Giáo án Tổng hợp môn khối 5 - Tuần dạy 12

Giáo án Tổng hợp môn khối 5 - Tuần dạy 12

CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT) MÙA THẢO QUẢ

I/ Mục tiêu:Viết đúng bài chính tả , trình bày đúng hình thức văn xuôi .

- Làm được BT2a/b hoặc BT3 a/b hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn.

II/ Đồ dùng daỵ học:

-Một số phiếu nhỏ viết từng cặp chữ ghi tiếng theo cột dọc ở bài tập 2a hoặc 2b.

-Bảng phụ, bút dạ.

III/ Các hoạt động dạy học:

1.Kiểm tra bài cũ.

HS viết các từ ngữ theo yêu cầu bài tập 3a hoặc 3b, tiết chính tả tuần 11.

2.Bài mới:

2.1.Giới thiệu bài:

GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

 

doc 13 trang Người đăng hang30 Lượt xem 306Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn khối 5 - Tuần dạy 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Chiều Thứ hai ngày 27 tháng 11 năm 2009
Chính tả (nghe viết) Mùa thảo quả
I/ Mục tiêu:Viết đúng bài chính tả , trình bày đúng hình thức văn xuôi .
- Làm được BT2a/b hoặc BT3 a/b hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn.
II/ Đồ dùng daỵ học:
-Một số phiếu nhỏ viết từng cặp chữ ghi tiếng theo cột dọc ở bài tập 2a hoặc 2b.
-Bảng phụ, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ.
HS viết các từ ngữ theo yêu cầu bài tập 3a hoặc 3b, tiết chính tả tuần 11.
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hướng dẫn HS nghe – viết:
- GV Đọc bài.
- Khi thảo quả chín rừng có những nét gì đẹp?
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: nảy, lặng lẽ, mưa rây, rực lên, chứa lửa, chứa nắng.
- Em hãy nêu cách trình bày bài?
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
- HS theo dõi SGK.
- Dưới đáy rừng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
2.3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
* Bài tập 2 (114):
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS làm bài: Tổ 1, 2 ý a. Tổ 3 ý b. 
-Cách làm: HS lần lượt bốc thăm đọc to cho cả tổ nghe ; tìm và viết thật nhanh lên bảng 2 từ có chứa 2 tiếng đó.
- Mời đại diện 3 tổ trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
* Bài tập 3 (115):
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS thi làm theo nhóm 7 bài 3a vào bảng nhóm, trong thời gian 5 phút, nhóm nào tìm được nhiều từ thì nhóm đó thắng
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- HS nhận xét. 
- GV KL nhóm thắng cuộc.
*Ví dụ về lời giải:
-Sổ sách, vắt sổ, sổ mũi.
-xổ xố, xổ lồng,
-Bát ngát, bát ăn, cà bát,
-chú bác, bác trứng, bác học,
* Ví dụ về lời giải:
Man mát, ngan ngát, chan chát
 - khang khác, nhang nhác, bàng bạc,
Sồn sột, dôn dốt, mồn một,
 - xồng xộc, công cốc, tông tốc,
3-Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
 -Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
Toán Luyện tập nhân một Số thập phân 
 với 10, 100, 1000,...
I/ Mục tiêu: Cũng cố cho học sinh về	nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,
	-Củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
	-Củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
 II/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: Muốn nhân một STP với một số tự nhiên ta làm thế nào?
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
3.Luyện tập:
Bài tập1: Một can nhựa 10 lít dầu hoả . Biết một lít dầu hảo nặng 0,8 kg ,can rỗng cân nặng 1,3 kg .Hỏi can dầu hoả đó cân nặng bao nhiêu kg? 
-Mời 1 HS đọc đề bài. 
 -HD HS tìm hiểu bài toán, làm vào vở. 
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài. 
-Cả lớp và giáo viên nhận xét.
Bài tập 2: Tính nhẩm:
4,08 x 10 = ; 23,013 x 100= ; 7,318 x 1000 =
0,102 x 10 = ; 8,515 x 100 = ; 4,57 x 1000 =
- HS làm bài vào vở nháp một số em nêu kết quả bài tập , Gv nhận xét ghi bảng .
Bài tập 3: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là mét:
a, 1,2075 km =.m ; b, 0,453hm =.m 
c, 12,075km = .m ; d, 10,241 dm =..m
- Lớp làm bài vào vở 2 em làm bài ở bảng Gv nhận xét chữa bài.
Bài tập 4: Một ô tô chở khách trung bình mỗi giờ đi được 35,6km . Hỏi trong 10 giờ ô tô đó đi được bao nhiêu km?
- Gv nêu câu hỏi phân tích bài toán .
- HS làm bài vào vở Gv nhận xét chữa bài.
4. Cũng cố dặn dò: Các em về nhà xem lại bài chuẩn bị sau.
 Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2009 
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ
 Bảo vệ môi trường
I/ Mục tiêu: Hiểu được một số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu BT1 .
- Biết ghép tiếng bảo ( gốc hán) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức (BT2).
- Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của bài tập3.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn các từ ngữ tả bầu trời ở BT 1.
Bảng nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học:
 	1-Kiểm tra bài cũ:
- HS nhắc lại kiến thức về quan hệ từ và làm bài tập 3, tiết LTVC trước.
2- Dạy bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài tập 1:
-Mời 1 HS đọc văn. Cả lớp đọc thầm theo.
-Cho HS trao đổi nhóm 2.
-GV treo hai bảng phụ ghi sẵn nội dung 2 phần a, b.
-Mời 2 HS lên bảng làm.
-Cả lớp và GV nhận xét. 
*Bài tập 2:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm việc theo nhóm 7 ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
-Mời đại diện nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét.
-GV nhận xét, chốt lại lời gải đúng.
*Bài tập 3:
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn:
+Tìm từ đồng nghĩa với từ bảo vệ, sao cho từ bảo vệ được thay bằng từ khác nhưng nghĩa của câu không thay đổi.
-GV cho HS làm vào vở.
-Cho một số HS đọc câu văn đã thay.
-HS khác nhận xét.
-GV phân tích ý đúng: Chọn từ giữ gìn, gìn giữ thay thế cho từ bảo vệ.
*Lời giải:
a) -Khu dân cư: Khu vực dành cho nhân dân ăn ở sinh hoạt.
 -Khu sản xuất: Khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp.
 -Khu bảo tồn thiên nhiên: Khu vực trong đó các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn lâu dài.
b) 1a-2b 2a-1b 3a-3b
*Lời giải:
-Bảo đảm: Làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được.
-Bảo hiểm: Gữ gìn để phòng tai nạn.
-Bảo quản: Giữ gìn cho khỏi hư hỏng, hao hụt.
-Bảo tàng: Cất giữ những tài liệu, hiện vật.
-Bảo toàn: Giữ cho nguyên vẹn.
-Bảo tồn: Giữ lại không để cho mất đi.
-Bảo trợ: Đỡ đầu và giúp đỡ.
-Bảo vệ: Chống lại mọi sự xâm phạm.
*Lời giải: 
-Chúng em giữ gìn môi trường sạch đẹp.
-Chúng em gìn giữ môi trường sạch đẹp.
	3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học.
	 -Dặn HS ghi nhớ những từ ngữ đã học trong bài.
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe đã đọc
I/ mục tiêu:
-HS kể lại được một câu chuyện đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường, lời kể rõ ràng , ngắn gọn .
-Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể , biết nghe và nhận xét lời kể của bạn ,thể hiện nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
II/ Đồ dùng dạy học:
Một số truyện có nội dung bảo vệ môi trường.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: 
	HS kể lại 1-2 đoạn truyện Người đi săn và con nai, nói điều em hiểu được qua câu chuyện
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài:
	GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	2.2-Hướng dẫn HS kể chuyện:
a) Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề:
-Mời một HS đọc yêu cầu của đề.
-GV gạch chân những chữ quan trọng trong đề bài ( đã viết sẵn trên bảng lớp )
-Mời 2 HS đọc gợi ý 1, 2,3 trong SGK. Một HS đọc thành tiếng đoạn văn trong BT 1(55) để nắm được các yếu tố tạo thành môi trường.
-Cho HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện sẽ kể.
-Cho HS gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện.
b) HS thực hành kể truyện, trao đổi về nội dung câu truyện.
-Cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa chuyện .
-GV quan sát cách kể chuyện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em. GV nhắc HS chú ý kể tự nhiên, theo trình tự hướng dẫn trong gợi ý 2. Với những truyện dài, các em chỉ cần kể 1-2 đoạn.
-Cho HS thi kể chuyện trước lớp:
+Đại diện các nhóm lên thi kể.
+Mỗi HS thi kể xong đều trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa truyện.
-Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm, bình chọn: 
+Bạn tìm được chuyện hay nhất. 
+Bạn kể chuyện hay nhất.
+Bạn hiểu chuyện nhất.
-HS đọc đề.
Kể một câu truyện em đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường.
-HS đọc.
-HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
-HS kể chuyện theo cặp. Trao đổi với với bạn về nhận vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
-HS thi kể chuyện trước lớp.
-Trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
3-Củng cố, dặn dò:
	-GV nhận xét giờ học.
	-Dặn HS đọc trước nội dung của tiết kể chuyện tuần 9.
Toán Luyện tập 
I/ Mục tiêu: Biết nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,
- Nhân một số thập phân với một số tròn chục tròn trăm.
- Giải bài toán có ba bước tính.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
	1-Kiểm tra bài cũ:
	Nêu cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên? Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000 ta làm thế nào?
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài:
	GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (58): Tính nhẩm
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào nháp, sau đó đổi nháp kiểm tra chữa chéo cho nhau.
-Mời một số HS đọc kết quả.
- GV nhận xét.
*Bài tập 2 (58): Đặt tính rồi tính
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Cho HS làm vào bảng con.
-Mời 4 HS lên chữa bài. 
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét.
*Bài tập 3 (58): 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Kết quả:
a) 14,8 ; 512 ; 2571
 155 ; 90 ; 100 
*Kết quả:
384,5
10080
Bài giải:
Số km người đó đi trong 3 giờ đầu là:
 10,8 x 3 = 32,4 (km)
Số km người đó đi trong 4 giờ sau là:
 9,52 x 4 = 38,08 (km)
Người đi xe đạp đi được tất cả số km là:
 32,4 + 38,08 = 70,48 (km)
 Đáp số: 70,48 km.
3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học.
	 -Nhắc HS về học kĩ lại nhân một số thập phân với một số tự nhiên, nhân một số thập phân với 10, 100, 1000...
 Thứ tư ngày 11 tháng 11 năm 2009
 ( Nghỉ học giao lưu bóng chuyền)
 Thứ năm ngày 12 tháng11 năm 2009
Địa lí : công nghiệp 
I/ Mục tiêu: Biết nước ta có nhiều nghành công nghiệp và thủ công nghiệp:
+ Khai thác khoáng sản, luyện kim ,cơ khí
+ Làm gốm , chạm khắc gỗ, làm hàng cói,..
- Nêu tên một số sản phẩm của các nghành công nghiệp và thủ công nghiệp .
- Sử dụng bản thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp.
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và sản phẩm của chúng.
	-Bản đồ hành chính Việt Nam.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: -Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 11.
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài:
 a) Các ngành công nghiệp:
 2.2-Hoạt động 1: (Thảo luận nhóm 4)
-Cho HS đọc mục 1-SGK.
-Cho HS thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi:
+Kể tên các ngành công nghiệp của nước ta? 
+Kể tên sản phẩm của một số ngành công nghiệp?
+Quan sát hình 1 và cho biết các hình ảnh đó thể hiện ngành công nghiệp nào?
+Hãy kể một số sản phẩm công nghiệp xuất khẩu mà em biết?
-GV kết luận: SGV-Tr.105
+Ngành công nghiệp có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất?
 b) Nghề thủ công:
 2.3-Hoạt động 2: (làm việc cả lớp)
-Cho HS quan sát hình 2 và đọc mục 2-SGK.
-Cho HS trao đổi cả lớp theo nội dung các câu hỏi:
+Em hãy kể tên một số nghề thủ công nổi tiếng của nước ta mà em biết?
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: ( SGV-Tr. 105 )
 2.4-Hoạt động 3: (Làm việc theo cặp)
-GV cho HS dựa vào ND SGK
-GV cho HS thảo luận nhóm 2 theo các câu hỏi sau:
+Nghề thủ công nước ta có vai trò và đặc điểm gì?
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: SGV-Tr.106.
-Khai thác khoáng sản, điện , luyện kim.
-Than, dầu mỏ, quặng sắt, điện, gang, thép, các loại máy móc.
-HS quan sát và trả lời.
-Dỗu mỏ, than, quần áo, giày dép.
-Cung cấp máy móc cho sản xuất, các đồ dùng cho đời sống và xuất khẩu.
-Gốm, cói, thêu, chạm khắc đa, chạm khắc gỗ.
-HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
3-Củng cố, dặn dò:
	GV nhận xét giờ học. Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
Tập đọc: Hành trình của bầy ong
I/ Mục tiêu:Biết đọc diễn cảm bài thơ , ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát .
- Hiểu những phẩm chất đáng quý của bầy ong : cần cù làm việc để góp ích cho đời (Trả lời được các câu hỏi trong SGK )
-Thuộc lòng hai khổ thơ cuối bài.
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh, ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Mùa thảo quả.
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu mục đích của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
-Mời 1 HS giỏi đọc.
-Chia đoạn.
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
-Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc khổ thơ đầu:
+Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong?
+) Rút ý1:
-Cho HS đọc khổ thơ 2-3:
+Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào?
+Nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt?
+Em hiểu nghĩa câu thơ “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” thế nào?
+)Rút ý 2:
-Cho HS đọc khổ thơ 4:
+Qua hai câu thơ cuối bài, nhà thơ muốn nói điều gì về công việc của loài ong?
+)Rút ý3:
-Nội dung chính của bài là gì?
-GV chốt ý đúng, ghi bảng.
-Cho 1-2 HS đọc lại.
c)Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Mời HS nối tiếp đọc bài.
-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
-Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn trong nhóm
-Thi đọc diễn cảm.
-Cho HS luyện đọc TLvà thi đọc TL khổ 3,4.
-Đoạn 1: Khổ thơ 1
-Đoạn 2: Khổ thơ 2
-Đoạn 3: Khổ thơ 3
-Đoạn 4: Khổ thơ còn lại.
-Những chi tiết : đẫm nắng trời, nẻo đường xa, bay đến trọn đời, thời gian vô tận.
-Nơi thăm thẳm rừng sâu, nơi bờ biển sóng tràn, nơi quần đảo khơi xa,
-Nơi rừng sâu: bập bùng hoa chuối, trắng. 
-Đến nơi nào, bầy ong chăm chỉ, giỏi giang cũng tìm được hoa làm mật.
-Công việc của loài ong có ý nghĩa thật đẹp đẽ, lớn lao: Ong giữ hộ cho người những 
-HS nêu.
-HS đọc.
-HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
-HS luyện đọc diễn cảm.
-HS thi đọc diễn cảm.
-HS thi đọc thuộc lòng.
 	3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học.
Toán: nhân một Số thập phân với một số thập phân
I/ Mục tiêu: Giúp HS biết:
-Nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Phép nhân hai số thập phân có tính chất giao hoán. 
 II/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: Muốn nhân một STP với một số tự nhiên ta làm thế nào?
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
	2.2-Kiến thức:
a) Ví dụ 1:
-GV nêu ví dụ: 6,4 x 4,8 = ? (m2)
-Cho HS đổi ra đơn vị dm sau đó tự tìm kết quả tự tìm kết quả.
-GV hướng dẫn đặt tính rồi tính: 6,4
 4,8
 512
 256
 30,72 (m2)
-Nêu cách nhân một số thập phân với 1 STP?
 b) Ví dụ 2:
-GV nêu ví dụ, cho HS làm vào bảng con.
-GV nhận xét, ghi bảng.
-Cho 2-3 HS nêu lại cách làm.
-Muốn nhân một số thập phân với một số thập phân ta làm thế nào?
c) Nhận xét:
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần nhận xét.
-HS đổi ra đơn vị dm sau đó thực hiện phép nhân ra nháp.
-HS nêu.
-HS thực hiện đặt tính rồi tính: 4,75
 1,3
 1425
 475
 6,175
-HS nêu.
-HS đọc phần nhận xét SGK
	2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (59): Đặt tính rồi tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào bảng con. 
-GV nhận xét.
*Bài tập 2 (59): Tính rồi so sánh giá trị của 
a x b và b x a:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào nháp. Nêu kết quả. GV ghi kết quả lên bảng lớp.
-Cho HS so sánh giá trị của 2 biểu thức a x b và b x a sau đó rút ra nhận xét
.
*Kết quả: 
 a) 38,7 
 c) 1,128 
*Kết quả:
 a x b = 9,912 và 8,235
 b x a = 9,912 và 8,235
-Nhận xét: a x b = b x a
	3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học
Buổi chiều
Toán: Luyện tập nhân một số thập phân với một số thập phân
I:Mục tiêu: Cũng cố cho học sinh nhân một số thập phân với một số thập phân .
- Cũng cố tính chất giao hoán của phép nhân.
-Vận dụng các kiến thức đã học để làm tốt các bài tập có liên quan.
II: Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của học sinh.
2.Bài mới: GTB
3.Luyện tập:
Bài tập1: Một vườn cây hình chữ nhật có chiều dài 15,62m và chiều rộng 8,4m .Tính chu vi và diện tích vườn cây đó? 
-Mời 1 HS đọc đề bài. 
-HD HS tìm hiểu bài toán.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài
 *Bài giải:
 Chu vi vườn cây hình chữ nhật là:
 (15,62 + 8,4) x 2 = 48,04 (m)
 Diện tích vườn cây hình chữ nhật là:
 15,62 x 8,4 = 131,208 (m2)
 Đáp số: 48,04m và131,208m2 
Bài tập 2 : Đặt tính rồi tính :
3,8 x8,4 ; 3,24 x 7,2 ; 0,125 x 5,7
- HS làm bài tập vào vở, 2 em làm ở bảng
Bài tập3: Viết tiếp vào chổ chấm cho thích hợp :
a
b
a x b
b x a
2,5
4,6
2,5 x4,6 =
3,05
2,8
..
..
5,14
0,32
.
.
- Học sinh làm bài vào vở , gọi một số em nêu kết quả bài tập , Gv nhận xét bổ sung.
3: Cũng cố dặn dò: Các em về nhà xem lại bài.
Chính tả ( Nghe viết): Hành trình của bầy ong 
I: Mục tiêu: Nghe viết đúng chính tả trình bày đúng khổ thơ trong bài Hành trình của bầy ong.
- Làm đúng một số bài tập chính tả.
II: Các hoạt động dạy học;
1 Bài cũ : Kiểm tra vở bài tập của học sinh.
2 Bài mới: GTB
A, Hướng dẫn học sinh nghe viết :
- GV đọc khổ thơ đầu viết chính tả lớp theo dõi trong SGK.
- 2 em đọc lại , lớp theo dõi trong SGK chú ý các từ dễ viết sai.( đẫm nắng, thời gian, nẻo đường,)
B, GV đọc bài cho học sinh viết chính tả.
- Thu bài chấm nhận xét chữa bài .
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả: 
- Bài tập1:Điền vào chổ trống để hoàn chỉnh đoạn thơ:
 Cuối .uân,ấu trút lá
 .ắc..anh trải khắp vườn.
+ HS làm bài vào vở, 1 em làm bài ở bảng GV nhận xét chữa bài.
4: Cũng cố dặn dò : Các em về nhà xem lại bài chuẩn bị bài sau. 
 Thứ sáu ngày 13 tháng 11 năm 2009
Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả người
I/ Mục tiêu:
	-Nắm được cấu tạo ba phần( mở bài, thân bài , kết bài ) của bài văn tả người (ND ghi nhớ)
- Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân trong gia đình.
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Bảng phụ ghi tóm tắt dàn ý ba phần ( mở bài, thân bài, kết bài) của bài Hạng A Cháng.
	-Giấy khổ to, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu cấu tạo 3 phần của bài văn tả cảnh đã học.
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học	
 2.2-Phần nhận xét:
-GV hướng dần HS HS quan sát tranh minh hoạ bài Hạng A Cháng.
-Mời một HS đọc bài văn.
-Mời một HS đọc câu hỏi gợi ý tìm hiểu cấu tạo bài văn.
-GV cho HS trao đổi nhóm 2 theo ND :
+Xác định phần mở bài?
+Ngoại hình của A cháng có những điểm gì nổi bật?
+Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của A Cháng, em thấy A Cháng là người như thế nào?
+Tìm phần kết bài và nêu ý chính của nó?
+Từ bài văn, em hãy rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả người?
-Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến.
-Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
 2.3-Phần ghi nhớ:
Cho HS đọc và nói lại nội dung cần ghi nhớ.
 2.4-Phần luyện tập:
-Mời một HS đọc yêu cầu.
-GV nhắc HS chú ý:
+Khi lập dàn ý, em cần bám sát 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn MT người.
+Chú ý đưa vào dàn ý những chi tiết có chọn lọc-những chi tiết nổi bật về ngoại hình, tính tình, hoạt động của người đó.
-Mời một vài HS nói đối tượng định tả.
-Cho HS lập dàn ý vào nháp, 2-3 HS làm vào giấy khổ to.
-Mời một số HS trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, nhận xét kĩ cá bài làm bằng giấy khổ to dán trên bảng
-HS đọc.
-Pần mở bài: Từ đầu đến Đẹp quá!
-Ngưc nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp chân bắp tay răn như chắc gụ.
-Người lao động rất rất khoẻ, rất giỏ, cần cù, say mê lao động .
-Phần kết bài: Câu văn cuối.
-ý chính: Ca ngợi sức lực tràn trề của.
-HS tự nêu.
-HS đọc và nêu.
-HS đọc yêu cầu.
-HS nối tiếp nhau nói đối tượng định tả.
-HS lập dàn ý vào nháp.
-HS trình bày.
3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, yêu cầu HS về hoàn chỉnh dàn ý.
Toán Luyện tập
I/ Mục tiêu: Biết nhân nhẩm một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001;
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ:
	Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000 ta làm thế nào?
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (60): 
a)Ví dụ:
*GV nêu ví dụ 1: 142,57 x 0,1 = ?
-Cho HS tự tìm kết quả bằng cách đặt tính và tính vào bảng con.
-Nêu cách nhân một số thập phân với 0,1?
 *GV nêu ví dụ 2: 531,75 x 0,01 = ? 
( Thực hiện tương tự như VD 1)
-Muốn nhân một số thập phân với 0,01 ta làm thế nào?
*Nhận xét:
-Muốn nhân một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001ta làm thế nào?
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần nhận xét.
b)Tính nhẩm
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào nháp, sau đó đổi nháp kiểm tra chữa chéo cho nhau.
-Mời một số HS đọc kết quả.
- GV nhận xét.
Đặt tính rồi tính: 142,57
 0,1
 14,257
-HS nêu.
-HS thực hiện đặt tính rồi tính tương tự như VD1
-HS nêu.
-HS nêu.
-HS đọc phần nhận xét SGK
*Kết quả:
 57,98 3,87 0,67
 8,0513 0,6719 0,035
 0,3625 0,2025 0,0056
3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học
-Nhắc HS về học kĩ lại nhân một số thập phân với 10, 100, 1000... 0,1 ; 0,01 ; 0,001

Tài liệu đính kèm:

  • dochuong tuan 12-09-10.doc