệu (1-2’) 
- Ghi tên bài. - HS ghi vở.
b. Nội dung.
* Hoạt động1: Nơi cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
- GV cho HS thảo luạn nhóm 4:
- GV yêu cầu hS quan sát và tìm xem chồi có thể mọc lên từ vị trí nào của cây.
? Người ta trồng cây mía bằng cách nào?
? Người ta trồng hành bằng cách nào?
KL:Trong tự nhiên cũng như trong trồng trọt, không phải cây nào cũng mọc lên từ hạt mà một số cây có thể mọc lên từ thân hoặc rễ hoặc lá của cây mẹ.
* Hoạt động 2: Chơi trò chơi.
- GV cho HS chơi trò chơI STK- T 103.
- GV cho HS trình bày.
* Hoạt động 3:Thực hành trồng cây.
- GV cho HS thực hành theo nhóm.
- GV cho HS thực hành.
4. Củng cố- dặn dò (2’)
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau:
Luyện từ và câu (Tiết số:54)
Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối
I. Mục đích yêu cầu:
 - Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối. Hiểu và nhận biết được những từ ngữ dùng để nối các câu và bước đầu biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu; thực hiện đượ các yêu cầu của các BT ở mục III.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bài giảng. viết bảng phụ BT1.
 - HS : Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy- học:
	1. ổn định (1-2’)
2. Bài cũ: (3-5’)
- Gọi HS đọc thuộc lòng 10 câu ca dao, tục ngữ đã học giờ trước.
3. Bài mới (32-35’)
a. Giới thiệu. (1-2’)
- GVghi đầu bài. HS ghi vở. 
b. Bài giảng. 
* Phần nhận xét:
BT1: 1 hs đọc y/c, cả lớp theo dõi SGK.
- HS thảo luận nhóm 2 về y/c của bài tập.
? Mỗi từ ngữ được in đậm trong đoạn văn có tác dụng gì?
- HS trình bày câu trả lời. Các hs khác nhận xét cho bạn, 
- GV kết luận: Cụm từ vì vậy ở ví dụ nêu trên có tác dụng liên kết câu trong đoạn văn với nhau. Nó được gọi là từ nối
- Từ hoặc có tác dụng nối em bé với từ chú mèo trong câu 1.
- Cụm từ vì vậy có tác dụng nối câu 1 với câu2
BT2: 1 hs đọc y/c, cả lớp theo dõi SGK.
? Tìm thêm những từ ngữ mà em biết có tác dụng giống như cụm từ vì vậy ở đoạn văn trên?
- GV kết luận: Những từ ngữ mà các em vừa tìm được có tác dụng nối các câu trong bài.
- Các từ ngữ : tuy nhiên; mặc dù; nhưng;thậm chí; cuối cùng; ngoài ra; mặt khác; đồng thời.
* Phần ghi nhớ
- 2,3 hs đọc to phần ghi nhớ trong SGK.
- GV y/c hs học thuộc phần ghi nhớ.
* Phần luyện tập 
BT1: 1 hs đọc y/c , GV giúp hs hiểu rõ thêm y/c.
- HS làm bài. HS nối tiếp trình bày bài làm.
- Nhận xét bổ sung . GV chốt lại ND đúng: 
BT2: 1 hs đọc y/c và mẩu chuyện.
- GV giúp hs hiểu rõ thêm y/c.
- HS làm bài cá nhân hoặc trao đổi nhóm 2. GV y/c 1,2 hs K.G làm bài vào giấy khổ to. HS nối tiếp trình bày bài làm. GV dán lên bảng bài làm của hs 
- Dùng từ nối là từ nhưng sai
- Thay từ nhưng bằng các từ: Vậy, vậy thì, thế thì, nếu vậy, nếu thế thì.	
4. Củng cố, dặn dò (2’)
- GV nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bi tiết sau: Tuần 28.
Tập làm văn (Tiết số:53)
Ôn tập tả cây cối
I. Mục đích yêu cầu:
 - Biết được trình tự tả, tìm được các hình ảnh so sánh, nhân hóa tác giả đã sử dụng để tả cây chuối trong bài văn.
- Viết được một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của một cây quen thuộc.
II. Đồ dùng dạy học.
	- GV: Bài dạy. Bảng phụ STK- T 262
- HS : Vở BT.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định (1-2’)
2. Bài cũ: (3- 5’)
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại của bài văn tả đồ vật.
- GV Nhận xét.
3. Bài mới. (32-35’)
a. Giới thiệu bài. (1-2’)
b. Nội dung.
Bài1:
- Một HS đọc bài văn Cây chuối mẹ trong SGK.
- GV cho HS làm bài tập
- Gọi HS trả lời.
? Cây chuối trong bài được tả theo trình tự nào?
? Cây chuối được tả theo cảm nhận của các giác quan nào?
? Tìm các hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng để tả cây chuối?
- GV kết luận.
Bài 2: 
- HS đọc y/c bài tập.
- GV nêu y/c: 
? Em chọn bộ phận nào của cây để tả ?
? Em hãy giới thiệu cho các bạn biết ?
- GV nhắc cho HS tự làm STK- T 264.
- HS đọc bài làm. Nhận xét.
- GV nhận xét cho điểm những HS làm tốt
4. Củng cố- dặn dò.(2’)
- GV nhận xét giờ.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: 
Lịch sử (Tiết số:27)
Lễ kí hiệp định Pa- ri
I. Mục tiêu
 Biết ngày 27-1-1973 Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh, lập hòa bình ở Việt Nam.
+ Những điểm cơ bản của Hiệp định: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của VIệT NAM; rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi VN ; có trách nhiệm hàn gắn về thương chiến tranh ở VN.
+ ý nghĩa Hiệp định Pa-ri : Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi VN, tạo ĐK thuận lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn. 
II. Đồ dùng dạy học
GV: Bài giảng. Bản đồ hành chính VN, Phiếu học tập (STK- T 131) 
HS: Đọc trước bài.
III. Các hoạt động dạy- học 
1. ổn định (1-2’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3- 5’)
? Mĩ có âm mưu gì khi ném bom huỷ diệt Hà Nội?
3. Bài mới (25-30’)
a. GV giới thiệu bài ghi tên bài lên bảng. 
- HS ghi vào vở.
b. Nội dung.
*Hoạt động 1:
- GV nêu nhiệm vụ bài học.
? Hiệp định Pa - ri được kí ở đâu? vào ngày nào?
? Vì sao từ thế lật lọng không muốn kí Hiệp định Pa – ri, nay Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa – ri về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam?
? Em hãy mô tả khung cảnh lễ kí Hiệp định Pa – ri?
? Hoàn cảnh của Mĩ có gì giống với hoàn cảnh của Pháp năm 1954?
- GV kết luận.
- Hiệp định Pa- ri được kí tại Pa-ri thủ đô của Pháp vào ngày 27- 1- 1973
- Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đều thất bại nặng nề trên chiến trường Việt Nam
* Hoạt động2:
- GV cho HS thảo luận 
? Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa- ri?
? Nội dung Hiệp định Pa- ri cho ta thấy Mĩ đã thừa nhận điều quan trọng gì?
? Hiệp định Pa-ri có ý nghĩa thế nào với lịch sử dân tộc ta?
- GV kết luận.
- HS đọc ghi nhớ
- GV tổng kết 
- Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Phải rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam.
- Phải chấm dứt dính líu quân sự ở Việt Nam.
- Phải có trách nhiệm hàn gắn vết thương ở Việt Nam. 
4. Củng cố, dặn dò:(2’) 
- GV nhấn mạnh những ND cần nhớ của bài.
- Nhận xét giờ.
- Về chuẩn bị bài 28. 
Thứ sáu ngày 11 tháng 3 năm 2011
Toán (Tiết số:135)
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Biết tính thời gian của một chuyển động đều.
- Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường.
- Bài tập cần làm: 1,2,3.
II. Đồ dùng dạy - học
 - GV: Bài dạy. 
 - HS: Vở bài tập toán.
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định lớp (1-2’)
2 . Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
- GV viết lên bảng: Đề bài STK –T 216
- 2 HS lên bảng làm. Lớp làm bài.
- Lớp nhận xét bài của bạn.
3. Bài mới. (32-35’)
a. Giới thiệu (1-2’) 
- Ghi tên bài. - HS ghi vở.
b. Nội dung.
Bài 1:
- HS đọc đề bài
? Bài tập y/c chúng ta làm gì ?
- Lớp làm bài. 1 HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét 
- GV nhận xét bài.
Bài 2:- HS đọc đề bài.
- HS tóm tắt bài toán.
? Để tính được thời gian con ốc sên bò hết quãng đường 1,08m chúng ta phải làm như thế nào?
- Lớp làm bài. 1 HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét 
- GV nhận xét bài.
1,08 m = 108cm
Thời gian để ốc sên bò hết quãng đường đó là:
108 : 12 =9(phút)
Đáp số:9phút
Bài 3: - GV cho HS đọc bài toán
- HS nêu cách giả bài toán.
- GV cho HS làm bài, và chữa bài. Nhận xét.
Thời gian để đại bàng bay hết quãng đường đó là:
72 : 96 = (giờ)
giờ = 45phút
 Đáp số :45phút
Bài 4: - GV cho HS đọc bài toán
- HS nêu cách giả bài toán.
- GV cho HS làm bài, và chữa bài. Nhận xét.
4. Củng cố- dặn dò (2’)
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau:
Tập làm văn (Tiết số:54)
Tả cây cối ( Kiểm tra viết )
I. Mục đích yêu cầu:
- Viết được một bài văn tả cây cối đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), đúng yêu cầu đề bài; dùng từ đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý.
II. Đồ dùng dạy học.
	- GV: Đề bài.
- HS: Vở KT. 
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định (1-2’)
2. Bài cũ: (3-5’)
- GV kiểm tra vở, bút của HS.
3. Bài mới.(32-35’)
a. Giới thiệu bài (1-2’)
b. Nội dung.
- 3 HS đọc đề bài TLV.
- GV nhắc HS khi làm bài.
- HS viết bài.
- GV quan sát lớp làm bài độc lập.
- Thu bài 
- Nhận xét gời KT.
Đề bài:
1. Tả một loài hoa mà em thích.
2. Tả một loại tráI cây mà em thích.
3. Tả một giàn cây leo.
4. Tả một cây non mới trồng.
5. Tả một cây cổ thụ.
4. Củng cố- dặn dò.(2’)
- GV nhận xét giờ.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: 
Địa lí (Tiết số:27)
Châu Mĩ
I. Mục tiêu.
- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Mỹ: nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Nam Mỹ.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:
+ Địa hình châu Mỹ từ tây sang đông: núi cao, đồng bằng, núi thấp và cao nguyên.
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Mỹ.
- Chỉ và đọc tên một số dãy núi, cao nguyên, sông, đồng bằng lớn của châu Mỹ trên bản đồ, lược đồ. 
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Bản đồ thế giới ,bản đồ tự nhiên Châu Mĩ 
- HS : đọc trước bài.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định lớp.(1-2’)
2. KT bài cũ.(3-5’) 
? Nêu vị trí địa lí của Châu Phi trên quả địa cầu ?
? Em biết gì về đất nước Ai Cập ?
3. Bài mới (25-30’) 
a. Giới thiệu (1-2’) 
- Ghi đầu bài.
b. Bài giảng.
*Hoạt động 1: Vị trí địa lý ,giới hạn
- GV cho HS quan sát quả địa cầu.
? Tìm danh giới giữa bán cầu Đông và bán cầu Tây?
- GV chốt lại: Châu Mĩ nằm ở bán cầu tây và là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu này.
- Châu Mĩ bao gồm phần lục địa Bắc Mĩ, Trung Mĩ, Nam Mĩ và các đảo, quần đảo nhỏ.
- Phía đông giáp với Đại Tây Dương, phía bắc giáp với Bắc Băng Dương, phía tây giáp với Thía Bình Dương.
* Hoạt động 2: Thiên nhiên Châu Mĩ 
- GV cho HS quan sát hình 2 sgk và thảo luận nhóm 4.
- GV cho đại diện nhóm trình bày. 
- GV giới thiệu thêm cho HS biết thêm về những đồng bằng trung tâm Hoa Kì, Núi An - đét, Thác Ni- a – ga – ra, sông A- ma – dôn, Hoang mạc A – ta – ca – ma, bãi biển vùng Ca – ri – bê.
* Hoạt động 3: Địa hình Châu Mĩ
- GV cho HS quan sát lược đồ
? Địa hình châu Mĩ có độ cao như thế nào? 
? Độ cao địa hình thay đổi thế nào từ tây sang đông?
? Kể tên và nêu vị trí của: (Các dãy núi, các đồng bằng, các cao nguyên) lớn? 
- GV kết luận.
* Hoạt động 4: Khí hậu châu Mĩ
? Lãnh thổ châu Mĩ trải dài trên những đới khí hậu nào?
? Em hãy chỉ trên lược đồ từng đới khí hậu trên?
? Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma-dôn ?
- GV cho HS đọc ghi nhớ
- Lãnh thổ châu Mĩ trải dài trên tất cả các đới khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.
4. Củng cố, dặn dò (2’)
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh học tập tích cực, hiệu quả
- HS chuẩn bị tiết sau: Bài 28.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan27-1011.doc