Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Kì I - Tuần 9

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Kì I - Tuần 9

Toán

 Tiết 42: VIẾT CÁC SỐ ĐO KHỐI LƯỢNG

DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN

I. Mục tiêu:

- Biết viết só đo khối lượng dưới dạng số thập phân.( vận dụng làm được BT1,BT2(a) BT3.

* HSKT Nhận biết được các số từ 18 đến 20.

II. Các hoạt động dạy học:

 

doc 33 trang Người đăng hang30 Lượt xem 590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Kì I - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9:
Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2011
(Nghỉ CĐ đ/c Đinh Quyết soạn giảng)
Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: Toán
 Tiết 42: Viết các số đo khối lượng
dưới dạng số thập phân
I. Mục tiêu: 
- Biết viết só đo khối lượng dưới dạng số thập phân.( vận dụng làm được BT1,BT2(a) BT3.
* HSKT Nhận biết được các số từ 18 đến 20.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho 2 HS làm bài tập 4 (45)
- GV nhận xét ghi điểm
2. Bài mới:
2.1 Ôn lại hệ thống đơn vị đo khối lượng:
a) Đơn vị đo khối lượng:
- Em hãy kể tên các đơn vị đo độ khối lượng đã học lần lượt từ lớn đến bé?
b) Quan hệ giữa các đơn vị đo:
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng liền kề?
Cho VD?
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng thông dụng? Cho VD?
2.2 Ví dụ:
- GV nêu VD1: 5tấn 132kg = ....tấn
- GV hướng dẫn HS cách làm và cho HS tự làm
2.3 Luyện tập:
*Bài tập 1(45): Viết các số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét.
*Bài tập 2 (46): Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân.
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán, cách giải
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 2 HS lên chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (44): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS tìm cách giải.
- Cho HS làm vào vở.
- Chữa bài. 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS làm bài tập về nhà.
- HS làm b/l, b/c
- Các đơn vị đo độ dài:
 km, hm, dam, m, dm, cm, mm
- Mỗi đơn vị đo khối lượng gấp 10 lần đơn vị liền sau nó và bằng 1/10 (bằng 0,1) đơn vị liền trước nó.
 VD: 1kg = 10hg; 1hg = 0,1kg
- HS trình bày tương tự như trên.
 VD: 1kg = 1000g; 1g = 0,001kg
*VD: 5tấn132kg = 5,132 tấn
* Kiểm tra hskt đọc và viết được số 18,19 
*Lời giải:
4tấn 562kg = 4,562tấn
3tấn 14kg = 3,014tấn
12tấn 6kg = 12,006tấn
500kg = 0,5tấn
*Kết quả:
2,050kg ; 45,023kg ; 10,003kg ; 0,5kg
* hskt đọc và viết được số 20
*Bài giải:
Lượng thịt cần thiết để nuôi một ngày là:
 6 x 9 = 54 (kg)
Lượng thịt cần thiết để nuôi 30 ngày là:
 54 x 30 = 1620 (kg)
 1620kg = 1,620tấn (hay 1,62tấn)
 Đáp số: 1,62tấn.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Thể dục
 Tiết 17: Động vươn thở, tay và chân
 Trò chơi "Dẫn bóng"
I. Mục đích:
- Biết cách thực hiện động tác vươn thở, tay và chân của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia được các trò chơi.
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ các động tác vươn thở, tay và chân. 
 -Chuẩn bị một còi, bóng và kẻ sân.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- Chạy một hàng dọc quanh sân tập
- Khởi động xoay các khớp.
- Khởi động một trò chơi do GV chọn.
2. Phần cơ bản.
*Ôn hai động tác: vươn thở, tay.
- Lần 1: Tập từng động tác.
- Lần 2-3: Tập liên hoàn 2 độn tác.
*Học động tác chân 3-4 lần mỗi lần 2.8 nhịp.
- GV nêu tên động tác.Phân tích kĩ thuật động tác và làm mẫu cho HS làm theo
- Ôn 3 động tác vươn thở, tay và chân.
- Chia nhóm để học sinh tự tập luyện
*Trò chơi “dẫn bóng”
- GV tổ chức cho HS chơi như giờ trước.
3. Phần kết thúc.
- GV hướng dẫn học sinh thả lỏng
- GV cùng học sinh hệ thống bài
- GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
6 - 8 phút
18-22 phút
 2-3 lần
5-6 phút
8 phút
2-3 lần
4-5 phút
2 phút
2 phút
4-6 phút 
- ĐHNL.
* * * * *
* * * * *
x
- ĐHNT.
-ĐHTL @
* * * * *
* * * * *
-ĐHTL: như trên
Lần 1-2 GV điều khiển
Lần 3-4 cán sự điều khiển
-ĐHTL:
* * * * x
* * * * x
-ĐHKT:
* * * * *
* * * * *
x
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Chính tả: (nhớ - viết)
Tiết 9: tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông đà
I. Mục đích:
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể tự do.
- Làm được BT2 a/b hoặc bt3 a/b
* HSKT Viết được một số từ hoặc một số chữ
II. Đồ dùng daỵ học:
Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ.
- HS thi viết tiếp sức trên bảng lớp các tiếng có chứa vần uyên, uyêt.
- GV nhận xét ghi điểm
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hướng dẫn HS nhớ - viết:
- Mời 1-2 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Cho HS cả lớp nhẩm lại bài.
- GV nhắc HS chú ý những từ khó, dễ viết sai 
- Nêu nội dung chính của bài thơ?
- GV hướng dẫn HS cách trình bày bài:
+ Bài gồm mấy khổ thơ?
+ Trình bày các dòng thơ như thế nào?
+ Những chữ nào phải viết hoa?
+ Viết tên đàn ba-la-lai-ca như thế nào?
- HS tự nhớ và viết bài.
- Hết thời gian GV yêu cầu HS soát bài.
- GV thu một số bài để chấm.
- GV nhận xét.
2.3 Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
* Bài tập 3 (87):
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS thi làm theo nhóm 7 vào bảng nhóm. 
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
3. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
- HS làm trước lớp
- HS theo dõi, ghi nhớ, bổ sung.
- HS nhẩm lại bài.
- HS trả lời câu hỏi để nhớ cách trình bày.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
- HS còn lại đổi vở soát lỗi
* GV kiểm tra hskt viết một số từ, chữ
* Ví dụ về lời giải:
- Từ láy âm đàu l : la liệt, la lối, lả lướt.
- Từ láy vần có âm cuối ng: lang thang, chàng màng, loáng thoáng.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Luyện từ và câu
 Tiết 17: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên
I. Mục đích:
- Tìm được các từ ngữ theer hiện sự so sánh, nhân hoá mẩu chuyện Bầu trời mùa thu( BT,2)
- Viết được doạn văn tả cảnh đẹp quê hương, biết dùng tù ngữ , hình ảnh so sánh, nhân hoá khi miêu tả.
* HS có cảm nhận về tình cảm yêu quý, gắn bó với với môi trường sống ở địa phương nơi em đang sinh sống.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn các từ ngữ tả bầu trời ở BT 1.
- Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS làm lài BT 3a của tiết LTVC trước.
- GV nhận xét ghi điểm
2. Dạy bài mới:
2.1 Giới thiệu bài:
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.2 Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài tập 1:
- Mời 1 số HS đọc nối tiếp bài văn.Cả lớp đọc thầm theo.
- Cả lớp và GV nhận xét giọng đọc, GV sửa lỗi phát âm.
*Bài tập 2:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm việc theo nhóm 4ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn:
+ Viết một đoạn văn tả cảnh đẹp của quê em hoặc nơi em ở.
+ Cảnh đẹp đó có thể là một ngọn núi, cánh đồng, công viên
+ Chỉ cần viết đoạn văn khoảng 5 câu.
+ Trong đoạn văn cần sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
+ Có thể dùng một đoạn văn tả cảnh mà em đã viết trước đây nhưng cần thay những từ 
- GV cho HS làm vào vở.
- Cho một số HS đọc đoạn văn.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn đoạn văn hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS viết thêm vào vở những từ ngữ tìm được
- HS làm b/l, b/c
- HS đọc bài văn.
- HS thảo luận - đại diện báo cáo
*Lời giải:
 - Những từ ngữ thể hiện sự so sánh: xanh như mặt nước mệt nỏi trong ao.
- Những từ ngữ thể hiện sự nhân hoá: được rửa mặt sau cơn mưa / dịu dàng / buồn bã / trầm ngâm nhớ tiếng hót của bầy chim sơn ca / ghé sát mặt đất / cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào.
- Những từ ngữ khác: rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa / xanh biếc/ cao hơn.
- HS đọc.
- HS chú ý lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS làm vào vở.
- HS đọc đoạn văn vừa viết.
Chiều:
Tiết 1: Khoa học
 Tiết 17: Phòng tránh HIV/ AIDS
I. Mục tiêu: 
- Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường lây nhiễm HIV. 
- Không phân biệt đối sử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 36, 37-SGK
- 5tấm bìa cho hoạt động tôi đóng vai “Tôi bị nhiễm HIV”.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS nêu đường lây truyền, cách phòng bệnh AIDS?
- Gv nhận xét ghi điểm
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.
2.2 Hoạt động 1: Trò chơi tiếp sức "HIV lây truyền hoặc không lây truyền"
- GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 10 HS.
- GV hướng dẫn và tổ chức chơi:
+ Hai đội đứng hàng dọc trước bảng.
+ Khi GV hô “Bắt đầu”: Người thứ nhất của mỗi đội rút một phiếu bất kì, gắn lên cột tương ứng, cứ thế tiếp tục cho đến hết.
+ Đội nào gắn xong các phiếu trước, đúng là thắng cuộc
- GV cùng HS không tham gia chơi kiểm tra.
- GV yêu cầu các đội giải thích đối với một số hành vi.
- GV kết luận: HIV không lây truyền qua tiếp xúc thông thường.
* HS kể lại những đường bị lây nhiễm HIV
2.3 Hoạt động 2: Đóng vai - Tôi bị nhiễm HIV
- GV mời 5 HS tham gia đóng vai, GV gợi ý, hướng dẫn như nội dung SGV-tr 77. Những HS còn lại theo dõi để thảo luận xem cách ứng xử nào nên, không nên.
- Thảo luận cả lớp:
+ Các em nghĩ thế nào về từng cách ứng xử?
+ Các em nghĩ người nhiễm HIV có cảm nhận thế nào trong mỗi tình huống?
- Muốn khộng bị lây nhiễm HIV các em phải làm gì để phòng tránh
2.4 Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận
- GV cho HS thảo luận theo nhóm 4: Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình 36, 37 SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Nói về nội dung từng hình.
+ Các bạn ở trong hình nào có cách ứng xử đúng với những người bị nhiễm HIV và GĐ họ
- Đại diện một số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: (SGV-tr.78). Cho HS đọc phần Bạn cần biết.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Liên hệ thực tế với bản thân
- Chuẩn bị bàisau
- HS nêu trước lớp
- HS chơi theo hướng dẫn của GV.
- HS kiểm tra kết quả.
- HS đóng vai.
- HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi.
- HS cử đại diện lên đóng vai
- HS thảo luận nêu ND từng hình
- Đại diện các n ... .................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
Tiết1: Hoạt động đầu tuần
Khối 1:trực tuần
I/ Văn nghệ 
Gv dẫn chương trình mời các lớp lên tham gia 
II/Cờ đỏ lên đánh giá chung về nhưng ưu nhược điểm trong tuần 8
- Vệ sinh trường, lớp
- Đánh giá về hoạt động đầu giờ và giữa giờ
+ Đánh giá chung về thi đua trong tuần 
* Cờ đỏ đưa ra phương hướng tuần 9
III/ GV trực tuần lên nhận xét
- Về số lượng trong khu đảm bảo
- Chất lượng các em có ý thức học tập ở lớp cũng như ở nhà
- Vệ sinh sạch sẽ 
- Các hoạt động thực hiện tốt
IV/ Đưa ra phương hướng tuần sau
- Thi đua hoa điểm mười tặng cô
- Thực hiện tốt các hoạt đọng của trường đề ra
__________________________________
Tiết2: Tập đọc(tiết17)
 Cái gì quý nhất?
I/ Mục đích:
- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lờ nhân vật.
- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quí nhất.( Trả lời được câu hỏi1,2,3)
*HSKT: Đọc đánh vần một đoạn trong bài
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: HS đọc thuộc lòng và trả lời các câu hỏi về bài Trước cổng trời
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu mục đích của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
-Mời 1 HS giỏi đọc.
-Chia đoạn.
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.- Sửa nỗi phát âm - Giải nghĩa từ chú giải
-Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc đoạn 1-2 và trả lời câu hỏi:
+Theo Hùng , Quý, Nam, Cái gì quý nhất?
+Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?
 Cái gì quý nhất?
-Cho HS đọc đoạn 3 Và trả lời câu hỏi:
+Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
+)Rút ý 2: Người Lao động là quý nhất
-Chọn tên khác cho bài văn và nêu lý do vì sao em chọn tên đó?
-Nội dung chính của bài là gì?
-GV chốt ý đúng, ghi bảng.
-Cho 1-2 HS đọc lại.
c)Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Mời 5 HS nối tiếp đọc bài theo cách phân vai
-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi nhân vật.
-Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn trong nhóm
-Thi đọc diễn cảm.Bình chọn tuyên dương
*HSKT: Đọc đánh vần một đoạn trong bài
-Đoạn 1: Từ đầu đến Sống được không?
-Đoạn 2: Tiếp cho đến phân giải
-Đoạn 3: Đoạn còn lại.
- HS đọc nối tiếp theo nhóm
-Lúa gạo, vàng, thì giờ.
-Lý lẽ của từng bạn:
+Hùng: Lúa gạo nuôi sống con người.
+Quý: Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.
+Nam: Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
-Vì không có người LĐ thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một 
-HS nêu.
-HS đọc.
-HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
-HS luyện đọc diễn cảm.
-HS thi đọc.
 	3-Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về luyện đọc và học bài.
- Chuẩn bị bài sau.
_________________________________
Tiết 3: Toán(tiết41)
 Luyện tập
I/ Mục tiêu:
- Biết viết só đo độ dài dưới dạng số thập phân .( vận dụng làm bài tập1,2,3, BT4(a,c)
* HSKT: Dùng que tính cộng trừ các phép tính đơn giản trong phạm vi 10
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
	1-Kiểm tra bài cũ:
	Nêu bảng đơn vị đo độ dài? Mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài?
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài:
	GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (45): Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét.
*Bài tập 2 (45): Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu)
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 3 HS lên chữa bài.
-HS khác nhận xét.
-GV nhận xét, cho điểm.
*Bài tập 3 (45): Viết các số đo dưới dạng số thập phân có đơn vị là km.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS tìm cách giải. 
-Cho HS làm ra nháp.
-Chữa bài. 
*Bài 4 (45): Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
* HSKT: Dùng que tính cộng trừ các phép tính đơn giản trong phạm vi 10
*Kết quả:
35,23m
51,3dm
 c) 14,07m
*Kết quả:
 234cm = 2,34m
 506cm = 5,06m
 34dm = 3,4m 
*Kết quả:
3,245km
5,034km
0,307km
*Lời giải:
 44
a) 12,44m =12 m = 12m 44cm
 100
 450
c) 3,45km =3 km= 3km 450m = 
 1000
3450m
3-Củng cố, dặn dò: 
 -GV nhận xét giờ học.
	 -Nhắc HS về học kĩ lại cách viết các số đo dộ dài dưới dạng số thập phân.
__________________________________
Tiết4: Lịch sử(tiết9)
Cách mạng mùa thu
I/ Mục đích:
- Tường thuật lại được sự kiện nhân dân Hà Nội khởi nghĩa dành chính quyền thắng lợi: Ngày 19- 8- 1945 hàng chục vạn dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực lương và mít tinh tại nhà hát lớn thành phố. Ngay sau cuộc miết tinh quần chúng đã sông vao chiếm các cơ sở đầu lão của kẻ thù: Phủ Khâm sai , Sở mật thám, ... Chiều 19-8-1945 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.
-Biết cách mạng tháng 8 nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ kết quả:
+ Tháng 8 năm 1945 nhân dân ta vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền và lần lượt 
giành chính quyền ở Hà Nội, Huê, Sài Gòn.
+ Ngày 19 tháng 8 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng tám
* HS biết được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập của HS, cho hoạt động 2.
- Tư liệu lịch sử về CM tháng Tám ở Hà Nội và tư liệu LS về trận đánh đồn Phố Ràng.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
	1-Kiểm tra bài cũ:
	-Nêu diễn biến, kết quả của phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh? 
	-Nêu ý nghĩa lịch sử của phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh?
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài: 
	-Cho HS nghe trích đoạn ca khúc Người Hà Nội của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi: “ Hà Nội vùng đứng lên! Hà Nội vùng đứng lên! Sông Hồnh reo. Hà Nội vùng đứng lên!”
	2.2-Nội dung:
a) Diễn biến:
-Cho HS đọc từ đầu đến Phủ Khâm sai
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 theo câu hỏi:
+Nêu diễn biến của cuộc khởi nghĩa ngày 19-8-1945 ở Hà Nội?
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV chốt lại ý đúng, ghi bảng.
b)Kết quả:
-GV phát phiếu thảo luận.
-Cho HS thảo luận nhóm 2
Câu hỏi thảo luận:
+ Nêu kết quả của cuộc khởi nghĩa ngày 19-8-1945 ở Hà Nội?
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV chốt lại ý đúng, ghi bảng.
c) ý nghĩa:
-Khí thế của Cách mạng tháng Tám thể hiện điều gì?
-Cuộc vùng lên của nhân dân đã đạt được kết quả gì? kết quả đó sẽ mang lại tương lai gì cho đất nước?
-Cho HS thảo luận nhóm 7, ghi KQ vào bảng nhóm sau đó đại diện nhóm trình bày.
-GV nhận xét tuyên dương nhóm thảo luận tốt
*Diễn biến: Ngày 19-8-1945 hàng chục vạn nông dân nội ngoại thành xuống đường biểu dương lực lượng họ tiến về Quảng trường Nhà hát lớn
*Kết quả:
Ta giành được chính quyền, cách mạng thắng lợi tại Hà Nội.
*ý nghĩa: Phong trào đã chứng tỏ lòng yêu nước tinh thần CM của nhân dân ta. Cuộc khởi nghĩa đã giành độc lập tự do cho nước nhà đưa nhân dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ.
3-Củng cố, dặn dò: - Cho HS trả lời 2 câu hỏi trong SGK, đọc phần ghi nhớ.GV nhận xét giờ học.
	-Nhắc HS về học bài và tìm hiểu thêm về phong trào Cách mạng tháng Tám
__________________________________
Tiết 5: Đạo đức(tiết9)
 Tình bạn (tiết 1)
I/ Mục đích:
- Biế được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp ỡ lẫn nhau, nhất là khi khó khăn hoạn nạn.
- Cư sử tốt với bạn bẻtong cuộc sống hàng ngày.
* HS biết được ý nghĩa của tình bạn.
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời: Mộng Lân
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 4.
2. Bài mới: 
2.1- Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp.
*Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa của tình bạnvà quyền được kết giao bạn bè của trẻ em.
* Cách tiến hành:
-Cho HS hát bài Lớp chúng ta kết đoàn.
-Hướng dẫn cả lớp thảo luận theo các câu hỏi sau:
+Bài hát nói lên điều gì?
+Lớp chúng ta có vui như vậy không?
+Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè?
+Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không? Em biết điều đó từ đâu?
-GV kết luận: 
-Đại diện các nhóm lần lượt lên giới thiệu.
-HS thảo luận nhóm7
-Thể hiện nhân dân ta luôn hướng về cội nguồn, luôn nhớ ơn tổ tiên.
	* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung truyện Đôi bạn
+ Mục tiêu: 
	HS hiểu được bạn bè cần phải đoàn kết, giúp đỡ những khó khăn hoạn nạn.
+ Cách tiến hành:
	-Mời 1-2 HS đọc truyện.
	-GV mời một số HS lên đóng vai theo nội dung truyện.
-Cho cả lớp thảo luận theo các câu hỏi:
+Em có nhậnn xét gì về hành động bỏ bạn để chạy thoát thân của nhân vật trong truyện?
+Qua câu truyện trên, em có thể rút ra điều gì về cách đối xử với bạn bè?
	-GV kết luận: (SGV-Tr. 30)
	* Hoạt động 3: Làm bài tập 2 SGK.
*Mục tiêu: HS biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan đến bạn bè.
+ Cách tiến hành:
-Cho HS thảo luận nhóm 2.
-Mời một số HS trình bày.
-GV nhận xét, kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống: (SGV-tr. 30).
-HS trao đổi với bạn và giải thích tại sao.
-HS trình bày.
	* Hoạt động 4: Củng cố
+ Mục tiêu: Giúp HS biết được các biểu hiện của tình bạn đẹp.
+ Cách tiến hành: -GV yêu cầu mỗi HS nêu một biểu hiện của tình bạn đẹp. GV ghi bảng.
	 -GV kết luận: (SGV-Tr. 31)
	 -Cho HS liên hệ những tình bạn đẹp trong lớp, trong trường mà em biết.
	 -Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.	
 + Chủân bị bài sau.
___________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 9.doc