Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 33 - Trường Tiểu học Hải Thành

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 33 - Trường Tiểu học Hải Thành

 Tập đọc: LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM

(Trích)

I. Mục tiêu:

- Đọc lưu loát toàn bài:

Đọc đúng các từ mới và từ khó trong bài.

Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới, hiểu nội dung từng điều luật.

II. Đồ dùng dạy học:

Tranh minh hoạ bài đọc.

III.Hoạt động dạy học:

A. Bài cũ:

Hai HS đọc thuọc lòng bài thơ Những cánh buồn, trả lời câu hỏi về nội dung bài.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài

* Hoạt động 1: Luyện đọc:

- GV đọc mẫu (điều 15,16,17); 1 HS giỏi đọc tiếp nối (điều 21) - giọng thông báo rành mạch, rõ ràng; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục; nhấn giọng ở tên các điều luật (điều 15, điều 16, điều 17, điều 21), ở những thông tin cơ bản và quan trọng trong từng điều luật.

- HS tiếp nối nhau đọc 4 điều luật (2 - 3lượt). Gv kết hợp uốn nắm cách đọc cho các em; giúp các em hiểu nghĩa các từ ngữ khó: quỳen, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, công lập, bản sắc,.

 

doc 24 trang Người đăng hang30 Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 33 - Trường Tiểu học Hải Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 33
 Thứ hai, ngày 05 tháng 05 năm 2008
 CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
-----------------------------------------------
 Tập đọc: LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM
(Trích)
I. Mục tiêu: 
- Đọc lưu loát toàn bài:
Đọc đúng các từ mới và từ khó trong bài.
Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới, hiểu nội dung từng điều luật.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc.
III.Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
Hai HS đọc thuọc lòng bài thơ Những cánh buồn, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
* Hoạt động 1: Luyện đọc:
- GV đọc mẫu (điều 15,16,17); 1 HS giỏi đọc tiếp nối (điều 21) - giọng thông báo rành mạch, rõ ràng; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục; nhấn giọng ở tên các điều luật (điều 15, điều 16, điều 17, điều 21), ở những thông tin cơ bản và quan trọng trong từng điều luật.
- HS tiếp nối nhau đọc 4 điều luật (2 - 3lượt). Gv kết hợp uốn nắm cách đọc cho các em; giúp các em hiểu nghĩa các từ ngữ khó: quỳen, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, công lập, bản sắc,...
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc cả bài (hoặc tiếp nối nhau đọc cả bài)
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam? (HS đọc lướt từng điều luật trả lời: (điều 15,16,17.)
- Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên (điều 15,16,17). (GV nhắc HS cần đặt tên thật ngắn gọn, nói rõ nội dung chỉnh của mỗi điều. HS phát biểu ý kiến.
Điều 15: Quyền của trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ.
Điều 16: Quyền học tập của trẻ em.
Điều 17: Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em.
- Điều luật nào nói về bổn phận của trẻ em? (điều 21)
- Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật. (HS đọc nội dung 5 bổn phận của trẻ em được quy định trong điều 21.)
- Em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần cố gắng thực hiện?
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn 4 HS tiếp nối nhau luyện đọc lai 4 điều luật - đúng với giọng đọc một văn bản luật.
- GV chọn hướng dẫn cả lớp luyện đọc 1 - 2 điều luật tiêu biểu.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài tập đọc.
- GV nhận xét tiết học; nhắc nhở HS chú ý thực hiện tốt những quyền và bổn phận của trẻ em với gia đình và xã hội.
-----------------------------------------------
 Toán: ÔN TẬP VÈ TÍNH DIỆN TÍCH,
 THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH
I. Mục tiêu: 
Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng tính diện tích, thể tích một số hình đã học.
II. Hoạt động dạy học: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS ôn tập 
1. Ôn tập các công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
GV cho HS nêu lại các công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. 
2. GV hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: GV hướng dẫn HS tính diện tích cần quét vôi bằng cách: tính diện tích xung quanh cộng với diện tích trần nhà, rồi trừ đi diện tích các cửa. Chẳng hạn:
 Bài giải:
 Diên tích xung quanh phòng học ;à:
 (6 + 4,5 ) 2 4 = 84 (m2)
 Diện tích trần nhà là:
 6 4,5 = 27 ( m2)
 Diện tích cần quét vôi là:
 84 + 27 - 8,5 = 102,5 ( m2)
 Đáp số: 102,5 ( m2)
Bài 2: GV hướng dẫn cho HS tự làm bài và chữa bài. Chẳng hạn:
a) Thể tích cái hình hộp lập phương là:
 10 10 10 = 1000 ( cm2)
b) Diện tích giấy màu cần dùng chính là diện tích toàn phần hình lập phương. Diện tích giấy màu cần dùng là :
 1010 6 = 600 ( cm2)
* Lưu ý: GV có thể làm một hình lập phương cạnh 10 cm bằng bìa có dán giấy màu để minh hoạ trực quan và cho HS biết thể tích hình đó chính là 1 dm2 ( 1000 cm2) 
Bài 3: Yêu cầu HS trước hết tính thể tích bể nước. Sau đó tính thời gian để vòi nước chảy đầy bể.
 Bài giải:
 Thể tích bể là:
 2 1,5 1 = 3 ( m2)
 Thời gian để vòi nước chảy đầy bể là:
 3 : 0,5 = 6 ( giờ )
 Đáp số: 6 ( giờ )
 * Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: 
Nhận xét tiết học
Về nhà làm bài tập ở vở BT và chuẩn bị trước bài sau.
-----------------------------------------------
 Chính tả: Nghe - viết: TRONG LƠI MẸ HÁT
I. Mục tiêu: 
1. Nghe - viết đúng chính tả bài Trong lời mẹ hát.
2. Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Bút dạ và một vài tờ giấy khổ to.
III. Hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: 
Một HS đọc cho 2-3 HS viết lên bảng lớp tên các cơ quan, đơn vị ở BT2,3 (tiết Chính tả trước).
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài : GV nêu MĐ,YC của tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nghe - viết 
- GV đọc bài chính tả Trong lời mẹ hát. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm lại bài thơ, trả lời câu hỏi: Nội dung bài thơ nói điều gì? (Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹcó ý nghiã rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ.)
- Hs đọc thầm lại bài thơ. GV nhắc các em chú ý những từ dễ viết sai. VD: ngọt ngào, chòng chành, non nao, lời ru...
- HS gấp SGK. Gv đọc từng dòng thơcho HS viết. GV chấm, chữa bài. Nêu nhận xét.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
- Hai HS tiếp nối nhau làm BT2:
+ HS1 đọc phần lạnh và đoạn văn.
+ HS2 đọc phần chú giải từ khó sau bài (công ước, đề cập, đặc trách, nhân quyền, tổ chức phi chính phủ, Đại hội đồng Liên hợp quốc, Phê chuẩn).
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn Công ước về quyền trẻ em, trả lời câu hỏi: Đoạn văn nói điều gì?
- GV mời một HS đọc lai tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em.
- Một HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức đơn vị.
- HS chép lai vào vở tên các cơ quan, tổ chức nêu trên. Sau đó, phân tích từng tên thành nhiều bộ phận (đánh dấu gạch chéo), nhận xét cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức. GV phát phiếu cho 3- 4 HS.
- Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, trình bày nhận xét về cách viết hoa từng tên cơ quan, tổ chức. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận HS làm bài đúng nhất.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em; chú ý học thuộc lòng bài thơ Sang năm con lên bảy cho tiết chính tả tuần 34.
-----------------------------------------------------------------------------------------------
 Buổi chiều: 
 LUỆN TẬP TIẾNG VIỆT ( 2Tiết )
I. Mục tiêu: 
Ôn tập cho HS chuẩn bị thi CKII thông qua một số bài tập.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
GV chép đề lên bảng, hướng dẫn HS nắm yêu cầu bài tập.
Bài1 : Tìm từ ghép phân loại, từ ghép tổng hợp, từ láy trong các từ sau:
Nước ngọt, đưa đẩy, táu tàu, rút rích, sức khoẻ, bâng khuâng, đường mòn, bão giông, thủ thỉ, mưu trí, mũn mĩn, đậu đen.
Bài 2: Điền vào chỗ trống các từ thích hợp: vui vẻ, phấn khởi, lạc quan, cần cù.
a) Bạn Phượng .............nhận lời mời đến dự sinh nhật của em.
b) Bé Thảo Linh ...........reo lên: Mẹ về rồi!
c) Chú thương binh ấy mù cả hai mắt mà vẫn luôn ............. yêu đời.
Bài 3: Ghi dấu X vào câu đúng:
a) Từ trái nghĩa với từ “gan dạ” là “hèn nhát”.£
b) Từ trái nghĩa với từ “gan dạ” là “dũng cảm”.£
c) Từ trái nghĩa với từ “anh hùng” là “vẻ vang”.£
d) Từ trái nghĩa với từ “ xây dựng” là “kiến thiết”.£
Bài 4: Khoang vào chữ cái trước ý đúng:
1. Trong cụm từ: “chiếc dù, xua tay, chân đê” từ nào mang nghĩa chuyển:
 a. “chân” b. “dù” và “chân” c. “dù”, “chân”và “tay”
2. Câu nào dưới đây là câu ghép:
 a. Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo.
 b. Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.
 c. Do kiên trì, nhẫn nại nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
3. Dấu phẩy trong câu “Đứng ở nơi đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp” có tác dụng gì?
 a. Ngăn cách các vế câu.
 b. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
 c. Ngăn cách các trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
4. Đặt một câu theo kiểu câu “Ai làm gì”. Phân tích cấu tạo câu vừa đặt.
Bài 5: Đặt câu với cấu trúc sau:
 a. C - V, C - V
 b. TN, C, C - V
 c. TN, C - V, V
 d. Tuy C - V nhưng C - V
GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu BT - HS tự làm bài vào vở
GV theo dõi - Chấm một số em.
Gọi lần lượt HS lên bảng chữa bài
 3. Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về xem lại bài.
 ----------------------------------------------- 
 Đạo đức: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
 I. Mục tiêu: HS biết:
- Khái niện ban đầu về môi trường- Có ý thức bảo vệ môi trường.
- Nêu một số thành phần của môi trường địa phương nơi HS sống và cách bảo vệ môi trường.
 II. Đồ dùng dạy học: 
Thông tin và hình trang 128, 129 SGK
 III. Hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: - Kiểm tra phần bài ôn tập.
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
+ Mục tiêu: Hình thành biểu tượng ban đầu về môi trường
+ Cách tiến hành: HS sinh hoạt nhóm
- Đọc thông tin và làm bài tập SGK/128
- HS thảo luận
- Đại diện trình bày - nhận xét - HS đọc lại các đáp án đúng
Kết luận: SGK/128 HS nhắc lại
Hoạt động 2: Thảo luận:
+ Mục tiêu: Nêu được thành phần môi trường địa phương nơi Hs sống.
+ Cách tiến hành: HS thảo luận câu hỏi
? Bạn sống ở đâu ? làng quê hay đô thị ?
? Hay nêu một số thành phần môi trường nơi bạn sống.
HS nêu - Lớp và GV Nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét tiết hoc.
 - Về ôn lại bài.
 Thứ ba, ngày 06 tháng 05 năm 2008
 Thể dục: ( Đ/c Bính dạy )
 -----------------------------------------------
 Toán: LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng tính diện tích và thể tích một số hình.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ:
 Kiểm tra vở bài tập của HS
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn HS luyện tập:
 GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 1: 1 HS đọc đề BT - Gv yêu cầu HS tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình lập phương và hình hộp chữ nhật (áp dụng trực tiếp số vào các công thức tính đã biết). Rồi ghi kết quả vào ô trống ở BT (SGV trng 260)
Bài 2: 1 HS đọc đề BT - Gv hướng dẫn HS nắm yêu cầu BT.
 HS tự làm bài vào vở - Gọi 1 HS làm bảng - Chữa bài
 Bài giải:
 Diện tích đáy bể là:
 1,5 0,8 = 1,2 (m2)
 Diện tích đáy bể là:
 1,8 : 1,2 = 1,5 (m)
 Đáp số: 1,5 (m)
Bài 3: 1 HS đọc đề bài tập -Nêu yêu cầu Bt - GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu:
Trước hết tính cạnh khối gỗ là: 10:2=5(cm). Sau đó HS tính thể tích diện tích toàn phần của khối nhựa và khối gỗ, rồi so sánh diện tích toàn phần của hai khối đó. Chẳng hạn:
Diện tích toàn phần khối nhựa hình lập phương là:
 ( 10 10) 6 = 600 (cm2)
Diện tích toàn phần của k ... ong SGK)
* Thực hành:
Bài 1: Bài này là dạng toán “ Tìm số trung bình cộng”. Trước hết, yêu cầu HS tìm được số hạng thứ ba (quãng đường xe đạp đi trong giờ thứ ba), chẳng hạn:
 ( 12 + 18) : 2 = 15 (km)
Từ đó tính được trung bình mỗi giờ xe đạp đi được quãng đường là bao nhiêu ki-lô-mét, chẳng hạn:
 ( 12 + 18 + 15) : 3 = 15 (km)
Bài 2: GV hướng dẫn HS đưa về dạng toán “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”. Chẳng hạn:
 Bài giải:
Nửa chu vi hình chữ nhật (tổng của chiều dài và chiều rộng) là:
 120 : 2 = 60 (m)
Hiệu của chiều dài và chiều rộng là 10 m.
Chiều dài:
Chiều rộng:
60m
10m
Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là:
 ( 60 + 10) : 2 = 35 (m)
Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là:
 35 - 10 = 25 (m)
Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là:
 35 25 = 875 (m2)
 Đáp số: 875 (m2)
Bài 3: Gợi ý HS: Bài toán này là bài toán về quan hệ tỉ lệ. Có thể giải bằng cách rút về đơn vị, chẳng hạn:
Tóm tắt: Bài giải:
3,2 cm3 : 22,4 g 1 cm3 kim loại cân nặng là:
4,4 cm3 : ... g ? 22,4 : 3,2 = 7 (g)
 4,5 cm3 kim loại cân nặng là:
 7 4,5 = 31,5 (g)
 Đáp số: 31,5 (g)
Chú ý: Có thể giải gộp vào một bước tính, như sau:
 Khối kim loại 4,5 cm3 cân nặng là:
 22,4 : 3,2 4,5 = 31,5 (g)
3. Củng cố, dặn dò
- Về nhà làm bài tập ở VBT
 - Nhận xét gìơ học.
-----------------------------------------------
 Luyện từ và câu: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
 (Dấu ngoặc kép)
I. Mục tiêu: 
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về dấu ngoặc kép: Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép.
- Làm đúng bài tập thực hành giúp nâng cao kỹ năng sử dụng dấu ngoặc kép.
 II. Đồ dùng dạy học: 
- Một tờ giấy khổ to viết nội dung cần nghi nhớvề hai tác dụng của dấu ngoặc kép.
- Ba, bốn tờ giấy để HS làm BT3.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ:
Hai HS làm bài tập 2, BT4, tiết LTVC Mở rộng vốn từ: Trẻ em.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - ghi đề
Nêu MĐ,YC của tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1
- Một HS đọc nội dung BT1. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV mời 1 HS nhắc lại 2 tác dụng của dấu ngoặc kép. GV dán tờ giấy đã viết nội dung cần ghi nhớ; mời 1 HS nhìn bảng đọc lại.
- GV nhắc HS: Đoạn văn đã cho có những chổ phải điền dấu ngoặc kép để đánh dấu lời nói trực tiếp hoặc ý nghĩ (lời nói bên trong) của nhân vật. Để làm đúng bài tập, các em phải đọc kĩ từng câu văn, phát hiện chổ nào thể hiện lời nói trực tiếp của nhân vật, chỗ nào thể hiện ý nghĩ ý nghĩ của nhân vật để điền dấu ngoặc kép cho đúng.
- HS làm bài - đọc thầm từng câu văn, điền dấu ngoặc kép vào chổ thích hợp trong đoạn văn.
- HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét; sau đó dán lên bảng một tờ phiếu; mời một HS lên bảng điền dấu ngoặc kép vào đúng chỗ. GV giúp HS chỉ rõ ta s dụng của từng dấu ngoặc kép.
Bàitập 2
- Hs đọc nội dung bài tập
- GV nhắc HS chú ý: Đoạn văn đã có những từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt nhưng chưa đặt trong dấu ngoặc kép. Nhiệm vụ của em là đọc kĩ, phát hiện ra những từ đó, đặt các từ này trong dấu ngoặc kép. 
- Cách thực hiện tiếp theo tương tự BT1.
Bài tập 3
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS suy nghĩ, viết đoạn văn vào vở hoặc VBT. GV phát riêng bút dạ và giấy cho 3-4 HS.
- Những HS làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả, nói ró tác dụng của mỗi dấu ngoặc kép được dùng trong đoạn văn. Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm điểm đoạn viết đúng.
- Một số HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn - nói rõ những chỗ dùng dấu ngoặc kép, tác dụng của dấu ngoặc kép. GV chấm vở một số em.
3. Củng cố, dăn dò:
GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ tác dụng của dấu ngoặc kép để sử dụng đúng khi viết bài.
-----------------------------------------------
 Kĩ thuật: ( Đ/c Chúc dạy )
-----------------------------------------------
 Âm nhạc: ( GV bộ môn dạy )
 Thứ sáu, ngày 09 tháng 05 năm 2008
 Thể dục: ( Đ/c Bính dạy )
-----------------------------------------------
Toán: LUYỆN TẬP 
 I. Mục tiêu: 
Giúp HS ôn tập, củng cố và rèn kĩ năng giải một số bài toán có dạng đặc biệt.
II. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - ghi đề
Nêu MĐ,YC của tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: 1 HS đọc đề BT - Nêu yêu cầu BT
GV hướng dẫn nắm yêu cầu - Nắm đươck dạng toán “ Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
13,6cm2
Diện tích hình tam giác BEC:
Diện tích hình tứ giác ABED:
 D
 E
 C
 B
 A
Theo sơ đồ, diện tích hình tam giác BEC là:
 13,6 : (3 - 2) 2 = 27,2 (cm2)
 Diện tích hình tứ giác ABED là:
 27,2 + 13,6 = 40,8 (cm2)
 Diện tích hình tứ giác ABCD là:
 40,8 + 27,2 = 68 (cm2)
Lưu ý: HS có thể nhận xét tổng số phần bằng nhau chính là số phần diện tích của hình tứ giác ABCD (3 + 2 = 5 (phần), mà một phần chính là hiệu diện tích hiònh tứ giác ABED và hình tam giác BEC (là 13,6 cm2).Từ đó tính được diện tích hình tứ giác ABCD là:
 13,6 5 = 68(cm2)
Bài 2: 1 HS đọc đề BT - Gv hướng dẫn HS nắm yêu cầu BT: Trước hết tìm số HS nam, số HS nữ dựa vào dạng toán “Tìm hai số biết tổng và tỉ của hai số đó”. (Tổng ở bài này là35, tỉ số là ).
Nam:
Nữ:
35 học sinh
Chẳng hạn: 
Theo sơ đồ, số học sinh nam trong lớp là:
 35 : (4 + 3) 3 = 15 (học sinh)
Số học sinh nữ trong lớp là:
 35 - 15 = 20 (học sinh)
Số học sinh nữ nhiều hơn số học sinh nam là:
 20 - 15 = 5 (học sinh)
Lưu ý: HS có thể nhận xét: Hiệu soó HS nữ và nam là 1 phần, mà tổng số HS là 7 phần (3 + 4 = 7).Từ đó tìm được hiệu số HS nữ và nam là:
 35 : 7 = 5 (học sinh)
Bài 3: Đây là dạng toán về quan hệ tỉ lệ, có thể giải bằng cách “ rút về đơn vị”, chẳng hạn: 
 Ô tô đi 75 km thì tiêu thụ số lít xăng là:
 12 : 100 75 = 9 (l)
Bài 4: Gợi ý: Theo biểu đồ, có thể tính số phần trăm HS lớp 5 xếp loại khá của trường Thắng Lợi, chẳng hạn:
 Giỏi
 25%
 Trung bình
 15%
 ?%
Tỉ số phần trăm HS khá của Trường Thắng Lợi là:
 100% - 25% - 15% = 60%
Mà 60% HS khá là 120 học sinh.
Số HS khối 5 của trường là:
 120 : 60 100 = 200 (học sinh)
Số HS giỏi là:
 200 : 100 25 = 50 (học sinh)
Số HS trung bình là:
 200 : 100 15 = 30 (học sinh)Giỏi
3. Củng cố, dặn dò
- Về nhà làm bài tập ở VBT
 - Nhận xét gìơ học. 
-----------------------------------------------
 Tập làm văn: TẢ NGƯỜI (Kiểm tra viết)
 I. Mục tiêu: 
HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
 II. Đồ dùng dạy- học: 
Dàn ý cho đề văn của mỗi HS (đã lập từ tiết trước).
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài
Trong tiết hoc trước, các em đã lập dàn ý và trình bày miệng một bài văn tả người. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ viết bài văn tả người theo dàn ý đã lập.
2. Hướng dẫn HS làm bài
- Một HS đọc 3 đề bài trong SGK
- GV nhắc HS:
+ Ba đề bài văn đã nêu của tiết lập dàn ý trước. Các em nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập. Tuy nhiên, nếu muốn, các em vẫn có thể thay đổi - chọn một đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước.
+ Dù viết theo đề bài cũ, các em vẫn cần kiểm tra lại dàn ý, chỉnh sữa (nếu cần). Sau đó, dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn.
3. HS làm bài
4. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết làm bài của HS và thông báo trả bài văn tả cảnh các em đã viết trong tiết học tới; bài văn tả người vừa viết sẽ được trả vào tiết 2, tuần 34.
-----------------------------------------------
 Khoa học: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI 
 ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT
 I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hoá.
 II. Đồ dùng dạy- học: 
Hình trang 136, 137 SGK - Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: HS nêu những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
- Mục tiêu: HS biết nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp.
- Cách tiến hành:
Bước 1: HS làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát hình 1, 2 trang 136 để để trả lời câu hỏi:
+ Hình1 và hình 2 cho biết con người sử dụng đất trồng vào việc gì?
+ Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó?
- GV hướng dẫn theem cho các nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện nhóm trònh bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Tiếp theo GV yêu cầu HS liên hệ thực tế qua câu hỏi sau:
+ Nêu một số dẫn chứng về nhu cầu sử dụng diện tích đất thay đổi.
+ Nêu một số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó.
- GV nhận xét, chốt ý đúng ( SGV trang 209)
*Hoạt động 2: Thảo luận
- Mục tiêu: HS biết phân tích những nguyên nhân dẫn đến môi trường đất trồng ngày càng suy thoái.
- Cách tiến hành:
Bước 1: HS làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi:
- Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu,... đếna môi trường đất.
- Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện nhóm trònh bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, kết luận ( SGV trang 210 )
3. Củng cố, dặn dò: 
HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
Dặn về học bài và xem trước bài sau.
Nhận xét tiết học.
 Thứ bảy, ngày 03 tháng 05 năm 2008
 Địa lý: ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
 I. Mục tiêu: 
 -----------------------------------------------
 Lịch sử: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
 I. Mục tiêu: 
 -----------------------------------------------
SINH HOẠT ĐỘI
I. Mục tiêu: 
- Các đội viên thấy được ưu, khuyết điểm của chi đội và của bản thân để có hướng khắc phục tốt hơn.
- Nắm được phương hướng tuần tới.
 II. Lên lớp:
Ổn định tổ chức: Hát
Tiến hành sinh hoạt:
1. Chi đội trưởng điều hành các phân đội trưởng nhận xét tình hình của phân đội trong tuần qua.
 - Các đội viên phê và tự phê.
2. Chi đội trưởng đánh giá tình hình hoạt động của chi đội trong tuần qua.
3. Anh phụ nhận xét chung:
 Ưu điểm: - Duy trì tốt các loại hình nề nếp.
 - Học và làm bài tập đầy đủ.
 - Làm tốt công tác vệ sinh lớp học và khu vực được quy định.
 Nhược điểm: Một số bạn chưa thuộc bài và chưa làm bài tập ( Hữu, Quỳnh Chi, ...)
 Tuyên dương: Mầu, Thảo, Thạc, Dũng.
 Phê bình: Quỳnh Chi, Hữu.
 4. Kế hoạch tuần tới:
 - Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/4 và 1/5.
 - Duy trì tốt ưu diểm, khắc phục nhược diểm.
 - Tiếp tục duy trì phong trào VSCĐ.
 - Ôn tập tốt chuẩn bị thi CKII.
 - Thực hiện kế hoạch liên đội đề ra.
 5. Anh phụ trách nhận xét tiết sinh hoạt:
 Thực hiện tốt kế hoạch.
 ....................................................... 
 .......................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 33.doc