Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy thứ 30

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy thứ 30

TẬP ĐỌC

Tiết 59: Thuần phục sư tử (Không dạy) Ôn tiết 58: Con gái

I-Mục tiêu:

- Đọc diễn cảm được toàn bộ bài văn.

- Hiểu ý nghĩa của bài: Phê phán quan niệm trọng nam khinh nữ; khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn.

II- Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

III-Hoạt động dạy học:

1-Bài cũ: Gọi 2 HS đọc bài Một vụ đắm tàu và trả lời câu hỏi. GV nhận xét, cho điểm.

2-Bài mới: HĐ1: Luyện đọc.

- Một HS đọc toàn bài. HS đọc đoạn nối tiếp.

 Đọan 1:Từ Mẹ sắp sinh em bé.có vẻ buồn buồn. Đoạn 2: Tiếp.Tức ghê. Đoạn 3: Tiếp.trào nước mắt. Đoạn 4:Tiếp.Thật hú vía. Đoạn 5: Phần còn lại.

- HS đọc trong nhóm. Một HS đọc cả bài.

* HĐ2: Tìm hiểu bài.

- Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ còn tư tưởng xem thường con gái?

- Những chi tiết nào cho thấy Mơ không thua gì các bạn trai?

- Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan điểm không? Những chi tiết nào cho thấy điều đó?

- Đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì.

*HĐ3: Đọc diễn cảm.

- HS đọc diễn cảm bài văn. HS thi đọc.

- GV nhận xét,khen những HS đọc hay.

 

doc 24 trang Người đăng hang30 Lượt xem 597Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy thứ 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 2 tháng 4 năm 2012
Nghỉ bù ngày Giỗ Tổ 
Thứ 3 ngày 3 tháng 4 năm 2012
tập đọc
Tiết 59: Thuần phục sư tử (Không dạy) Ôn tiết 58: Con gái
I-Mục tiêu: 
- Đọc diễn cảm được toàn bộ bài văn.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Phê phán quan niệm trọng nam khinh nữ; khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn.
II- Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: Gọi 2 HS đọc bài Một vụ đắm tàu và trả lời câu hỏi. GV nhận xét, cho điểm. 
2-Bài mới: HĐ1: Luyện đọc.
- Một HS đọc toàn bài. HS đọc đoạn nối tiếp.
 Đọan 1:Từ Mẹ sắp sinh em bé....có vẻ buồn buồn. Đoạn 2: Tiếp....Tức ghê. Đoạn 3: Tiếp....trào nước mắt. Đoạn 4:Tiếp....Thật hú vía. Đoạn 5: Phần còn lại.
- HS đọc trong nhóm. Một HS đọc cả bài.
* HĐ2: Tìm hiểu bài.
- Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ còn tư tưởng xem thường con gái?
- Những chi tiết nào cho thấy Mơ không thua gì các bạn trai?
- Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan điểm không? Những chi tiết nào cho thấy điều đó?
- Đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì.
*HĐ3: Đọc diễn cảm.
- HS đọc diễn cảm bài văn. HS thi đọc.
- GV nhận xét,khen những HS đọc hay.
3-Củng cố, dặn dò: Bài văn nói lên điều gì? GV nhận xét tiết học.
toán
Tiết 146: Ôn tập về đo diện tích
I. Yêu cầu cần đạt: Biết:
- Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích; chuyển đổi các đơn vị đo diện tích (với các đơn vị đo thông dụng).
- Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
- Làm được các bài tập: bài 1, bài 2 (cột 1) và bài 3 (cột 1).
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng chữa BT3 của tiết trước. GV nhận xét, ghi điểm.
2. Luyện tập: GV tổ chức, hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa các BT.
 Bài 1: GV có thể kẻ sẵn bảng các đơn vị đo diện tích ở trên bảng rồi cho HS điền vào chỗ chấm trong bảng đó.
- Cho HS đọc thuộc tên các đơn vị đo diện tích thông dụng.
 Bài 2: (Yêu cầu HS khá, giỏi làm hết bài 2)
- Củng cố về mối quan hệ của hai đơn vị đo diện tích liền nhau, về cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân, như :
 a) 1m2 = 100dm= 10 000cm = 1 000 000 mm2
 1ha = 10 000 m2
 1km2 =100 ha = 1 000 000 m2
 b) 1m2 = 0,01 dam2 1m2 = 0,000001km2
 1m2 = 0,0001hm2 1ha = 0,01 km2
 = 0,0001ha 4ha = 0,04 km2
 Bài 3: (Yêu cầu HS khá, giỏi làm hét bài 3)
- Cho HS tự làm bài.
 a) 65 000m2 = 6,5 ha ; 846 000m2 = 84,6 ha ; 5000m2 = 0,5 ha.
 b) 6km2 = 600 ha ; 9,2km2 = 920 ha ; 0,3km2 = 30 ha.
- GV chấm, chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò. GV nhận xét giờ học 
lịch sử
Tiết 30: Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là kết quả lao động gian khổ, hi sinh của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô.
- Biết nhà máy thuỷ điện Hoà Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước: cung cấp điện, ngăn lũ, ...
II. Đồ dùng dạy học: ảnh tư liệu về Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình. Bản đồ Hchính VN.
III. Hoạt động dạy học:
*HĐ1: ( Làm việc cả lớp). GV giới thiệu bài. GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được XD năm nào? ở đâu? Trong thời gian nào?
+ Trên công trường XD Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã làm việc với tinh thần như thế nào?
+ Những đóng góp của nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đối với đất nước ta.
*HĐ2: ( Làm việc theo nhóm) HS thảo luận các ý:
+ Nhà máy được chính thức khởi công XD tổng thể vào ngày 6-11-1979 ( ngày 7-11 kỉ niệm CM tháng Mười Nga).
+ Nhà máy được XD trên sông Đà, tại thị xã Hoà Bình ( y/c HS chỉ trên bản đồ).
+ Sau 15 năm thì hoàn thành ( 1979-1994),...
*HĐ3: ( Làm việc theo nhóm và cả lớp). HS đọc SGK, làm việc theo nhóm.
- Thảo luận chung cả lớp về nhiệm vụ học tập2, đi tới các ý sau:
+ Tinh thần thi đua lao động, sự hi sinh quên mình của những người công nhân xây dựng.
- GV tóm tắt.
*HĐ4: ( Làm việc cá nhân và cả lớp). HS đọc SGK, nêu ý chính vào phiếu học tập.
- Thảo luận, đi tới các ý sau: Hạn chế lũ lụt cho đồng bằng Bắc Bộ( chỉ bản đồ).
+ Cung cấp điện từ Bắc vào Nam, từ vùng rừng núi đến đồng bằng, nông thôn đến thành phố, phục vụ cho SX và đời sống.
+ Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là công trình tiêu biểu đầu tiên, thể hiện thành quả của công cuộc XD CNXH.
- HS nêu một số nhà máy thuỷ điện lớn của đất nước ta.
IV. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.	 
kĩ thuật
Lắp rô - bốt ( tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp rô - bốt.
- Biết cách lắp và lắp được rô - bôt theo mẫu. Rô - bốt lắp tương đối chắc chắn.
- Với HS khéo tay: lắp được rô - bốt theo mẫu. Rô - bốt lắp chắc chắn. Tay rô - bốt có thể nâng lên, hạ xuống được.
II. Đồ dùng dạy học: Mẫu rô - bốt đã lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài. GV giới thiệu bài, ghi bảng
2. Các họat động. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu
- GV cho HS quan sát mẫu rô - bốt đã lắp sẵn.
- GV hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận và đặt câu hỏi cho HS nhận xét.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a. Hướng dẫn chọn các chi tiết
- Gọi 2 HS gọi tên, chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK và xếp từng loại vào nắp hộp. Cả lớp quan sát và bổ sung.
b. Lắp từng bộ phận. * Lắp chân rô - bốt
- HS quan sát hình 2, sau đó gọi 1 HS lên lắp.
- Cả lớp quan sát và bổ sung các bước lắp.
* Lắp thân rô-bốt. HS qsát hình 3, trả lời câu hỏi trong SGK.Gọi HS lên lắp thân rô - bốt.
* Lắp đầu rô - bốt. HS quan sát hình 4 và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Gọi HS lên lắp đầu rô - bốt.
* Lắp các bộ phận khác. Lắp tay rô - bốt. Lắp ăng – ten. Lắp trục bánh xe.
c. Lắp ráp rô - bốt. GV lắp ráp rô- bốt theo các bước trong SGK.
- Kiểm tra sự nâng lên, hạ xuống của rô - bốt.
d. Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp.
3. Củng cố – dặn dò: GV nhận xét giờ học.
khoa học
Tiết 59: Sự sinh sản của thú
I. Yêu cầu cần đạt: 
 Biết thú là loài động vật đẻ con.
II. Đồ dùng dạy học: Hình trang 120, 121 SGK. Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
* HĐ1: Quan sát. Mục tiêu: Giúp HS:
	+ Biết bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ.
	+ Phân tích được sự tiến hoá trong chu trình sinh sản của thú so với chim và ếch.
 Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình q/s các hình 1, 2 SGK để TL các CH sau:
- Chỉ vào bào thai trong hình cho biết bào thai của thú được nuôi dưỡng ở đâu?
- Chỉ và nói tên một số bộ phận của thai mà bạn nhìn thấy?
- Bạn có nhận xét gì về hình dạng của thú con và thú mẹ?
- Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì? 
- So sánh sự sinh sản của thú và của chim, bạn có nhận xét gì?
 Bước 2: Làm việc cả lớp. Đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung. Kết luận.
* HĐ2: Làm việc với phiếu học tập.
 Mục tiêu: HS biết kể tên 1 số loài thú thường đẻ mỗi lứa 1 con; mỗi lứa nhiều con.
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm. Nhóm trưởng điều khiển cả nhóm làm việc theo ND có trong phiếu học tập.
 Bước 2: Làm việc cả lớp. Đại diện các nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, GV nhận xét, chốt ý đúng, ghi điểm thi đua.
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
Thứ 4 ngày 4 tháng 4 năm 2012
thể dục
 [
Tiết 59: Môn thể thao tự chọn. Trò chơi “ Lò cò tiếp sức”
I. Yêu cầu cần đạt:
- Thực hiện được động tác tâng cầu và phát cầu bằng mu bàn chân.
- Bước đầu biết cách thực hiện đứng ném bóng vào rổ bằng một tay trên vai (chủ yếu thực hiện đúng tư thế đứng chuẩn bị ném).	
- Chơi trò chơi “ Lò cò tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi..
II. Địa điểm, phương tiện: 1 còi, mỗi HS 1 quả cầu; mỗi tổ 3-5 quả bóng.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu: GV nhận lớp, phổ biến ND Y/C tiết học.
- Chạy nhẹ trên địa hình tự nhiên theo cột dọc hoặc vòng tròn sân: 200-250 m.
- Xoay khớp cổ tay, chân, Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài TD phát triển chung.
2. Phần cơ bản: a) Môn thể thao tự chọn: 
* Đá cầu: Ôn phát cầu bằng mu bàn chân: +Tập theo đội hình hàng ngang.
- Thi phát cầu bằng mu bàn chân: Hình thức và phương pháp do GV tự chọn.
* Ném bóng: Học cách cầm bóng bằng một tay ( trên vai): 
+Tập đồng loạt theo tổ hoặc nhóm. GV nêu tên động tác, làm mẫu, giải thích, cho HS tập đồng loạt, GV quan sát, sửa sai.
- Học ném bóng vào rổ bằng một tay ( trên vai): 
+ Cho từng nhóm 2-4 HS cùng ném vào 1 rổ hoặc do GV sáng tạo ( HD tương tự trên), nhóm trưởng điều khiển nhóm mình, GV theo dõi, sữa sai.
b) Trò chơi “ Lò cò tiếp sức”: Đội hình chơi theo sân đã chuẩn bị, PP do GV sáng tạo.
3. Phần kết thúc: GV hệ thống bài: Đứng tại chỗ vỗ tay và hát 1 bài: 
- Một số động tác hồi tĩnh. GV nhận xét tiết học.
Kể chuyện
Tiết 30: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Yêu cầu cần đạt:
 Lập dàn ý, hiểu và kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc (giới thiệu được nhân vật, nêu được diễn biến câu chuyện hoặc các đặc điểm chính của nhân vật, nêu được cảm nghĩ của mình về nhân vật, kể rõ ràng, rành mạch) về một người phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
II. Đồ dùng dạy học: Một số sách, truyện, báo, về các nữ anh hùng, các phụ nữ có tài.
- Bảng lớp viết đề tài.
III. Các hoạt đông dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 1-2 HS kể một vài đoạn của câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi, trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện và bài học các em rút ra. GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bày mới: a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS kể chuyện. Hoạt động1: Hướng dẫn HS hiểu YC của bài.
- Một HS đọc đề bài viết trên bảng lớp, GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý:
Kể chuyện em đã nghe , đã đọc về một nữ anh hùng, hoặc một nữ có tài. 
- Bốn HS nối tiếp nhau đọc lần lượt các gợi ý 1-2-3-4 ( Tìm chuyện về phụ nữ - lập dàn ý cho câu chuyện- dựa vào dàn ý, kể thanh lời
- Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện ). Cả lớp theo dõi 
- HS đọc thầm lại gợi ý1. GV nhắc HS : một số câu chuyện được nêu trong gợi ý là truyện trong SGK. Các em nên kể chuyên về những anh hùng hoăc những phụ nữ có tài qua câu chuyên đã nghe hoặc đã đọc ngoài nhà trường.
- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị trước ở nhà cho tiết học này.
* Hoạt động2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Trước khi HS thực hành KC, GV mời 1 HS đọc lại gợi ý 2. mỗi HS gạch nhanh trên giấy nháp dàn ý câu chuyện sẽ kể.
- HS cùng các bạn bên cạnh KC, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể trước lớp:
+ HS xung phong KC hoặc cử đại diện thi kể.
+ Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm cho HS về các mặt: nội dung câu ch ... g HS học tốt.
- Dặn HS chuận bị cho tiết sau học tiếp.
Buổi chiều thứ 3:
luyện tiếng việt
mở rộng vốn từ : nam hay nữ
I. Mục tiêu:
 - HS củng cố về mở rộng vốn từ : Biết từ ngữ chỉ những phẩm chất quan trọng của nam và nữ. 
- Biết các thành ngữ, tục ngữ nói về nam nữ, về quan niệm bình đẳng nam nữ. Xác định được thái độ đúng đắn : Không coi thường phụ nữ.
- Hoàn thành bài tập.
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, y/c tiết học.
2. Hoạt động1: Hướng dẫn bài tập
Bài 1:
 - 1 HS đọc y/c bài tập.
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, trả lời lần lượt từng câu hỏi a- b- c( HS dùng trang từ điển đã phô tô để hoàn thành câu c).
- HS lần lượt phát biểu ý kiến, trao đổi, tranh luận lần lượt theo từng câu hỏi.
- HS khác nhận xét, GV nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 2: 
- 1 HS đọc y/c bài.- Lớp đọc lại chuyện” Một vụ đắm tàu”, 
- HS phát biểu ý kiến, lớp nhận xét, thống nhất ý kiến
+Phẩm chất chung: Giàu tình cảm, biết quan tâm đến người khác,......
+Phẩm chất riêng: 
* Ma-ri-ô giàu nam tính ( kín đáo, quyết đoán, mạnh mẽ, cao thượng, ..)
*Giu-li-ét-ta dịu dàng, ân cần, đầy nữ tính,....
Bài 3
 - 1 HS đọc ND BT3( đọc cả giải nghĩa từ sau SGK)
- GV nhấn mạnh y/c BT:
- HS đọc thầm lại từng câu tục ngữ, thành ngữ, suy nghĩ,thực hiện từng y/c BT, GV chốt lại.
- HS nhẩm đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ ; thi đọc TL các thành ngữ, tục ngữ trước lớp.
3.Hoạt động4: Chấm, chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc HS cần có quan niệm đúng đắn về quyền bình đẳng nam nữ.
- Nhận xét tiết học.
Luyệntoán
Ôn tập về đo diện tích và đo thể tích
( tiếp theo )
I. Mục tiêu:
-Giúp HS ôn tập, củng cố về:
- So sánh các số đo diện tích và thể tích.
- Giải bài toán có liên quan đến tích diện tích, tính thể tìch các hình đã học
- Hoàn thành các bài tập.
II. Các hoạt động:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng
2. Hoạt động2: Luyện tập
 - GV tổ chức, hướng dẫn HS tự làm bài vào vở BTT5.
 - HS đọc YC các bài tập và làm bài vào vở. 3HS làm bảng phụ.
 - GV theo dõi kèm cặp những em yếu.
3. Hoạt động2: Chấm, chữa bài.
- GV chấm bài một số HS.
- HS nhận xét bài trên bảng phụ, chữa chỗ sai.
- GV chốt lại bài đúng và khắc sâukiến thức cho các em.
 4. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét giờ học - Dặn về nhà làm các BT 
Luyện tiếng việt
Ôn tập về dấu câu
( Dấu phẩy)
I.Mục tiêu :
-1. Củng cố kiến thức về dấu phẩy : Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấuphẩy
- 2.Làm đúng bài luyện tập: Điền đấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mẩu chuyện đã cho 
- Hoàn thành bài tập.
III.Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiẹu bài
 GV giới thiệu ghi mục bài lên bảng
2. Hoạt động1: Hướng dẫn HS làm bài tập1
- 1 HS đọc ND bài tập 1.
-HS đọc từng câu,suy nghĩ, làm bài vào vở.
- Gọi HS nêu kết quả. 
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng 
3. Hoạt động2: Bài tập2:
- Một HS giỏi đọc ND BT2 
- HS đọc thầm Truyện kể về bình minh, điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào các ô trống .
- HS trình bàykết quả trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
4. Củng cố, dặn dò:
- Một HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu phẩy.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ kiến thức về dấu phẩy để sử dụng cho đúng.
Tự học
Ôn tập về tả con vật
I. Mục tiêu:
Dựa trên kiến thức có được về tả con vật và kết quả QS , hs biết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện đợc những QS riêng , dùng từ, đặt câu đúng , câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu , ghi mục bài lên bảng.
2. Hoạt động1: Hướng dẫn HS làm bài
- Một HS đọc đề bài và gợi ý của tiết tập làm văn tả con vật.
- GV nhắc HS: Có thể dùng lại đoạn văn tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật em đã viết trong tiết ôn tập trước, víết thêm một số phần để hoàn chỉnh bài văn.
3. Hoạt động2: HS làm bài 
4. Hoạt động3: HS trình bày kết quả.
4.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị ND cho tiết tập làm văn tuần 31.
 Buổi chiềuthứ 5:
 Toán
Ôn tập về đo thời gian
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian , cách viết số đo thời gian giới dạng số thập phân, chuyển đổi số đo thời gian, xem đồng hồ,...
- Hoàn thành các bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động1: GV tổ chức , hướng dẫn HS tự làm bài tập.
- HS đọc các yêu cầu rồi tự làm vào vở BT.
- GV theo dõi kèm cặp em yếu.
Hoật động2: Chữa bài
Bài 1; 2:
- Cho HS đọc kết quả, lớp và GV lắng nghe đối chiếu kết quả, nhận xét và chốt lại bài đúng.
Bài 3:
 - GV lấy mặt đồng hồ cho HS thực hành xem đồng hồ khi cho các kim di chuyển , YC HS trả lời đồng hồ chỉ bao nhiêu giờ , bao nhiêu phút ?
Bài 4: GV cho HS giơ thẻ. Khoanh vào B.
VI. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS làm bài tốt.
- Dặn học HS về nhà làm bài tập lại.	
tập đọc
Tiết 59: Thuần phục sư tử
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu ý nghĩa: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
* Các KNS cơ bản được GD: Giao tiếp
II. Đồ dùng dạy - học
 Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc bài Con gái, trả lời câu hỏi về bài tập đọc.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
 GV giới thiệu bài, ghi bảng. 
b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
* Hoạt động1: Luyện đọc
- Một HS khá giỏi đọc toàn bài 
- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- HS đọc theo cặp , 1 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm bài văn và trả lời câu hỏi:
+ Ha- li - ma đến gặp vị giáo sĩ để làm gì? (Nàng muốn vị giáo sĩ cho lời khuyên: làm cách nào để chồng nàng hết cau có)
+ Vị giáo sĩ ra điều kiện thế nào? ( Nếu Ha - li - ma lấy được ba sợi lông bờm của một con sư tử sống, giáo sĩ sẽ nói cho nàng biết bí quyết.)
+ Vì sao nghe điều kiện của vị giáo sĩ, Ha-li-ma sợ toát mồ hôi, vừa đi vừa khóc? ( Vì điều kiện mà vị giáo sĩ đưa ra không thể thực hiện được: Đến gần sư tử) 
+ Ha-li-ma đã nghĩ ra cách gì để làm thân với sư tử? (Tối đến, nàng ôm một con cừu non vào rừng. Khi sư tử thấy nàng , gầm lên và nhảy bổ tới thì nàng ném)
+ Ha-li-ma đã lấy ba sợi lông bờm của sư tử như thế nào? (Một tối, khi sư tử đã no nê, ngoan ngoãn nằm bên chân nàng, Ha-li-ma bèn khấn thánh A-la che chở)
+ Vì sao, khi gặp ánh mắt của Ha-li-ma, con sư tử đang giận dữ "bỗng cụp mắt xuống, rồi lẳng lặng bỏ đi" ? (Vì ánh mắt dịu hiền của Ha-li-ma.)
+ Theo vị giáo sĩ, điều gì làm nên sức mạnh của người phụ nữ?
* Hoạt động3: Đọc diễn cảm _ Đọc sáng tạo
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài văn
- Cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm, đọc sáng tạo một đoạn văn.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện.
- GV nhận xét giờ học. Dặn nhớ lại câu chuyện và kể lại cho người thân nghe.
Buổi chiều: Thứ 2
Luyện toán
Ôn tập về đo diện tích
I.Yêu cầu cần đạt:
 Tiếp tục giúp HS củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích với các đơn vị đo thông dụng, viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: 
 Ghi đầu bài lên bảng
2. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Luyện tập
* Đối với nhóm 1 và 2.
- GV tổ chức, hướng dẫn HS tự làm bài vào vở BTT5.
- HS đọc YC các bài tập và làm bài vào vở.
- GV theo dõi kèm cặp những em yếu.
* Đối với nhóm 3 làm thêm:
 Bài 1: Một hình thang có diện tích 80 m2. Hiệu của hai đáy là 8m. Tính độ dài mỗi đáy, biết rằng chièu cao của hình thang là 8m.
 Bài 2: Một miếng đất hình tam giác có diện tích 99 m2. Người ta mở rộng đáy của miếng đất thêm 6m thì diện tích tăng thêm 36 m2. Tính đáy của miếng đất ban đầu.
- GV hướng dẫn các nhóm làm bài rồi chữa bài.
* Hoạt động 2: Chấm, chữa bài.
- GV chấm bài một số HS.
- Gọi HS chữa những bài sai.
- GV chốt lại kiến thức cho các em.
3. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét giờ học - Dặn về nhà làm các BT 
Buổi chiều
Luyện tiếng Việt
Chủ điểm: Nam và nữ
I-Yêu cầu cần đạt:
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn Thuần phục sư tử với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn.- Nhớ lại ý nghĩa truyện.	
- Củng cố về dấu câu, một số phẩm chất đáng quý của nam, của nữ..
II-Hoạt động day học:
* Hoạt động1: Luyện đọc 
- Một HS khá giỏi đọc toàn bài .
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn( 2 lượt)
- Thi đọc diễn cảm.- HS nối tiếp nhau thi đọc diễn cảm, kết hợp trả lời câu hỏi.
- Lớp, GV lắng nghe và bình chọn em đọc hay nhất
*Hoạt động 2: HS làm bài tập.
 Bài tập dành cho nhóm 1 và 2:
 Bài 1: Tìm dấu câu thích hợp để điền vào chỗ trống
 Hồi ấy, ở Sài Gòn, Bác Hồ có một người bạn là bác Lê ... Một hôm, Bác Hồ hỏi bác Lê:
 - Anh Lê có yêu nước không...
 Bác lê ngạc nhiên, lúng túng trong Giây lát rồi trả lời:
 - Có chứ...
 - Anh có thể giữ bí mật không...
 - Có...
 Bài 2: Nối từ ở cột A với lời giải nghĩa tương ứng ở cột B.
1.Dũng cảm
a. Ham hoạt động, hăng hái và chủ động trong các công việc chung.
 A B.
c. Vượt hẳn lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen về phẩm chất, tinh thần.
Mạnh bạo, gan góc, không sợ nguy hiểm.
2. Cao thượng
3. Năng nổ
 Bài tập dành cho nhóm 3
 Bài 1: Tìm các dấu câu dùng sai trong đoạn trích dưới đây. Chép lại đoạn trích sau khi đã sửa dấu câu dùng sai:
Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn
 Tối mịt, bảy chú lùn mới về nhà. Một chú nhìn quanh, rồi đi lại giường mình! Thấy có chỗ trũng ở đệm, chú bèn nói:
 - Ai đã giẫm lên giường của tôi.
 Những chú khác cũng lại giường mình và nói:
 - Ai đã nằm vào giường của tôi!
 Chú thứ bảy nhìn vào giường thấy Bạch Tuyết đang ngủ. Chú cầm ngọn đèn soi Bạch Tuyết và reo lên: “ Lạy chúa! Cô bé này đẹp quá?”. Khi Bạch Tuyết dậy, các chú lùn thân mật hỏi:
 - Tên cô là gì.
 - Em tên là Bạch Tuyết!
 - Sao cô lại tới đây.
 Bài 2: a, Ghép các từ, tiếng sau đây với tiếng nam để tạo thành những từ ngữ có nghĩa:
 Nhi, sinh, trang, giới, bóng đá, bóng chuyền, thanh niên, ca sĩ, sinh viên, học sinh, diễn viên, phòng
 B, Ghép các từ, tiếng sau đây với tiếng nữ để tạo thành những từ ngữ có nghĩa: phụ, vũ, tố, giới, công, hoàng, nhi, sĩ, sinh, tính, trang, tướng, quân dân, học sinh, bệnh nhân, phòng, ca sĩ, nghệ sĩ, bóng đá, bóng chuyền, thanh niên, sinh viên, thi sĩ, nhà văn, cán bộ, xe đạp.
- GV hướng dẫn các nhóm làm bài rồi chữa bài.
3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30-lop 5A-Kim huong.doc