Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 (buổi chiều) - Tuần 6

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 (buổi chiều) - Tuần 6

ĐẠO ĐỨC

 CÓ CHÍ THÌ NÊN (T2)

I/ Mục tiêu:

 Học song bài này, HS biết:

- Trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nhưng nếu có ý trí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ có thể vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.

- Xác định được những thuận lợi , khó khăn của mình; biết đề ra kế hoạch để vượt qua khó khăn của bản thân .

II.Chuẩn bị:

 -Thẻ màu

III/ Hoạt động dạy học:

A.ổn định tổ chức:

B.Kiểm tra bài cũ.

- Cho HS đọc phần ghi nhớ.

 

doc 25 trang Người đăng hang30 Lượt xem 665Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 (buổi chiều) - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 6
Chiều
Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2009
Tiết 6: đạo đức
 Có chí thì nên (T2)
I/ Mục tiêu:
 Học song bài này, HS biết:
Trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nhưng nếu có ý trí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ có thể vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.
Xác định được những thuận lợi , khó khăn của mình; biết đề ra kế hoạch để vượt qua khó khăn của bản thân . 
II.Chuẩn bị:
	-Thẻ màu
III/ Hoạt động dạy học:
A.ổn định tổ chức:
B.Kiểm tra bài cũ.
- Cho HS đọc phần ghi nhớ.
	C. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.HD thực hành:
Hoạt động 1:
 * Cách tiến hành.
-GV chia lớp thành nhóm 5.
-Cho HS thảo luận nhóm về những tấm gương đã sưu tầm được.
- Mời đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- GV ghi tóm tắt lên bảng.
- Trong lớp mình, trường mình có những bạn nào có hoàn cảnh khó khăn mà em biết.
- Cho HS xây dựng kế hoạch giúp đỡ bạn vượt khó.
- GV tuyên dương những nhóm làm việc hiệu quả.
-HS thảo luận theo nhóm 6.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
-HS suy nghĩ và trả lời
-HS cùng nhau xây dựng kế hoạch.
 Hoạt động 2: Tự liên hệ ( bài tập 4, SGK).
* Mục tiêu:
 HS biết cách liên hệ bản thân, nêu được những khó khăn trong cuộc sống, trong học tập và đề ra được cách vượt khó khăn.
* Cách tiến hành.
+Cho HS tự phân tích những khó khăn của bản thân theo mẫu sau:
 STT
 Khó khăn 
 Những biện pháp khắc phục 
 1
 2
 3
 + HS trao đổi những khó khăn của mình với nhóm.
+ Mỗi nhóm chọn 1-2 bạn có nhiều khó khăn hơn trình bày trước lớp.
+ Cả lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ những bạn có nhiều khó khăn ở trong lớp.
+ GV kết luận 
IV.Củng cố-dăn dò: 
GV nhận xét giờ học.
 Nhắc HS thực hiện kế hoạch giúp đỡ các bạn khó khăn.
Tiết 26 tiếng việt ( đọc)
ôn đọc:Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai
I-Mục tiêu:
	-Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài
	-Đọc đúng các tiếng từ dễ lẫn trong bài.biết ngắt giọng đúng để đọc diễn cảm được bài
	-Hiểu nội dung bài:Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc,Ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi
II-Chuẩn bị:
III-Các hoạt động day học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-ổn định lớp:
-HS hát
2-Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 3 HS lên bảng đọc diễn cảm bài 
-3 em đọc
-GV cùng HS nhận xét cho điểm
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài:
b-Luyện đọc:
-GV Gọi 1 em đọc bài
-1 em đọc to lớp đọc thầm
-Gọi đọc nối tiếp lần 1 kết hợp sửa lỗi phát âm của HS
-3 em đọc
-Gọi đọc lần 2 kết hợp giải nghĩa từ 
-3 em đọc
-Cho HS luyện đọc theo cặp
-Cặp đôi luyện đọc
-Gọi 1 HS đọc bài
-1 em đọc to,lớp đọc thầm
c-Tìm hểu bài:
-Em thích đoạn nào trong bài? vì sao?
-HS trả lời nối tiếp
?Nội dung bài nói lên điều gì?
-Bài ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen nam Phi chống lại chế độ phân biệt chủng tộc.
-GV kết luận
-HS nhắc lại ý nghĩa của bài
d-Luyện đọc diễn cảm:
-Yêu cầu HS nêu cách đọc đoạn mình thích
-1 em nêu,lớp bổ sung
-Cho luyện đọc theo nhóm
-Nhóm đôi luyện đọc
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
-3 nhóm thi đọc
-GV cùng HS nhận xét,cho điểm
4-Củng cố-dặn dò:
-Tóm tắt nội dung bài.
-Nhận xét giờ học.
-Dặn HS về nhà học bài.
Tiết 21: toán
Luyện tập về đề-ca-mét vuông,hec-tô-met vuông,mi-li-mét vuông, bảng đơn vị đo diện tích
I-Mục tiêu:
	-Giúp HS củng cố về các đơn vị đo diện tích
	-Củng cố kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo diện tích và giải các bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích
	-Có ý thức trong giờ học
II-Chuẩn bị:
	-Bảng phụ
III-Các hoạt động day học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-ổn định lớp
-HS hát
2-Kiểm tra: 
-Gọi HS đọc lại bảng đơn vị đo diện tích.
- 2 em
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài:
b-Hướng dẫn ôn tập:
Bài 1:Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là mét vuông:
-1 em đọc yêu cầu
-GV hướng dẫn HS cách đổi
3m265dm2 = 3m2 + m2 = 3 m2
6m258dm2 =.....
19m27dm2 = ....
-2 em lên bảng,lớp làm nháp
-Lớp nhận xét.
-Đáp án:
=6m2 + m2 = 6 m2 
=19m2 + m2 = 3 m2 
Bài 2: > < =
71dam225m2 .... 7125m2
 12km25hm2 .... 125hm2
 801cm2 .... 8dm2 10mm2
 58m2 .... 580dm2
-1 em đọc yêu cầu
-2 em lên bảng, lớp làm vở
-Lớp nhận xét
-Đáp án:
= ; > ; > ; >
-GV chữa bài,cho điểm
Bài 3:Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: 1m225cm2 = .... cm2
A.125 B.1025 C.12 500 D.10 025
1 em đọc yêu cầu.
- 1em lên bảng, lớp làm nháp.
-Lớp nhận xét.
Đáp án: D. 10 025
-GV chấm,chữa bài
Bài 4: Để lát sàn một căn phòng, người ta đã dùng vừa hết 200 mảnh gỗ hình chữ nhật có chiều dài 80cm, chiều rộng 20 cm. Hỏi căn phòng đó có diện tích bằng bao nhiêu mét vuông.
-1em lên bảng làm bài, lớp làm vở.
-Lớp nhận xét.
Giải
Diện tích một mảnh gỗ là:
80 x 20 = 1600(cm2)
Diện tích của căn phòng là:
1600 x 200 = 320 000(cm2)
320 000cm2 = 32m2
Đáp số 32m2
GV cùng HS nhận xét kết luận
IV-Tổng kết dặn dò:
-GV nhận xét tiết học
-Dặn HS về nhà làm BT ở vở bài tập
Sáng Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2009
Tiết 27: toán
 héc ta
I-Mục tiêu:
	-Giúp HS biết tên gọi,kí hiệu,độ lớn của đơn vị đo diện tích héc ta.Mối quan hệ giữa héc ta và mét vuông
	-Chuyển đổi các số đo diện tích trong quan hệ với héc ta,vận dụng để giải các bài toán có liên quan 
	-HS có ý thức trong giờ học
II-Chuẩn bị:
	-Bảng phụ
III-Các hoạt động day học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-ổn định lớp
-HS hát
2-Kiểm tra: -Gọi 2 HS lên bảng làm BT 3,chấm vở vài em
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài:
b-Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc ta:
-GV giới thiệu cho HS biết:Thông thường để đo diện tích của một thửa ruộng,một khu rừng,ao,hồ người ta thường dùng đơn vị đo là héc ta
-Một héc ta bằng một héc tô mét vuông và kí hiệu là: ha
-HS nghe và viết:
1ha = 1 hm2
GV hỏi: 1hm2 = ..m2
1hm2 = 10 000m2
Vậy : 1ha = .m2
1ha = 10 000m2
c-luyện tập:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu
-1 em đọc
-Yêu cầu HS tự làm bài
-4 HS lên bảng làm 4 cột,lớp nháp
-GV di giúp HS yếu
-GV cùng HS chữa bài.Yêu cầu HS giải thích cách làm
4ha = . m2
Vì 4ha = 4hm2, mà 4hm2 = 40 000m2
Nên 4ha = 40 000m2
km2 = ha
Vì 1km2 = 100ha
 nên km2 = 100ha x = 75ha
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu BT
-1 em đọc
-GV gợi ý cho HS làm vở 
22 200ha = 222km2
Vậy diện tích rừng Cúc Phương là 222km2
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu BT
-1 em đọc
-GV làm mẫu 1 phần
a,85km2 < 850ha
Ta có 85 km2 = 8500ha 
Vậy điền S vào ô trống
-HS tự làm các phần còn lại
-GV cùng HS nhận xét,chữa bài
Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu BT
-1 em đọc
Gợi ý để HS giải bài
1 em lên bảng,lớp làm vở
Bài giải
12ha = 120 000m2
Toà nhà chính của trường có diện tích là:
120 000 x = 3000(m2)
 Đáp số: 3000(m2)
-GV cùng HS nhận xét,cho điểm
IV-Tổng kết dặn dò:
-GV nhận xét giờ học
-Dặn HS về làm BT và chuẩn bị bài sau
Tiết 11 luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: hữu nghị-hợp tác
I-Mục tiêu:
	-Giúp HS mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về tình hữu nghị-hợp tác
	-Hiểu nghĩa các thành ngữ nói về tình hữu nghị-hợp tác
	-Sử dụng các từ,thành ngữ nói về tình hữu nghị-hợp tác để đặt câu
II-Chuẩn bị:
	-Bảng phụ
	-Từ điển tiếng việt tiểu học 
III-Các hoạt động day học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-ổn định lớp:
-HS hát
2-Kiểm tra bài cũ
-GV gọi HS lên bảng đặt 3 câu với một số từ đồng âm 
-3 em
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài:
b-Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
-1 em đọc
-Tổ chức cho HS làm bài trong nhóm theo hướng dẫn
-lớp chia 4 nhóm thảo luận trả lời
a,Hữu có nghĩa là “bạn bè”: hữu nghị,chiến hữu,thân hữu,hữu hảo,bằng hữu,bạn hữu
b,Hữu có nghĩa là: hữu ích,hữu hiệu,hữu tình,hữu dụng
-GV cùng HS nhận xét cho điểm
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu
-1em đọc
-Cho HS thảo luận nhóm đôi
-HS thảo luận nhóm
-Đại diện nhóm trình bày kết quả
a,Hợp có nghĩa là “gộp lại”: hợp tác,hợp chất,hợp lực
b,Hợp có nghĩa là: “ đúng với yêu cầu,đòi hỏinào đó”: Hợp tình,phù hợp,hợp thời,hợp lệ,hợp lí
-GV yêu cầu HS mở từ điển giải nghĩa các từ đó
-GV nhận xét,bổ sung
Bài 3:Gọi HS đọc yêu cầu BT
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau đặt câu
-HS đặt câu nối tiếp trước lớp,HS khác nhận xét
-GV cùng HS khác nhận xét,bổ sung
IV-Củng cố,dặn dò:
-GV tóm tắt nội dung bài
-Vài em nhắc lại
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS chuẩn bị bài giờ sau
________________________________________________________
Tiết 11 tập làm văn
Luyện tập làm đơn
I-Mục tiêu:
	-Giúp học sinh cách thức trình bày một lá đơn
	-Biết cách viết một lá đơn có nội dung theo đúng yêu cầu
ẩuTình bày đúng hình thức một lá đơn,có nội dung,câu văn ngắn gọn,rõ ý,thể hiện được nguyện vọng chính đáng của bản thân.
II-Chuẩn bị:
	-Bảng phụ viết sẵn quy định trình bày đơn
III-Các hoạt động day học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-ổn định lớp:
-HS hát
2-Kiểm tra bài cũ:
-Thu chấm vở của 3 HS phải viết kại bài văn tả cảnh
-GV nhận xét cho điểm
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài:
b-Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
-1 em đọc
-Yêu cầu học sinh đọc bài văn “Thần chết mang tên 7 sắc cầu vồng”
-2 em đọc
-Gọi HS trình bày ý chính của từng đoạn
-HS trình bày nối tiếp
-Đoạn 1:Những chất đọc Mĩ đã rải xuống Miền Nam
-Đoạn2: Bom đạn và thuốc diệt cỏ đã tàn phá môi trường
-Đoạn3:Hởu quả mà chất độc màu da cam gây ra cho con người
?-Chất độc màu da cam gây ra hậu quả gì?
-Đã phá huỷ hơn 2 triệu ha rừng,làm xói mòn và khô cằn đất,diệt chủng nhiều loại muông thú,gây ra những bệnh nguy hiểm cho người nhiễm độc và con cái của họ như ung thư,nứt cột sống,thần kinh,tiểu đường,sinh quái thai,dị tật bẩm sinhHiện nay cả nước ta có khoảng 
70 000 người lớn và khoảng từ 200 000 đến 300 000 trẻ em là nạn nhân chất độc màu da cam
?Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam?
-Chúng ta cần động viên thăm hỏi,giúp đỡ về vật chất,sáng tác thơ,chuyện,vẽ tranh để động viên họ
?ở địa phương em có những người bị nhiễm chất độc da cam không?em thấy cuộc sống của họ ra sao?
?Em đã từng biết hoặc tham gia những phong trào nào để giúp đỡ hay ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam?
-GV cùng hs khác nhận xét
Bài 2:Gọi HS đọc yêu cầu
-1 em đọc to,lớp đọc thầm
-GV nêu câu hỏi giúp HS tìm hiểu bài
-HS trả lời nối tiếp
?Hãy đọc tên đơn em sẽ viết
-VD: Đơn xin ra nhập đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam
?Mục Nơi nhận em viết những gì?
-VD: Kính gửi:Ban chấp hành hội chữ thập đỏ trường tiểu học Bảo Hưng
?Phần lí do viết đơn em viết những gì?
-HS nêu những gì mình định viết
GV nghe,sửa chữa,bổ sung
-Yêu cầ ... 1 em đọc yêu cầu.
-2 em lên bảng, lớp làm vở nháp.
- Lớp nhận xét.
-GV cùng HS chữa bài.Kết luận
Bài 2: Chuyển phân số sau thành phân số thập phân có mẫu số là 100:
= .... ;= .... ;= .... ; = .... 
-1 em đọc yêu cầu.
-1 em lên bảng, lớp làm vở nháp.
- Lớp nhận xét.
-GV cùng HS chữa bài.Kết luận
Bài 3: Một lớp học có 30 học sinh, trong đó có số học sinh thích học toán, số học sinh thích học vẽ.Hỏi lớp học đó có bao nhiêu học sinh thích học toán?BAo nhiêu học sinh thích học vẽ? 
-1 em đọc yêu cầu.
-1 em lên bảng, lớp làm vở nháp.
- Lớp nhận xét.
Giải: Số học sinh thích học toán là:
30 x = 27 (học sinh)
Số học sinh thích học vẽ là:
30 x = 24 (Học sinh)
Đáp số: 27 Học sinh
 24 Học sinh
-GV cùng HS nhận xét,chữa bài
IV-Tổng kết dặn dò:
-GV nhận xét giờ học
-Dặn HS về làm BT và chuẩn bị bài sau
sáng Thứ sáu ngày 18 tháng 9 năm 2009
Tiết30 toán
Luyện tập chung
I-Mục tiêu:
-Giúp HS củng cố về so sánh và sắp thứ tự các phân số.Tính giá trị của biểu thức có phân số	
-Củng cố về giải bài toán có liên quan đến diện tích hình
	-Giải bài toán về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó
II-Chẩn bị:
	-Bảng phụ 
III-Các hoạt động day học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-ổn định lớp:
-HS hát
2-Kiểm tra:
-Gọi 2 HS lên bảng làm BT 3,chấm vở vài em
-2 em lên bảng
-Nhận xét bài trên bảng,cho điểm
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài:
b-Hướng dẫn luyện tập:
Bài1:Gọi 1 em nêu yêu cầu
-1 em nêu
?Để sắp xếp được các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn,trước hết chúng ta phải làm gì?
-Ta phải so sánh các phân số với nhau
?Em hãy nêu các cách so sánh các phân số có cùng mẫu số và phân số khác mẫu số?
-2 em nêu
-Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa
-2 em lên bảng,lớp làm vở nháp
a,
b,Quy đồng MS các phân số ta có:
Vì nên 
-GV cùng HS nhận xét,chữa bài
Bài2:Gọi 1 em nêu yêu cầu
-1 em nêu
-?Em hãy nêu cách thực hiện các phép tính cộng,trừ,nhân,chia với phân số?
-4 em nêu
?Hãy nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức?
-1 em nêu
-Cho HS tự làm bài rồi chữa
-4em lên bảng,lớp làm vở
a,
b,
c,
d, 
Bài3:Gọi HS nêu yêu cầu BT
-1 em nêu
-Yêu cầu HS tự làm
-1 em lên bảng,lớp làm vở
Bài giải:
5ha = 50 000m2
Diện tích của hồ nước là:
50 000 : 10 3 = 15 000 (m2)
 Đáp số: 15 000 (m2)
Bài3:Gọi HS nêu yêu cầu BT
-1 em nêu
-Gợi ý cho HS tóm tắt và tự làm
-1 em lên bảng,lớp làm vở
Tuổi bố:
Bài giải
Tuổi con:
Theo sơ đồ,hiệu số phần bằng nhau là:
4 – 1 = 3(phần)
Tuổi con là:
30 : 3 10 (tuổi)
Tuổi bố là:
10 + 30 = 40 (tuổi)
 Đáp số: 40 tuổi
4-Củng cố dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS làm BT về nhà và chuẩn bị bài giờ sau
________________________________________________________
Tiết 12 khoa học
Phòng bệnh sốt rét
I-Mục tiêu: Sau bài học HS có khả năng:
	-HS nêu được dấu hiệu và tác hại của bệnh sốt rét
	-Nêu được tác nhân gây bệnh,đường lây chuyền và cách phòng bênh sốt rét
	-Có ý thức bảo vệ mình và những người trong gia đình phòng bệnh sốt rét.tuyên truyền,vận động mọi người cùng thực hiện ngăn chặn và tiêu diệt muỗi để phòng tránh sốt rét
II-Chuẩn bị:
	-Bảng phụ
III-Các hoạt động day học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-ổn định lớp:
-HS hát
2-Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi
?Khi mua thuốc chúng ta cần chú ý điều gì?
-HS trả lời
?Để cung cấp vi ta min cho cơ thể chúng ta cần làm gì?
-GV cùng HS nhận xét,cho điểm
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài: 
b-Hoạt động 1:Một số kiến thức cơ bản về bệnh sốt rét
-Mục tiêu:HS biết được một số kiến thức cơ bản về bệnh sốt rét.từ đó biết cách phòng tránh
-Tiến hành:
-Cho HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi
-HS thảo luận nhóm dựa vào hiểu biết của bản thân và nội dung SGK để trả lời câu hỏi-Đại diện trình bày
?Nêu các dấu hiệu của bệnh sốt rét? Khi mắc bệnh sốt rét người bị bệnh biểu hiện như thế nào?
-Cứ 2,3 ngày lại sốt một cơn.lúc đầu thấy rét run,đắp nhiều chăn vẫn thấy rét.Sau đó là sốt cao kéo dài àng giờ,cuối cùng là toát mồ hôi và hạ sốt
?Tác nhân gây bện sốt rét là gì?
-Đó là 1 loại kí sinh trùng sống trong máu người bệnh
?Bệnh sốt rét có thẻ lây từ người bệnh sang người lành bằng đường nào?
-Muỗi A-nô-phen là thủ phạm làm lây lan bệnh sốt rét
?Bệnh sốt rét nghuy hiểm như thế nào?
-Bệnh gây thiếu máu,Người mắc bệnh nặng có thể tử vong vì hồng cầu bị phá huỷ hàng loạt sau mỗi cơn sốt rét
Hoạt động2:Cách đề phòng bệnh sốt rét
-Mục tiêu: HS biết thực hiện đề phòng bệnh sốt rét
-Tiến hành:
-Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
-HS thảo luận -Đại diện trình bày
-Mọi người trong hình đang làm gì làm như vậy có tác dụng gì?
-HS trả lời nối tiếp
?Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh sốt rét cho mình và cho người thân cũng như mội người xung quanh?
-Mắc màn khi đi ngủ.Phun thuốc diệt muỗi.Phát quang bụi rậm,khơi thông cống rãnh.Chôn kín rác thải.Dọn sạch những nơi có nước đọng,vũng lầy.Thả cá cờ vào chum vại,bể nước.Mặc quần áo dài tay vào buổi tối.Uống thuốc phòng bệnh.
?Nêu những đặc điểm của muỗi A-nô-phen?
-Muỗi A-nô-phen to,vòi dài,chân dài,khi đốt đầu trúc suống và bụng chổng ngược lên.
?muỗi A-nô-phen sống ở đâu?
- Muỗi A-nô-phen sống ở nơi tối tăm,ẩm thấp,bụi rậm.Muỗi A-nô-phen thường đẻ trứng ở cống rãnh,những nơi nước đọng,ao tù hay ngay trong mảnh bát,chum vại,có chứa nước.
?Vì sao chúng ta phải diệt muỗi?
-Muỗi là con vật trung gian truyền bệnh sốt rét.Nó hút máu có kí sinh trùng sốt rét của người bệnh truyền sang cho người lành.muỗi sinh sản rất nhanh
-Gọi HS nêu ghi nhớ của bài
-vài em nêu
4-Củng cố dặn dò:
-Gv tóm tắt nội dung bài
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS chuẩn bị bài giờ sau
_______________________________________________________
Tiết 6 kể chuyện
Kể chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia
I-Mục tiêu:
	-Giúp HS chọn được câu chuyện có nội dung kể về việc làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước,Hoặc nói về một nước mà em biết qua phim ảnh,truyền hình
	-Hiểu nội dung của chuyện các bạn kể.Biết sắp xếp câu chuyện theo một trình tự hợp lí
	-Rèn thói quen ham đọc sách
II-Chuẩn bị:
	-Bảng phụ viết sẵn gợi ý
III-Các hoạt động day học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-ổn định lớp:
-HS hát
2-Kiểm tra bài cũ:2 em
-Gọi 2 em lên bảng kể lại chuyện đã nghe hoặc đã đọc kể về hoà bình
-2 em 
-GV cùng HS nhận xét cho điểm
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài:
b-Hướng dẫn kể chuyện:
*Tìm hiểu đề
-Gọi HS đọc đề bài
-1 em đọc đề
?Theo em thế nào là một việc làm thể hiện tình hữu nghị?
-Cử chuyên gia sang giúp nước bạn,viện trợ lương thực,quyên góp ủng hộ khi nước bạn gặp khó khăn
?Nhân vật chính trong câu chuyện em kể là ai?
-Là những người sống quanh em,em nghe đài,xem ti vi,đọc sách báo hoặc chính là em
-Gọi HS đọc gợi ý trong SGK
-Cho vài HS giới thiệu câu chuyện mình định kể
-3-5 em
d-Kể chuyện trong nhóm:
-GV cho HS kể và đi giúp đỡ từng nhóm
-HS trong nhóm kể ,nhận xét bổ sung cho nhau .Nêu câu hỏi trao đổi nội dung chuyện
e-Thi kể trước lớp và trao đổi nội dung chuyện:
-Gọi HS thi kể 
3-5 em 
-Em khác đặt câu hỏi trao đổi nội dung và ý nghĩa chuyện
-GV nhận xét cho điểm
4-Củng cố,dặn dò:
-GV nêu lại nội dung của bài
-Vài em nêu lại
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS chuẩn bị bài giờ sau
____________________________________________________________________
chiều Thứ sáu ngày 18 tháng 9 năm 2009
Tiếng việt(TLV)
Tiết 30 Ôn: luyện tập tả cảnh
I-Mục tiêu:
	-Giúp HS biết quan sát cảnh sông nước thông qua phân tích một số đoạn văn
	-Lập được dàn ý cho bài văn miêu tả cảnh sông nước
	-HS có ý thức trong giờ học
	II-Chuẩn bị:
	-Bảng phụ 
III-Các hoạt động day học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-ổn định lớp:
-HS hát
2-Kiểm tra bài cũ: 
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài:
b-Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:Gọi 1 em đọc đề bài:
Dựa vào nội dung của đoạn thơ, em hãy tưởng tượng và tả lại vẻ đẹp của dòng sông vào một thời điểm nào đó trong ngày.
-1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm
Dòng sông mặc áo
 Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
 Trưa về trời rộng bao la
Ao xanh sông mặc như là mới may
 Chiều trôi thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
 Rèm thêu trước ngực vầng trăng
Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên
 Khuya rồi sông mặc áo đen
Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ...
 Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
 Ngước lên bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi đã nở nhoà áo ai...
 Nguyễn Trọng Tạo
-Cho HS thảo luận nhóm 4 yêu cầu các nhóm đọc đoạn thơ thảo luận trả lời các câu hỏi sau.
-Các nhóm thảo luận ,đại diện trình bày
?Nhà văn Nguyễn Trọng Tạo đã miêu tả cảnh sông vào những thời gian nào?
-Từ trưa hôm nay đến sáng ngày mai
?Đoạn thơ tả đặc điểm gì của sông?
-Sự thay đổi màu sắc theo sắc màu của trời mây, cảnh vật 
?Tác giả sử dụng những màu sắc nào khi miêu tả?
-Hồng, xanh, vàng, tím, đen...
-Khi quan sát sông tác giả đã có liên tưởng thú vị như thế nào?
-Liên tưởng đến sự thay đổi màu sắc của sông theo cảnh vật.nhưng lại được liên tưởng sông như một con người được thay mặc những chiếc áo sặc sỡ theo từng thời điểm trong ngày...
-Theo em liên tưởng có nghĩa là gì?
-Là từ hình ảnh này nghĩ đến hình ảnh khác
?Việc tác giả sử dụng nghệ thuật liên tưởng có tác dụng gì?
-Làm cho người đọc hình dung được con sông,làm cho nó sinh động hơn
-Yêu cầu HS làm bài vào vở.
-Gọi vài em trình bày
-3 đến 5 em
-GV cùng HS khác nhận xét,bổ sung
-GV cùng HS nhận xét,cho điểm
4-Củng cố,dặn dò:
GV tóm tắt nội dung bài
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS về chuẩn bị bài giờ sau
giáo dục tập thể
SINH HOạT LớP
I/ Mục tiêu:
Nhận xét tuần học 6
Đề ra phương hường hoạt động tuần 7
Rèn luyên thói quen nề nếp kỉ luật nghiêm cho học sinh.
Giáo dục học sinh theo chủ điểm của tháng, tuần
II/ Cách tiến hành:
1/ ổn định:
2/ Tổng kết thi đua tuần 6
Các tổ báo cáo các hoạt động thi đua của tổ trong tuần
Lớp trưởng nhận xét chung.
Giáo viên tổng kết
Ưu điểm:
Duy trì nề nếp tốt.
Đi học đúng giờ và chuyên cần.
Tham gia tốt các phong trào của lớp.
Tồn tại:
Một số học sinh chữ viết còn xấu.
Một vài học sinh trong lớp còn nói chuyện.
Một số học sinh chưa chuẩn bị bài vở tốt ở nhà.
Tuyên dương phê bình:
.
3/ Phương hướng tuần 7:
Tiếp tục củng cố nề nếp: Truy bài, Thể dục giữa giờ.
Phát động học sinh tham gia dự thi giải toán qua mạng internet.
Nhắc nhở học sinh ăn uống, ngủ đúng giờ.
4/ Dặn dò:
Khắc phục tồn tại
Thực hiện tốt phương hướng tuần sau

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6.doc