Tập đọc: TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I. Mục tiêu:
Đọc lưu loát,diễn cảm bài văn - giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng; lúc trầm lắng, tiếc thương.
Biết đọc phân biệt lời các nhâm vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh,vua Lê Thần Tông.
Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III.Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách Mạng, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề
Trí dũng song toàn là truyện kể về một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử nước ta - danh nhân Giang Văn Minh. Qua truyện này các em sẽ hiểu thêm về tài năng, khí phách, công lao và cái chết lẫm liệt của thám hoa Giang Văn Minh cách nay ngót 400 năm.
TUẦN 21 Thứ hai, ngày 28 tháng 01 năm 2008 CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN ----------------------------------------------- Tập đọc: TRÍ DŨNG SONG TOÀN I. Mục tiêu: Đọc lưu loát,diễn cảm bài văn - giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng; lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhâm vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh,vua Lê Thần Tông. Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III.Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách Mạng, trả lời câu hỏi về nội dung bài. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề Trí dũng song toàn là truyện kể về một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử nước ta - danh nhân Giang Văn Minh. Qua truyện này các em sẽ hiểu thêm về tài năng, khí phách, công lao và cái chết lẫm liệt của thám hoa Giang Văn Minh cách nay ngót 400 năm. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc: HS tiếp nối nhau đọc bài văn. HS quan sát tranh minh hoạ sứ thần Giang Văn Minh oai phong, khảng khái đối đáp giữa triều đình nhà Minh. HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn. Có thể chia bài thành 4 đoạn như sau: Đoạn 1: Từ đầu đến mời ông đến hỏi cho ra lẽ. Đoạn 2: Từ Thám hoa vừa khóc đến thoát khỏi mỗi năm cống nạp một tượng vàng để đền mạng Liễu Thăng. Đoạn 3: Từ Lần khác đến sai người ám hại ông. Đoạn 4: Phần còn lại Khi HS đọc, GV kết hợp sửa lỗi cho HS; giúp HS hiểu những từ ngữ khó: Trí dũng song toàn, thám hoa, Giang Văn Minh, Liễu Thăng, đồng trụ. Giải nghĩa thêm các từ: tiếp kiến (gặp mặt), hạ chỉ (ra chiếu chỉ, ra lệnh), than (than thở), cống nạp (nạp: nộp) HS luyện đọc theo cặp HS đọc lại cả bài GV đọc diễn cảm bài văn. Chú ý đọc đúng lời Giang Văn Minh ở từng đoạn đối thoại: Giang Văn Minh than khóc - giọng ân hận, xót thương. Vậy tướng Liễu Thăng đã tử trận mấy trăm năm, sao nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ ? - giọng cứng cõi. Đoạn Giang Văn Minh ứng đối - giọng dõng dạc, tự hào. Đoạn kết đọc chậm, giọng xót thương. b) Tìm hiểu bài *Gợi ý trả lời các câu hỏi Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng ? Vì sao vua Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh ? Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn? C) Đọc diễn cảm. HS đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai GV chọn đoạn văn hay, hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn. GV đọc mẫu HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo vai HS thi đọc diễn cảm 3. Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện. GV nhận xét tiết học. ----------------------------------------------- Toán: LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình vuông, hình chữ nhật... 20m II.Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề A B Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài K H 1. Giới thiệu cách tính 40,1m Chia hình đã cho thành các hình quen thuộc 25m M N 25m Chia hình đã cho thành hai hình vuông và một hình chữ nhật D C Xác định kích thước của các hình mới tạo thành 20m Cụ thể: Hình vuông có cạnh là: 20m Hình chữ nhật có các kích thước là 70m và 40,1m Tính diện tích của từng phần nhỏ -> diện tích của bộ mảnh đất 2. Thực hành Bài 1: Có thể chia hình đã cho thành hai hình chữ nhật, tính diện tích của chúng -> tính diện tích của cả mãnh đất. Bài 2; Tương tự bài 1 HS chia khu đất thành ba hình chữ nhật 50m 100,5m 40,5m 40,5m 30m Hình chữ nhật có kích thước khác nhau: 141m và 80m bao phủ khu đất Khu đất đã cho chính là hình chữ nhật bao phủ bên ngoài Cắt đi hai hình chữ nhật nhỏ ở góc trê n bên phải và góc dưới bên trái Diện tích của khu đất bằng diện tích của cả hình chữ nhật bao phủ trừ đi diện tích của hai hình chữ nhật nhỏ với các kích thước là 50m và 40,5m. 3. Củng cố, dặn dò Về nhà làm tiếp các bài tập còn lại tiết sau luyện tập tiếp. GV nhận xét tiết học. ----------------------------------------------- Chính tả: (Nghe - Viết) TRÍ DŨNG SONG TOÀN I. Mục tiêu: Nghe - viết đúng chính tả bài Trí dũng song toàn Luyện viết đúng những từ ngữ có âm đầu r /d /gi có thanh hỏi, thanh ngã. II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập tiếng việt III. Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài - ghi đề Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chính tả a) Hướng dẫn HS nghe - viết: GV đọc bài chính tả Trí dũng song toàn HS đọc thầm đoạn văn, chú ý từ ngữ có âm, vần, thanh dễ viết sai GV cho HS viết bài chính tả; chấm chữa 1 số bài; nêu nhận xét chung. b)Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Bài 1: HS đọc yêu cầu nội dung bài HS làm bài độc lập HS lên bảng thi đua làm bài HS nối tiếp nhau đọc kết quả Cả lớp và GV nhận xét, kết luận người thắng cuộc là người tìm đúng, tìm nhanh, viết đúng chính tả, phát âm chính xác từ tìm được Bài 2: GV nêu yêu cầu bài tập HS làm bài – các em viết vào vở chữ cái r, d, gi hoặc dấu hỏi, dấu ngã thích hợp với mỗi chổ trống trong bài. HS tiếp nối nhau lên bảng thi tiếp sức. Cả lớp và GV nhận xét kết quả bài làm HS nểu nội dung bài thơ. 3. Củng cố, Dặn dò: Nhận xét tiết học Về nhà đọc bài thơ: Dáng hình ngọn gió ----------------------------------------------------------------------------------------------- Buổi chiều: LUỆN TẬP TIẾNG VIỆT (Tiết 1) I. Mục tiêu: Giúp HS hệ thống hoá và mở rộng vốn từ thuộc chủ đề công dân. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS luyện tập: GV chép đề lên bảng, hướng dẫn HS nắm yêu cầu bài tập Bài 1: Tìm những từ trong đó tiếng công có nghĩa là “thuộc về nhà nước, chung cho mọi người” trong các từ dưới đây: công chúng, công viên, công an, công nghiệp, công nghệ, công quỹ, công sở, công ti, dân công, gia công, lao công. HS thảo luận nhóm đôi - Đại diện nhóm báo cáo kết quả GV nhận xét chữa bài. (Đó là các từ: công chúng, công viên, công an, công cộng, công quỹ, công sở, công ti.) Bài 2: Tìm những từ trong đó có tiếng công có nghĩa là “không thiên vị” trong các từ dưới đây: Công nhân, công cụ, công tác, công bằmg, bất công, công lí, công minh, công nông, công phu, công trình, công tâm, công trường. HS tự làm - Gọi trả lời miệng. Lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng ( Các từ: công bằng, công lí, bất công, công minh, công tâm.) Bài 3: Xác định nghĩa của từ công trong từng câu dưới đây: a) Kẻ góp của, người góp công. b) Một công đôi việc. c) Của một đồng, công một nén.(Tục ngữ) d) Có công mài sắc có ngày nên kim.(Tục ngữ) HS làm việc cá nhân, Gọi nhiều HS trả lời - Lớp nhận xét. GV nhận xét, chốt ý đúng. ( Nghĩa của từ công: Sức lao động bỏ ra để làm việc gì đó.) 3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học. ----------------------------------------------- LUỆN TẬP TIẾNG VIỆT (Tiết 2) I. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết các QHT, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép; biết cách dùng quan hệ từ nối các vế câu ghép. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS luyện tập: GV chép đề lên bảng, hướng dẫn HS nắm yêu cầu bài tập Bài 1: Xác định các vế câu, cặp quan hệ từ nối các vế câu trong câu ghép sau: Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống. (Người công dân số Một) HS thảo luận nhóm đôi - Gọi đại diện nhóm lên bảng làm. Lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng. ( Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo// thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống. “ Vế câu 1 khuyết chủ ngữ”) Bài 2: Tìm quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong từng câu dưới đây: a) Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành,... người anh thì tham lam, lười biếng. b) Tôi khuyên nó... nó vẫn không nghe. c) Mưa rất to... gió rất lớn. d) Cậu đọc... tớ đọc? (Các từ quan hệ cần điền: a. còn; b. nhưng; c. và; d. hay.) Bài 3: Tìm cặp quan hệ từ thích hợp với chỗ trống trpong từng câu sau: a)... tôi đạt danh hiệu “học sinh xuất sắc”... bố mẹ tôi thưởng cho tôi được đi tắm biển Sầm Sơn. b)... trời mưa... lớp ta hoãn đi cắm trại. c)... gia đình gặp nhiều khó khăn... bạn Hạnh vẫn phấn đấu học giỏi. d)... trẻ con thích bộ phim Tây du kí... người lớn cũng rất thích. (Các cặp quan hệ từ cần điền: a: vì... nên...; b: nếu... thì...; c: tuy... nhưng...; d: không những... mà... ) Bài 2, 3 GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu bài tập. HS làm bài vào vở - GV theo dõi HS làm, giúp đỡ thêm một số em yếu. GV chấm một số em - Chữa bài. 3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học. ----------------------------------------------- Đạo đức: UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM I. Mục tiêu: HS biết - Cần phải tôn trọng UBND xã, phường và vì sao phải tôn trọng UBND xã, phường. - Thực hiện các quy định của UBND xã, phường; tham gia các hoạt động do UBND xã, phường tổ chức Tôn trọng UBND xã, phường II. Tài liệu và phương tiện: Phóng to tranh trong bài III.Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: HS hát một bài hát thể hiện tình yêu quê hương 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đến uỷ ban nhân dân phường Mục tiêu: HS biết một số công việc của UBND xã, phường và bước đầu biết được tầm quan trọng của UBND xã, phường. Cách tiến hành: HS đọc truyện trong SGK HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi Bố Nga đến UBND phường để làm gì ? UBND phường làm các công việc gì ? UBND xã, phường có vai trò rất quan trọng nên mỗi người dân cần phải có thái độ như thế nào đối với UBND ? GV kết luận: UBND xã, phường giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân ở địa phương. Vì vậy mỗi người dân đều phải tôn trọng và giúp đỡ uỷ ban hoàn thành công việc HS đọc phần ghi nhớ Hoạt động 2: Làm bài tập 1 SGK Mục tiêu: HS biết một số việc làm của UBND phường Cách tiến hành: GV yêu cầu HS thảo luận Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung GV kết luận: UBND phường làm các việc: b, c, d, đ, e, h, i. Hoạt động 3: Làm bài tập 3 SGK Mục tiêu: HS nhận biết được các hành vi, việc làm phù hợp khi đến UBND phường Cách tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS HS làm việc cá nhân HS trình bày ý kiến GV kết luận: ý b và c là hành vi, việc làm đúng a là hành vi không nên làm. 3.Củng cố, dặn dò. Tìm hiểu về UBND xã (phường) nơi mình ở; các công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em mà UBND đã làm để tiết sau thực hiện. Nhận xét tiết học. Thứ ba, ngày 29 tháng 01 năm 2008 Thể dục: ( Đ/c Bính dạy ) ----------------------------------------------- Toán: ... được Hai bảng phụ vẽ sẵn các hình khai triển III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Kiểm tra VBT của HS. 2. Bài mới: a)Giới thiệu – ghi đề b)Hướng dẫn HS tìm hiểu bài * Hướng dẫn HS hình thành khái niệm, cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. HS quan sát mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật Chỉ ra các mặt xung quanh của hình hộp chữ nhật GV nêu bài toán và tính diện tích của các mặt xung quanh HS nêu hướng giải và giải bài toán GV nhận xét, kết luận HS quan sát hình khai triển, nhận xét để đưa ra cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật GV nêu cách làm tương tự để hình thành biểu tượng và quy tắc tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật HS làm bài SGK GV đánh giá bài làm và nêu lời giải bài toán * Thực hành. Bài 1: HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. GV yêu cầu HS tự làm bài tập, đổi bào cho nhau và nhận xét. GV yêu cầu một số HS nêu kết quả. GV đánh giá bài làm của HS Bài 2: HS vận dụng công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần để giải toán. GV yêu cầu HS nêu hướng giải bài toán HS tự làm và nêu kết quả. HS khác nhận xét Bài giải Diện tích xung quanh của thùng tôn là: (6 + 4 ) x 2 x 9 = 180 (dm2) Diện tích đáy của thùng tôn là: 6 x 4 = 24 (dm2) Thùng tôn không có nắp nên diện tích tôn dùng để làm thùng là: 180 + 24 = 204 (dm2) Đáp số: 204dm2 3. Củng cố, dặn dò: Về nhà làm bài tập tiết sau luyện tập. GV nhận xét tiết học. ----------------------------------------------- Tập làm văn: TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI I. Mục tiêu: Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, trình tự miêu tả quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người. Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi; viết lại được một đoạn văn cho hay II. Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ ghi ba đề bài của tiết kiểm tra (tả người). Mọtt số lỗi điểm hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý ...cần chữa chung trước lớp. III. Hoạt động dạy học: 1. Bài mới * GV giới thiệu bài * Nhận xét kết quả bài viết của HS Nhận xét chung về kết quả bài viết. - Xác định đúng đề bài - Bố cục đầy đủ, hợp lý, ý mới lạ, diễn đạt mạch lạc, trong sáng * Hướng dẫn HS chữa lỗi chung GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi Cả lớp trao đổi về bài trên bảng GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc GV đọc những đoạn văn, bài văn hay HS trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV Tìm ra cái đúng từ đó rút kinh nghiệm để bài viết sau hay hơn 2.Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học ----------------------------------------------- Khoa học: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT I. Mục tiêu:HS biết - Kể tên và nêu công dụng của một số loại chất đốt. - Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt II. Đồ dùng dạy học: Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt Hình và thông tin trang 86, 87, 88 SGK III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Mặt trời cung cấp năng lượng cho trái đất ở những dạng nào? Nêu vai trò năng lượng mặt trời với sự sống ? 2. Bài mới: Hoạt động 1: Kể tên một số loại chất đốt * Mục tiêu: HS nắm được tên một số loại chất đốt: Rắn, lỏng, khí * Cách tiến hành: GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận Kể tên một số chất đốt thường dùng. Trong đó, chất đốt nào ở thể rắn, chất đốt nào ở thể lỏng, chất đốt nào ở thể khí ? Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận * Mục tiêu: HS kể được tên và nêu được công dụng, việc khai thác của từng loại chất đốt. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình 1. Sử dụng các chất đốt rắn. Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi (củi, tre, rơm, rạ...) Than đá được sử dụng trong những việc gì ? ở nước ta than đá được khai thác chủ yếu ở đâu ? Ngoài than đá em còn biết tên loại than nào khác (than bùn, than củi...) 2. Sử dụng các chất đốt lỏng. Kể tên các loại chất đốt lỏng mà bạn biết, chúng thường được dùng để làm gì? ở nước ta dầu mỏ được khai thác ở đâu ? (Vũng Tàu) Đọc các thông tin, quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi trong hoạt động thực hành. 3. Sử dụng các chất đốt khí. Có những loại khí đốt nào. Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học ? Bước 2: Làm việc cả lớp Đại diện một số nhóm trình bày kết quả Nhóm khác bổ sung. GV kết luận: Để sử dụng được khí tự nhiên, khí được nén vào các bình chứa bằng thép để dùng cho các bếp ga. 3. Củng cố- Dặn dò: Nhận xét tiết học Về nhà đọc lại bài tiết sau học tiếp Thứ bảy, ngày 02 tháng 02 năm 2008 Địa lý: CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM I. Mục tiêu: HS biết: Dựa vào lược đồ nêu được vị trí địa lý của Campuchia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô 3 nước này. HS nhận biết được: Campuchia, Lào và hai nước nông nghiệp, mới phát triển công nghiệp Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, đang phát triển mạnh, nổi tiếng về một số mặt hàng công nghiệp và thuc công truyền thống. II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ tự nhiên Châu Á Bản đồ các nước Châu Á. Tranh ảnh về dân cư, hoạt động kinh tế của các nước Campuchia, Lào, Trung Quốc. III. Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: ? Nêu đặt điểm về dân cư, tên một số hoạt động kinh tế của người dân châu Á. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: * Camphuchia Hoạt động 1: làm việc cá nhân HS quan sát hình theo sự chỉ dẫn của GV HS nhận xét Campuchia thuộc khu vực nào của châu á? giáp nhưng nước nào ? Ngành sản xuất chính của Camphuchia? Camphuchia thuộc khu vực Đông Nam á; giáp Việt Nam, Lào, Thái Lan và vịnh Thái Lan; địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng trũng; các ngành sản xuất chính là trồng lúa gạo, cao su, hồ tiêu, làm đường thốt nốt, đánh bắt cá. GV kết luận; Camphuchia ở Đông Nam á giáp Việt Nam, đang phát triển nông nghiệp và chế biến nông sản. * Lào Hoạt động 2: Tìm hiểu về Camphuchia Nước Vị trí địa lý Địa hình chính Sản phẩm chính Camphuchia Khu vực Đông Nam á Đồng bằng dạng lòng chảo Lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt cá Lào Khu vực Đông Nam á Không giáp biển Núi và cao nguyên quế, cánh kiến, gỗ, lúa gạo HS quan sát ảnh SGK và nhận xét các công trình kiến trúc, phong cảnh của Campuchia và Lào. GV giải thích cho HS biết ở hai nước này có nhiều người theo đạo Phật, trên khắp đất nước có nhiều chùa. GV kết luận: Có sự khác nhau về vị trí địa lý, địa hình; cả hai nước này đều là nước nông nghệp, mới phát triển công nghiệp. * Trung Quốc Hoạt động 3: Làm việc cả lớp HS quan sát hình do GV chỉ định Trao đổi và nhận xét; Trung Quốc có diện tích lớn, số dân đông, Trung Quốc là một nước láng giềng phái Bắc nước ta. Đại diện nhóm trình bày kết quả GV bổ sung: Trung Quốc là nước có diện tích lớn thứ ba trên thế giới, và có số dân đông nhất thế giới GV cho HS xem tranh về Vạn Lí Trường Thành GV giới thiệu tranh: Đó là một di tích lịch sử vĩ đại, nổi tiếng của Trung Quốc được xây dựng nhằm bảo vệ đất nước, nay là địa điểm du lịch nổi tiếng. Một số ngành sản xuất nổi tiếng của Trung Quốc từ xưa: tơ lua, gốm, sứ, chè, và ngày nay sản xuất hàng điện tử, đồ chơi.... Trung Quốc hiện nay có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. 3.Củng cố-dặn dò: HS nắm rõ nội dung bài học. Nhìn bản đồ biết được vị trí địa lý của Campuchia, Lào, Trung Quốc. Nhận xét tiết học. ----------------------------------------------- Lịch sử: NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT I. Mục tiêu: HS biết: - Đế quốc Mĩ phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. - Vì sao nhân dân ta phải cầm súng đứng lên chống Mĩ- Diệm. II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ hành chính Việt Nam Tranh ảnh tư liệu vầ cảnh Mĩ-Diệm tàn sát đồng bào miền Nam. III. Hoạt động dạy học: Giới thiệu bài - Ghi đề Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. GV giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ bài học. Vi sao đất nước ta bị chia cắt ? Một số dẫn chứng về việc Mĩ Diện tàn sát đồng bào ta. Nhân dân ta phải làm gì để có thể xoá bỏ nỗi đau chia cắt ? GV kết luận. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. GV nêu câu hỏi – HS thảo luận nhóm. Tình hình nước ta sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954. Nêu các điều khoản chính của Hiệp định Giơ-ne-vơ? GV kết luận,chú ý nhấn mạnh nội dung chính: Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương; quy định vĩ tuyến 17 (Sông Bến Hải – Vĩnh Linh) làm giới tuyến quân sự tạm thời. Quân ta sẽ tập kết ra Bắc, quân Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam. Trong 2 năm quân Pháp phải rút khỏi miền Nam Việt Nam. Tháng 7-1956 tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước. Hoạt động 3: làm việc cả lớp. GV hướng dẫn HS Nguyện vọng của nhân dân ta sau 2 năm, đất nước sẽ thống nhất, gia đình sẽ sum họp nhưng nguyện vọng đó có được thực hiện không ? Tại sao ? Âm mưu phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ của Mĩ-Diệm được thể hiện qua những hành động nào ? Hoạt động 4: Làm việc theo nhóm và cả lớp. GV hướng dẫn HS: Vì sao nhân dân ta chỉ còn con đường duy nhất là đứng lên cầm súng đánh giặc? Nếu không cầm súng đánh giặc thì đất nước, nhân dân ta sẽ ra sao ? Cầm súng đứng lên đánh giặc thì điều gì sẽ xảy ra ? Đại diện nhóm trình bày, Các nhóm khác nhận xét bổ sung. 3. Củng cố-dặn dò: Nhắc lại nội dung chính của bài học. Chuẩn bị bài sau: Bến tre đồng khởi. ----------------------------------------------- SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu: - HS thấy được những mặt mạnh, yếu của lớp để có hướng phát huy, khắc phục. - Nắm được kế hoạch hoạt động tuần tới của lớp, trường để thực hiện tốt kế hoạch đề ra. II. Lên lớp: A. Ổn định tổ chức: Hát B. Tiến hành sinh hoạt: 1. Lớp trưởng điều khiển các tổ trưởng nhận xét tình hình của tổ trong tuần qua. - HS phê và tự phê. 2. GV nhận xét chung. Ưu điểm: - Duy trì tốt các loại hình nề nếp trong thời gian giáp tết. - Làm tốt công tác vệ sinh lớp học và khu vực đượp quy định. - Học sôi nổi trong các tiết học. Nhược điểm: - Vệ sinh cá nhân một số em chưa gọn gàng, sạch sẽ. - Một số em tóc còn dài(Bính, Hợp) 3. GV nêu kế hoạch hoạt động tuần tới: - Dặn HS nghỉ tết đến ngày 11/2/2008 - Dặn các em vui xuân an toàn và tiết kiệm. - Duy trì các nề nếp học tập sau khi nghỉ tết. - Chuẩn bị bài vở đầy đủ. - Dặn HS ngày mồng 5 tết học bài thứ hai tuần 22. 4. Sinh hoạt văn nghệ. 5. Dặn dò: Thực hiện tốt kế hoạch. ....................................................... .......................................................
Tài liệu đính kèm: