TUẦN 6
Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2012
Tiết 1 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
I. Mục tiêu:
- Đánh giá hoạt động tuần qua, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
II. Các hoạt động dạy học :
HĐ1: Đánh giá hoạt động tuần qua.
- Các tổ trưởng đánh giá ý thức học tập, lao động của từng thành viên trong tổ.
- Tổ trưởng nhận xét, tổng kết điểm thi đua của các tổ.
- GV nhận xét ưu điểm, khuyết điểm chung của cả lớp trong tuần qua về: + Ý thức học tập, lao động.
+ Việc thực hiện nề nếp, quy định chung của trường, lớp.
+ Tuyên dương những tổ, cá nhân có ý thức kỉ luật tốt.
HĐ2: Phương hướng tuần tới
- Tiếp tục duy trì nề nếp học tập, ra vào lớp.
- Khắc phục những tồn tại trong tuần qua.
- Chăm sóc tốt bồn hoa do lớp phụ trách.
TUẦN 6 Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2012 Tiết 1 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ I. Mục tiêu: - Đánh giá hoạt động tuần qua, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới. II. Các hoạt động dạy học : HĐ1: Đánh giá hoạt động tuần qua. - Các tổ trưởng đánh giá ý thức học tập, lao động của từng thành viên trong tổ. - Tổ trưởng nhận xét, tổng kết điểm thi đua của các tổ. - GV nhận xét ưu điểm, khuyết điểm chung của cả lớp trong tuần qua về: + Ý thức học tập, lao động... + Việc thực hiện nề nếp, quy định chung của trường, lớp... + Tuyên dương những tổ, cá nhân có ý thức kỉ luật tốt... HĐ2: Phương hướng tuần tới - Tiếp tục duy trì nề nếp học tập, ra vào lớp... - Khắc phục những tồn tại trong tuần qua. - Chăm sóc tốt bồn hoa do lớp phụ trách. ______________________________ Tiết 2 TOÁN T 26: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố về mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích. - Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán có liên quan. II. Các hoạt động dạy học. HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3’ - 5’) - Bảng con: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 720dm2 = m2 dm2 12dam2 12m2 = m2 HĐ2: Luyện tập - Thực hành ( 30’ - 32’ ) a) Nháp: * Bài 1/ 28 ( 8 - 10’) - KT: Viết các số đo có 2 đơn vị đo thành số đo có 1 đơn vị đo. - Chốt: Khi viết các số đo trên em cần lưu ý gì ? - DKSL: HS còn lúng túng khi chuyển đổi do quên MQH giữa các đơn vị đo. * Bài 2/ 28 ( 3 - 5’) - KT: Đổi đơn vị đo diện tích. - Chốt: Vì sao đáp án B là đúng? c) Vở: * Bài 3/ 28 ( 8’) - KT: Điền dấu có liên quan đổi đơn vị đo diện tích. - Chốt: Muốn điền đúng dấu > , < , = em đã làm thế nào? * Bài 4/ 28 ( 10’) - KT: Giải toán có liên quan đến đơn vị đo diện tích. - Chốt: Muốn tính diện tích hình vuông ta làm thế nào? HĐ3: Củng cố ( 2’ - 3’) - Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liền kề? Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ...................................................................................................................................................................................................................................................................... _______________________________ Tiết 3 TIẾNG ANH GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY ______________________________ Tiết 4 TẬP ĐỌC SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A- PÁC- THAI I. Mục đích- yêu cầu: 1. Đọc: - Đọc đúng: a- pác- thai, trồng trọt, sắc lệnh Nen- xơn, Man- đe- la. - Đọc trôi chảy đợc toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những số liệu, thông tin về chính sách đối sử bất công với ngời da đen, thể hiện sự bất bình với chế độ a- pác- thai. - Đọc diễn cảm toàn bài. 2. Hiểu: - TN: chế độ phân biệt chủng tộc, công lí, sắc lệnh, tổng tuyển cử, đa sắc tộc. - ND: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi. II. Đồ dùng: - Tranh minh họa SGK III. Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 2-3 phút) - 2 H đọc thuộc lòng 1 đoạn trong bài thơ “ Ê- mi- li, con” - Vì sao chú Mo- ri- xon lên án cuộc chiến tranh xâm lợc của chính quyền Mĩ? - Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo- ri- xon? 2. Hoạt động 2: Dạy bài mới a) Giới thiệu bài(1 - 2’) - H hát bài hát “ Thiếu nhi thế giới liên hoan” - G: xoá bỏ nạn phân biệt chủng tộc để xây dựng 1 xã hội bình đẳng bác ái tạo nên 1 thế giới hoà bình không có chiến tranh ... các em cùng đọc bài “ Sự sụp đổ của chế độ a- pác- thai để thấy đợc tại sao phải chống chế độ phân biệt chủng tộc. b) Luyện đọc đúng: ( 10- 12’) - Gọi 1 H đọc bài, cả lớp đọc thầm chia đoạn - Bài chia làm mấy đoạn? + Đ1: từ đầu đến a- pác- thai + Đ2: ở nớc này ... dân chủ nào. + Đ3: Phần còn lại. - H đọc nối đoạn. - Luyện đọc đoạn. * Đoạn 1:- Đọc đúng: a- pác- thai - Chế đọc phân biệt chủng tộc là gì? - H đọc chú giải SGK + HD: Đọc to rõ ràng rành mạch, tốc độ khá nhanh - Đọc đoạn 1 theo dãy * Đoạn 2:- Đọc đúng các số liệu,phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu “ l”, “ n”. - Luyện đọc đoạn 2 theo dãy. * Đoạn 3:+ Đọc đúng: Nen - xơn. Man - đê - la. - Câu dài: “ Cuộc đấu tranh của họ / ủng hộ/ công lí/ thế giới. - Giải nghĩa: sắc lệnh, tổng tuyển cử, đa sắc tộc - H đọc theo dãy - H đọc nhóm đôi - HD đọc toàn bài: đọc thông báo rõ ràng, rành mạch, tốc độ nhanh. - 1 -2 H đọc - Đọc mẫu c. Hướng dẫn tìm hiểu bài (10-12’) - Yêu cầu H đọc thầm đoạn 1: Em biết gì về đất nước Nam Phi? - Dưới chế độ a – pác – thai, người dân bị đối sử như thế nào? - Giảng: Chế độ a – phác – thai đã đa ra một luật vô cùng bất công và tàn ác đối với ngời da đen. Họ bị mất hết quyền sống, quyền tự do dân chủ - Người dân Nam Phi đã làm gì để chống lại chế độ phân biệt chủng tộc? - Theo em tại sao cuộc đấu tranh chống chế độ a- pác –thai đợc mọi người trên thế giới ủng hộ? - Hãy giới thiệu về vị tổng thống đầu tiên của nớc Nam Phi mới? - Đọc lướt toàn bài và nêu nội dung chính? - Quan sát tranh minh hoạ SGK d. Luyện đọc diễn cảm (10 – 12’) -Hướng dẫn đọc diễn cảm theo đoạn : Đoạn 1: Đọc với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch, tốc độ nhanh. - Đọc đoạn theo dãy Đoạn 2: Nhấn giọng ở những từ ngữ biểu thị sự phân biệt chủng tộc. Đọc với giọng nhẹ nhàng. - Đọc đoạn theo dãy Đoạn 3: Đọc với cảm hứng ngợi ca cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của người dân da đen. - Đọc đoạn theo dãy - GV đọc mẫu toàn bài - Đọc đoạn / cả bài ( 8- 10 em) 3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò ( 2-4 phút) - Nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị bài sau: Tác phẩm Si - le và tên phát xít. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ...................................................................................................................................................................................................................................................................... _______________________________________________________________ Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2012 Tiết 1 TOÁN T27: HÉC - TA I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết tên gọi, ký hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc ta; quan hệ giữa héc ta và mét vuông. - Biết chuyển đổi các số đo diện tích ( trong mối quan hệ với héc ta) và vận dụng để giải các bài toán có liên quan. II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ có sẵn. - HS: Bảng con. III Các hoạt động dạy học: HĐ1: Kiểm tra bài cũ: (2’ - 3’) Đổi 30mm2 = cm2 12m2 7dm2 = dm2 - Nhận xét chữa bảng con. HĐ2: Bài mới (5’ - 7’) 2.1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc - ta: - GV giới thiệu: “ Thông thường khi đo diện tích một thửa ruộng, một khu rừng, người ta thường dùng đơn vị héc - ta”. - GV giới thiệu: “ 1 héc - ta bằng 1 héc - tô - mét vuông ”, héc - ta viết tắt là ha. 2.2 : Mối quan hệ giữa héc ta và mét vuông : - 1 héc - tô - mét vuông bằng bao nhiêu mét vuông? - Vậy 1 héc - ta bằng bao nhiêu mét vuông? (1ha = 10000 m2) HĐ3: Luyện tập - thực hành (22’ - 25’) a) Bảng con: * Bài 1/ 29 ( 8 - 10’) - KT: Đổi đơn vị đo có liên quan đến ha. - Chốt: Mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích. - DKSL: Đổi sai do chưa nắm vững mối quan hệ giữa các đơn vị đo. * Bài 2/ 30 ( 3’) - KT: Đổi đơn vị đo từ ha ra km2. - Chốt: 1 ha bằng bao nhiêu km2 ? b) Vở: * Bài 3/ 30 ( 3 - 5’) - KT: Kiểm tra Đ hay S các đơn vị đo diện tích. - Chốt: Vì sao em điền nh vậy? c) Vở: * Bài 4/ 30 ( 7 - 9’) - KT: Giải toán có liên quan đến ha. - Chốt: 1 ha = ? m2 - DKSL: Đổi từ một đơn vị đo diện tích thành một đơn vị đo diện tích khác dưới dạng phân số còn sai. HĐ4: Củng cố ( 2’ - 3’) - Héc - tô - mét vuông còn có tên gọi nào khác? - 1ha bằng bao nhiêu mét vuông? Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ...................................................................................................................................................................................................................................................................... _______________________________________ Tiết 2 CHÍNH TẢ ( NHỚ – VIẾT) Ê - MI- LI, CON I. Mục đích- yêu cầu - Nhớ - viết chính xác, đẹp đoạn thơ “ Ê - mi - li, con ôi! . Sự thật” - Làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi a/ ơ II. Hoạt động dạy học 1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 2-3 phút) - H viết bảng những tiếng có nguyên âm đôi uô / ua. - Nêu quy tắc đánh dấu thanh ở những tiếng có nguyên âm đôi uô / ua? 2. Hoạt động 2: Dạy bài mới a) . Giới thiệu bài(1 - 2’) - GV nêu MĐ- YC của tiết học B) Hớng dẫn chính tả ( 10 – 12’ ) - G đọc mẫu - H mở sách đọc thầm theo - Đọc và ghi bảng: ngọn lửa, giùm, linh hồn, sáng loà. - Đọc và phân tích chữ ghi tiếng khó: + Lửa( l – a - thanh hỏi ) + giùm ( gi - um - thanh huyền) + linh ( l - inh - thanh ngang ) + loà ( l - oa - thanh huyền ) - Viết bảng con C) Viết chính tả ( 14 - 16’) - Nhắc H tư thế ngồi, cách cầm bút, đặt vở. - Tự nhẩm lại bài viết – 1 H đọc to bài viết - H viết bài vào vở d. Hớng dẫn chấm chữa (3 – 5’) - GV đọc lại bài - Soát lỗi, chữa lỗi, HS đổi chéo vở kiểm tra. - GV chấm một số bài - nhận xét. e. Hớng dẫn HS làm bài tập chính tả (7 - 9’) * Bài 2/56: - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài tập 2 - Đọc thầm 2 khổ thơ, gạch chân những tiếng có a hoặc ơ - Nêu nhận xét về cách ghi dấu thanh ở các tiếng ấy? - Nhận xét, chốt lời giải đúng * Bài 3/56: - Nêu yêu cầu? - Làm bài vào vở - Tiếp nối nhau đọc bài. - Nhận xét, chốt - Đọc lại các thành ngữ, tục ngữ hoàn chỉnh. 3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò ( 2-4 phút) - Nhận xét tiêt học. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ...................................................................................................................................................................................................................................................................... _____________________________ Tiết 3 LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: HỮU NGHỊ – HỢP TÁC I. Mục đích- yêu cầu - Mở rộng hệ thống hoá vốn từ về tình hữu nghị, hợp tác. - Hiểu các từ ngữ nói về tình hữu nghị, hợp tác. - Sử dụng những từ , thành ngữ nói về tình hữu nghị hợp tác để đặt câu. II. Đồ dùng: - Bảng phụ, từ điển III. Các hoạt động dạy học: HĐ 1: Kiểm tra bài cũ ( 2-3 phút) - 2 HS nêu ví dụ về từ đồng âm và đặt câu để phân biệt 2 từ đồng âm đó. HĐ2: Dạy bài mới a) Giới thiệu bài (1 - 2’) - GV nêu MĐ- YC của tiết học b) Hướng dẫn thực hành (32 – 34’) * Bài tập 1: ( 5 - 6’) - Yêu cầu HS đọc thầm và nêu yêu cầu ... úng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam? * Chốt: Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam , Mĩ đã rải hàng nghìn tấn chất độc màu da cam xuống đất nước ta, gây thảm hoạ cho môi trường, cỏ cây, muông thú và con người. Mỗi chúng ta hãy làm một việc gì đó để giúp đỡ những nạn nhân chất độc màu da cam * Bài tập 2: ( 20 – 22’) - Gọi HS đọc đề bài. - Gọi 1HS đọc chú ý. ? Hãy đọc tên đơn em sẽ viết. + Mục Nơi nhận đơn em viết những gì? + Phần lí do đơn em viết những gì? - Yêu cầu HS viết đơn .vào vở - Gọi HS trình bày đơn đã hoàn thành. - Gọi HS khác nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét cho điểm. HĐ3: Củng cố- dặn dò ( 2 - 4 phút) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về chuẩn bị trước bài tả cảnh sông nước. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: _____________________________ Tiết 4 ĐẠO ĐỨC CÓ CHÍ THÌ NÊN ( TIẾP) I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết: - Trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ có thể vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. - Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình; biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân. - Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình, cho xã hội. II. Đồ dùng dạy học: Chuẩn bị thông tin, Chuẩn bị các tình huống III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Vì sao phải vượt khó ? - Kể một việc làm em đã vượt khó trong học tập? - Nhận xét, ghi điểm, giới thiệu bài 2. Bài mới. HĐ1: Thảo luận nhóm 1. Mục tiêu: Học sinh phân biệt được những biểu hiện của ý chí vượt khó và những ý kiến phù hợp với nội dung bài học. 2. Cách tiến hành: - Yêu cầu học sinh đọc bài 1 - Hoạt động nhóm đôi theo yêu cầu của bài - Vì sao em lại chọn như vậy? - Nhận xét, bổ sung 3. Kết luận: Dù trong cuộc sống có gặp nhiều khó khăn nhưng nếu biết vượt qua những khó khăn đó thì nhất định chúng ta sẽ thành công trong cuộc sống. HĐ2: Làm việc cá nhân 1. Mục tiêu: Học sinh có những ý kiến đúng về việc vượt khó. Từ đó có những nhận thức đúng. 2. Cách tiến hành: - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu. - HS làm việc cá nhân - trình bày - nhận xét. - Nhận xét, bổ sung. -GV chốt, đưa ra câu trả lời đúng. 3. Kết luận: Các em cần phân biệt rõ đâu là biểu hiện của người có ý chí. Những biểu hiện đó còn thể hiện trong cả việc nhỏ và việc lớn, trong cả học tập và đời sống. HĐ3: Làm việc theo cặp 1. Mục tiêu: Mỗi nhóm nêu đợc một tấm gương tiêu biểu để kể cho lớp cùng nghe. 2. Cách tiến hành: - Chia lớp thành các nhóm nhỏ - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm về những tấm gương đã sưu tầm được. - Đại diện nhóm trình bày - Qua tấm gương của bạn vừa kể, em học tập được điều gì? - Yêu cầu các bạn khác đưa ra những hướng giải quyết giúp bạn. - Trước những khó khăn của bạn bè, chúng ta nên làm gì? 3. Kết luận: Khi bạn gặp khó khăn. Chúng ta cần biết giúp đỡ và động viên bạn vượt qua khó khăn. Chúng ta cần học tập những tấm gương vượt qua khó khăn... HĐ4: Tự liên hệ 1. Mục tiêu: Học sinh biết cách liên hệ bản thân, nêu được những khó khăn trong cuộc sống, trong học tập và đề ra được cách vượt qua khó khăn. 2. Cách tiến hành: - Yêu cầu học sinh tự tìm những khó khăn của mình theo mẫu STT Khó khăn Những biện pháp khắc phục - Trao đổi khó khăn của mình trong nhóm - Đại diện nhóm trình bày - Thảo luận tìm cách giúp đỡ bạn vượt qua khó khăn. 3. Kết luận: Lớp chúng ta cũng có những bạn gặp nhiều khó khăn như:... bản thân các bạn cần nỗ lực cố gắng để tự mình vượt khó. Nhng sự cảm thông, chia sẽ, động viên, giúp đỡ của bạn bè, tập thể cũng hết sức cần thiết để giúp các bạn vượt qua khó khăn, vươn lên. HĐ 5: Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học - Tuyên dương học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động. - Chuẩn bị bài sau. _____________________________________________________________ Thứ sáu ngày 28 tháng 9 năm 2012 Tiết 1 TOÁN T30: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: Giúp học sinh tiếp tục củng cố về: - So sánh phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số. - Giải các bài toán có liên quan đến tìm một phân số của một số, tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó. - Rèn kĩ năng giải toán. II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ - HS: Bảng con III. Các hoạt động dạy học. HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3’ - 5’) - Miệng: Có những cách so sánh phân số nào? - Nêu các bớc giải của dạng toán: Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó. HĐ2: Luyện tập - thực hành ( 30’ - 33’ ) a) Bảng con: * Bài 1/ 31 ( 6’) - KT: Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn. - Chốt: Muốn viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn em đã làm thế nào? * Bài 2/ 31 phần a, c ( 3’) - KT: Tính giá trị của các phân số với phép tính + , x - Chốt: Cách tính. b) Nháp: * Bài 2/ 31 phần b, d ( 5’) - KT: Tính giá trị của các phân số với 4 phép tính - , x , : - Chốt: Cách làm. c) Vở: * Bài 3/ 32 ( 8’) - KT: Giải toán có liên quan đến tìm một phân số của một số. - Chốt: Cách làm, lời giải. - DKSL: Nhầm lẫn đơn vị đo. * Bài 4/ 32 ( 10’) - KT: Giải toán có dạng tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó. - Chốt: Cách vận dụng kiến thức nào để giải bài toán? DKSL: Phần b bài 2 HS lúng túng tìm MSC khi quy đồng mẫu số các phân số để sắp xếp. BPKP: Khuyến khích HS tìm MSC là số nhỏ nhất chia hết cho các mẫu số... HĐ3: Củng cố ( 2’) - Bài hôm nay luyện tập những kiến thức gì? Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ....................................................................................................................................................................................................................................................................________________________________ Tiết 2 TIN HỌC GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY ____________________________________ Tiết 3 LUYỆN TỪ VÀ CÂU DÙNG TỪ ĐỒNG ÂM ĐỂ CHƠI CHỮ I. Mục đích- yêu cầu - Giúp H hiểu : + Thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ + Hiểu tác dụng của biện pháp dùng từ đồng âm để chơi chữ là tạo ra những câu nói có ý nghĩa -> gây bất ngờ, thú vị cho người nghe, người đọc. + Bước đầu biết sử dụng 1 số từ đồng âm trong lời nói , câu văn II. Đồ dùng: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: HĐ1: Kiểm tra bài cũ ( 2 - 3 phút) - Đặt câu với 1 thành ngữ ở BT 4 Tiết LT&C trước (3 HS đặt câu) - HS nhận xét, GV nhận xét cho điểm. HĐ2: Dạy bài mới a) Giới thiệu bài(1 - 2’) - GV nêu MĐ- YC của tiết học b) Hình thành khái niệm: ( 10 – 12’) - Yêu cầu HS đọc phần Nhận xét. - 1 HS đọc to, lớp theo dõi SGK - HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi. - Gọi HS trình bày. - Đại diện nhóm trình bày - HS khác nhận xét bổ xung. * Chốt: Người viết đã dùng từ đồng âm để tạo ra nhiều cách hiểu. Cách dùng từ như vậy gọi là cách dùng từ đồng âm để chơi chữ. ? Vậy thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ? ? Dùng từ đồng âm để chơi chữ có tác dụng gì? - HS đọc ghi nhớ SGK / 61 c) Hướng dẫn luyện tập ( 20 -22’) * Bài tập 1: ( 10 – 12’) - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT - Cho HS gạch những từ đồng âm vào SGK và thảo luận nhóm đôi về nghĩa của từ đồng âm đó. - Gọi HS trình bày – nhận xét – bổ sung. * Kết luận: dùng từ đồng âm để chơi chữ trong thơ văn, trong lời nói hằng ngày tạo ra những câu nói nhiều nghĩa, gây bất ngờ, thú vị cho người nghe. * Bài tập 2 ( 8 – 10’) - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS làm bài vào vở - Gọi HS trình bày, nhận xét, chữa. - GV nhận xét cho điểm. HĐ3: Củng cố- dặn dò ( 2 - 4 phút) - Nhận xét tiết học - Dặn HS học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ______________________________________ Tiết 4 TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. Mục đích- yêu cầu - Biết quan sát cảnh sông nước thông qua việc phân tích một số đoạn văn - Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cảnh sông nước. II. Đồ dùng: - Tranh minh hoạ cảnh sông nước. III. Các hoạt động dạy học: HĐ1: Kiểm tra bài cũ ( 2-3 phút) - Nhận xét bài làm của HS trong tiết TLV trớc. HĐ2: Dạy bài mới a) Giới thiệu bài(1 - 2’) - GV nêu MĐ- YC của tiết học b) Thực hành ( 32 – 34’) * Bài tập 1: ( 12 – 14’) - Yêu cầu HS đọc thầm và nêu yêu cầu? - Gọi HS đọc nội dung đoạn văn và câu hỏi từng phần. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. - Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét. * Giảng: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật liên tưởng bằng các từ ngữ: đỏ lửa, phơn phớt màu đào, dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt, làm cho người đọc hình dung ra được con kênh Mặt Trời thật cụ thể, sinh động hơn, gây ấn tượng sâu sắc với người đọc, ta như cảm nhận được cái nắng nóng dữ dội nơi con kênh chảy qua. * Bài tập 2: ( 18 – 20’) - Gọi H dọc yêu cầu của bài. ? Bài yêu cầu lập dàn ý cho bài văn tả cảnh gì? - Trọng tâm: lập dàn ý, miêu tả, cảnh sông nước. - HS gạch chân từ trọng tâm vào SGK. + GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - 2 – 3 H nêu kết quả quan sát một cảnh sông nước từ tiết trước. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - HS tự lập dàn ý vào vở. + Gợi ý: Khi miêu tả cảnh sông nước em cần chú ý trình tự miêu tả từ xa đến gần, từ cao xuống thấp, theo trình tự thời gian từ sáng đến chiều theo các mùa, hãy quan sát cảnh vật bằng các giác quan của chính mình khi đứng trước cảnh. Sử dụng sự liên tưởng để cho cảnh vật thêm sinh động. - HS lập dàn ý vào vở. - HS làm vào vở. - Gọi HS trình bày. - 3-5 HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, cho điểm. 3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò ( 2-4 phút) - Nhận xét tiết họp. - Dặn HS về hoàn thành dàn bài và chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: