Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 02

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 02

TIẾT 2: TẬP ĐỌC

 TIẾT 3: NGHÌN NĂM VĂN HIẾN

I. Mục tiêu:

 - Rèn kỹ năng đọc cho học sinh phần luyện đọc

 - Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.

 - Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử thể hiện nền văn hoá lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.

Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê.

 

doc 28 trang Người đăng hang30 Lượt xem 481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 02", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 2 Thứ hai ngày 22 tháng 8 năm 2011
 Tiết 1 : Chào cờ
 Chung toàn trường
Tiết 2: Tập đọc
 Tiết 3: Nghìn năm văn hiến
I. Mục tiêu:
 - Rèn kỹ năng đọc cho học sinh phần luyện đọc
 - Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
 - Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử thể hiện nền văn hoá lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.
Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa, TLCH về nội dung bài đọc.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài. 
2. Luyện đọc: 
- GV đọc mẫu bài văn và bảng thống kê.
- Chia đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến như sau.
+ Đoạn 2: Bảng thống kê.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- GV sửa phát âm, giải nghĩa từ trong SGK.
3 Tìm hiểu bài
+ Đoạn 1:
? Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì?
+ Đoạn 2:
? Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?
- Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất?
? Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hoá Việt Nam?
- Nêu ý nghĩa của bài?
- GV kết luận, ghi bảng.
4. Luyện đọc lại: 
- GV ghi nội dung đoạn 2. 
 GV đọc mẫu 
Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, ghi điểm.
5. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn luyện đọc ở nhà và chuẩn bị bài: Sắc màu em yêu.
-2 em đọc và TLCH.
- Theo dõi SGK.
- Quan sát ảnh Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
- Luyện đọc tiếp nối đoạn. Riêng bảng thống kê mỗi HS đọc 3 triều đại.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài.
- Lớp đọc thầm đoạn 1 và câu hỏi 1.
- Từ 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỉ (1075 - 1919), tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ.
- HS đọc thầm bảng thống kê & câu hỏi 
- Triều Lê: 104 khoa thi.
- Triều Lê: 1780 tiến sĩ.
- Người Việt Nam vốn có truyền thống coi trọng đạo học. Việt Nam là một đất nước có nền văn hiến lâu đời. Dân tộc ta rất đáng tự hào vì có nền văn hiến lâu đời.
ý nghĩa : Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.
- 3 HS đọc nối tiếp bài.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Cá nhân thi đọc diễn cảm
Tiết 3 : Toán
Tiết 6: Luyện tập
I. Mục tiêu:
 +Biết đọc viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số.
 +Biết chuyển một số phân số thành phân số thập phân.
 II. Đồ dùng dạy học:
 Nội dung bài luyện tập 
III. Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Luyện tập: 
 Bài 1(T9): Viết phân số thập phân thích hợp vào chỗ chấm dưới mỗi vạch của tia số.
- Nhận xét, chữa.
 Bài 2: Viết các phân số sau thành phân số thập phân.
- GV nhận xét, chữa.
- Nêu cách chuyển từng phân số thành phân số thập phân?
 Bài 3: Viết các phân số sau thành phân số thập phân có mẫu số là 100.
- GV nhận xét, chữa.
 Bài 4: ( Giảm tải )
- GV nhận xét, chốt kết qủa đúng.
 Bài 5: ( Giảm tải )
- GV hỏi phân tích bài toán.
- Hướng dẫn cách giải.
- Chia nhóm 4 HS làm vào bảng nhóm.
- Nhận xét, chữa.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học - Liên hệ bài sau
- HS đọc yêu cầu của BT 1.
- Lớp làm bài vào VBT. Cá nhân lên bảng chữa.
 0 1 
- Cá nhân đọc các phân số thập phân.
- HS nêu yêu cầu của BT 2.
- Lớp làm vào nháp. 3 HS lên bảng chữa.
- Ta lấy cả tử và mẫu nhân với một số nào đó sao cho được phân số mới có mẫu số là 10, 100, 1000,...
- Cá nhân đọc yêu cầu.
- Lớp làm vào nháp. Cá nhân lên bảng chữa.
- HS nhắc lại cách chuyển phân số thành phân số thập phân.
- Lớp tự làm bài vào VBT.
- Cá nhân nêu miệng kết quả. Lớp nhận xét.
- HS đọc bài toán.
- HS nêu tóm tắt và hướng giải bài toán.
- Thảo luận nhóm, giải vào bảng nhóm.
Số HS giỏi Toán của lớp đó là:
 (học sinh)
Số HS giỏi Tiếng việt của lớp đó là:
 (học sinh)
Đáp số: 9 HS giỏi Toán
 6 HS giỏi Tiếng việt.
-----------------------------------------
Tiết 4: Đạo đức
Tiết 1: Em là học sinh lớp 5 (Tiết 2)
I. Mục tiêu bài học:
 Học xong bài này học sinh có khả năng:
- Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước.
- Bước đầu có khái niệm tự nhận thức, khái niệm đặt mục tiêu.
- Vui và tự hào khi là HS lớp 5.
*Các kỹ năng được giáo dục cơ bản được giáo dục trong bài cho học sinh.
 - Kĩ năng tự nhận thức (Tự nhận thức được mình là học sinh lớp 5)
 - Kĩ năng xác định giá trị (Xác định được giá trị của học sinh lớp 5)
 -Kĩ năng ra quyết định (Biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống để xứng đáng là học sinh lớp 5)
II.Phương tiện dạy học:
- Một số bài hát về chủ đề: Trường em.
III.Tiến trình dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS lớp 5 có gì khác so với các khối lớp khác?
- Em cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
- GV nhận xét, đánh giá.
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b.Hoạt động 1: 
*Thảo luận về kế hoạch phấn đấu. 
- GV chia nhóm 3. Yêu cầu lập kế hoạch phấn đấu trong năm học.
- GV nhận xét, kết luận: Để xứng đáng là HS lớp 5 chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu, rèn luyện một cách có kế hoạch. 
c.Hoạt động 2: Kể chuyện về các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu. 
*Mục tiêu: HS biết thừa nhận và học tập theo các tấm gương tốt.
* Cách tiến hành:
- Em có thể học tập điều gì từ các tấm gương đó?
- GV giới thiệu thêm một vài các tẩm gương khác.
- Kết luận: Chúng ta cần học tập theo các tấm gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ.
 Hoạt động 3: Hát, múa. Giới thiệu tranh vẽ về chủ đề “Trường em” 
* Mục tiêu: Giáo dục HS tình yêu và trách nhiệm với trường, lớp.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS xung phong hát, múa về chủ đề “Trường em”
- Nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học - Liên hệ bài sau:
- 1, 2 em trả lời.
- Cá nhân trình bày kế hoạch phấn đấu của mình trong nhóm.
- Nhóm trao đổi, góp ý.
- Cá nhân trình bày kết quả trước lớp.
- HS kể về các HS lớp 5 gương mẫu (Trong lớp, trong trường, trên báo,...)
 --------------------------------------
Tiết 5: Chính tả (Nghe - viết)
Tiết 2: Lương ngọc quyến
I.Mục tiêu:
 - Nghe - viết, trình bày đúng bài chính tả Lương Ngọc Quyến theo hình thức bài văn xuôi 
 - Ghi lại đúng phần vần của tiếng ( từ 8 đến 10 tiếng )trong BT2, chép đúng vần của các tiếng vào mô hình , theo yêu cầu BT3.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần trong bài tập 3. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu quy tắc chính tả khi viết g/gh ; ng/ngh ; c/k ?
- Viết chính tả: ghê gớm; bát ngát ; nghe ngóng.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
*Giới thiệu bài
 Hướng dẫn HS nghe - viết
- GV đọc bài chính tả.
- Giới thiệu về nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến.
- GV nhắc nhở yêu cầu khi viết chính tả.
- Đọc từng câu (2 lượt/1 câu).
- Đọc chậm cả bài.
- GV nhận xét, chữa lỗi chung.
 Hướng dẫn HS làm bài tập: 
 Bài 2:Ghi lại phần vần của những tiếng in đậm trong các câu sau:
- Hướng dẫn cách làm.
- GV nhận xét, chữa.
 Bài 3: Chép vần của từng tiếng vừa tìm được vào mô hình cấu tạo vần.
- GV treo bảng phụ vẽ mô hình cấu tạo vần. Hướng dẫn mẫu.
- GV nhận xét, chữa.
- GV nhận xét, kết luận:
+ Phần vần của tất cả các tiếng đều có âm chính.
+ Ngoài âm chính, một số vần còn có thêm âm cuối, âm đệm. Các âm đệm được ghi bằng chữ cái o, u.
+ Có những vần có đủ cả âm đệm, âm chính và âm cuối.
- GV: Bộ phận quan trọng không thể thiếu là âm chính và thanh. Có tiếng chỉ có âm chính và thanh.
VD: A! Mẹ đã về.
- GV chấm chữa 1/3 số vở của lớp.
3 Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học - Liên hệ bài sau
- 1, 2 em trả lời.
- Lớp viết nháp. cá nhân lên bảng viết chính tả.
- Theo dõi SGK.
- Lắng nghe.
- HS đọc thầm bài chính tả, chú ý những từ khó viết.
- HS nghe - viết chính tả vào vở.
- Soát lỗi.
- Những HS còn lại đổi vở soát lỗi.
- HS đọc yêu cầu BT 2.
- Lớp đọc thầm các câu văn.
- 1 HS đọc các từ in đậm.
- Lớp gạch chân phần vần trong VBT. Cá nhân lên bảng gạch chân trên giấy BT.
a. Trạng nguyên; Nguyễn Hiền; khoa thi.
b. làng Mộ Trạch; huyện Bình Giang.
- Cá nhân đọc các vần.
- HS đọc yêu cầu BT 3.
- Lớp làm vào VBT. 
- Cá nhân tiếp sức lên bảng điền.
Tiếng
Vần
Â.đệm
Â.chính
Â.cuối
Trạng
a
ng
Nguyên
u
yê
n
...
...
...
...
- HS nhận xét về vị trí các âm trong mô hình.
 Thứ ba ngày 23 tháng 8 năm 2011
Tiết 1: Luyện từ và câu
Tiết3:Mở rộng vốn từ: Tổ quốc
I.Mục tiêu:
 -Tìm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài tập đọc hoặc CT đã học trong (BT1); tìm thêm được một số từ đòng nghĩa với từ Tổ quốc ( BT2); tìm được một số từ chứa tiếng Tổ quốc (BT3)
 - Đặt câu được với một trong những từ ngữ nói Tổ quốc ,quê hương ( BT4)
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bút dạ. Giấy A4.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho VD?
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài
* Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài1(T18). Tìm trong bài “Thư gửi các HS” hoặc “Việt Nam thân yêu” những từ đồng nghĩa với từ “Tổ quốc”.
- Yêu cầu thảo luận nhóm 2.Tìm trong bài vừa đọc những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
- GV nhận xét, kết luận.
+ Bài Thư gửi các HS có từ: nước nhà, non sông.
+ Bài Việt Nam thân yêu có từ: đất nước, quê hương.
 Bài 2: Tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc
- GV cùng lớp nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
 Bài 3: Trong từ Tổ quốc, tiếng “quốc” có nghĩa là nước. Tìm thêm những từ chứa tiếng “quốc”
- GV nhận xét, kết luận.
Bài 4: Đặt câu một trong những từ ngữ dưới đây.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
Về chuẩn bị bài: Luyện tập về từ đồng 
- 1, 2 em trả lời.
- HS đọc yêu cầu BT 1.
- Nửa lớp đọc thầm bài : “Thư gửi các HS”. Nửa lớp còn lại đọc thầm bài: “Việt Nam thân yêu”.
- Thảo luận cặp. Viết ra nháp.
- Cá nhân nêu ý kiến. Lớp nhận xét.
- HS nêu yêu cầu BT.
- Thảo luận nhóm 
- 3 nhóm thi tiếp sức: Viết từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc lên bảng.
- HS đọc yêu cầu.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm đọc kết quả. Lớp nhận xét, bổ xung.
- HS nêu yêu cầu trả lời miệng.
------------------------------------
Tiết 2: Toán
Tiết 7: Ôn tập: Phép cộng và phép trừ hai phân số
I. Mục tiêu:
 -Biết cộng (trừ ) hai phân số có cùng mẫu số , hai phân số không cùng mẫu số 
 -Rèn kĩ năng tính toán
II. Đồ dùng dạy học:
 Nội dung bài ôn 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài
 Ôn tập về phép cộng, phép trừ hai phân số: 
- GV nêu VD: 
- GV nhận xét, chữa.
- Nêu cách thực hiện phép cộng, phép trừ hai phân số có cùng mẫu số?
- GV nêu VD: 
- GV nhận xét, chữa.
- Nêu cách thực hiện phép cộng (trừ) hai phân số khác mẫu số?
3.Thực hành: 
 Bài 1(T10).  ... :
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: 
- GV cho HS quan sát các màu sắc trong các bài vẽ trang trí. 
- Có những màu sắc nào ở bài trang trí? Kể tên các màu?
- Mỗi màu được vẽ ở những hình nào ?
- Màu nền và màu hoạ tiết giống nhau hay khác nhau ?
- Độ đậm nhạt của các màu trong bài trang trí có giống nhau không ?
- Trong một bài trang trí thường vẽ nhiều màu hay ít màu ?
- Vẽ màu ở bài trang trí như thế nào là đẹp?
- GV nhận xét, kết luận.
 Hoạt động 2: Cách pha màu 
- GV hướng dẫn cách pha trộn màu.
- GV lấy màu đã pha vẽ vào một vài hình hoạ tiết phóng to.
- GV nhấn mạnh: Muốn vẽ được màu đẹp trong bài trang trí cần lưu ý:
+ Chọn loại màu phù hợp...
+ Biết cách sử dụng màu (Pha trộn, phối hợp).
+ Không dùng quá nhiều màu trong một bài trang trí.
+ Chọn màu, phối hợp màu ở các hình mảng và hoạ tiết sao cho hài hoà.
+ Những hình mảng giống nhau vẽ cùng mau và cùng độ đậm nhạt.
+ Vẽ màu đều, theo quy luật xen kẽ hoặc nhắc lại của hoạ tiết.
+ Độ đậm nhạt của màu nền và màu hoạ tiết cần khác nhau.
Hoạt động 3: Thực hành. 
- Yêu cầu: Trang trí một đường diềm.
- Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Theo dõi, giúp đỡ HS.	
Họat động 4: Nhận xét, đánh giá. 
GV lấy một số bài dán lên bảng.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học 
- Yêu cầu về nhà hoàn thiện bài thực hành. Quan sát trường, lớp em.
- Lớp quan sát.
- Có nhiều màu sắc...
- Hoạ tiết giống nhau vẽ cùng màu.
- Màu nền và màu hoạ tiết khác nhau.
- Độ đậm nhạt của các màu khác nhau.
- Thường vẽ 4 - 5 màu.
- Vẽ màu đều, có đậm nhạt, hài hoà, rõ trọng tâm.
- Quan sát.
- HS đọc mục 2 để nắm được cách sử dụng các loại màu.
- HS nêu yêu cầu của bài thực hành.
- Lớp thực hành trên giấy A4.
- Lớp quan sát. Nhận xét, đánh giá.
------------------------------------
Thứ sáu ngày 26 tháng 8 năm 2011
Tiết1: Tập làm văn
Tiết4:Luyện tập làm báo cáo thống kê
I. Mục tiêu bài học :
 - Dựa theo bài: “Nghìn năm văn hiến”, HS hiểu cách trình bày các số liệu thống kê và tác dụng của các số liệu thống kê (Giúp thấy rõ kết quả, đặc biệt là những kết quả có tính so sánh).
 - Biết thống kê đơn giản gắn với các số liệu về từng tổ học sinh trong lớp. Biết trình bày kết quả thống kê theo biểu bảng.
* Các kỹ năng được giáo dục cơ bản được giáo dục trong bài cho học sinh.
 - Thu thập xử lý thông tin .
 - Hợp tác ( cùng tìm kiếm số liệu thông tin ).
 - Thuyết trình kết quả tự tin .
 - Xác định giá trị.
II. Đồ dùng dạy học:
 Nội dung bài
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện tập: 
 Bài 1:* Hợp tác ( cùng tìm kiếm số liệu thông tin ).
* Nhắc lại các số liệu thống kê trong bài về:
- Số khoa thi, số tiến sĩ của nước ta từ 10751919?
- Số khoa thi, số tiến sĩ và số trạng nguyên của từng triều đại?
- Số bia và số tiến sĩ có tên khắc trên bia còn lại đến ngày nay?
* Các số liệu thống kê trên được trình bày dưới hình thức nào?
c. Các số liệu thống kê trên có tác dụng gì?
 Bài 2: *Thuyết trình kết quả tự tin .
Thống kê số HS trong lớp.
- GV nhận xét, đánh giá.
3.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
 Chuẩn bị bài TLV: Luyện tập tả cảnh.
- 1, 2 em đọc tả một buổi sáng trong ngày.
- Hs đọc yêu cầu BT 1.
- Lớp đọc thầm bảng số liệu trong bài : “Nghìn năm văn hiến”. Cá nhân trả lời.
- Số khoa thi : 185
Số tiên sĩ : 2896
- Cá nhân đọc tiếp nối từng triều đại.
- Từ 14421779: Số bia là 82. Số tiến sĩ có tên khắc trên bia là 1306.
- HS thảo luận nhóm.
- Các số liệu thống kê trên được trình bày dưới 2 hình thức:
+ Nêu số liệu (Số khoa thi, số tiến sĩ từ 10751919; số bia và số tiến sĩ có tên khắc trên bia còn lại đến nay).
+ Trình bày bảng số liệu( So sánh số khoa thi, số tiến sĩ, số trạng nguyên của các triều đại).
- HS thảo luận cặp.
- Tác dụng:
+ Giúp người đọc tiếp nhận thông tin, dễ so sánh.
+ Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta.
- HS đọc yêu cầu BT 2.
- Thảo luận theo tổ vào PHT.
- Các tổ dán bảng, trình bày kết quả. Lớp nhận xét.
- HS nhắc lại tác dụng của bảng thống kê.
 ----------------------------
 Tiết 2:Toán
TIếT 10: Hỗn số (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
 - Bước đầu biết cách chuyển một hỗn số thành phân số và vận dụng các phép tính cộng ,trừ ,nhân ,chia hai phân số để làm các bài tập.
 - Rèn kĩ năng làm tính.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Các tấm bìa cắt và vẽ như trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS đọc các hỗn số trong BT1 em khác lên bảng viết.
- Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét, đánh giá.
2.Bài mới:
*Giới thiệu bài1. Hướng dẫn cách chuyển một hỗn số thành phân số: - GV gắn các tấm bìa như hình vẽ trong SGK.
- GV nêu: 
Tức là hỗn số có thể chuyển thành phân số nào?
- Hướng dẫn: 
Ta viết gọn:
- GV kết luận cách chuyển một hỗn số thành phân số.
Thực hành: 
* Bài 1: Chuyển các hỗn số sau thành phân số.
- GV nhận xét, chữa.
* Bài 2: Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính.
M: 
- GV nhận xét, chữa.
* Bài 3: Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính.
M: 
- GV nhận xét, chữa.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học - Liên hệ bài sau.
- 2 HS lên bảng.
- HS quan sát, nêu hỗn số: 
- Quan sát, lắng nghe.
- HS rút ra cách chuyển thành .
- Vài HS nhắc lại.
- HS đọc yêu cầu BT 1.
- Lớp làm BT vào nháp. Cá nhân lên bảng chữa.
- Cá nhân nhắc lại cách chuyển một hỗn số thành phân số.
- HS đọc yêu cầu BT 2.
- Quan sát mẫu.
- Lớp làm nháp. Đại diện 2 HS lên bảng chữa.
- HS nêu yêu cầu BT3.
- Quan sát mẫu.
- Thực hiện ra nháp. Chữa.
c. 
---------------------------------------------------
Tiết 3 : Địa lí
TIếT 2: Địa hình và khoáng sản
	I. Mục tiêu:
 - Luyện đọc các thông tin trong sgk
 - Nêu được đặc điểm chính của địa hình :
 -Phần đất liền của Việt Nam 3 diện tích là đồi núi và 1 diện tích là đồng bằng . 4 4
 - Nêu tên một số khoáng sản chính của Việt Nam : Than ,sắt ,a-pa-tít,dầu mỏ,khí tự nhiên,..
 - Chỉ các dãy núi và đồng bằng lớn trên bản đồ ( lược đồ ) : dãy Hoàng Liên Sơn ,Trường sơn ,đồng bằng Bắc Bộ ,đồng bằng Nam Bộ ,đồng bằng duyên hảI miền trung.
 - Chỉ được một số mỏ khoáng sản chính trên bản đồ ( lược đồ) : than ở Quảng Ninh ,sắt ở Thái Nguyên ,a-pa-tit ở Lào Cai,dầu mỏ ,khí tự nhiên ở vùng biển phía nam,
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ
- Đất nước ta gồm có những phần nào?
- Chỉ vị trí phần đất liền của nước ta trên lược đồ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
*Giới thiệu bài
 1: Luyện đọc
 2. Tìm hiểu bài :
? So sánh diện tích của vùng đồi núi với đồng bằng nước ta?
- Kể tên và chỉ trên lược đồ các dãy núi chính ở nước ta?
+ Những dãy núi nào có hướng Tây Bắc - Đông nam ?
+ Những dãy núi nào có hình cách cung ?
- Kể tên và chỉ trên lược đồ vị trí các đồng bằng lớn ở nước ta ?
- Nêu một số đặc điểm chính của địa hình nước ta ?
- GV nhận xét, kết luận.
Trên phần đất liền của nước ta, 3/4 diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp ; 1/4 diện tích là đồng bằng và phần lớn là đồng bằng châu thổ do phù sa của sông ngòi bồi đắp.
 * Khoáng sản
- Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta? (Điền vào bảng sau)
Tên khoáng sản
Kí hiệu
Nơi phân bố chính
Công dụng
...
...
...
...
...
...
...
...
- GV nhận xét, kết luận.
Nước ta có nhiều loại khoáng sản như: Than, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, đồng, thiếc, a pa –tít, bô - xít.
- GV treo bản đồ địa lí Việt Nam và bản đồ khoáng sản Việt Nam.
- Gọi từng cặp lên.
 Chỉ trên bản đồ các dãy núi, đồng bằng,....
 Bạn hãy chỉ trên bản đồ dãy Hoàng Liên Sơn?
Bạn hãy chỉ trên bản đồ đồng bằng Bắc Bộ?
Chỉ trên bản đồ nơi có mỏ a – pa – tít?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học - Liên hệ bài sau.
- 1, 2 HS lên bảng TLCH & chỉ lược đồ.
HS đọc các thông tin và trả lời câu hỏi
- 3/4 diện tích là đồi núi, 
 1/4 diện tích là đồng bằng.
- Dãy Hoàng Liên, dãy Trường Sơn,...
- Dãy Hoàng Liên, Trường Sơn.
- Dãy Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
- Đồng bằng Bắc Bộ, Duyên Hải, Nam Bộ.
Học sinh đọc thông tin trong sgk
- HS quan sát hình 2. Thảo luận nhóm 4, điền vào PHT.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- Từng cặp HS lên bảng hỏi và chỉ bản đồ.
-----------------------------------------
Tiết 4: Âm nhạc
Tiết 2: Học hát bài:Reo vang bình minh.
I. Mục tiêu:
 - Biết hát đúng giai điệu và lời ca.
 - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV thuộc bài hát. Nhạc cụ gõ (song loan).
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài
2. Hoạt động1: Giới thiệu tác giả tác phẩm
 - Giới thiệu tác giả : Lưu Hữu Phước (1921 – 1989), quê ở huyện Ô Môn – Cần Thơ, là một trong số các nhạc sĩ nổi tiếng của nước ta...
- Giới thiệu tác phẩm : Bài hát ra đời năm 1947 (Trích trong vở ca kịch thiếu nhi : Diệt sói lang).
Cấu trúc gồm 2 đoạn nhạc :
 + Đoạn a : Từ đầu ....sáng ngập hồn ta.
Âm nhạc rộn ràng, tươi tắn, mở ra khung cảnh buổi sáng đầy âm thanh và màu sắc.
 + Đoạn b: Líu líu lo lo.....sáng muôn năm.(Tính chất sinh động, trong sáng)
* Hoạt động 2: Học hát. 
- GV hát mẫu.
- Phân chia câu.
- Dạy hát từng câu.
- Hướng dẫn vận động theo nhạc : Tư thế đứng, hai tay chống hông, nghiêng đầu sang trái - phải, cầm tay nhau vung nhẹ ra trước - sau, nhún chân,...
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học - Liên hệ bài sau:
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- HS đọc lời ca.
- Tập hát ĐT + Tổ + Bàn + CN.
- Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp.
- Lớp tập hát + vận động theo nhạc.
- Gà gáy (Dân ca Cống); Trời đã sáng rồi (Nhạc Pháp);...
 ----------------------------------------
Tiết 5 : HĐNGLL
Chủ điểm 1: Truyền thống nhà trường
Phần 1: Đánh giá chung các hoạt động trong tuần
I.Nhận xét chung:
1.Chuyên cần: 
 Các em đi học đều đầy đủ , bên canh vẫn còn có em Lò Văn Sương thường xuyên đi học muộn.
2. Học tập : 
 Một số em đã chú ý nghe giảng và phát biểu ý kiến xây dựng bài.Một số bạn còn nói chuyện VD em Trường, em Sáng , em Sương.
3. Đạo đức: 
 Ngoan ngoãn, lễ phép, vâng lời cô giáo chào hỏi người lớn.
4. Lao động vệ sinh : 
 - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
	- Vệ sinh cá nhân tương đối gọn gàng 
5. Tham gia tốt các hoạt động của nhà trường.
II. Phương hướng tuần tới:
 - Duy trì tốt công tác số lượng
 - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN2.doc