Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần học số 26

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần học số 26

TẬP ĐỌC

NGHĨA THẦY TRÒ

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.

 - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 A. Kiểm tra bài cũ

 - Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Cửa sông và nêu nội dung bài.

 - GV nhận xét, cho điểm.

 

doc 25 trang Người đăng hang30 Lượt xem 353Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần học số 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
 Thứ hai, ngày 7 tháng 3 năm 2011
Tập đọc
Nghĩa thầy trò 
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.
 - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ
 - Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Cửa sông và nêu nội dung bài.
 - GV nhận xét, cho điểm.
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài tập đọc và ghi mục bài lên bảng.
 2. Luyện đọc
 - Một HS khá đọc bài.
 - HS tiếp nối nhau luyện đọc từng đoạn văn. Bài văn có thể chia làm ba đoạn: 
 + Đoạn 1: từ đầu đến mang ơn rất nặng.
 + Đoạn 2: tiếp theo đến đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.
 + Đoạn 3: phần còn lại.
 - GV kết hợp uốn nắn HS về cách đọc, cách phát âm các từ khó: tề tựu; tóc trái đào; dâng biếu;...
 - HS tiếp nối nhau đọc; GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài: môn sinh; sập; tạ;...
 - Học sinh luyện đọc theo cặp.
 - Một HS đọc toàn bài.
 - GV đọc diễn cảm bài văn- giọng nhẹ nhàng, trang trọng.
 3. Tìm hiểu bài
 * GV tổ chức cho HS tìm hiểu bài.
 - HS đọc thầm đoạn 1- TLCH:
 + Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì? ( để mừng thọ thầy; thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy...)
 + Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu? ( Từ sáng sớm các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà thầy giáo Chu để mừng thọ thầy;...)
 - HS đọc đoạn 2 và đoạn 3- TLCH:
 + Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó? ( thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng;...) 
 + Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu? ( Tiên học lễ, hậu học văn; ...)
 * GV giúp HS hiểu nghĩa các thành ngữ đó.
 + Em biết thêm thành ngữ , tục ngữ, ca dao hay khẩu hiệu nào có nội dung tương tự? ( Không thầy đố mày làm nên;....)
 * GV: Truyền thống tôn sư trọng đạo được mọi thế hệ người Việt Nam giữ gìn, bồi đắp và nâng cao. Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được xã hội tôn vinh. 
 4. Đọc diễn cảm.
 - GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với đoạn văn.
 - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
 - GV theo dõi giúp đỡ cách đọc phù hợp.
 - Tổ chức thi đọc trước lớp.
 C. Củng cố, dặn dò
 - HS nhắc lại ý nghĩa của bài văn? (Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.)
 - Chuẩn bị bài: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
Toán
Nhân số đo thời gian với một số
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
 - Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.
 - HS cần làm được các BT: Bài 1 ( SGK)
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ ,phiếu học tập
III. Hoạt động dạy học:
 1. Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
 2. Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
 Ví dụ 1: GV cho HS đọc bài toán.
- GV yêu cầu HS nêu phép tính? ( 1 giờ 10 phút x 3= ?)
- GV hướng dẫn HS cách đặt tính và tính:
 1 giờ 10 phút
 x 
 3
 3 giờ 30 phút
 Ví dụ 2: GV hướng dẫn tương tự VD1
HS trao đổi, nhận xét kết quả và nêu ý kiến.
 * Nhận xét: Khi nhân số đo thời gian với một số, ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó. Nếu phần số đo với đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì thực hiện chuyển đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề.
 3. Luyện tập
 * GV tổ chức cho HS làm và chữa các BT trong SGK
 Bài 1: HS cả lớp làm vào bảng con cột b)
 - GV gọi một số HS đọc cách nhân; GV nhận xét và bổ sung.
 - HS làm vào vở cột a); sau đó đổi chéo vở để kiểm tra nhau.
 - Một số HS lên bảng chữa bài; GV lơu ý HS cách đổi.
 Bài 2:( HS khá, giỏi)
 - GV gọi HS đọc bài toán
 - Nêu câu hỏi gợi ý; học sinh làm bài vào vở; 1 HS làm vào bảng nhóm.
 - GV cùng HS chữa bài trên bảng nhóm:
 Bài giải
 Thời gian bé Lan ngồi đu quay là:
 1 phút 25 giây x 3 = 3 phút 75 giây
 Đổi: 3 phút 75 giây = 4 phút 15 giây.
 Đáp số: 4 phút 15 giây.
 - GV chấm ,chữa một số bài.
 - Nhận xét chung.
 4. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
 - Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhị và nhuỵ trên tranh vẽ hoặc hoa thật.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Hình trong SGK trang 104, 105.
 - Phiếu học tập, tranh ảnh về hoa, hoa thật
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 - GV nhận xét .
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
 2. Quan sát.
 - Yêu cầu học sinh trao đổi theo nhóm đôi: thực hiện theo SGK trang 104.
 - HS thảo luận về nhị và nhuỵ (nhị đực, nhị cái )
 - HS trình bày kết quả.
 - GV giảng thêm và kết luận.
 3. Thực hành với vật thật.
 - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
 - Yêu cầu HS quan sát các bộ phận của các bông hoa đã sưu tầm được để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu.
 - Gọi HS trình bày trước lớp.
 - GV kết luận:
+ Hoa có cả nhị và nhuỵ.
+ Hoa chỉ có nhị (hoa đực) hoặc nhuỵ (hoa cái)
+ Cho HS tự liên hệ thực tế.
 4. Thực hành với sơ đồ nhị và nhuỵ ở hoa lưỡng tính.
 - GV yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ nhị và nhuỵ SGK (T105) và đọc ghi chú để tìm ra những ghi chú đó ứng với bộ phận nào của nhị và nhuỵ trên sơ đồ.
 - HS làm việc cả lớp.
 - GV gọi một số HS lên chỉ trên sơ đồ câm và nói tên một số bộ phận của nhị và nhuỵ.
 C. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
 Thứ ba, ngày 8 tháng 3 năm 2011
TOáN
Chia số đo thời gian cho một số
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Biết thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
 - Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tiễn.
 - HS cần làm được các BT: Bài 1 ( SGK)
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV chuẩn bị sẵn bảng phụ, phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
 2. Thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
 Ví dụ 1:
 - GVnêu ví dụ trong SGK; HS nêu phép chia tương ứng.
 - GV viết lên bảng: 42 phút 30 giây : 3 = ?
 - GV hướng dẫn HS đặt tính và thực hiện phép chia:
 42 phút 30 giây 3
 12 14 phút 10 giây
 0 30 giây
 00
 Vậy: 42 phút 30 giây : 3 = 14 phút 10 giây 
 Ví dụ 2: GV hướng dẫn tương tự VD1.
 - GV cho HS nêu nhận xét: Khi chia số đo thời gian cho một số, ta thực hiện phép chia từng số đo theo từng đơn vị cho số chia. Nếu phần dư khác không thì ta chuyển đổi sang đơn vị hàng nhỏ hơn liền kề rồi chia tiếp.
 3. Luyện tập
 * GV tổ chức cho HS làm BT trong SGK
 Bài 1: Yêu cầu HS tự tính nhẩm (như SGK)
- HS làm BT vào vở; GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu.
- HS lên bảng chữa bài; GV cùng cả lớp nhận xét.
 Bài 2( HS khá, giỏi)
 - HS đọc đề rồi giải toán.
 - HS làm việc độc lập, suy nghĩ cách giải và giải vào vở; 1 HS làm vào bảng phụ
 - GV cùng cả lớp chữa bài làm trên bảng phụ:
 Bài giải
 Thời gian người đó làm 3 dụng cụ là:
 12 giờ – 7 giờ 30 phút = 4 giờ 30 phút
 Trung bình người đó làm 1 dụng cụ hết số thời gian là: 
 4 giờ 30 phút : 3 = 1 giờ 30 phút.
 Đáp số: 1 giờ 30 phút.
 - GV chấm chữa một số bài, nhận xét.
 4. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học. Dặn: Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Truyền thống
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết một số từ liên quan đến Truyền thống dân tộc.
 - Hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt: Truyền thống gồm từ truyền ( trao lại, để lại cho người sau, đời sau) và từ thống( nối tiếp nhau không dứt); làm được các BT 1, 2,3.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu học tập; Từ điển tiếng Việt,
III. Hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi HS lên bảng trình bày BT 2- của tiết LTVC trước .
 - GV nhận xét đánh giá .
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 GV nêu MĐ, YC của tiết học.
 2. Luyện tập
 * GV tổ chức cho HS làm và chữa các BT trong VBT
 Bài tập 1:
 - HS đọc yêu cầu BT ; cả lớp theo dõi.
 - GV giúp HS nắm vững yêu cầu BT.
 - HS thảo luận nhóm đôi để tìm đáp án đúng.
 - HS nêu đáp án ; GV cùng cả lớp nhận xét và chốt lại lời giải đúng là câu (c)
 - GV giải thích thêm từ truyền thống : là từ ghép Hán Việt, từ truyền ( trao lại, để lại cho người sau, đời sau) và từ thống( nối tiếp nhau không dứt)
 Bài tập 2: Giúp HS nắm vững yêu cầu của BT.
 - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4
 - GV phát phiếu học tập - HS làm vào phiếu.
 - Yêu cầu HS trình bày kết quả.
 - GV nhận xét, bổ sung.
 - GV chốt lại ý đúng- Cho HS xem qua bảng phụ.
 Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác
( thường thuộc thế hệ sau).
truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống
 Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng cho nhiều người biết.
truyền bá, truyền hình, truyền tin, truyền tụng
 Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người.
truyền máu, truyền nhiễm.
 Bài tập 3: Yêu cầu HS đọc kĩ đoạn văn, phát hiện nhanh các từ ngữ cần tìm.
 - HS làm việc cá nhân vào vở BT ; GV giúp đỡ HS gặp khó khăn.
 - Gọi HS trình bày trước lớp.
 - GV nhận xét, bổ sung và chốt lại lời giải đúng.
 C. Củng cố, dặn dò.
 - Một vài HS nhắc lại nội dung bài học.
 - GV nhận xét tiết học.
Lịch sử
Chiến thắng “Điện Biên phủ trên không’’
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết cuối năm 1972, Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng tiêu diệt Hà Nội và các thành phồ lớn ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta.
 - Quân và dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt " Điện Biên Phủ trên không". 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Các hình minh hoạ trong SGK.
 - Phiếu học tập.
 - Bản đồ thành phố Hà Nội.
 - HS và GV sưu tầm tranh ảnh, tư liệu lịch sử, các truyện kể, thơ ca về chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không’’
III. Hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài học trớc.
- GV nhận xét ,đánh giá.
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
 2. Tìm hiểu âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc dùng B52 bắn phá Hà Nội. 
 - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc SGK và TLCH sau:
 + Nêu tình hình của ta trên mặt trận chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968?
 + Nêu những điều mà em biết về máy bay B52?
 + Đế quốc Mĩ âm mưu gì trong việc dùng máy bay B52?
 - GV gợi ý cho HS trả lời trước lớp.
 - GV nhận xét, bổ sung: Sau hàng loạt thất bạ ... ác trực nhật, trực tuần; nề nếp sinh hoạt đầu giờ; vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp của từng HS. 
 4. GVphổ biến kế hoạch tuần 27, chú ý đến TKB các buổi học( Dạy đẩy) và lịch thi và nghỉ giữa học kì II.
 5. GV căn dặn HS về ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp.
Thể dục
Môn thể thao tự chọn
Trò chơi “ chuyền và bắt bóng tiếp sức”
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Ôn tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu bằng mu bàn chân hoặc ném bóng 150g trúng đích và một số động tác bổ trợ. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối đúng.
 - Học trò chơi “ Chuyền và bắt bóng tiếp sức” . Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
 - Chuẩn bị dụng cụ để tổ chức trò chơi, bóng đủ để HS chơi, bóng rổ 2-3 quả, kẻ sân cho TC và ném bóng.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Phần mở đầu
 - GV phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học.
 - Yêu cầu HS tập hợp thành vòng tròn, xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối.
 - Cho HS chơi trò chơi tự chọn.
 2. Phần cơ bản
 a. Môn thể thao tự chọn.
 - Ôn tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay.
 + GV nêu tên động tác , làm mẫu rồi cho HS tập đồng loạt theo lớp.
 + GV theo dõi, nhận xét, sửa sai
 - Ôn ném bóng 150g trúng đích( đích cố định)
 + GV hướng dẫn HS tương tự phần a.
 + Tổ chức thi đua giữa các tổ.
 + Nhận xét, bình chọn cá nhân,tổ.
 b. Hướng dẫn chơi trò chơi “Chuyền và bắt bóng tiếp sức’’
 - GV nêu tên trỏ chơi, phổ biến cách chơi.
 - Chia các đội chơi đều như nhau.
 - GV giám sát chặt chẽ, động viên , nhắc nhở.
 3. Phần kết thúc
 - GV cho HS tập một số động tác hồi tĩnh.
 - GV hệ thống bài học.
 - GV nhận xét tiết học; dặn dò.
Thể dục
Môn thể thao tự chọn
Trò chơi “ chuyền và bắt bóng tiếp sức”
I. Mục tiêu: Giúp HS::
 - Tiếp tục ôn tâng cầu bằng đùi, đỡ cầu, chuyền cầu bằng mu bàn chân hoặc ném bóng trúng đích và một số động tác bổ trợ. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng, và nâng cao thành tích.
 - Chơi trò chơi “Chuyền và bắt bóng tiếp sức’’. Yêu cầu biết tham gia chơi tương đối chủ động, nhiệt tình.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
 - Chuẩn bị như tiết trước.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Phần mở đầu:
 - GV cho HS ra sân; phổ biến nhiệm vụ yêu cầu của giờ học.
 - Yêu cầu HS tập hợp thành vòng tròn, xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối.
 - Ôn Bài TDPTC.
 * Cho HS chơi trò chơi tự chọn.
 2. Phần cơ bản:
 a. Môn thể thao tự chọn: Đá cầu:
 - Ôn tâng cầu bằng đùi
 + GV yêu cầu HS nhớ lại và thực hiện trước lớp.
 + GV theo dõi, nhận xét.
 + Yêu cầu HS tập luyện theo tổ.
 + GV quan sát, nhắc nhở và sửa sai.
 - Tổ chức thi đua giữa các tổ.
 - Nhận xét, bình chọn cá nhân, tổ tập luyện tốt.
 - Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân.
 b. Chơi trò chơi “Chuyền và bắt bóng tiếp sức’’
 - GV nhắc lại cách chơi .
 - Cho HS chơi thử.
 - Tổ chức cho HS chơi: Chia các đội chơi đều nhau, hướng dẫn cho HS chơi
 - Nhận xét, bình chọn đội chơi tốt nhất.
 3. Phần kết thúc:
 - GV cho HS làm một số động tác hồi tĩnh.
 - GV nhận xét, hệ thống bài học.
 - Giao bài tập về nhà.
Khoa học
Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
 - Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhị và nhuỵ trên tranh vẽ hoặc hoa thật.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Hình trong SGK trang 104, 105.
 - Phiếu học tập, tranh ảnh về hoa, hoa thật.
III. Hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 - GV nhận xét .
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
 2. Quan sát.
 - Yêu cầu học sinh trao đổi theo nhóm đôi: thực hiện theo SGK trang 104.
 - HS thảo luận về nhị và nhuỵ (nhị đực, nhị cái )
 - HS trình bày kết quả.
 - GV giảng thêm và kết luận.
 3. Thực hành với vật thật.
 - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
 - Yêu cầu HS quan sát các bộ phận của các bông hoa đã sưu tầm được để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu.
 - Gọi HS trình bày trước lớp.
 - GV kết luận:
+ Hoa có cả nhị và nhuỵ.
+ Hoa chỉ có nhị (hoa đực) hoặc nhuỵ (hoa cái)
+ Cho HS tự liên hệ thực tế.
 4. Thực hành với sơ đồ nhị và nhuỵ ở hoa lưỡng tính.
 - GV yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ nhị và nhuỵ SGK (T105) và đọc ghi chú để tìm ra những ghi chú đó ứng với bộ phận nào của nhị và nhuỵ trên sơ đồ.
 - HS làm việc cả lớp.
 - GV gọi một số HS lên chỉ trên sơ đồ câm và nói tên một số bộ phận của nhị và nhuỵ.
 C. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 -Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
khoa học
Sự sinh sản của thực vật có hoa
I. Mục tiêu: HS biết:
 Kể được tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió.
II. Đồ dùng dạy học:
 - HS chuẩn bị theo nhóm: Sưu tầm hoa thật hoặc tranh, ảnh những hoa thụ phấn nhờ côn trùng và nhờ gió,...
 - Phiếu học tập, bút dạ.
 - Hình minh hoạ, sơ đồ trang 106, 107 SGK.
III. Hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ
 - Gọi HS lên trả lời về nội dung bài trước.
 - Nhận xét, đánh giá.
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
 2. Thực hành làm bài tập xử lí thông tin trong SGK
 - Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
 - Yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu hỏi theo y/c .
 - Gọi HS trả lời trước lớp
 - GV kết luận và chốt lại câu trả lời đúng:
 1- a ; 2- b ; 3- b ; 4 - a ; 5 - b 
 - Cho HS liên hệ thực tế.
 - GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
 3. Trò chơi “Ghép chữ vào hình’’.
 - GV phát cho các nhóm sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính( H3/ trang 106 SGK)
và các thẻ có ghi sẵn chú thích.
 - Yêu cầu các nhóm thi đua gắn các chú thích vào hình cho phù hợp. Nhóm nào làm xong thì gắn bài của mình lên bảng.
 - Các nhóm lên trình bày.
 - GV nhận xét, khen ngợi cá nhân, nhóm.
 - GVkết luận.
 4. Thảo luận.
 - GV cho HS trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏiatrang 107 SGK
 - Lần lươt các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
 - GV nhận xét, bổ sung và đưa ra đáp án đúng nhất:
Hoa thụ phấn nhờ côn trùng
Hoa thụ phấn nhớ gió
Đặc điểm
Thường có màu sắc sặc sỡ, hương thơm, mật ngọt, ... hấp dẫn côn trùng.
Không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có.
Tên cây
Dong riềng, phượng, bưởi, chanh, cam, mướp, bầu, bí,...
Các loại cây cỏ, lúa, ngô,...
 C. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
Chiến thắng “Điện Biên phủ trên không’’
I. Mục tiêu: HS cần:
	- Từ ngày 18 đến ngày 30- 12 - 1972, đế quốc Mĩ đã điên cuồng dùng máy bay tối tân nhất ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội .
- Quân và dân ta chiến đấu anh dũng làm nên một “Điện Biên Phủ trên không’’
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình minh hoạ trong SGK.
- Phiếu học tập.
- Bản đồ thành phố Hà Nội.
- HS và GV sưu tầm tranh ảnh, tư liệu lịch sử, các truyện kể, thơ ca về chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không’’
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài học trước.
- GV nhận xét ,đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
2. Tìm hiểu: Âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc dùng B52 bắn phá Hà Nội.
- GV yêu cầu HS đọc trong SGK và tìm hiểu.
GV nêu câu hỏi gợi ý .
-Yêu cầu HS lần lượt nêu ý kiến trước lớp.
*GV kết luận:
3. Hoạt động 4: Hà Nội 12 ngày đêm quyết chiến.
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, y/c HS thảo luận .
- GV cho HS trả lời : Máy bay Mĩ phá hoại năm 1972 của quân và dân HN bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?.
- Tổ chức HS báo cáo trước lớp.
- GV nhận xét và KL
4. Hoạt động 5: ý nghĩa của chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại.
- HS thảo luận về ý nghĩa của cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại.
- GV nêu lại ý nghĩa.
5. Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Kĩ thuậT
 Lắp xe ben (T3)
I. Mục tiêu: HS cần:
- Biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben
- Nắm được kĩ thuật, quy trình lắp xe ben; Lắp được xe ben thành thạo
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành kĩ thuật
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. Hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài: GV yêu cầu của tiết học
Hoạt động 1: Kiểm tra
 - HS xem lại mẫu xe ben đã lắp sẵn và cho biết Để lắp đợc xe ben, theo em cần phải lắp mấy bộ phận, nêu tên các bộ phận đó?
	- HS nêu lại các bước lắp xe ben
2. Hoạt động 2: Thực hành
Yêu cầu HS thực hành theo các bước sau đã được học ở 2 tiết trước
 - Chọn các chi tiết: 
 - Lắp từng bộ phận: 
	 + Lắp khung sàn xe và giá đỡ: HS nêu các chi tiết cần thiết để lắp (theo hình 2). 
	 + Lắp sàn ca-bin và các thanh đỡ
	 + Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe nh hình4 SGK
	 + Lắp trục bánh xe trớc
	 + Lắp ca-bin
- Lắp ráp xe ben - Kiểm tra hoạt động của xe ben: Mức đọ nâng len, hạ xuống của xe..
- Tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp. 
HS thực hành lắp ráp trong nhóm đôi. GV theo dõi.
3. Hoạt động 3: Trưng bày- Đánh giá sản phảm
- HS trưng bày sản phẩm trước lớp – Cho xe hoạt động.
- Gv cùng cả lớp quan sát, nhận xét và đánh giá sản phẩm. 
- Dặn chuẩn bị cho tiết sau
Địa lí
 Châu Phi (tiếp)
I. Mục tiêu: HS cần:
- Nêu được dân số ở châu Phi (theo số liệu năm 2004)
- Nêu được đa số dân cư châu Phi là người da đen.
- Nêu được một số đặc điểm chính của kinh tế châu Phi.
- Xác định được vị trí Ai Cập trên bản đồ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ các nước trên thế giới.Bản đồ Kinh tế châu Phi.
- Phiếu học tập, các lược đồ , hình minh hoạ trong SGK.
- Một số tranh ,ảnh liên quan đến bài học.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng trả lời về nội dung bài trước
- GV nhận xét, đánh giá
B.Bài	mới;
1. Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
2. Tìm hiểu Dân cư châu Phi.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân. HS đọc bảng số liệu ở và quan sát hình minh hoạ ở SGK để trả lời các câu hỏi.
- HS trả lời trước lớp, nhận xét bổ sung.
GV kết luận: Năm 2004, Dân số châu Phi là 884 triệu người, hơn 2/3 trong số họ là người da đen.
3. Tìm hiểu Kinh tế châu Phi.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi ở VBT.
- Gọi HS nêu ý kến trước lớp Đ- S
- HS cùng GV theo dõi, chốt lại ý đúng
* GV kết luận: Hầu hết các nước ở châu Phi có nền kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, thiếu thốn.
4. Ai Cập.
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm đôi để hoàn thành bảng thống kê.
- HS trình bày trước lớp, nhận xét bổ sung.
- GV kết luận: Chốt lại nội dung bài học.
C. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan26K5- Hai.doc