Giáo án Tổng hợp môn khối 5 - Tuần dạy 17

Giáo án Tổng hợp môn khối 5 - Tuần dạy 17

I/ Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn .

- Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi ông Lìn cần cù , sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng , làm thay đổi cuộc sống của cả thôn .( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II/ Các hoạt động dạy học:

1- Kiểm tra bài cũ: HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Thầy cúng đi bệnh viện.

2- Dạy bài mới:

2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.

 

doc 21 trang Người đăng hang30 Lượt xem 456Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn khối 5 - Tuần dạy 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009
Tập đọc Ngu công xã Trịnh Tường
I/ Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn .
- Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi ông Lìn cần cù , sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng , làm thay đổi cuộc sống của cả thôn .( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Thầy cúng đi bệnh viện.
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
-Mời 1 HS giỏi đọc.
-Chia đoạn.
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
-Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc đoạn 1:
+Ông Lìn làm thế nào để đưa nước về thôn?
+) Rút ý 1:
-Cho HS đọc đoạn 2:
+Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thé nào? 
+)Rút ý 2:
-Cho HS đọc đoạn 3:
+Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ nguồn nước?
+Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
+)Rút ý3:
-Nội dung chính của bài là gì?
-GV chốt ý đúng, ghi bảng.
-Cho 1-2 HS đọc lại.
c)Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Mời HS nối tiếp đọc bài.
-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
-Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1 trong nhóm.
-Thi đọc diễn cảm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-Đoạn 1: Từ đầu đến vỡ thêm đất hoang trồng lúa.
-Đoạn 2: Tiếp cho đến như trước nữa.
-Đoạn 3: Đoạn còn lại.
-Tìm nguồn nước, đào mương dẫn nước từ rừng về ruộng.
+)Ông Lìn đào mương dẫn nước từ rừng về.
-Về tập quán canh tác, đồng bào không làm nương như trước mà trồng lúa nước ; không làm nương nên không còn hịên tượng.
+)Tập quán canh tác và cuộc sống của người dân ở thôn Phìn Ngan thay đổi.
-Ông hướng dẫn cho bà con trồng cây Thảo quả.
-Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo, lạc hậu.
+)Trồng cây thảo quả để bảo vệ nguồn nước.
-HS nêu.
-HS đọc.
-HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
-HS luyện đọc diễn cảm.
-HS thi đọc.
3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về đọc lại bài và học bài.
Toán luyện tập
I/ Mục tiêu:Biết tìm tỷ số phần trăm của một số và vận dụng trong giải toán.
- Bài tập cần làm BT1(a,b),BT2,BT3.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: Muốn tìm số phần trăm của một số ta làm thế nào?
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học
2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (77): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS cách làm.
-Cho HS làm vào nháp. 
-Mời 4 HS lên bảng chưa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (77): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn: Tìm 35% của 120 kg (là số gạo nếp). 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (77):
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu cách giải:
+Tính diện tích hình chữ nhật.
+Tính 20% của diện tích đó.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét.
*Kết quả:
48kg
56,4m2
*Bài giải:
 Số gạo nếp bán được là:
 120 x 35 : 100 = 42 (kg)
 Đáp số: 42 kg.
*Bài giải:
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là:
 18 x 15 = 270 (m2)
Diện tích để làm nhà là:
 270 x 20 : 100 = 54 (m2)
 Đáp số : 54 m2.
3-Củng cố, dặn dò: 
 -GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập.
Lịch sử Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới
I/ Mục tiêu: Biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh :
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi .
+ Nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực , thực phẩm để chuyển ra mặt trận .
+ Giáo dục được đẩy mạnh nhằm đào tạo các bộ phục vụ kháng chiến .
+ Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu được tổ chức vào tháng 5-1952 để đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Anh tư liệu về hậu phương ta sau chiến thắng Biên giới. Phiếu học tập cho HĐ 2.
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi của bài 15.
2-Bài mới:
2.1-Hoạt động 1( làm việc cả lớp )
-GV tóm lược tình hình địch sau thất bại trong chiến dịch Biên giới. Nêu nhiệm vụ học tập.
2.2-Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm và cả lớp)
GV chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm thảo luận 
một nhiệm vụ:
-Nhóm 1: Tìm hiểu về Đại hội đại biểu toàn quốc 
lần thứ 2 của Đảng:
+Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của 
Đảng diễn ra vào thời gian nào?
+Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của
Đảngđề ra nhiệm vụ gì cho CMVN? Điều
kiện hoàn thành nhiệm vụ ấylà gì?
-Nhóm 2: Tìm hiểu về Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc:
+Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc diễn ra trong bối cảnh nào?
+Việc tuyên dương những tập thể và cá nhân tiêu biểu trong Đại hội có tác dụng như thế nào đối với phong trào thi đua yêu nước phục vụ K/C?
+Lấy dẫn chứng về 1 trong 7 tấm gương anh hùng được bầu?
-Nhóm 3: Tinh thần thi đua kháng chiến của đồng bào ta được thể hiện qua các mặt:
+Kinh tế?
+Văn hoá, giáo dục?
+Nhận xét về tinh thần thi đua học tập và tăng gia sản xuất của hậu phương trong những năm sau chiến dịch Biên giới?
+Bước tiến mới của hậu phương có tác động như thế nào tới tiền tuyến?
-Mời đại diện các nhóm HS trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt ý đúng rồi ghi bảng.
1- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 
của Đảng:
-Diễn ra vào tháng 2- 1951.
-ĐH đã chỉ ra rằng: để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, phải phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua...
2- Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc:
-Diễn ra trong bối cảnh cả nước ra sức thi đua trên mọi lĩnh vực.
-Cổ vũ động viên rất lớn đối với phong trào thi đua yêu nước phục vụ kháng chiến.
-Thi đua SX lương thực, thực phẩm .
-Thi đua HT nghiên cứu khoa học.
2.3-Hoạt động 3 (làm việc cả lớp).
-GV kết luận về vai trò của của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống TDP.
-HS kể về một anh hùng được tuyên dương trong ĐH chiến sĩ thi đua và nêu cảm nghĩ.
3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài.
Buổi chiều
Chính tả (nghe viết) Người mẹ của 51 đứa con
 I/ Mục tiêu: Nghe viết đúng bài chính tả , trình bày đúng hình thức đoạn văn đoạn văn xuôi (BT1)
- Làm được bài tập2.
II/ Đồ dùng daỵ học:
-Một vài tờ phiếu khổ to viết mô hình cấu tạo vần ch HS làm bài tập 2.
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ.
HS làm bài 2 trong tiết Chính tả trước.
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS nghe – viết:
- GV Đọc bài viết.
+Mẹ Nguyễn Thị Phú có tấm lòng nhân hậu như thế nào?
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: 51, Lý Sơn, Quảng Ngãi, 35 năm, bươn chải,
- Em hãy nêu cách trình bày bài? 
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
- Nhận xét chung.
- HS theo dõi SGK.
-Mẹ đã cưu mang nuôi dưỡng 51 đứa trẻ mồ côi. 
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
 2.3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
*Bài tập 2 (166):
a) Mời một HS nêu yêu cầu.
-GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
-GV cho HS làm bài vào vở, một vài HS làm bài vào giấy khổ to.
-Mời những HS làm vào giấy khổ to lên dán trên bảng lớp và trình bày.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
b) Mời 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS trao đổi nhóm 4. 
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
-GV: Trong thơ lục bát, tiếng thứ sáu của dòng sáu bắt vần với tiếng thứ sáu của dòng 8.
-Cho 1-2 HS nhắc lại.
-HS làm bài vào vở.
-HS trình bày.
-HS nhận xét.
*Lời giải:
Tiếng xôi bắt vần với tiếng đôi.
3-Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
 	-Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
Toán: Luyện tập chung
I: Mục tiêu: Cũng cố cho học sinh các kiến thức đã học giải toán tìm tỷ số phần trăm.
Vận dụng làm một số bài tập có liên quan.
II: Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập về nhà của học sinh.
2.Bài mới: GTB
A. Cũng cố kiến thức: Gọi một số em nêu quy tắc tìm tỷ số phần trăm của một số.
B. Luyện tập:
Bài tập1: Một vườn cây ăn quả có 120 cây.Hãy tính nhẩm 5% , 10% , 20% , 25% số cây trong vườn?
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS tìm cách giải bài toán:
+Tính 1% của 1200 cây.
+Rồi tính nhẩm 5%, 10%,
+Khi tính 10% ta có thể tính : Vì 10% = 5% x 2 nên 10% của 1200 cây là: 60 x 2 = 120 (cây).
+Các phần khác làm tương tự.
-Cho HS tính nhẩm. 
-Chữa bài bằng cách cho HS chơi trò chơi đố bạn.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét, tuyên dương những người thắng cuộc.
*Kết quả:
 5%, 10%, 20%, 25% 1200 cây trong vườn lần lượt bằng: 60, 120, 240, 300 cây.
Bài tập2:Tính( theo mẫu):
M: 6% + 15% = 21% ; 60% : 5 = 12%
17% + 18,2% = ; 60,2% - 30,2% =..
18,1% x 5 = . ; 53% : 4 =.
+ HS làm bài vào vở, 2 em làm bài ở bảng GV nhận xét chữa bài.
Bài tập 3: Một người mua nước mắm hết 1600000đồng .Sau khi bán hết số lít nước mắm , người đó thu được 1720000đồng Hỏi :
a, Tiền bán bằng bao nhiêu phần trăm tiền vốn ?
b, Người đó lãI bao nhiêu phần trăm?
- GV nêu câu hỏi phân tích bài toán ,HS làm bài vào vở 1 em làm bài ở bảng Gv nhận xét chữa bài.
3: Cũng cố dặn dò: Các em về nhà xem lại bài chuẩn bị bài sau.
 Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2009
Toán Giải toán về tỉ số phần trăm (Tiếp theo)
I/ Mục tiêu:Biết cách tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó .
Vận dụng để giải một số bài toán dạng tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó .
Bài tập cần làm BT1, BT2 
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS làm vào bảng con: Tìm: 15% của 320 =?
2-Bài mới:
2.1-Kiến thức:
a) Ví dụ:
-GV nêu ví dụ, tóm tắt, rồi hướng dẫn HS:
+52,5% số HS toàn trường là 420 HS. 
+1% số HS toàn trường làHS?
+100% số HS toàn trường làHS?
-GV: Hai bước trên có thể viết gộp thành:
 420 : 52,5 x 100 = 800
Hoặc 420 x 100 : 52,5 = 800
b) Quy tắc: Muốn tìm một số biết 52,5% của số đó là 420 ta làm như thế nào?
c) Bài toán:
-GV nêu ví dụ và hướng dẫn HS giải.
-Cho HS tự làm ra nháp.
-Mời 1 HS lên bảng làm. Chữa bài.
-HS thực hiện cách tính:
1% số HS toàn trường là:
 800 : 100 = 8 (HS)
Số HS nữ hay 52,5% số HS toàn trường là:
 8 x 52,5 = 420 (HS)
-HS nêu quy tắc. Sau đó HS nối tiếp đọc quy tắc trong SGK.
*Bài giải:
Số ô tô nhà máy dự định sản xuất là:
 1590 x 100 : 120 = 1325 (ô tô)
 Đáp số: 13 ... ?
Dùng để hỏi .. Cuối câu có dấu hỏi.
Câu kể
Cô giáo phàn nàn với mẹ của một HS.
Dùng để kể Cuối câu có dấu chấm ; dấu 2 chấm
Câu cảm
Thế thì đáng buồn quá!
Câu bộc lộ CX, Có các từ quá, đâu và dấu !
Câu khiến
Em hãy cho biết đại từ là gì.
Câu nêu yêu cầu, đề nghị. Trong câu có từ hãy.
*Lời giải:
Ai làm gì?
-Cách đây không lâu,/ lãnh đạo hội đồng TP Nót-tinh-ghêm ở nước Anh// Đã QĐ phạt tiền các công chức nói hoặc viết không đúng chuẩn.
-Ông chủ tịch hội đông TP// tuyên bố sẽ không kí bất cứ văn bản nào có lỗi ngữ pháp và chính tả.
Ai thế nào?
-Theo QĐ này, mỗi lần mắc lỗi,// công chức//sẽ bị phạt một bảng.
-Số công chức trong TP// khá đông.
Ai là gì?
Đây// là một biện pháp mạnh nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh.
3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học.
	 -Dặn HS về ôn lại kĩ các kiến thức vừa ôn tập.
Toán luyện tập chung
I/ Mục tiêu: Giúp HS: Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giảI các bài toán có liên quan đến tỷ số phần trăm.
- Bài tập cần làm BT1(a) , BT2(a) , BT3.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: 
-Muốn tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào? 
-Muốn tìm số phần trăm của một số ta làm thế nào?
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (79): Tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS cách làm.
-Cho HS làm vào bảng con. 
-GV nhận xét.
*Bài tập 2 (79): Tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời một HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (79):
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-GV cho HS nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm của hai số và cách tìm một số % của một số.
-Mời 1 HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Kết quả:
5,16
*Bài giải:
(131,4 - 80,8) : 2,3 + 21,84 x 2
 = 50,6 : 2,3 + 43,8
 = 22 + 43,68
 = 65,68
*Bài giải:
a) Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là:
 15875 –15625 = 250 (người)
 Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là:
 250 : 15625 = 0,016 
 0,016 = 1,6%
b) Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là:
 15875 x 1,6 : 100 = 254 (người)
 Cuối năm 2002 số dân của phường đó là:
 15875 + 254 = 16129 (người)
 Đáp số: a) 1,6% ; b) 16129 người
3-Củng cố, dặn dò: 
 -GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập
Buổi chiều
Toán: Luyện tập chung
I: Mục tiêu: Cũng cố cho học sinh cách thực hiện các phép tính với các số thập phân.
-Vận dụng các kiến thức đã học giảI các bài toán có liên quan đến tỷ số phần trăm.
II: Các hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập về nhà của học sinh.
2.Bài mới: GTb
A, Luyện tập :
Bài tập 1:Tính
 a, 8,16 : ( 1,32 + 3,48 ) – 0,345 : 2 = ; b. ( 75,6- 21,7) : 4 + 22,82 x 2 =
- Học sinh làm bài vào vở nháp, 2 em làm bài ở bảng GV nhận xét chữa bài.
*Bài tập 2: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
- Một người bán hàng bị lỗ 70 000 đồng và số tiền đó bằng 7% số tiền vốn bỏ ra . để tính số tiền vốn của người đó ta cần tính:
a, 70000 : 7
b, 70000 x 7 : 10
c, 70000 x 1000 : 7
d, 70000 x 7
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở nháp một số em nêu kết quả bài tập, Gv nhận xét ghi bảng.
*Kết quả: Khoanh vào c.
Bài tâp 3: Cửa hàng bán 240 kg gạo , trong đó có 85% là gạo tẻ , còn lại là gạo nếp Hỏi cửa hàng đó bán được bao nhiêu kg gạo nếp?
-GV nêu câu hỏi phân tích bài toán. HS làm bài vào vở, 1 em giả ở bảng.
-GV cùng cả lớp nhận xét chữa bài.
3: Cũng cố dặn dò: Các em về nhà xem lại bài chuẩ bị bài sau. 
Luyện từ và câu: Luyện tập về câu
II: Mục tiêu:Cũng cố cho học sinh các kiến thức đã học về câu .
-Vận dụng các kiến thức đã học để làm tốt các bài tập có liên quan.
II: Các hoạt động dạy học:
1, Bài cũ : kiểm tra vở bài tập của học sinh.
2, Bài mới: GTb
A, Luyện tập:
Bài tập 1: Đọc đoạn trích sau :
Phùng Khắc Hoan là con người của xứ Đoài ( Làng Phù Xá,huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây bây giờ). Ông vốn thông minh từ nhỏ . Tài năng của ông phát lộ từ rất sớm . Trước khi mất , bà mẹ của Phùng Khắc Hoan trối trăng với chồng nên gửi con theo học với Nguyễn Bỉnh Khiêm.
a, Tìm trong đoạn trích trên :
- Một câu kể kiểu ai làm gì?
- Một câu kể kiểu Ai thế nào?
- Một câu kể kiểu Ai là gì?
b, Xác định thành phần của câu ( chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ)
+ HS làm bài vào vở, GV gọi một số em nêu kết quả bài tập , GV nhận xét bổ sung.
Bài tập 2: Đặt câu:
a, Đặt một câu có chủ ngữ là danh từ chỉ người .
b, Đặt một câu có chủ ngữ là danh từ chỉ loài vật.
- HS làm bài vào vở GV nhận xét chữa bài.
Bài tâp3: Trong những câu sau từ nào thuộc từ loại động từ:
+ Suốt cả buổi chiều,bạn Ngọc miệt mài làm bài tập.
+ Em đã được vào thăm lâng Bác Hồ.
+ Trên ngọn đồi , một ngôi trường mới đã mọc lên.
- HS làm bài vào vở nháp một số em lên bảng chữa bài Gv nhận xét bổ sung.
3: Cũng cố dặn dò :
Các em về nhà xem lại bài , chuẩn bị bài sau.
Kể chuyện Kể chuyện đã nghe đã đọc
I/ Mục tiêu: Chọn được câu chuyện nói về những người biết sống đẹp , biết mang lại niềm vui , hạnh phúc cho người khác và kể lại được rõ ràng , đủ ý , biết trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện .
 II/ Đồ dùng dạy học:
Một số truyện, sách, báo liên quan.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: 
	HS kể lại chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS kể chuyện:
a) Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề:
-Mời một HS đọc yêu cầu của đề.
-GV gạch chân những chữ quan trọng trong đề bài ( đã viết sẵn trên bảng lớp )
-Mời 2 HS đọc gợi ý 1, 2,3 trong SGK. 
-GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
-Cho HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện sẽ kể.
-Cho HS gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện.
b) HS thực hành kể truyện, trao đổi về nội dung câu truyện.
-Cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa chuyện .
-GV quan sát cách kể chuyện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em. GV nhắc HS chú ý kể tự nhiên, theo trình tự. Với những truyện dài, các em chỉ cần kể 1-2 đoạn.
-Cho HS thi kể chuyện trước lớp:
+Đại diện các nhóm lên thi kể.
+Mỗi HS thi kể xong đều trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa truyện.
-Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm, bình chọn: 
+Bạn tìm được chuyện hay nhất. 
+Bạn kể chuyện hay nhất.
+Bạn hiểu chuyện nhất.
-HS đọc đề.
Kể một câu truyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
-HS đọc.
-HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
-HS kể chuyện theo cặp. Trao đổi với với bạn về nhận vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
-HS thi kể chuyện trước lớp.
-Trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
3- Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét giờ học.
-Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện các em đã tập kể ở lớp cho người thân nghe.
 Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2009
Tập làm văn Trả bài văn tả người
I/ Mục tiêu:Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người ( bố cục , trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết , diễn đạt , trình bày )
- Nhận biết được lỗi trong bài vawnvaf viết lại được một đoạn văn cho đúng.
III/ Các hoạt động dạy-học:
1-Kiểm tra bài cũ:
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Nhận xét về kết quả làm bài của HS.
GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để:
a) Nêu nhậnn xét về kết quả làm bài:
-Những ưu điểm chính:
+Hầu hết các em đều xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố cục.
+Một số em diễn đạt tốt.
+Một số em chữ viết, cách trình bày đẹp.
-Những thiếu sót, hạn chế: dùng từ, đặt câu còn nhiều bạn hạn chế.
b) Thông báo điểm.
 2.3-Hướng dẫn HS chữa lỗi:
a) Hướng dẫn chữa lỗi chung:
-GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng
-Mời HS lên chữa, Cả lớp tự chữa trên nháp.
-HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng.
b) Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài:
-HS phát hiện thêm lỗi và sửa lỗi.
-Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi.
-GV theo dõi, Kiểm tra HS làm việc.
c) Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
+ GV đọc một số đoạn văn hay, bài văn hay.
+ Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
- Viết lại một đoạn văn trong bài làm:
+ Yêu cầu mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại.
+ Mời HS trình bày đoạn văn đã viết lại.
-HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân.
-HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng để nhận ra chỗ sai, nguyên nhân, chữa lại. 
-HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi.
-HS đổi bài soát lỗi.
-HS nghe.
-HS trao đổi, thảo luận.
-HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng.
-Một số HS trình bày.
3- Củng cố - dặn dò:
-GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết bài được điểm cao. Dặn HS về ôn tập.
Toán luyện tập chung
I/ Mục tiêu: Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỷ số phần trăm .
- Bài tập cần làm BT1, BT2, BT3.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: 
-Nêu cách chuyển hỗn số thành số thập phân?
-Nêu cách cộng, trừ hai số tỉ số phần trăm?
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (80): Viết các hỗn số sau thành số thập phân
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS cách làm.
-Cho HS làm vào bảng con. 
-GV nhận xét.
*Bài tập 2 (80): Tìm x
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Muốn tìm thừa số và số chia ta làm thế nào?
-Mời một HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (80):
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-GV cho HS nhắc lại cách cộng, trừ hai số tỉ số phần trăm.
-Mời 1 HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Kết quả:
 4,5 ; 3,8 ; 2,75 ; 1,48 
*VD về lời giải:
0,16 : x = 2 – 0,4
 0,16 : x = 1,6
 x = 0,16 : 1,6
 x = 0,1
(Kết quả phần a: x = 0,09)
*Bài giải:
C1: Hai ngày đầu máy bơm hút được là:
 35% + 40% = 75% (lượng nước trong hồ)
 Ngày thứ ba máy bơm hút được là:
 100% - 40% = 25% (lượng nước trong hồ)
 Đáp số: 25% lượng nước trong hồ.
C2: Sau ngày bơm đầu tiên lượng nước trong hồ còn lại là:
 100% - 35% = 65% (lượng nước trong hồ)
 Ngày thứ ba máy bơm hút được là:
 65% - 40% = 25% (lượng nước trong hồ)
Đáp số: 25% lượng nước trong hồ.
3-Củng cố, dặn dò: 
 -GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • dochuong tuan 17-09-10.doc