Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 8 - Trường TH Trần Phước

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 8 - Trường TH Trần Phước

Tuần 8 Thứ 2 ngày 10 tháng 10 năm 2011

TẬP ĐỌC : KÌ DIỆU RỪNG XANH

I/ Mục đích yêu cầu:

1. Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.

2. Hiểu: Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng. Tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả trước vẻ đẹp của rừng.

 Trả lời được các câu hỏi 1; 2; 4.

II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc, bảng phụ viết sẵn câu cần luyện đọc.

III/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 19 trang Người đăng hang30 Lượt xem 395Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 8 - Trường TH Trần Phước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
 TUẦN THỨ: 8
 Từ ngày 10/10 đến ngày 14/10/2011
Thứ
Ngày
Tiết thứ
Môn
Buổi học thứ nhất
Buổi học thứ hai
 Hai
10/10
1
2
3
4
5
CC
LS
TĐ
T
(Ch)
Kì diệu rừng xanh
Số thập phân bằng nhau
MT (Ch)
ÂN (Ch)
TA (Ch)
TD (Ch)
Ba
11/10
1
2
3
 4
T
CT
LTVC
ATGTNGLL
So sánh số thập phân
(NV) Kì diệu rừng xanh
 MRVT: Thiên nhiên
Xem tranh
VN-TK chủ diểm-T/khai CĐM
Tin: (Ch)
Tin: (Ch)
LTV: MRVT: Thiên nhiên
KC: KC đã nghe đã đọc
Tư
12/10
1
2
3
4
KH
TĐ
T
TLV
(Ch)
Trước cổng trời
Luyện tập
 LT tả cảnh
Năm
13/10
1
2
3
4
LMT
LÂN
TA
TD
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
T: Luyện tập chug
LTVC : LT về từ nhiều nghĩa
LT: Luyện tập chung
Đọc sách
 Sáu
 14/10
1
2
3
4
ĐL
KH
ĐĐ
KT
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
T: Viết các số đo độ dàiSTP
TLV: LT tả cảnh(dựng doạn)
LTV: LT tả cảnh
HĐTT: 
Tuần 8 Thứ 2 ngày 10 tháng 10 năm 2011
TẬP ĐỌC : KÌ DIỆU RỪNG XANH 
I/ Mục đích yêu cầu:
1. Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
2. Hiểu: Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng. Tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả trước vẻ đẹp của rừng.
 Trả lời được các câu hỏi 1; 2; 4.
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc, bảng phụ viết sẵn câu cần luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ : Tiếng dàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà.
B. Bài mới : gt- ghi đề
* Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- Gọi 1 hs khá, giỏi đọc bài
- HD luyện đọc các từ khó, câu khó 
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
Câu 1/76 SGK 
- Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm ntn?
Câu 2/ 76 SGK 
Câu 3/ 76 SGK: .
Câu 4/ 76 SGK:
- Bài văn nói lên điều gì?
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng?
*Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm
- GV treo bảng phụ và đọc đoạn 3.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, tuyên dương.
3/ Củng cố -dặn dò: 
 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi SGK
- 1 HS khá đọc toàn bài.
- 3 HS đọc đoạn nối tiếp.
- Luyện đọc các từ khó (loanh quanh, lúp xúp, chuyển động, rừng khộp,) 
- Luyện đọc câu văn khó.
- Đọc chú giải. 
- HS luyện đọc trong nhóm đôi.
- 2 HS đọc toàn bài -lớp nhận xét 
* Đọc bài và trả lời câu hỏi.
+ Một thành phố nấm. Mỗi chiếc nấm như một toà kiến trúc tân kì. Người khổng lồ đi lạt vào kinh đô của vương quốc những người tí hon 
+ Cảnh vật trở nên thêm đẹp lãng mạn, thần bí của truyện cổ tích .
- Con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Con mang vàng ăn cỏ non, chiếc chân vàng giẫm lên thảm lá vàng 
+ Màu vàng ngời sáng, rực lên, đều khắp 
- Đoạn văn làm cho em càng háo hức muốn có dịp được vào rừng...
- Rút đại ý: Tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả trước vẻ đẹp của rừng.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
- HS thi đọc diễn cảm .
- Bình chọn bạn đọc hay nhất.
Tuần 8: Thứ 2 ngày 10 tháng 10 năm 2011
TOÁN SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU 
I.Mục tiêu: Giúp HS biee:
 - Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
 - TB cần làm: BT1; 2 
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ.
III.Các hoạt dộng dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ : - Gọi 2 em lên làm lại BT 2,3.
- Muốn chuyển một phân số thập phân thành một phân số ta làm thế nào?
B. Bài mới : - GV nêu mục tiêu bài học.
* HĐ 1: HDHS tìm hiểu bài.
a) GV hướng dẫn HS tự giải quyết cách chuyển đổi trong các ví dụ của bài học để rút ra kết luận như SGK.
b) GV hướng dẫn HS nêu các ví dụ minh hoạ cho các nhận xét đã nêu ở trên. Chẳng hạn:
Chú ý: GV lưu ý HS : Số tự nhiên (chẳng hạn 12) được coi là số thập phân đặc biệt (có phần thập phân là 0 hoặc 00...).
 12 = 12,0 = 12,00
* HĐ 2: Luyện tập
Bài 1/ 40 Gọi hs đọc đề bài 
- Lưu ý HS: 35,02 (không thể bỏ chữ số 0 ở hàng phần mười).
- GV quan tâm hs đại trà.
Bài 2/ 40 Gọi hs đọc đề bài 
Bài 3/ 40 HSG.
C. Củng cố, dặn dò
- 2 HS làm bài.
- HS trả lời. 
Phát hiện đặc điểm của STP khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần TP hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số TP đó.
- Tự giải quyết các ví dụ.
- Rút ra kết luận.
 0,9 = 0,90; 0,09 = 0,9; 0,90 = 0,900; 0,90 0 = 0,90
* Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần TP của 1 số TP thì được 1 STP bằng nó.
8, 75 = 8,750; 8,750 = 8,7500.....
1 hs thực hiện theo y/c.
- HS làm nhóm đôi: Biết bỏ c/ số 0 ở tận cùng bên phải phần TP để có các STP viết d/ dạng gọn hơn. 
- Trình bày miệng.
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
+ HS biết viết các c/ số 0 vào bên phải phần TP của các STP để các phần TP của chúng có số chữ số bằng nhau.
- Cho HS tự làm bài miệng
- Các bạn Lan và Mỹ viết đúng. 
- Bạn Hùng viết sai.
Vì bạn đã viết 0,100 = nhưng thực ra 0,100 =.
 Tuần 8: Thứ 3 ngày 11 tháng 10 năm 2011.
 TOÁN: SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN 
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 - So sánh hai số thập phân .
 - Biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc ngược lại).
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ : -
 Gọi HS sửa bài 3. 
- HS sửa bài.
B. Bài mới : gt - ghi đề.
* HĐ 1: So sánh 8,1 và 7,9.
- GV hướng dẫn HS tự so sánh hai độ dài 8,1m và 7,9m (như trong SGK) để HS tự nhận ra: 
- GV giúp HS tự nêu được nhận xét.
- GV nêu ví dụ và cho HS giải thích, chẳng hạn, vì sao 2001,2 > 1999,7.
* So sánh 35,7 và 35,698.
- GV hướng dẫn tương tự ND 1.
- Giúp HS nêu như trong SGK.
* HĐ 2: Luyện tập
Bài 1/ 42 Gọi HS đọc bài .
- GV theo dõi và nhận xét chung.
Bài 2/ 42 Gọi HS đọc bài .
- GV quan tâm hs đại trà.
 Bài 3/ 42 HS K- G. 
- GV chấm bài và nêu nhận xét số bài.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Cử đại diện trình bày.
* 8,1m > 7,9m nên 8,1>7,9.
* Các số thập phân 8,1 và 7,9 có phần nguyên khác nhau và 8 > 7 nên 8,1 > 7,9.
- Trong 2 số TP có phần nguyên khác nhau, STP nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
- Ta thấy 35,7m và 35,698m có phần nguyên bằng nhau( đều bằng 35 m) ta so sánh các phần TP..
- HS tự làm bài rồi chữa bài .
- HS so sánh các STP: 48,97 ; 51, 02...
HS giải thích kết quả làm bài
- HS tự làm bài và chữa bài: Viết được các STP từ bé đến lớn.
- Thảo luận nhóm đôi. Cả lớp theo dõi nhận xét về cách trình bày.
- HS làm bài cá nhân.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Muốn so sánh hai số thập phân ta làm thế nào?
- Về nhà làm lại bài 3.
- Bài sau : Luyện tập 
- HS trả lời.
- HS lắng nghe. 
Tuần 8 Thứ 3 ngày 11 tháng 10 năm 2011
CHÍNH TẢ	( nghe viết )	 KÌ DIỆU RỪNG XANH
I/ Mục đích yêu cầu:
 1- Nghe viết đúng trình bày đúng một đoạn của bài Kì diệu rừng xanh.
 2- Biết đánh dấu thanh ở các tiếng chứa yê, ya.
II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi sẵn bài tập 3.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ
B. Bài mới
- GV nêu yêu cầu tiết học.
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài 
- Gọi 1 HS đọc đoạn văn
* Hỏi: Nội dung đoạn văn nói gì?
* Hoạt động 2 : viết bài 
- GV đọc cho HS viết.
- GV chấm bài 1 số em.
- Nhận xét, chấm chữa.
* Hoạt động 3 : Luyện tập .
Bài 2:- Làm cá nhân 
Cho HS đọc bài tập.
- Gạch chân các tiếng có chứa yê, ya trong đoạn văn.
- Nhận xét cách đánh dấu thanh trong các tiếng đó.
* GV chốt: 
Bài 3: làm nhóm đôi 
- GV giải thích thêm về các loài chim có trong tranh.
* Trò chơi: Ghi dấu thanh cho đúng
- GV treo bảng phụ, ghi sẵn 2 cột .Mỗi cột có 1 số từ chưa có dấu thanh . 
- Nhận xét, tuyên dương .
3.C. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
HS viết đúng các tiếng: điều, việc, liệu, nghĩa...vào bảng con 
HS đọc đoạn văn.
+ Tả vẻ đẹp của rừng.
+ Luyện viết từ khó: ẩm lạnh, gọn ghẽ, len lách, mải miết.
+ HS viết bài, trình bày đúng một đoạn của bài Kì diệu rừng xanh.
+ HS đổi vở kiểm tra lỗi chính tả .
+ Các tiếng có chứa yê, ya trong đoạn văn.
( khuya, truyền thuyết, xuyên, uyên)
ya: không có dấu thanh.
yê: dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính(chữ ê).
*HS tìm từ dựa vào tranh minh hoạ. (Thuyền, thuyền, khuyên)
- Cho HS đọc lại câu thơ, bài thơ.
* - Cho 2 đội HS thi nhau lên ghi dấu thanh cho đúng với quy tắc đã học.
 - Nhận xét, bình chọn đội thắng.
Tuần 8: Thứ 3 ngày 11 tháng 10 năm 2011. 
LTVC 	 MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN.
I/ Mục đích yêu cầu:
 Hiểu nghĩa từ thiên nhiên (BT1); nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong một số thành ngữ, tục ngữ(BT2). Tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với 1 từ ngữ tìm được ở mỗi ý a, b, c của BT3,4. 
II/ Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ, phiếu học tập nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ : Luyện tập về từ nhiều nghĩa
B. Bài mới : gt- ghi đề
Bài / 78 Cho HS đọc đề, HS trả lời.
- H: Kể tên vài sự vật thiên nhiên.
Bài2 / 78 Cho HS đọc đề.
- Yêu cầu gạch chân các TN chỉ thiên nhiên.
- GV nhận xét chốt bài làm đúng.
Bài 3/78 - Tổ chức trò chơi tìm từ miêu tả không gian:
- Chấm chọn đội về nhất. Cho HS tham gia đặt câu với từ tìm được.
Bài4 / 78- Cho HS đọc đề .
- Tổ chức trò chơi tìm từ miêu tả sóng nước
- Cho HS tham gia đặt câu với từ tìm được.
Nhận xét, tuyên dương.
C. Củng cố, dặn dò:
* Bài sau : Luyện tập về từ nhiều nghĩa
- HS làm bài tập 3 tiết trước 
- HS tìm đúng dòng phù hợp với nghĩa của từ thiên nhiên
( Thiên nhiên là tất cả những gì không do con người tạo ra)
- Mây, núi nước, sông, biển, trăng sao..
- HS giải thích nghĩa của các thành ngữ và tìm những từ chỉ các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên.
( Thác, ghềnh. Gió, bão. Nước, đá. Khoai, mạ, đất.)
- HS thảo luận nhóm và tìm từ ngữ miêu tả không gian.
+ Chiều rộng: bao la, mênh mông, bát ngát.
+ Chiều dài: tít tắp, hun hút, thăm thẳm, vời vợi..
+ Chiều cao: chót vót, chất ngất, vòi vọi,
+ Chiều sâu: hun hút, thăm thẳm, hoăm hoắm.
- HS nêu y/c bài. Tìm những từ ngữ miêu tả sóng nước. Đặt câu với 1 trong các từ vừa tìm được
+ Tiếng sóng: ì ầm, rì rào, ì oạp, lao xao
+ Làn sóng nhẹ: lăn tăn, dập dềnh
+ Sóng mạnh: cuồn cuộn, ào ạt, cuộn trào, dữ dội.
- Đặt câu:
+ Biển rộng mênh mông.
+ Bầu trời cao vời vợi.
+ Cái hang này sâu hun hút.
.
Tuần 8: Thứ 3 ngày 11 tháng 10 năm 2011. 
An toàn giao thông : XEM TRANH 
A.Mục tiêu : 
 - Hướng dẫn HS xem các tranh về biển báo nguy hiểm .
 - Xem tranh về đi xe đạp an toàn, không an toàn 
 - Liên hệ thực tế bản thân .
B.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài cũ :
GV nhận xét - Kết luận .
Bài mới: Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu tranh về biển báo nguy hiểm .
-Tranh đi ... ích yêu cầu:
1. Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương đủ 3 phần (BT, TB, KB).
2. Dựa vào dàn ý, viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương . II/ Đồ dùng dạy học:
 - Tranh ảnh về cảnh đẹp của các vùng miền.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ :
- Gọi HS đọc đoạn văn tả cảnh sông nước.
* Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới :- GV nêu mục tiêu tiết học.
Bài1 / 81 - HS đọc đề.
- GV yêu cầu: Dựa trên kết quả đã quan sát, lập dàn ý có đủ 3 phần.
- GV chấm dàn ý của một số HS , nhận xét.
Bài2 / 81 Gọi hs nêu y/c bài
* GV yêu cầu: HS dựa vào dàn ý, viết thành 1 đoạn văn tả cảnh đẹp của quê hương, nên chọn viết phần thân bài.
- Khen ngợi những HS có khả năng viết văn tốt.
C. Củng cố, dặn dò:
* Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài: Luyện tập tả cảnh ( dựng đoạn mở bài, kết bài)
- HS trình bày bài làm trước lớp.
- HS nghe.
- HS đọc đề.
- HS lập dàn ý tả cảnh đẹp của quê hương đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài.
- HS đọc đề.
- Đọc gợi ý trong SGK.
- HS làm bài.
* HS thực hành viết đoạn văn tả cảnh đẹp về quê hương của mình (trong 20 phút).
- 1 số HS đọc đoạn văn vừa viết, tổ chức nhận xét đánh giá, bổ sung.
Tuần 8: Thứ 5 ngày 13 tháng 10 năm 2011. 
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 - Đọc, viết, sắp xếp thứ trự các số thập phân .
 - Trình bày cách tính thuận tiện nhất.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ.
III.Các hoạt dộng dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ : - Gọi 1 em sửa bài số 4.
- GV chấm bài 5 em.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS sửa bài.
a) x =1 vì 0,9 < 1 <1,2 ; 
b) x = 65 
vì 64,97 < 65 < 65,14.
B. Bài mới : gt- ghi đề
Bài 1/ 43 YC HS đọc số:
a) Bảy phẩy năm.; Hai mươi tám phẩy bốn trăm mười sáu ; Hai trăm linh một phẩy không năm ; Không phẩy một trăm mười bảy;
- GV hỏi HS giá trị của chữ số trong mỗi số. 
- GV nhận xét.
Bài 2/ 43 Gọi hs đọc đề bài tập. 
- GV quan tâm hs đại trà.
- GV nhận xét.
Bài 3/ 43 Gọi hs đọc đề bài tập
- GV nhận xét chốt bài làm đúng.
Bài 4/ 43 (a)GV cho HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài. GV sửa bài và nhận xét.
- 1hs đọc yc bài tập
* Các HS khác nghe rồi nêu nhận xét.
+ 7,5; 28, 416; 201, 05; 0,117
HS xác định được giá trị của từng chữ số trong mỗi số
- HS viết số vào vở .- 1 HS viết lên bảng phụ. - Lớp nhận xét.
a) 5,7; b) 32,85; c) 0,01; d) 0,304.
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
- HS tự làm cá nhân: -Viết theo thứ tự từ bé đến lớn:
*41,538; 41,835; 42,358; 42,538.
- HS làm bài vào vở.
- 1HS làm bảng phụ.
a)
b)
C. Củng cố, dặn dò:
- Nêu cách đọc và viết một STP.
- Về nhà làm bài số 3. 
- Bài sau: Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
Tuần 8: Thứ 5 ngày 13 tháng 10 năm 2011.
 LTVC	 LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
 I/ Mục đích yêu cầu:
 1- Phân biệt được từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong số các từ nêu ở (BT1).
 2- Hiểu được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa (BT2).Viết được đoạn MB kiểu gián tiếp, đoạn KB kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương (BT3).
II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt dộng của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ : MRVT: Thiên nhiên
B. Bài mới : - GV nêu yêu cầu tiết học.
-Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1/ 82 - Thảo luận nhóm đôi để tìm lời giải.
GV chốt ý giống sgv/ 179
Bài 2/ 82 Gọi hs nêu y/c bài . 
- Thảo luận giải thích nghĩa từ :
- GV kết luận giống sgv/ 179
Bài 3/ 82 - HS đọc bài tập.
- HS làm bài cá nhân: đặt câu để phân biệt nghĩa của từ.
- Cho HS đọc câu vừa đặt .
* GV chốt ý giống sgv/ 179
C. Củng cố, dặn dò:
Chuẩn bị bài: MRVT: Thiên nhiên
- HS làm lại bài tập 3, 4 của tiết trước
- HS đọc đề: Tìm những từ nào là từ đồng âm, từ nhiều nghĩa
- HS thảo luận nhóm đôi để tìm lời giải.
+ Lúa chín vàng, nghĩ cho chín đồng âm với chín học sinh.
+ Chín vàng và nghĩ cho chín là 2 nghĩa khác nhau của từ nhiều nghĩa.
- HS đọc bài tập .
- Thảo luận nhóm đôi. Giải thích nghĩa từ xuân trong 3 ví dụ trên.
 *Xuân (1): một mùa trong năm.
 Xuân (2): Tưới đẹp, phồn vinh.
 Xuân (3): Tuổi.
- HS đọc câu vừa đặt .
- Tổ chức nhận xét, sửa chữa.
* Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ 
+ Cao: 
 - Ba em rất cao.
 - Hàng Việt Nam chất lượng cao.
 - Mai luôn giữ thứ hạng cao trong lớp.
+ Nặng: 
 - Con lợn nặng quá.
 - Lỗi của con rất nặng.
+ Ngọt: 
 - Qủa cam thật là ngọt.
 - Lời nói ngọt dễ xuôi lòng.
 - Tiếng đàn thật ngọt.
Tuần 8: Thứ 6 ngày 15 tháng 10 năm 2010.
TOÁN: VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I.Mục tiêu: Giúp HS ôn:
 - Bảng đơn vị đo độ dài.
 - Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề, giữa một số đơn vị đo thông dụng.
 - Luyện tập viết độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
II.Đồ dùng dạy học: - Bảng đơn vị đo độ dài kẻ sẵn, để trống một số ô.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ : 
- Gọi 1 em lên sửa bài, lớp làm bảng con. 
- GV chấm vở 5 em .
- Nhận xét chung.
-Viết theo thứ tự từ bé đến lớn:
41,538 ; 41,835; 42,358 ; 42,538
B. Bài mới :- Nêu nội dung bài học.
*HĐ1: Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài
a) GV cho HS nêu lại các đơn vị đo độ dài đã học lần lượt từ lớn đến bé.
b) HS nêu quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề.
c) GV cho HS nêu quan hệ giữa một số đo đơn vị đo độ dài thông dụng.
*HĐ2: Ví dụ
- GV nêu ví dụ 1: 6m 4dm = ?m
GV nhận xét chung về nội dung này.
* HĐ 3: Luyện tập
Bài 1/ 44 GV gọi hs đọc đề bài 
- GV chú ý HS yếu.
Bài 2/ 44 GV giúp HS phân tích đề bài.Sau đó cho HS làm nhóm đôi:
- GV quan tâm hs đại trà.
Bài 3/44 HS tự đọc đề, làm vào vở.
- GV nhận xét, chấm chữa.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Bài sau: Luyện tập
- HS nêu.
- 2 HS đọc.
-Thảo luận nhóm đôi, nhận xét về khái quát hoá quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề.
1km=10hm ; 1hm =km = 0,1km.
+ Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 10 lần đơn vị đo liền sau. Mỗi đơn vị đo độ dài bằng (bằng 0,1) đơn vị liền trước đó.
-* 6m4dm = m = 6,4m
 Vậy 6m4dm = 6,4m
- HS làm cá nhân: Viết các STP thích hợp vào chỗ chấm.
+ 2 hs làm bảng lớp.Lớp làm VBT.
- HS làm nhóm đôi. Trình bày k/ quả.
+ HS viết các số đo d/ dạng STP
+ 3m 4dm = m = 3,4m
- Làm vở, tự chữa bài: Viết STP thích hợp vào chỗ chấm.
- Nghe.
Tuần 8: Thứ 6 ngày 14 tháng 10 năm 2011.
TẬP LÀM VĂN	 LUYỆN TẬP TẢ CẢNH 
 ( DỰNG ĐOẠN MỞ BÀI, KẾT BÀI )
I. Mục đích yêu cầu:
1. Củng cố kiến thức về đoạn mở bài, đoạn kết bài trong bài văn tả cảnh.
2. Biết cách viết các kiểu mở bài, kết bài cho bài văn tả cảnh.
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ .
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ :- Gọi 1 vài HS đọc đoạn văn tả cảnh đẹp quê hương viết ở tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
B.Bài mới : - GV nêu mục tiêu tiết học.
* Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1/83 Cá nhân 
- Gọi hs nêu yc bài tập
- GV yêu cầu HS nêu cách viết mỗi kiểu.
* GV chốt ý giống sgv/ 181
Bài2 / 84 Nhóm đôi 
- Gọi hs nêu yc bài tập
* GV chốt ý giống sgv/ 181 
Bài 3/ 84 Gọi HS đọc đề bài và làm theo y/c.
GV chấm điểm số bài, nhận xét, tuyên dương hs viết hay.
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài: Luyện tập thuyết trình, tranh luận.
- Vài HS đọc đoạn văn tả cảnh đẹp quê hương viết ở tiết trước
- 2 HS đọc bài tập 
- 2 HS đọc 2 đoạn mở bài a, b.
- HS suy nghĩ, trình bày.
+ Mở bài trực tiếp: kể ngay hoặc giới thiệu ngay đối tượng miêu tả.
+ Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện.
- 1 học sinh đọc bài tập .
- 2 học sinh đọc 2 đoạn kết bài a, b.
- Học sinh suy nghĩ, trình bày, nhắc lại 2 cách kết bài đã học.
+ Kết bài không mở rộng: Khẳng định tình cảm bằng cách nói ngắn gọn.
+ Kết bài mở rộng : vừa nói về tình cảm vừa nói về ích lợi, công ơn người làm ra hoặc nêu cách bảo quản.
* Cho HS làm bài theo yêu cầu mở bài gián tiếp và kết bài kiểu mở rộng
- Yêu cầu HS đọc bài làm cho cả lớp nghe.
- Tổ chức nhận xét, bổ sung, sửa chữa.
Tuần 8: Thứ 6 ngày 14 tháng 10 năm 2011.
Luyện tiếng Việt:	 LUYỆN TẬP TẢ CẢNH 
 ( DỰNG ĐOẠN MỞ BÀI, KẾT BÀI )
 I. Mục đích yêu cầu:
1. Củng cố kiến thức về đoạn mở bài, đoạn kết bài trong bài văn tả cảnh.
2. Biết cách viết các kiểu mở bài, kết bài cho bài văn tả cảnh.
II. Thực hiện: 
 Bài2 / 84
- Gọi hs nêu yc bài tập
- 1 học sinh đọc bài tập .
- 2 học sinh đọc 2 đoạn kết bài a, b.
- Học sinh suy nghĩ, trình bày, nhắc lại 2 cách kết bài đã học.
 + Kết bài không mở rộng: Khẳng định tình cảm bằng cách nói ngắn gọn.
 + Kết bài mở rộng: vừa nói về tình cảm vừa nói về ích lợi, công ơn người làm ra hoặc nêu cách bảo quản.
* GV chốt ý giống sgv/ 181 
Bài 3/ 84 
* Cho HS làm bài theo yêu cầu mở bài gián tiếp và kết bài kiểu mở rộng
- Yêu cầu HS đọc bài làm cho cả lớp nghe.
- Tổ chức nhận xét, bổ sung, sửa chữa.
- GV nhận xét, tuyên dương HS viết hay
 ------------------------------------------------------------
TUẦN 8 Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2011
 SINH HOẠT TẬP THỂ CUỐI TUẦN 8
I/Mục tiêu: Giúp HS:
 * Thấy được các ưu khuyết điểm các mặt học tập và rèn luyện trong tuần qua.
 * Có hướng khắc phục khuyết điểm và phát huy các ưu điểm có được của tuần 8
 * Lên kế hoạch hoạt động tuần 9.
 * Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, tính tự quản tốt,
 * Giáo dục ý thức tổ chức, tinh thần đoàn kết, tinh thần tập thể tốt.
II. Chuẩn bị:
Bảng tổng kết công tác tuần qua (T8) của lớp .
Kế hoạch công tác tuần 9 của lớp.
Các bảng tổng kết của các tổ, các lớp phó trong tuần qua.
Cờ (xanh, đỏ, vàng), hoa điểm 10.
Nội dung trò chơi rung chuông vàng.
II/Tiến hành:
 1) Hát tập thể (UVVTM điều hành).
 2) Tuyên bố lí do.
 3) Giới thiệu thành phần tham dự.
 4) Đánh giá tổng kết của các tổ (Các tổ trưởng lần lượt báo cáo, có hồ sơ kèm theo). 
 5) Đánh giá của LPHT, VTM, LĐKL (Hồ sơ kèm theo)
 6) Đánh giá tổng kết, xêp loại chung của lớp tuần 8 ( lớp trưởng báo cáo, có hồ sơ kèm theo)
 7) Ý kiến các thành viên trong lớp.
 (Xen kẻ chơi trò chơi rung chuông vàng). Tặng hoa điểm 10
 8) Thông qua kế hoạch tuần đến (T9)
 - Tiếp tục duy trì tốt các nề nếp.
 - Đăng ký thi giải toán và tiếng Anh qua mạng.
 - Nâng cao chất lương học tập.
 - Lao động vệ sinh trường lớp.
 - Tổ 3 trực nhật
 9) Ý kiến GVCN: Thống nhất với tổng kết của lớp, phát cờ thi đua.
 - Tuyên dương thành tích của lớp, tổ.
 - Nhắc nhở khắc phục nhược điểm.
 - Nhắc nhở thực hiện tốt kế hoạch của lớp đề ra trong tuần đến
 - Lưu ý cho HS đăng ký giải toán và tiếng Anh qua mạng
 10) Tông kết bế mạc.
 ************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8.doc