Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 30 - Thứ tư

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 30 - Thứ tư

Kể chuyện

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC

Đề bài :Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài .

I. Mục đích , yêu cầu :

 - Lập dàn ý, hiểu và kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc(giới thiệu được nhân vật, nêu được diễn biến câu chuyện hoặc các đặc điểm chính của nhân vật, nêu được cảm nghĩ của mình về nhân vật, kể rõ ràng, rành mạch) về một người phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.

II. Đồ dùng dạy học:

- Một số sách, báo , truyện viết về các nữ anh hùng hoặc các phụ nữ có tài

 

doc 10 trang Người đăng hang30 Lượt xem 683Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 30 - Thứ tư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:30
Ngày dạy: Thứ tư, 31-3- 2010 	 	 Tiết: 30
Ngày soạn: 30-3 -2010 	 SGK: 112 SGV: 186
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC 
Đề bài :Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài .
I. Mục đích , yêu cầu :
	- Lập dàn ý, hiểu và kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc(giới thiệu được nhân vật, nêu được diễn biến câu chuyện hoặc các đặc điểm chính của nhân vật, nêu được cảm nghĩ của mình về nhân vật, kể rõ ràng, rành mạch) về một người phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Một số sách, báo , truyện viết về các nữ anh hùng hoặc các phụ nữ có tài 
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ : 
 Hai HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi , nêu ý nghĩa câu chuyện và bài học em rút ra.
- Gv nhận xét, chấm điểm.
3. Bài mới :
 a) Giới thiệu bài : Trong tiết KC tuần trước , các em đã nghe kể câu chuyện về một lớp trưởng nữ tài giỏi .Trong tiết kể chuỵen hôm nay , các em sẽ tự kể những chuyện đã nghe đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài .
 b) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài :
-Cho 1 Hs đọc đề bài .
-Hỏi : Nêu yêu cầu của đề bài .
-GV gạch dưới những chữ :Kể 1 câu chuyện em đã nghe, đã đọc , một nữ anh hùng , một phụ nữ có tài 
-04 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1.2.3 ,4 SGK .
-GV lưu ý HS :Chọn đúng 1 câu chuyện em đã đọc hoặc đã nghe ai đó kể ở ngoài nhà trường. Một số truyện được nêu trong gợi ý là những truyện trong SGK , các em nên kể chuyện về những nữ anh hùng hoặc những ohụ nữ có tài qua những câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc ngoài nhà trường.
-Cho 1 số HS nêu câu chuyện mà mình sẽ kể , nói rõ đó là câu chuyện về 1 nữ anh hùng hay 1 phụ nữ có tài , người đó là ai ?
 c) HS thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện :
-Cho HS kể chuyện theo nhóm đôi , cùng thảo luận về ý nghĩa của câu chuyện .
-Cho HS thi kể chuyện trước lớp .
-GV nhận xét và tuyên dương những HS kể hay , nêu đúng ý nghĩa câu chuyện . 
4. Củng cố dặn dò: 
- Về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân . 
- Đọc trước đề bài và gợi ý của tiết kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia tuần 31 để tìm được câu chuyện kể về việc làm tốt của bạn em .
- GV nhận xét chung tiết học
Hát.
-02 HS kể lại câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi , nêu ý nghĩa câu chuyện và bài học em rút ra.
-HS đọc đề bài.
-HS nêu yêu cầu của đề bài.
-HS lắng nghe, theo dõi trên bảng .
-04 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1.2.3,4 
-HS lắng nghe .
-HS nêu câu chuyện kể .
-Trong nhóm kể chuyện cho nhau nghe và trao đổi ý nghĩa câu chuyện .
-Đại diện nhóm thi kể chuyện .
-Lớp nhận xét bình chọn .
Tuần:30
Ngày dạy: Thứ tư, 31 -3- 2010 	 Tiết:60
Ngày soạn: 30-3 -2010 SGK: 122 SGV: 207
Tập đọc
TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
	I. Mục tiêu :
	- Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát bài văn.
	- Đọc đúng từ ngữ, câu văn, đoạn văn dài; biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tự hào.
	- Hiểu nội dung , ý nghĩa: Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
	II. Đồ dùng dạy học :
	- Bảng nhóm ghi nội dung .
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra :
- Yêu cầu HS đọc bài và trả lời câu hỏi:
 + Ha- li- ma phải làm gì để vị giáo sĩ nói cách cho chồng nàng hết cau có ? 
 + Qua việc làm của Ha- li – ma thể hiện điều gì ?
-Gv nhận xét, chấm điểm .
3. Bài mới :
 a) Giới thiệu bài :
Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về nguồn gốc của áo dài Việt Nam với vẻ đẹp độc đáo của nó.
 b) Luyện đọc :
-GV yêu cầu HS khá đọc bài.
-Chia đoạn : chia 4 đoạn ( mỗi lần xuống dòng là một đoạn ) .
-Gv đọc mẫu toàn bài .
 c) Tìm hiểu bài :
*Đoạn 1 :
-Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa ?
*Đoạn 2,3 : 
-Chiếc áo dài tân thời có gì khác chiếc áo dài cổ truyền ?
*Đoạn 4:
-Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam ?
* Chiếc áo dài Việt Nam được thể hiện như thế nào qua bài văn?
 d) Đọc diễn cảm :
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm .
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn : 
" Phụ nữ Việt Nam xưa.
 ..thanh thoát hơn."
-Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm .
-GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố , dặn dò :
-GV yêu cầu HS đọc và nêu nội dung bài.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc nhiều lần .
-Chuẩn bị tiết sau :Công việc đầu tiên .
-GV nhận xét tiết học.
Hát. 
-2 HS đọc bài : Thuần phục sư tử , trả lới các câu hỏi .
-1HS đọc toàn bài .
-HS đọc thành tiếng nối tiếp .
+ Lượt 1: sửa phát âm, luyện phát âm: áo cánh , phong cách , tế nhị , xanh hồ thuỷ , tân thời , y phục, .
+ Lượt 2: rèn phát âm, giải nghĩa từ: áo cánh , phong cách , tế nhị , xanh hồ thuỷ , tân thời , y phục, .
- HS luyện đọc nhóm đôi.
1HS đọc đoạn + câu hỏi 
- phụ nữ Việt Nam xưahay mặc áo dài thẫm màu , phủ bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu .
-1HS đọc lướt + câu hỏi .
-Là áo dài cổ truyền đã được cải tiến gồm hai thân nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp kín đáo .
-1HS đọc đoạn + câu hỏi
-Vì như thế phụ nữ Việt Nam đẹp hơn , tự nhiên hơn , mềm mại , thanh thoát hơn .
* Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam.
-HS lắng nghe .
-HS đọc từng đoạn nối tiếp .
-HS đọc cho nhau nghe theo cặp .
-HS luyệïn đọc cá nhân , cặp , nhóm .
-HS thi đọc diễn cảm .trước lớp .
-HS đọc và nêu nội dung. 
Tuần:30
Ngày dạy:Thứ tư, 31-3- 2010 	 Tiết:148
Ngày soạn:30-3 -2010 SGK:141 SGV:225
Toán
ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH VÀ ĐO THỂ TÍCH( tiếp theo)
I. Mục tiêu :
	- Biết so sánh các số đo diện tích; so sánh các số đo thể tích.
	- Biết giải bài toán liên quan đến tính diện tích, thể tích các hình đã học.
	- Thực hiện bài tập: bài 1, 2, 3(a).
II. Đồ dùng dạy học :
 	- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 1 HS nêu bảng đơn vị đo diện tích và nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo. 
- Gọi 2 HS làm lại bài tập 3.
 - Nhận xét,sửa chữa .
3. Bài mới : 
 a) Giới thiệu bài : Hôm nay các em tiếp tục : Ôân tập về đo diện tích và đo thể tích
 b) Hướng dẫn ôn tập : 
* Ôân tập về các đơn vị diện tích và đo thể tích
- H: Nêu tên các đơn vị đo diện tích đã học ( viết theo thứ tự từ lớn đến bé).
- Gọi 1 HS viết tên các đơn vị đo thể tích (từ bé đến lớn) đã học.
- Gọi HS nêu mối quan hệ đo diện tích và đo thể tích.
 c) Thực hành, Luyện tập
 Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- HS tự làm bài vào vở.
- GV quan sát HS làm bài.
- Chữa bài:
+ Gọi HS nhận xét bài của bạn; chữa bài vào vở.
+ GV nhận xét và sửa chữa 
Bài 2:
- HS đọc đề bài, tóm tắt
- 1 HS làm bảng phụ; 1 HS làm phần tóm tắt lên bảng; HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS phần tóm tắt và bài giải của bạn.
- HS dưới lớp chữa bài vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Tiến hành tương tự như bài 2.
- HS tự làm vào vở.
- Gọi 1HS lên bảng làm bài.
+ Gọi HS khác nhận xét và chữa bài. 
- GV nhận xét, đánh giá. 
4. Củng cố, dặn dò :
- Gọi HS nêu bảng đơn vị đo diện tích và thể tích. 
- Nêu mối qua hệ giữa các đơn vị đo vừa học.
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau : Oân tập về số đo thời gian
- Hát 
- 1HS nêu.
- 2 HS làm bài.
- HS nghe .
- HS nghe .
- km2 ; hm2; dam2; m2; dm2; cm2; mm2.
- cm3; dm3; m3.
- HS nêu
- HS đọc.
- HS làm bài.
a) 8m2 5 dm2 = 8,05 m2
 8m2 5 dm2 < 8,5 m2
 8m2 5 dm2 > 8,005 m2
b) 7m3 5dm3 = 7,005 m3
 7m3 5dm3 < 7,5 m3
 2,94dm3 > 2 dm3 94 cm3 
- chữa bài.
- HS đọc.
- HS làm bài.
 Tóm tắt:
Chiều dài: 150 m
Chiều rộng = 2/3 chiều dài.
100 m2 thu 60 kg.
Thửa ruộng thu tấn thóc?
 Bài giải
Chiều rộng của thửa ruộng là:
 150 x = 100 (m)
Diện tích của thửa ruộng là:
 150 x 100 = 15 000 (m2)
15 000 m2 gấp 100 m2 số lần là:
 15 000 : 100 = 150 (lần)
Số tấn thóc thu được trên thửa ruộng đó là:
 150 x 60 = 900 (kg) = 9 (tấn)
 Đáp số: 9 tấn
 -HS chữa bài.
- HS làm bài .
- HS chữa bài.
- HS nêu.
Tuần:30
Ngày dạy:Thứ tư, 31 -3-2010 Tiết:30
Ngày soạn:30 -3 -2010 SGK: 55 SGV: 68
Lịch sử
XÂY DỰNG NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH
I. Mục tiêu : 
 - Biết nhà máy thủy điện Hòa Bình là kết quả lao động gian khổ, hi sinh của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô.
 - Biết nhà máy Thủy điện Hòa Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước: cung cấp điện, ngăn lũ,
II. Đồ dùng dạy học :
 - Aûnh tư liệu về Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
 - Bản đồ hành chính Việt Nam (để xác định địa danh Hoà Bình).
 2 – HS : SGK .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ : “Hoàn thành thống nhất đất nước”.
 - Quốc hội khoá VI đã có những quyết định trọng đại gì ? 
 - Nêu ý nghĩa cuộc bầu cử Quốc hội khoá VI ? 
 * Nhận xét KTBC. 
3. Bài mới : 
 a) Giới thiệu bài: “Xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình”.
 b) Hướng dẫn bài : 
 * HĐ 1 : Làm việc theo nhóm .
 - N1: Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng năm nào ? Ở đâu ? Trong thời gian bao lâu ?
 GV yêu cầu HS chỉ trên bản đồ.
 - NV 2 : trên công trường xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã làm việc như thế nào ?
 * HĐ 2 : Làm việc cả lớp .
 - Nêu những đóng góp Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đối với nức ta ?
- Cho HS nêu một số nhà máy thuỷ điện lớn của đất nước .
4. Củng cố, dặn dò : 
- Chỉ trên bản đồ vị trí Nhà máy thuỷ điện lớn nhất nước ta ? Nêu lợi ích của Nhà máy ấy ?.
- Chuẩn bị bài sau: “Ôn tập lịch sử nớc ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay”. 
- Nhận xét tiết học .
- Hát 
- HS trả lời.
- N1: Nhà máy được chính thức khởi công xây dựng tổng thểû vào ngày 6-11-1979 trên sông Đà, tại thị xã Hoà Bình sau 15 năm thì hoàn thành.HS chỉ trên bản đồ.
- N2: Suốt ngày đêm có 35000 người và hàng nghìn xe cơ giới làm việc hối hả trong những điều kiện khó khăn, thiếu thốn. Tinh thần thi đua lao động, sự hi sinh quên mình của những người công nhân xây dựng.
- Hạn chế lũ lụt cho đồng bằng Bắc Bộ.
- Cung cấp điện từ Bắc vào Nam, từ rừng núi đến đồng bằng, nông thôn đến thành phố, phục vụ cho sản xuất và đời sống.
- Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là công trình tiêu biểu đầu tiên, thể hiện thành quả của công cuộc xây dựng CNXH.
- Một số Nhà máy Thuỷ điện như: Thác Bà ở Yên Bái; Đa Nhim ở Lam Đồng; I-a - ly ở Gia Lai. 
- 2 HS chỉ trên bản đồ vị trí Nhà máy thuỷ điện lớn nhất nước ta và nêu lợi ích của Nhà máy ấy.
- HS chỉ bản đồ và nêu.
Tuần: 30
Ngày dạy: Thứ tư, 31-3-2010 	Tiết: 30
Ngày soạn: 30-3-2010 	 SGK:68 SGV: 69
KĨ THUẬT
LẮP RÔBỐT
I. Mục tiêu :
II. Đồ dùng dạy – học :
- Mẫu rô bốt đã lắp sẵn 
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .
III. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
Nhận xét sự chuẩn bị 
3 Bài mới : 
 a) Giới thiệu bài : Nêu tác dụng của rô bốt
 b) Hướng dẫn bài:
HĐ 1: Quan sát nhận xét mẫu
- Cho HS quan sát và nhận xét mẫu , trả lời câu hỏi 
- Để lắp được rô bốt em cần lắp mấy bộ phận ?
- Hãy nêu tên các bộ phận đó ?
HĐ 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
a- Hướng dẫn chọn chi tiết 
GV cùng HS chọn đúng các chi tiết theo bảng 
Xếp các chi tiết theo từng loại 
b- Lắp từng bộ phận :
* Lắp chân rô bốt :
- Cho HS quan sát và chọn chi tiết lắp mặt trước chân rô bốt.
- Gọi 1 HS lắp tấm nhỏ để làm bàn chân 
- Quan sát hình 2b và cách lắp chân vào hai bàn chân ?
GV nhận xét và hướng dẫn thêm 
* Lắp thân rô bốt : 
- HS quan sát hình 3 và trả lời cách lắp thân rô bốt cần những gì ?
Gọi HS lên lắp theo Hình 3 
GV nhận xét 
* Lắp đầu rô bốt :
Cho HS quan sát hình 4 trong SGK 
- Gọi 2 HS lắp các bộ phận : Lắp bánh đai , bánh xe, thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ và 2 vít dài 
GV nhận xét hoàn chỉnh các bước lắp 
* Lắp các bộ phận khác :
GV cho HS trả lời câu hỏi trong SGK
- Lắp tay rô bốt 
- Lắp ăng ten 
- Lắp trục bánh xe sau 
Mỗi bộ phận mời lần lượt từng HS lên lắp 
c- Lắp ráp Rô bốt : 
GV lắp theo trình tự SGK
d- Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp
GV thao tác tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp 
4. Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS nhắc lại các bước lắp máy bay trực thăng 
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị hôm sau thực hành 
Hát.
HS trình bày bộ lắp ghép 
HS nghe 
HS quan sát và trả lời câu hỏi 
- Cần lắp 4 bộ phận 
- Gồm : chân , đầu , thân , tay 
HS chọn các chi tiết 
- HS chọn chi tiết để lắp
- HS lắp hoàn chỉnh chân rô bốt 
Lớp theo dõi , nhận xét 
- HS trả lời và thực hành cách lắp 
 - HS thực hiện bước lắp 
HS thực hiện 
HS nghe 
HS trả lời 
HS quan sát GV lắp 
HS quan sát 
Quan sát 
- HS nêu

Tài liệu đính kèm:

  • docThu tu, 31-3-2010.doc