TẬP ĐỌC (Tiết số: 7)
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Đọc thành tiếng.
- Đọc đúng tên người, tên địa lý nước ngoài: Hi- rô- si- ma, Na- ga- xa- ki, Xa-xa- cô Xa- xa- ki ; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
- Hiểu nội dung: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.
HS: Đọc trước bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Ổn định tổ chức (1)
2. Bài cũ (3-5)
- GV Gọi HS lên bảng đọc phân vai vở kịch: “Lòng dân”
? Tại sao vở kịch lại được tác giả đặt tên là “Lòng dân”?
- HS nhận xét.
Tuần 4 Ngày soạn: 13-17/ 9/ 2010 Ngày dạy: Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010 Tập đọc (Tiết số: 7) Những con sếu bằng giấy I. Mục đích yêu cầu: 1. Đọc thành tiếng. - Đọc đúng tên người, tên địa lý nước ngoài: Hi- rô- si- ma, Na- ga- xa- ki, Xa-xa- cô Xa- xa- ki; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn. - Hiểu nội dung: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3) II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần hướng dẫn luyện đọc diễn cảm. HS: Đọc trước bài. III. Các hoạt động dạy- học: 1. ổn định tổ chức (1’) 2. Bài cũ (3-5’) - GV Gọi HS lên bảng đọc phân vai vở kịch: “Lòng dân” ? Tại sao vở kịch lại được tác giả đặt tên là “Lòng dân”? - HS nhận xét. 3. Bài mới (30-32’) 3.1. Giới thiệu bài(1-2’) - GV ghi bảng. HS ghi vở. 3.2. HD luyện đọc& tìm hiểu bài. a. Luyện đọc. - 1 HS đọc toàn bài. Lớp đọc thầm chia đoạn. ? Bài chia thành mấy đoạn? (4 đoạn) - Nhận xét. - 4 HS đọc nối tiếp toàn bài. + Lần 1 (Sửa phát âm, ngắt giọng): HS đọc từ khó. + Lần 2 (Kết hợp giải nghĩa từ:) - GV cho HS đọc trong nhóm đôi +1-2 nhóm đọc: Nhận xét. + 4 HS ở 4 nhóm đọc: Nhận xét. + GV nhận xét. - GV đọc mẫu. b. Tìm hiểu bài: - 1 HS đọc lại toàn bài. * Lớp đọc thầm đoạn 1& 2 và trả lời câu hỏi 1. ? Vì sao xa- xa- cô bị nhiễm phóng xạ? GV ghi bảng: Bom nguyên tử, phóng xạ (Hỏi HS giải thích) ? Hạu quả mà hai quả bom nguyên tử đã gây ra cho nước Nhật là gì ? ? Nội dung đoạn 1&2 là gì?. - Nhận xét- GV ghi bảng * HS đọc thầm tiếp đoạn 3. ? Từ khi bị nhiễm phóng xạ bao lâu sau Xa- xa- cô mới mắc bệnh ? (10 năm sau) ? Khi cô mắc bệnh, cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào? - GV ghi bảng giảng: Truyền thuyết. ? Vì sao xa- xa- cô lại tin như thế? ? ý đoạn 3 nói gì ?. Nhận xét- GV ghi bảng. * HS đọc đoạn còn lại. ? Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa- xa- cô? (Góp tiền xây tượng đài) ? Nếu như em đứng trước tượng đài của Xa- xa- cô, em sẽ nói gì? ? ý đoạn 3 nói gì? . GV nhận xét, ghi bảng. - 1 HS đọc lại toàn bài. Lớp đọc thầm : ? Nêu nội dung chính của bài? - GV tóm tắt nội dung bài, ghi bảng. c. HD đọc diễn cảm: ? Qua tìm hiểu ND, hãy cho biết : Để đọc diễn cảm bài đọc này ta cần đọc với giọng như thế nào? - GV kết luận giọng đọc. - 4 HS đọc nối tiếp bài. - Đọc diễn cảm Đ 3: (bảng phụ) + GVđọc mẫu, HS luyện đọc. - Luyện đọc trong nhóm. - Thi đọc diễn cảm trước lớp: - HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất. - GV nhận xét kết luận. 4. Củng cố- dặn dò. (2’) ? Câu chuyện nói với chúng ta điều gì? - GV nhận xét tiết học: tuyên dương những HS có ý thức học tập tốt. - Dặn HS về đọc và soạn bài: ca về trái đất. Khoa học (Tiết số:7) Từ tuổi vị thành niên đên tuổi già I. Mục tiêu: - Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già. II. Đồ dùng dạy – học: GV: Tranh, ảnh sưu tầm cho bài học phiếu học tập. HS: Vở bài tậptranh ảnh III. Các hoạt động dạy- học: 1.ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ.(3-5’) - GV gọi 5HS lên bảng: Bắt thăm và nói về các giai đoạn phát triển từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì, của hình đó. 3. Dạy bài mới (25-30’) a. GV giới thiệu bài (1- 2’) - GV ghi bài lên bảng. HS ghi bài vào vở b. Nội dung. * H đ1: Đặc điểm của con người ở từng giai đoạn. - GV nêu yêu cầu: Quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi.Để trả lời câu hỏi. ? Tranh minh họa giai đoạn nào của con người? ? Nêu một số đặc điểm của con người ở giai đoạn đó? - HS trình bày ý kiến của nhóm. Nhóm khác nhận xét.. - GV nhận xét, bổ sung để hoàn thiện bảng. GV kết luận chuyển hoạt động 2. * H Đ2: Giới thiệu người trong ảnh. - Lớp giới thiệu về bức ảnh mình sưu tầm.theo gợi ý sau: + Họ là ai? Làm nghề gì? + Họ đang ở giai đoạn nào của cuộc đời? + Giai đoạn này có đặc điểm gì? - HS trình bày, nhận xét. - GV nhận xét chung. * H Đ2: ích lợi của việc biết được các giai đoạn. - Lớp thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi: + Các giai đoạn phát triển của con người có ích lợi gì? - Các nhóm trình bày theo ý hiểu. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV giúp đỡ nhóm gặp khó khăn. - HS nhắc lại. GV kết luận: (sgv). 4. Củng cố- dặn dò (2’) - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết .xem bài để giờ sau thực hành. Toán (Tiết số:16) ôn tập và bổ sung về giải toán I. Mục tiêu: - Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần). - Biết giảI toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bài dạy, bảng phụ ghi sẵn nội dung VD. HS: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy – học: 1. ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ(3-5’) - GV đọc đề bài: Tổng của hai số bằng 760. Tìm hai số đó biết số thứ nhất bằng số thứ hai. - 1 HS lên bảng làm. Lớp làm vở nháp. - Chữa bài. 3. Dạy bài mới (32-35’) a. GV giới thiệu bài.(1-2’) - GV ghi tên bài lên bảng. HS ghi bài vào vở. b. Nội dung: HD ôn tập: Tìm hiểu VD về tỉ lệ (thuận) *VD: - GV treo bảng có sẵn nội dung của VD. - HS đọc đề bài. ? 1giờ người đó đi được bao nhiêu km? ? 2 giờ người đó đi được bao nhiêu km ? ? 2 giờ gấp mấy lần 1 giờ? ? 8km gấp mấy lần 4km? ? Như vậy khi thời gian đi gấp lên 2 lần thì quãng đường đi được gấp lên mấy lần? - Tương tự GV hỏi cho đến hết. ? Qua VD trên, bạn nào có thể nêu mối quan hệ giữa thời gian đi và quãng đường đi được? - GV: Chúng ta có thể dựa vào mối quan hệ này để giải bài tập sau: *Bài toán: HS đọc. ? Bài toán cho biết gì? bài toán hỏi gì? - GV hướng dẫn HS tóm tắt bài toán. - GVhướng dẫn HS giải như sgk bằng 2 cách. c. HD luyện tập. Bài 1: - HS đọc đề bài toán. ? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? ? Theo em, nếu giá vải không đổi, số tiền mua vải gấp lên thì số vải mua được sẽ ntn (tăng lên hay giảm đi)? ? Em hãy nêu mối quan hệ giữa số tiền và số vải mua được? - 1 HS lên bảng làm. Lớp làm vở. - Nhận xét, chữa bài. Mua 1m vải hết số tiền là:80 000:5=16 000(đ) Mua 7m vải hết số tiền là:16 000 X 7=112 000(đ) Bài 2: (Dành cho HSKG) - HS đọc bài toán. - 1 HS lên bảng tóm tắt. Lớp tóm tắt. ? Nêu cách giải bài toán?- Nhận xét, bổ sung. - 2 HS lên bảng làm 2 cách. Lớp làm vở. - Nhận xét, chữa bài. Bài 3: (Dành cho HSKG) - HS đọc bài toán. - 1 HS lên bảng tóm tắt. Lớp tóm tắt. ? Theo em bài toán này giải bằng cách nào? - Nhận xét, bổ sung. - 2 HS lên bảng làm 2 cách. Lớp làm vở. - Nhận xét, chữa bài. 4 Củng cố, dặn dò (2’) GV tổng kết tiết học. Dặn HS về xem lại bài, chuẩn bị bài: Luyện tập. Đạo đức (tiết 4) có trách nhiệm về việc làm của mình I. Mục tiêu: - Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình. - Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa. - Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình. II. chuẩn bị: GV: - Phiếu bài tập, bảng phụ (hoạt động 2- Tiết 1) HS: - Vở bài tập III. Các hoạt động dạy - học: 1. ổn định lớp.(1p) 2. Bài cũ.(3p) ? Để xứng đáng là học sinh lớp 5 em phải làm gì? ? Em hãy nêu phần ghi nhớ? GV nhận xét, ghi điểm : 3. Bài mới a. Giới thiệu – Ghi đầu bài. b. Bài giảng. HĐ1 : Tìm hiểu “Chuyện của bạn Đức” - Gọi 2 HS đọc chuyện trong SGK- T.6. - Lớp thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi. ? Đức đã gây ra chuyện gì ? ? Đức đã vô tình hay cố ý gây ra chuyện đó ? Sau khi gây ra chuyện Đức và Hợp đã làm gì? Việc làm đó của hai bạn đúng hay sai? ? Khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy thế nào? ? Theo em, Đức nên làm gì? Vì sao lại làm như vậy? - Các nhóm trả lời các câu hỏi. - Nhóm khác nhận xét. - GV kết luận chung: Khi làm điều gì có lỗi HĐ2 : Thế nào là người sống có trách nhiệm? - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.BT 2- T. 8(sgk) - Các nhóm báo cáo kết quả. Nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung. ? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có những hành động vô trách nhiệm? HĐ3 : Liên hệ bản thân. - Lớp suy nghĩ kể một việc làm mà em đã thành công và nêu lí do dẫn đến sự thành công đó?. - HS nêu trước lớp. - HS khác nhận xét. ? Em rút ra được bài học gì từ những câu chuyện của các bạn? GV nhận xét và kết luận: Trước khi làm một việc gì, chúng ta cần phải suy nghĩ.. HĐ4 : Hướng dẫn thực hành. - Về sưu tầm những câu chuyện, những bài báo hoặc tìm hiểu ở xung quanh kể về những bạn có trách nhiệm với việc làm của mình. 4 Củng cố, dặn dò (2p) - GV tổng kết tiết học. - Dặn HS về xem lại bài, chuẩn bị bài tuần sau: Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2010 LT & C (Tiết số:7) Từ trái nghĩa I. Mục đích yêu cầu: Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của các từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau.(ND ghi nhớ) Nhận biết các cặp từ tráI nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ.(BT1); biết tìm từ tráI nghĩa với từ cho trước.(BT2,3) II. Đồ dùng dạy học: - GV: Viết bảng phụ bài tập 1,2 - HS: Vở bài tập III. Các hoạt động dạy- học: 1. ổn định (1-2’) 2. Bài cũ: (3-5’) - GV gọi 3 HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa. - GV bổ sung nếu cần thiết. 3. Bài mới (32-35’) a. Giới thiệu . (1-2’) - GV ghi đầu bài. HS ghi vở. b. Bài giảng. * Hướng dẫn HS hiểu VD - HS đọc y/c và nội dung bài tâp 1: - HS đọc từ in đậm. - Lớp thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi. - HS trình bày, nhận xét.. ? Em có nhận xét gì về nghĩa của hai từ đó ?(Nghĩa của hai từ trái ngược nhau) - GV nhận xét, kết luận. ? Qua bài tập trên, em cho biết thế nào là từ trái nghĩa ? GV kết luận: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. - HS đọc y/c của bài tập 2,3. - Lớp thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi. ? Trong câu tục ngữ: “ chết vinh còn hơn sống nhục” có những từ trái nghĩa nào? ? Tại sao em cho đó là những từ trái nghĩa? ? Cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện quan niệm sống của người VN? GV kết luận: Cách dùng từ trái nghĩa luôn tạo ra sự tương phản trong câu ? Từ trái nghĩa có tác dụng gì ? * Ghi nhớ. - Gọi 3 HS đọc phần ghi nhớ. - HS lấy VD về từ trái nghĩa để minh họa cho ghi nhớ.(gầy- béo; lên -xuống,) * Luyện tập. Bài 1. HS đọc yêu cầu, nội dung bài tập - GV cho HS đọc thầm và làm vào VBT theo cặp. - GV hướng dẫn: + Đọc kĩ từng cặp. + Xác định nghĩa của từng cặp từ. - HS phát biểu ý kiến.. - HS nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: Bài 2. HS đọc yêu cầu BT - HS tự làm bài.1 HS lên bảng. - Nhận xét bài làm của bạn. - HS dưới lớp đọc bài của mình là ... ? Em nêu cách giải khác? - GV nhận xét, kết luận (có thể kết hợp giáo dục dân số) Bài 3: (Dành cho HSKG) - HS đọc bài toán. - 1 HS lên bảng tóm tắt. Lớp tóm tắt. ? Theo em bài toán này giải bằng cách nào? - Nhận xét, bổ sung. - HS lên bảng làm bài. Lớp làm vở. - Nhận xét, chữa bài. Bài 4: - HS đọc bài toán. (Dành cho HSKG) - Lớp tự làm bài. - HS đọc bài làm. - Nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét. 4. Củng cố- dặn dò(2’) GV nhận xét giờ học. HS về xem lại bài. Chuẩn bị bài: Luyện tập chung. Khoa học (Tiết số:8) Vệ sinh tuổi dậy thì I. Mục tiêu: - Nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì. - Xác định được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. II. Đồ dùng dạy – học: GV: Tranh, ảnh sưu tầm cho bài học phiếu học tập. HS: Vở bài tập III. Các hoạt động dạy- học: 1.ổn định lớp (1’) 2.Kiểm tra bài cũ.(3-5’) - GV gọi HS lên bảng. ? Nêu Nêu đặc điểm của con người ở giai đoạn(vị thành niên, trưởng thành, tuổi già). ? 3. Dạy bài mới (25-30’) a. GV giới thiệu bài (1- 2’) - GV ghi bài lên bảng. HS ghi bài vào vở b. Nội dung. * H Đ 1: Những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì. - HS quan sát hình SGK (18,19) ? Em cần làm gì để giữ vệ sinh cơ thể? GV kết luận:Tất cả các việc làm đều rất cần thiết. Vì vậy chúng ta cần phải biết cách giữ vệ sinh cơ quan sinh dục. * H Đ 2: Trò chơi: Cùng mua sắm. - GV giới thiệu trò chơi: Chia làm 2 nhóm đi chợ mua đồ. - Các nhóm giới thiệu sản phẩm mình lựa chọn. ? Tại sao em lại cho rằng đồ lót này phù hợp? ? Như thế nào là một chiếc quần lót tốt? ? Có những điều gì cần chú ý khi sử dụng quần lót? - GV nhận xét, kết luận. * H Đ 3: Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khẻo tuổi dậy thì. - GV chia lớp thành nhóm 4, các nhóm thảo luận trình bày trước lớp. - Nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. 4. Củng cố- dặn dò (2’) - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết .Xem bài 9-10. Luyện từ và câu (Tiết số:8) Luyện tập về từ trái nghĩa I. Mục đích yêu cầu: - Tìm được các từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1, BT2 (3 trong số 4 câu), BT3. - Biết tìm các từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT4 (chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý: a,b,c,d); đặt được câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT4.(BT5) II. Đồ dùng dạy học: - GV: Viết sẵn bài 1,2,3 lên bảng. - HS: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy- học: 1. ổn định (1-2’) 2. Bài cũ: (3-5’) - GV gọi 3 HS lên bảng y/c đặt câu có sử dụng từ trái nghĩa ? Thế nào là từ trái nghĩa? Từ trái nghĩa có tác dụng gì? - GV bổ sung nếu cần thiết. 3. Bài mới (32-35’) a. Giới thiệu. (1-2’) - GV ghi đầu bài. HS ghi vở. b. Bài giảng. Bài 1. HS đọc yêu cầu, nội dung bài tập - GV hướng dẫn: Gạch chân dưới từ trái nghĩa. - HS phát biểu ý kiến - HS nhận xét, bổ sung. ? Em hiểu nghĩa của những câu thành ngữ, tục ngữ trên như thế nào? - GV kết luận: Bài 2, 3: HS đọc yêu cầu BT - HS tự làm bài. HS lên bảng. - Nhận xét bài làm của bạn. - HS dưới lớp đọc câu của mình làm.(GV có thể y/c HS giải thích nghĩa của từng cặp từ trái nghĩa mà HS vừa điền được) - GV kết luận. Bài 4 : HS đọc yêu cầu và mẫu. - Lớp làm theo 4 nhóm: - Các nhóm đọc cặp từ tìm được. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS đọc lại các cặp từ trái nghĩa vừa tìm được. - GV có thể giải thích thêm cho HS những từ mà HS chưa hiểu. Bài 5: - HS đọc y/c bài tập. - Lớp tự làm bài. - HS bảng đặt câu. Nhận xét bài của bạn, đọc câu đặt được. - GV sửa sai cho HS (nếu HS chưa hiểu) 4. Củng cố, dặn dò (2’) - GV nhận xét tiết học. - HS chuẩn bi tiết sau. Tập làm văn (Tiết số:7) Luyện tập tả cảnh I. Mục đích yêu cầu: - Lập được dàn ý cho bài văn tả ngôi trường đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; biết lựa chọn được những nét nổi bật để tả ngôi trường. - Dựa vào dàn ý viết được một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, sắp xếp các chi tiết hợp lí. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bài dạy. - HS: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định (1-2’) 2. Bài cũ: (3-5’) - GV gọi HS đọc đoạn văn tả cơn mưa. - HS nhận xét, bổ sung. 3. Bài mới.(32-35’) a. Giới thiệu bài.(1-2’) b. Hướng dẫn HS làm bài. Bài 1: HS đọc yêu cầu và các lưu ý trong SGK. - GV giúp HS xác định lập dàn ý. + Đối tượng em định miêu tả là cảnh gì? + Thời gian em quan sát là lúc nào? + Em tả những phần nào của cảnh trường? + Tình cảm của em với mái trường? - HS tự lập dàn ý. - HS đọc dàn ý của mình. Lớp nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh. Bài 2: HS đọc yêu cầu bài. ? Em chọn đoạn văn nào để tả? - HS tự làm vào vở. - Đọc bài làm. Lớp lắng nghe bài của bạn để nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, bổ sung câu,từ ngữ. - GV đọc đoạn văn mẫu cho HS tham khảo. 4. Củng cố- dặn dò.(2’) - GV nhận xét giờ. - Dặn HS chuẩn bị bài sau làm bài văn viết. Thứ sáu ngày 24 tháng 9 năm 2010 Toán (Tiết số:20) Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. II. Đồ dùng dạy học: GV: Bài dạy. HS: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy – học: 1. ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ(3-5’) - GV đọc đề bài: - HS lên bảng giải bài toán . Lớp làm vở nháp. BT: Trung bình cứ 2 con gà mái thì đẻ được 35 quả trứng trong 1 tháng. Đàn gà nhà Hoài có 62 con. Hỏi trong 1 tháng nhà Hoài thu được bao nhiêu quả trứng gà? 3. Dạy bài mới (32-35’) a. GV giới thiệu bài.(1-2’) - GV ghi tên bài lên bảng. HS ghi bài vào vở. b. Nội dung: HD luyện tập. ? Giờ học hôm nay gồm mấy bài tập? Bài 1: - HS đọc đề bài toán. ? bài toán thuộc dạng toán nào? (Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai ) ? Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó ? - 1 HS tóm tắt bài toán. - 1 HS lên bảng làm. Lớp làm vở. - Nhận xét, chữa bài. - GV nhận xét. Bài 2: - GV hướng dẫn tương tự Bài 1. Bài 3: - HS đọc bài toán. ? Khi quãng đường đi giảm một số lần thì số lít xăng tiêu thụ thay đổi ntn? - HS lên bảng làm bài. Lớp làm vở. - Nhận xét, chữa bài. Bài 4: - HS đọc bài toán.(Dành cho HSKG) - Lớp tự làm bài. - HS đọc bài làm. - Nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò (2’) - GV nhận xét tiết học - Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau. Thể dục (tiết8) Đội hình đội ngũ-t/c: mèo đuổi chuột I .Mục tiêu: - Thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang. - Thực hiện cơ bản đúng điểm số, quay phảI, quay tráI, quay sau, đI đều vòng phảI, vòng trái. - Bước đầu biết đổi chân khi đI đều sai nhịp. - Biết cách chơi và tham gia chơI được các trò chơi. II. Đồ dùng dạy học: -Còi, sân bãi. III .Các hoạt động dạy học: 1. Phần mở đầu. - GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu. - GV cho HS khởi động các khớp. 2. Phần cơ bản. a) Ôn để nâng cao kĩ thuật trong đội hình đội ngũ. - GV cho HS tập theo nhóm - Gv quan sát giúp HS chưa nắm được kĩ thuật. - GV cho HS ôn tập chung cả lớp 8 phút. - GV chia nhóm cho HS tập luyện. - GV cho HS thi đấu giữa các tổ xem tổ nào có nhiều bạn tập đúng và đẹp nhất. b)Chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột” - GV nêu tên trò chơi và cách chơi. - GV điều khiển trò chơi nhiệt tình, vui và đoàn kết. - GV cho HS chơi thi. 3. Phần kết thúc. - GV cho HS thả lỏng. - Gv cùng HS hệ thống bài. Tập làm văn (Tiết số:8) tả cảnh (Kiểm tra viết) I. Mục đích yêu cầu: - Viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả. - Diễn đạt thành câu; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn. II. Đồ dùng dạy – học: - GV: Bảng lớp viết sẵn đề bài. - HS: Vở kiểm tra. III. Các hoạt động dạy- học: 1. ổn định (1-2’) 2. Bài cũ: (3-5’) - GV kiểm tra vở, bút của HS . - GV bổ sung nếu cần thiết. GV nhận xét chung. 3. Bài mới. (32-35’) a. Giới thiệu bài.(1-2’) b. Nội dung. - GV đọc lại cả 3 đề bài. - GV lưu ý HS chọn 1 trong 3 đề để làm. - Lớp làm bài. - GV quan sát, nhắc HS làm bài độc lập. - Thu bài của HS khi hết giờ. 4. Củng cố- dặn dò (2p) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập làm báo cáo thống kê Địa (Tiết số:4) Sông ngòi I. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt Nam. - Xác định được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi: nước sông lên, xuống theo mùa; mùa mưa thường có lũ lớn; mùa khô nước sông hạ thấp . - Chỉ được vị trí một số con sông: Hồng, TháI Bình, Tiền, Hậu, Đồng Nai, Mã, Cả trên bản đồ (lược đồ) II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Bảng thống kê. - HS: đọc trước bài. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định lớp.(1-2’) 2. KT bài cũ.(3-5’) ? Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta ? ? Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào? ? Khí hậu có ảnh hưởng gì tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta? 3. Bài mới (25-30’) a. Giới thiệu (1-2’) - Ghi đầu bài. b. Bài giảng. * HĐ 1 : Mạng lưới sông ngói.. - GV treo lược đồ sông ngòi VN. ? Đây là lược đồ gì? ? Lược đồ này dùng để làm gì? - HS quan sát lược đồ sông ngòi. ? Biển Đông bao bọc ở những phía nào của phần đất liền Việt Nam ? - HS chỉ trên lược đồ. ? Nước ta có nhiều sông hay ít sông? ? Chúng phân bố ở những đâu? ? Từ đây em rút ra kết luận gì về hệ thống sông ngòi của VN? - GV kết luận: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc và phân bố khắp đất nước. ? Đọc tên các con sông lớn của nước ta và chỉ vị trí của chúng trên lược đồ? ? Sông ngòi ở miền trung có đặc điểm gì? Vì sao sông ngòi ở miền Trung lại có đặc điểm đó? ? ở địa phương ta có những dòng sông nào? ? Về mùa mưa lũ, em thấy nước của các dòng sông ở dịa phương mình có màu gì? Liên hệ MT: Để bảo vệ nguồn nước là học sinh em phảI làm gì? GV kết luận: HS nêu lại. * H đ 2 : Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa. - Làm việc theo nhóm 4 đọc mục 2 trong SGK. - Đại diện 1 hóm trình bày trên bảng. Nhóm khác nhận xét. - GV giúp HS hoàn thiện bảng thống kê. Thời gian Lượng nước A/H tới dời sống & sản xuất. Mùa mưa Mùa khô - GV kết luận. * H đ 3 : Vai trò của sông ngòi.. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Thi tiếp sức. + GV nêu cách chơi(STK- T 31) HS chơi thử. + HS chơi. GV kết luận về vai trò của sông ngòi. HS đọc kết luân SGK (76) 4. Củng cố, dặn dò (2’) ? Đồng bằng Bắc Bộ & đồng bằng Nam Bộ do những con sông nào bồi đắp nên? - Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tập tích cực, hiệu quả - HS chuẩn bị tiết sau.
Tài liệu đính kèm: