Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 4, 5

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 4, 5

I. Mục tiêu:

 - Đánh giá hoạt động tuần qua, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.

II. Các hoạt động dạy học :

HĐ1: Đánh giá hoạt động tuần qua.

- Các tổ trưởng đánh giá ý thức học tập, lao động của từng thành viên trong tổ.

- Tổ trưởng nhận xét, tổng kết điểm thi đua của các tổ.

- GV nhận xét ưu điểm, khuyết điểm chung của cả lớp trong tuần qua về: + Ý thức học tập, lao động.

 + Việc thực hiện nề nếp, quy định chung của trường, lớp.

 + Tuyên dương những tổ, cá nhân có ý thức kỉ luật tốt.

HĐ2: Phương hướng tuần tới

- Tiếp tục duy trì nề nếp học tập, ra vào lớp.

- Khắc phục những tồn tại trong tuần qua.

- Chăm sóc tốt bồn hoa do lớp phụ trách.

 

doc 42 trang Người đăng hang30 Lượt xem 450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 04
Thứ 2 ngày 10 tháng 09 năm 2012
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
I. Mục tiêu:
	- Đánh giá hoạt động tuần qua, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
II. Các hoạt động dạy học :
HĐ1: Đánh giá hoạt động tuần qua.
- Các tổ trưởng đánh giá ý thức học tập, lao động của từng thành viên trong tổ.
- Tổ trưởng nhận xét, tổng kết điểm thi đua của các tổ.
- GV nhận xét ưu điểm, khuyết điểm chung của cả lớp trong tuần qua về: 	+ Ý thức học tập, lao động...
	+ Việc thực hiện nề nếp, quy định chung của trường, lớp...
	+ Tuyên dương những tổ, cá nhân có ý thức kỉ luật tốt...
HĐ2: Phương hướng tuần tới
- Tiếp tục duy trì nề nếp học tập, ra vào lớp...
- Khắc phục những tồn tại trong tuần qua.
- Chăm sóc tốt bồn hoa do lớp phụ trách.
________________________________
Tiết 2
TOÁN
TIẾT 16: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS qua ví dụ cụ thể, làm quen với một dạng quan hệ tỉ lệ và biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ đó.
- Rèn kĩ năng giải toán cho HS .
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ.
- HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3’ - 5’)
- Một người đi bộ trong 2 giờ đi được 4 km. Hỏi 5 giờ người ấy đi tất cả bao nhiêu km? (HS làm nháp - trình bày )
HĐ2: Ôn tập củng cố (12’ - 13’)
 2.1: Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ: 
- GV nêu ví dụ trong SGK/18 yêu cầu HS tìm quãng đường đi đợc trong 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ rồi ghi kết quả vào bảng.
- Hãy quan sát bảng và cho biết em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa thời gian và quãng đường đi ?
- Rút nhận xét : Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
 2.2: Giới thiệu bài toán và cách giải:
- GV hợp tác với HS giải bài toán bằng 2 cách và chốt 2 cách giải :
- Cách 1: Rút về đơn vị: Để HS tự giải rồi nêu cách làm. 
- Cách 2: Tìm tỉ số: HS có thể tự phát hiện hoặc GV gợi ý để HS tìm được tỉ số giữa số giờ trong bài.
=> HS nhắc lại 2 cách giải.
HĐ3: Luyện tập - Thực hành (20’ - 22’)
 a) Bảng con : 	* Bài 1/ 19 ( 6’)
	- HS nêu yêu cầu - làm bài - trình bày - nhận xét.
 b) Nháp : 	* Bài 2/19 ( 6’)
	- KT : Củng cố giải toán 1 trong 2 cách: Rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số.
- Chốt :Em vận dụng phương pháp nào khi giải bài toán?
c) Vở : 	* Bài 3/18 ( 10’) 
	- KT : Củng cố giải toán có liên quan đến tỉ lệ.
- Chốt : Nên chọn cách làm đơn giản, thuận tiện.
DKSL: HS còn lúng túng trong cách trình bày bài giải.
BPKP: Đọc kĩ đề bài – lựa chọn lời giải phù hợp.
HĐ 4: Củng cố ( 2’ - 3’)
- Nêu tên dạng toán hôm nay chúng ta vừa ôn lại? 
- Dạng toán này có mấy cách giải? Nhắc lại các bước giải trong mỗi cách?
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:	
......................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................
__________________________________________
Tiết 3
TIẾNG ANH
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
_______________________________________
Tiết 4
TẬP ĐỌC
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I. Mục đích yêu cầu:
	- Đọc lưu loát toàn bài: Đọc đúng tên người, tên điạ lý nước ngoài.
	- Đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, nhấn giọng ở các từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh.
	- Hiểu một số từ ngữ: bom nguyên tử, phóng xạ nguyên tử, truyền thuyết.
	- Nội dung: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ: ( 2- 3’)
	- HS đọc phân vai vở kịch “ Lòng dân ”: Nêu nội dung và ý nghĩa vở kịch?
	- NX cho điểm. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài ( 1- 2’).
	- Giới thiệu chủ đề : Cánh chim hoà bình.
2. Luyện đọc đúng ( 10 - 12’).
- Gọi 1 H khá đọc, lớp đọc thầm chia đoạn 
	? Bài chia làm mấy đoạn? 
	 + Đ1: “... Nhật Bản ” 
	 + Đ2: “ Hai quả bom ... phóng xạ nguyên tử ”
	 + Đ3: “ Khi Hi- rô- si- ma ... 644 con ”
	 + Đ4: Còn lại.
	- HS đọc nối tiếp đoạn ( 4 em)
	- Luyện đọc từng đoạn
* Đoạn 1 : Đọc đúng : 16 – 7 – 1945, ném
	+ Giải nghĩa từ: bom nguyên tử.
	+ HD: Đọc rõ ràng, ngắt nghỉ đúng dấu câu 
	- H luyện đọc theo dãy
* Đoạn 2: Đọc đúng: Hi- rô- si- ma , Na-ga- da- ki, năm 1951
	+ Câu1: ngắt hơi sau tiếng Na – ga- da – ki
	+ Phóng xạ nguyên tử là gì?
	+ HD: Phát âm đúng tên riêng nước ngoài
	- H luyện đọc theo dãy
 * Đoạn 3: Đọc đúng: Xa- da- cô Xa- xa- ki 
	+ Câu 4 ngắt hơi sau tiếng “ rằng”, câu 6 ngắt hơi sau tiếng “ thế giới”
	+ Giải nghĩa từ : truyền thuyết
	- H luyện đọc
* Đoạn 4: Câu 1 ngắt hơi sau tiếng “ tượng đài”; câu 6 ngắt hơi sau tiếng “9 mét” 
	- HS rèn đọc (dãy)
	- Học sinh đọc nhóm đôi.
	* Cả bài: Đọc lưu loát, rõ ràng, đọc đúng số liệu, đúng tên người, tên địa lý nước ngoài.
	- HS đọc bài (1 - 2 em).
	- GV đọc mẫu.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài (10- 12’)
	- Đọc thầm đoạn 1, 2 và câu hỏi 1:- Xa-da-cô bại nhiễm chất phóng xạ nguyên tử khi nào ?
	- Cô bé hy vọng kéo dài cuộc sống bằng cách nào? 
	- Đọc thầm đoạn 3 và câu hỏi 2: - Các bạn nhỏ đã làm gì để giúp Xa-da- cô? 
	- Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ tình đoàn kết và nguyện vọng hoà bình ?
	- Nếu được đứng trước tượng đài em sẽ nói gì với Xa - da - cô ?
GV chốt: đã có biết bao cuộc chiến tranh diễn ra, biết bao người đã hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc. Nỗi đau mất mát do chiến tranh vẫn còn hằn sâu trong trái tim bao thế hệ.Có cuộc sống hoà bình , ấm no là khát vọng chung chính đáng của con người, đặc biệt là của trẻ em trên toàn thế giới. 
	- Nêu nội dung chính của bài ?
4. Huớng dẫn đọc diễn cảm ( 10 - 12’)
* Đoạn 1+ 2 đọc giọng kể, chậm rãi.
	- HS đọc đoạn 1, 2.
* Đoạn 3: Nhấn giọng một số từ: hai tuổi, may mắn, bệnh nặng, ngây thơ.
	- Đọc giọng, xúc động, thể hiện được khát vọng sống của Xa- da- cô.
	- HS đọc đoạn 3.
* Đoạn 4: Đọc chậm , giọng chia sẻ làm rõ ước mơ hoà bình của thiếu nhi.
	- HS đọc đoạn 4.
	- GV đọc mẫu cả bài.
	- HS đọc đoạn hoặc cả bài ( 8 - 10 em ).
	- NX cho điểm từng HS
5. Củng cố, dặn dò (2 - 4’)
	- Nhận xét tiết học, tuyên dương một số em đọc tốt.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:	
....................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________________________________
Thứ 3 ngày 11 tháng 09 năm 2012
Tiết 1
TOÁN
T17: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố, rèn kĩ năng giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
- Rèn kĩ năng trình bày bài toán.
II. Đồ dùng dạy học :
- GV: Bảng phụ
- HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học :
HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3’ - 5’) 
- Bảng con: Dựa vào tóm tắt sau giải bài toán : 	3 thùng: 140 lít
 	 6 thùng:  lít ?
- Em đã giải bài toán theo cách nào ?
HĐ2: Luyện tập - Thực hành ( 30’ - 32’ )
a: ) Nháp:	* Bài 1/ 19 ( 6’)
- KT: Rèn kĩ năng giải toán có liên quan đến tỉ lệ.
- Chốt: Bài toán thuộc dạng nào?
b Vở:	* Bài 2/ 19 ( 8’)
- KT: Rèn kĩ năng giải toán có liên quan đến tỉ lệ ( Đại lượng này giảm, đại lượng kia cũng giảm).
- Chốt: Vì sao Mai phải trả 10 000đồng ?
c) Vở: 	* Bài 3, 4/ 19 ( 18’) 
- KT: Rèn kĩ năng giải toán có liên quan đến tỉ lệ.
- Chốt: Cách giải.
DKSL: Lời giải còn dài dòng.
BPKP: Đọc kĩ đề, xác định yêu cầu
HĐ3: Củng cố ( 2’ - 3’ )
- Miệng: Khi tóm tắt bài toán thuộc dạng toán vừa ôn em cần lu ý gì?
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:	
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________
Tiết 2
CHÍNH TẢ
ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ
I. Mục đích yêu cầu
	- Nghe - viết đúng chính tả bài “ Anh Bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ ”.
	- Củng cố về mô hình cấu tạo tiếng và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng .
	- Rèn chữ viết cho HS .
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng con, vở BTTV. 
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ ( 2 - 3’)
	- HS viết bảng con: nô lệ, kiến thiết, yếu hèn, hoàn cầu.
	- Nêu lại cách viết các dấu thanh?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài (1 - 2’) 
	- GV nêu MĐ - YC của tiết học
2. Hướng dẫn chính tả ( 10 - 12’)
	- GV đọc mẫu - HS đọc thầm SGK.
	- Đoạn văn kể về ai ? ông là người như thế nào ?
	- GV nêu một số tiếng ( từ ) khó viết: Phrăng Đô Bô - en, xâm lược, năm 1949, Phan Lăng, dụ dỗ.
	- HS đọc, phân tích từng tiếng.
	+ Nêu cách viết hoa tên riêng người nước ngoài?
	- GV chú ý âm đầu (vần) dễ lẫn.
	- HS viết tiếng, từ khó vào bảng con.
3. Viết chính tả (14 - 16’)
	- HD t thế ngồi viết 
	- GV đọc, HS viết bài
4. Chấm - chữa ( 3 - 5’)
	- GV đọc - HS soát lỗi bằng bút chì
	- HS ghi số lỗi ra lề và đổi vở kiểm tra; HS tự sửa lại lỗi.
	- GV chấm từ 8 - 10 bài.
5. Hướng dẫn bài tập ( 7 - 9’)
* Bài 2/ 38: HS đọc yêu cầu bài.
	- HS làm vào vở theo mô hình cấu tạo - 1 HS làm bảng phụ
	- nhận xét đúng - sai, GV chốt ý đúng:
	+ Các tiếng có gì giống và khác nhau?
* Bài 3/ 38 : ( Làm miệng)
 + Nêu quy tắc ghi dấu thanh ở các tiếng trên ?
	- HS trình bày miệng - nhận xét.
6. Củng cố, dặn dò ( 1 - 2’)
	- Nhắc lại nguyên tắc đánh dấu thanh. 
	- Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:	
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________
Tiết 3
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 TỪ TRÁI NGHĨA
I. Mục đích yêu cầu:
- Hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa.
- Biết tìm từ trái nghĩa trong câu và đặt câu với cặp từ trái nghĩa.
- Rèn kĩ năng sử dụng từ trái nghĩa.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở BTTV ; Từ điển TV.
III. Các hoạt động dạy họ ... - Các số liệu thống kê được trình bày dưới hình thức nào ?
- Các số liệu thống kê có tác dụng gì ?
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài (1-2’)
2. Hướng dẫn HS làm bài tập (32 - 34’)
* Bài 1: HS đọc to yêu cầu bài .
	- HS đọc thầm các lưu ý trong SGK.
	- GV nhấn mạnh yêu cầu: Nhớ lại điểm số của mình trong tháng và thống kê số điểm ấy theo đúng yêu cầu.	
	- HS làm vào vở BTTV của mình.
	- Chữa: HS đọc kết quả thống kê điểm theo dãy.
	- Em có nhận xét gì về kết quả học tập của mình, của bạn ?
* Bài 2: HS đọc yêu cầu bài:- GV yêu cầu:
	+ Trao đổi nhanh bảng thống kê kết quả học tập mà mỗi HS trong tổ vừa làm.
	+ HS tự làm vào vở BTTV theo đúng mẫu bảng thống kê.
	- 2 HS lên bảng làm vào giấy tô-ki
	- Chữa: 
+ Dán 2 bài làm của HS.
+ Cả lớp nhận xét mẫu của bảng thống kê
+ HS nhận xét số điểm bạn thống kê của mình
+ 1 HS đọc bảng thống kê của mình
3. Củng cố, dặn dò (2 - 4’)
	- Bảng thống kê có tác dụng gì ? 
	- VN ghi nhớ cách lập bảng thống kê.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________
Tiết 4
ĐẠO ĐỨC
CÓ CHÍ THÌ NÊN
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, học sinh biết:
- Trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nhng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ có thể vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.
- Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình; biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân.
- Cảm phục những tấm gương có ý chí vợt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình, cho xã hội.
II. Đồ dùng dạy học:
Chuẩn bị thông tin, Chuẩn bị các tình huống
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- Vì sao mọi người phải có trách nhiệm về việc làm của mình?
	- Những người không dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình là người như thế nào?
2. Bài mới.
HĐ1: Tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó Trần Bảo Đồng
1. Mục tiêu: Học sinh biết được hoàn cảnh và những biểu hiện vượt khó của bạn Trần Bảo Đồng.
2. Cách tiến hành:
	- Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa/ 9
	- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi
	- Trần Bảo Đồng đã gặp những khó khăn gì trong cuộc sống và trong học tập?
	- Trần Bảo Đồng đã vượt qua khó khăn để vươn lên như thế nào?
	- Em học tập được điều gì từ tấm gương của anh Trần Bảo Đồng?
	- Đại diện nhóm trình bày trước lớp 
- Nhận xét, bổ sung
3. Kết luận: Dù rất khó khăn nhưng Đồng đã biết cách sắp xếp thời gian hợp lý, có phương pháp học tốt nên anh đã vừa giúp đỡ được gia đình vừa học giỏi.
HĐ2: Xử lý tình huống
1. Mục tiêu: Học sinh chọn đợưc cách giải quyết tích cực nhất, thể hiện ý chí vượt lên khó khăn trong các tình huống.
2. Cách tiến hành:
	- Chia lớp thành các nhóm nhỏ. Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một tình huống.
	+ Đang học lớp 5, một tai nạn bất ngờ đã cướp đi của Khôi đôi chân khiến em không thể đi lại được. Trong hoàn cảnh đó, Khôi có thể sẽ như thế nào?
	+ Nhà Thiên rất nghèo. Vừa qua lại bị lũ lụt cuốn trôi hết nhà cửa, đồ đạc. Theo em, trong hoàn cảnh đó, Thiên có thể làm gì để có thể tiếp tục đi học?
	+ Em rút được bài học gì từ những tình huống trên?
	- Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét, bổ sung
3. Kết luận: Trong những tình huống như trên, người ta có thể tuyệt vọng, chán nản, bỏ học .... biết vượt mọi khó khăn để sống và tiếp tục học tập mới là người có chí.
HĐ3: Liên hệ với bản thân ( Làm việc cá nhân)
1. Mục tiêu: Học sinh tự liên hệ bản thân mình và có những hành động vượt khó trong học tập.
2. Cách tiến hành:
	- Chia lớp thành các nhóm nhỏ - Thảo luận nhóm
	- Em hãy kể những khó khăn của em trong cuộc sống và trong học tập và cách giải quyết những khó khăn đó cho các bạn trong nhóm cùng nghe.
	- Nếu khó khăn em chưa biết khắc phục, hãy nhờ các bạn trong nhóm cùng suy nghĩ và đưa ra cách giải quyết?
	- Học sinh trình bày những khó khăn của mình
	- Yêu cầu các bạn khác đưa ra những hướng giải quyết giúp bạn.
	- Nhận xét
	- Trước những khó khăn của bạn bè, chúng ta nên làm gì?
3. Kết luận: Khi bạn gặp khó khăn. Chúng ta cần biết giúp đỡ và động viên bạn vượt qua khó khăn...
-HS đọc ghi nhớ sách giáo khoa/10 
HĐ tiếp nối : Nhận xét tiết học
- Tuyên dương học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động.
- Chuẩn bị bài tập 4
- Chuẩn bị bài sau.
____________________________________________________________________
Thứ 6 ngày 21 tháng 09 năm 2012
Tiết 1
TOÁN
MI - LI - MÉT VUÔNG BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
	- Biết tên gọi, ký hiệu, độ lớn của mi-li-mét vuông. Quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông.
	- Biết tên gọi, ký hiệu, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích.
	- Biết chuyển đổi các số đo diện tích từ đơn vị này sang đơn vị khác. 
II. Đồ dùng dạy học :
	- GV: Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ: (2’ - 3’)
- Bảng con : 2 dam2 =  m2	3 hm2 =  dam2
HĐ2: Bài mới (12’ - 13’)
2.1. Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi-li-mét vuông:
- GV : “ Để đo những diện tích rất bé người ta cần dùng đơn vị mi-li-mét vuông”.
- HS tự nêu cách viết kí hiệu mi-li-mét vuông: mm2 rồi đọc theo dẫy.- GV đưa hình vuông có cạnh dài 1cm (phóng to) được chia thành các hình vuông nhỏ yêu cầu HS nhận xét và nêu mối quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông: 	1 cm2 = 100 mm2	1mm2 = cm2
2.2 Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích:
a. GV hướng dẫn HS hệ thống hoá bảng đơn vị đo diện tích:
- HS nêu các đơn vị đo diện tích đã học (có thể không theo thứ tự).
- Yêu cầu HS nêu lại các đơn vị đo diện tích theo thứ tự từ lớn đến bé. GV điền vào bảng kẻ sẵn.
- Kể tên những đơn vị bé hơn mét vuông. (lớn hơn mét vuông)? Vị trí của chúng so với cột ghi mét vuông.
- Nêu mối quan hệ giữa mỗi đơn vị với đơn vị kế tiếp nó? GV ghi bảng.
b. Yêu cầu HS quan sát bảng đơn vị đo diện tích và nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích?
HĐ3: Luyện tập - Thực hành (20’ - 22’)
a) Miệng + Bảng : 	* Bài 1/28 ( 4’)
- KT: Đọc, viết các số đo diện tích.
- HS trình bày miệng - nhận xét.
- Chốt: Cách đọc, viết số đo diện tích.
b) Vở: 	 * Bài 2/28 ( 8 - 10’)
- KT: Đổi đơn vị đo diện tích.
- Chốt: Cách đổi 2010 m2 = dam2m2; Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích?
- DKSL: Đổi từ một đơn vị đo diện tích thành hai đơn vị đo diện tích còn sai.
	* Bài 3/26 ( 8’)
- KT: Đổi đơn vị đo diện tích từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn.
- Chốt: Cách đổi.
HĐ 4: Củng cố ( 2’ - 3’)
- Hôm nay chúng ta học bài gì? đọc bảng đơn vị đo diện tích (xuôi, ngược). 
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
______________________________________
Tiết 2
TIN HỌC
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
_________________________________
Tiết 3
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ ĐỒNG ÂM
I. Mục đích yêu cầu :
	- HS hiểu thế nào là từ đồng âm.
	- Nhận diện một số từ đồng âm trong giao tiếp. Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm.
II. Đồ dùng dạy học 
	- Một số tranh ảnh, sự vật, hiện tượng có tên giống nhau.
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ ( 2 - 3’ ) 
	-HS đọc lại đoạn văn tả cảnh bình yên của một miền quê mà em biết.
	- NX, cho điểm
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài (1-2’) 
2. Hình thành kiến thức ( 10 - 12’ )
* Bài 1: HS đọc yêu cầu
	- Từ nào trong 2 câu văn đọc giống nhau.
	- Nghĩa của 2 từ này trong câu có giống nhau không?
	- Kết luận: Hai từ đó là hai từ đồng âm.
* Bài 2: HS đọc yêu cầu bài
	- Nghĩa của mỗi từ “câu” ở trên ứng với dòng nào?
	- Cả lớp nhận xét, bổ sung
	- GV chốt ý đúng
 + Thế nào là từ đồng âm?
3. Hướng dẫn luyện tập (20 - 22’)	
* Bài 1: ( 8’)
	- HS thảo luận nhóm đôi: Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm.
	- HS phát biểu ý kiến
	- Cả lớp nhận xét, bổ sung
	- GV chốt ý đúng
	- Thế nào là từ đồng âm khác nghĩa?
* Bài 2: ( 9’)
	- HS tự làm bài văn vào vở: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm: bàn, cờ, nước.
	- HS đọc bài của mình
	- Cả lớp nhận xét, bổ sung nếu tìm được cặp từ khác của bạn.
	- GV nhận xét, chốt ý đúng
	- Khi đặt câu để phân biệt các từ đồng âm cần chú ý điều gì?
* Bài 3: HS đọc yêu cầu bài ( 3’)
	- HS đọc câu chuyện và thảo luận nhóm đôi: Vì sao Nam tưởng ba mình chuyển sang làm việc ở ngân hàng?
	- Chữa: HS phát biểu ý kiến
	- Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến:
	- GV chốt ý đúng: Cho HS giải thích từ tiền tiêu trong câu hoặc GV giải thích.
* Bài 4: HS đọc yêu cầu bài ( 2’)
	- HS thảo luận nhóm 4 để giải câu đố. Yêu cầu phải giải thích rõ.
	- Chữa: HS giải đố từng phần. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
	 GV chốt lời giải đúng:
a. con chó thui (vì từ chín trong câu có nghĩa là nấu, nướng chín)
b. cây hoa súng và khẩu súng.
4. Củng cố dặn dò (2 - 4’)
	- Nhận xét tiết học. Về nhà tìm và đặt câu với các từ đồng âm.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
..................................................................................................................................
_____________________________________
Tiết 4
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. Mục đích yêu cầu :
	- Nắm được bài văn tả cảnh.
	- Nhận được ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình và của bạn.
	- Viết lại một đoạn cho hay hơn.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài (1- 2’)
2. Nhắc lại yêu cầu của đề bài (1 - 2’)
- Đề bài yêu cầu chung gì (tả cảnh vật).
3. Nhận xét chung bài làm của HS ( 6 - 8’)
* Ưu điểm:
- Bố cục các bài đều rõ ràng, đã chọn đợc một cảnh vật để tả.
- Tả được các cảnh vật tiêu biểu, nổi bật và tả theo một trình tự nhất định.
- Một số bài diễn đạt gãy gọn, câu văn giàu hình ảnh.
- Một số bài đã lồng cảm xúc trong khi tả.
* Nhược điểm:
- Một số bài viết sơ sài. Diễn đạt còn lủng củng, còn sai lỗi chính tả- Một số bài dùng từ chưa hợp lý.
4. Hướng dẫn HS chữa lỗi chung (16 - 18’)
- GV đưa ra một số lỗi để HS phát hiện và sửa.
	a. Chính tả
	b. Dùng từ, diễn đạt
5. Học tập những đoạn văn, bài văn hay ( 5 - 7’)
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay.
- HS thảo luận, tìm ra cái hay, cái đẹp để học tập.
- GV chốt ý.
6. HS tự chữa bài của mình vào vở BTTV ( 4 - 6’)
- GV trả bài -> HS tự chữa bài.
7. Củng cố, dặn dò (2 - 4’)
- Đọc 1 - 2 bài văn hay.
- Viết lại bài văn cho hay hơn.
______________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN4,5.doc