Tập đọc
TIẾT 67 : LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
I- Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Vi – ta – li, Ca – pi, Rê - mi).
2. Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi – li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê - mi.
II- Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
A/ Kiểm tra bài cũ:
HS đọc lại bài Sang năm con lên bảy, trả lời câu hỏi trong bài
B/ Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài .
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc :
- 1,2 HS khá, giỏi đọc bài.
- HS quan sát tranh minh hoạ lớp học trên đường ; nói về tranh.
- 1 HS đọc xuất xứ của trích đoạn truyện sau bài đọc.
- GV ghi bảng các tên riêng nước ngoài : Vi – ta – li, Ca – pi, Rê - mi.Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn truyện (2-3 lượt)
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm, giọng đọc cho các em, giúp HS hiểu các từ ngữ khó trong bài : ngày một ngày hai, tấn tới, đắc chí, sao nhãng
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
Tuần 34 Thứ hai ngày 5 tháng 5 năm 2008 Tập đọc Tiết 67 : lớp học trên đường I- Mục tiêu: 1. Đọc lưu loát diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Vi – ta – li, Ca – pi, Rê - mi). 2. Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi – li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê - mi. ii- các hoạt động dạy – học chủ yếu : A/ Kiểm tra bài cũ: HS đọc lại bài Sang năm con lên bảy, trả lời câu hỏi trong bài B/ Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài . 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài : a) Luyện đọc : - 1,2 HS khá, giỏi đọc bài. - HS quan sát tranh minh hoạ lớp học trên đường ; nói về tranh. - 1 HS đọc xuất xứ của trích đoạn truyện sau bài đọc. - GV ghi bảng các tên riêng nước ngoài : Vi – ta – li, Ca – pi, Rê - mi.Cả lớp đọc đồng thanh. - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn truyện (2-3 lượt) - GV kết hợp sửa lỗi phát âm, giọng đọc cho các em, giúp HS hiểu các từ ngữ khó trong bài : ngày một ngày hai, tấn tới, đắc chí, sao nhãng - HS luyện đọc theo cặp. - GV đọc diễn cảm bài văn. b) Tìm hiểu bài : + HS đọc thầm toàn bài , suy nghĩ , trả lời câu hỏi SGK . + HS phát biểu ý kiến, cả lớp nhận xét bổ sung, GV chốt ý đúng. GV hỏi về ý nghĩa của bài ? Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi – li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê - mi. c) Đọc diễn cảm : -GV hướng dẫn 3HS tiếp nối nhau luyện đọc diễn cảm 3 đoạn truyện theo gợi ý ở mục 2a. GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm đoạn cuối . - HS thi đọc diễn cảm trước lớp . - Cả lớp bình chọn nhóm đọc diễn cảm hay nhất. 3/ Củng cố dặn dò HS nhắc lại nội dung của bài . GV nhận xét tiết học . Yêu cầu HS chuẩn bị bài “ Không gia đình ”. Toán Tiết 166: Luyện tập I.Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng giải toán về chuyển động đều. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động 1: Ôn kiến thức cũ: - HS nêu cách tìm vận tốc, thời gian, quãng đường. - HS lên bảng viết công thức tính Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Yêu cầu HS vận dụng công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian để tìm kết quả rồi điền vào ô trống thích hợp. HDHS Đổi đơn vị phù hợp với yêu cầu đề bài: 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ hoặc 30 phút = 0,5 giờ. - Gọi HS đọc kết quả bài làm. Bài 2: HS đọc đề bài. Nêu dạng toán. Nêu cách tìm thời gian gặp nhau trong loại toán này. HS thảo luận để trình bày bài giải. Bài 3: HS đọc đề, nêu dạng toán Đây là dạng toán “chuyển động ngược chiều” GV gợi ý để HS biết “Tổng vận tốc của hai ô tô bằng độ dài quãng đường AB chia cho thời gian đi để gặp nhau”.Từ đó có thể tìm tổng vận tốc hai ô tô là: 180 : 2 = 90 (km/giờ) Dựa vào bài toán “ Tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó”để tính vận tốc của ô tô đi từ A và ôtô đi từ B: Vận tốc ô tô đi từ B là : 90 : (2 + 3) x 3 = 54 (km/giờ) Vận tốc ô tô đi từ A là : 90 – 54 = 36 (km/giờ). III. Dặn dò Về làm bài tập trong SGK Đạo đức Tiết 34 : dành cho địa phương Phòng chống tệ nạn xã hội I . Mục tiêu: Học xong bài này học sinh biết: Phòng chống các tệ nạn xã hội là cần thiết. Tham gia vận động mọi người chống các tệ nạn xã hội. II .Hoạt động dạy học. Hoạt động 1. Xử lí tình huống - GV chia lớpthành các nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm xử lí một tình huống sau: + Có một người rủ em tham gia một tệ nạn xã hộ, em sẽ xử lí như thế nào? + Trong xóm em hoặc ở trường em phát hiện có một người đang sử dụng ma tuý em sẽ làm như thế nào? HS thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả ( dưới hình thức đóng vai) Cả lớp trao đổi bổ sung. - GV kết luận: Mỗi tình huống đều có cách giải quyết. Người có trách nhiệm cần phải chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh. Hoạt động 2. Tự liên hệ bản thân GV gợi ý để một HS nhớ lại một việc làm (dù rất nhỏ) chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm: + Chuyện xảy ra như thế nào và lúc đó em đã làm gì? + Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào? - HS trao đổi theo cặp về câu chuyện của mình - GV yêu cầu một số HS trình bày trước lớp - GV gợi ý HS tự rút ra bài học. GV kết luận. Hoạt động 3. Triển lãm - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sắp xếp các hình ảnh và các thông tin về biện pháp phòng chống các tệ nạn xã hội trên giấy khổ to. Mỗi nhóm tuỳ theo tranh ảnh và tư liệu sưu tầm được có thể sáng tạo các cách sắp xếp và trình bày khác nhau. - Từng cá nhân trong nhóm thuyết minh các vấn đề nhóm trình bày. Các nhóm treo sản phẩm và cử ngưòi lên thuyết minh trước lớp. - GV đánh giá kết quả làm việc của các nhóm, tuyên dương nhóm làm tốt. III.Củng cố dặndò :GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. Âm nhạc Tiết 34 : ôn tập và kiểm tra hai bài hát : Em vẫn nhớ trường xưa & dàn đồng ca mùa hạ Ôn tập TĐN số 8 ( Cô Vân dạy ) Buổi chiều Ôn Tiếng Việt Luyện viết -ôn tập về dấu câu. I/. Mục tiêu - Tiếp tục giúp HS ôn tập về sử dụng dấu câu- Dấu ngoặc kép . - Luyện viết 1 đoạn trong bài “Lớp học trên đường ”. II./ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1:HDHS ôn tập về dấu câu. Y/c học sinh làm bài tập sau : Bài 1 : Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép. Bài 2 : Em hãy viết một đoạn văn khoảng 5- 7 câu nói về cuộc họp của tổ em trong đó có sử dụng dấu chấm , dấu phẩy, dấu ngoặc kép . - Hs làm bài vào vở – 1 em trình bày trên bảng lớp . -Gv quan sát và chấm một số bài viết tốt . Hoạt động 2: HDHS luyện viết . GV nêu y/c luyện viết : viết đoạn 1 bài “Lớp học trên đường ”. -GV đọc từng câu cho HS viết . -Đọc lại một lượt cho Hs soát lỗi . -Gv kiểm tra - chấm một số bài và nx chung . III/. Củng cố – Dặn dò. GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau Ôn Toán ôn tập về Phép cộng, phép trừ. I.Mục tiêu: - Củng cố các tính chất của phép cộng, phép trừ -Giải toán có liên quan. II. Hoạt động dạy học: HS làm các bài tập sau: Bài 1: Tính ; 9 - 3,698 + 19,54 ; 398,69 - 15 -HS tự làm-2 em lên bảng chữa bài. -Lớp nhận xét. Bài 2: Tìm x. x + 5,84 = 9,16 x - 0,35 = 0,25 -HS tự làm sau đó chữa lại bài. -Lớp đổi vở cho nhau để kiểm tra kết quả. Bài 3: Lớp 5A dự định trồng 180 cây đến nay đx trồng được 45% số cây. Hỏi dự định lớp 5A còn phải trồng bao nhiêu cây. -HS đọc đề bài. -Nêu cách làm. Đáp Số: 99 cây Bài 4: Tính nhanh. 9,58 40 0,25 8,3 x 7,9 + 7,9 x 1,7 - HS tự làm sau đó chữa bài. - Nhắc lại tính chất chủa phép cộng, phép trừ. Bài 5: Một ô tô và một xe máy đi ngược chiều, ô tô đi với vận tốc 58,5 km/ giờ. Xe máy đi với vận tốc33,5 km / giờ. Sau 1giờ 30 phút ô tô và xe máy gặp nhau tại C. Hổi quãng đường AB dài ?. Học sinh đọc đề bài. Nêu cách làm. III : Dặn dò: Học sinh ôn lại các tính chất của phép cộng, phép trừ. .. Thể dục Tiết 67 : trò chơi "nhảy ô tiếp sức " và "dẫn bóng" I- Mục tiêu: Chơi hai trò chơi "Nhảy ô tiếp sức" và "Dẫn bóng". Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động, tích cực. II- Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường hoặc trong nhà tập. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: Giáo viên 1 còi, kẻ sân để tổ chức trò chơi. III- Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Mở đầu: 6 - 10 phút. - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1 phút. - Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc hoặc chạy theo vòng tròn trong sân: 200 - 250m. - Đi theo vòng tròn, hít thở sâu: 1 phút * Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai, cổ tay: 1 - 2 phút. - Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung. Hoạt động 2: Kiểm tra những học sinh chưa hoàn thành bài kiểm tra giờ trước. Trò chơi "Nhảy ô tiếp sức": 9- 10 phút. Đội hình chơi tổ chức theo 2- 4 hàng dọc sau vạch chuẩn bị, những học sinh đến lượt tiến vào vị trí xuất phát (theo sân đã chuẩn bị) thực hiện tư thế chuẩn bị chờ lệnh mới bắt đầu trò chơi. Giáo viên nêutên trò chơi, cùng học sinh nhắc lại (tóm tắt) cách chơi, cho 1 - 2 học sinh làm mẫu, cho cả lớp chơi thử 1 -2 lần trước khi chơi chính thức có sử dụng phương pháp thi đua trong trò chơi. Giáo viên nêu thêm các yêu cầu trên cơ sở cách chơi quy định để tạo sự cố gắng của học sinh hoặc có thể thay thế một trò chơi khác có cùng mục đích phát triển sức mạnh chân - Trò chơi "Dẫn bóng": 9 - 10 phút. Đội hình chơi theo sân đã chuẩn bị, phương pháp dạy do giáo viên sáng tạo hoặc tương tự như cách nêu ở trên. Hoạt động3: Kết thúc: 4 - 6 phút. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài: 1 - 2 phút. - Đi thường theo 2 - 4 hàng dọc trên sân trường và hát: 2 phút. * Một số động tác hồi tĩnh: 1 - 2 phút. - Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả bài học, giao bài về nhà: Tập đá cầu hoặc ném bóng trúng đích. Thứ ba ngày 6 tháng 5 năm 2008 Chính tả Tiết 34 : nhớ viết : sang năm con lên bảy I- Mục tiêu: 1. Nhớ – viết đúng chính tả khổ thơ 2,3 của bài Sang năm con lên bảy. 2. Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức. ii- các hoạt động dạy – học chủ yếu : A/Kiểm tra bài cũ: HS viết tên một số cơ quan, tổ chức trong BT 2 tiết chính tả trước. B/ Dạy học bài mới : 1/ Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học . 2/ Hướng dẫn HS nhớ -viết : - GV nêu yêu cầu của bài, mời 1 HS đọc khổ thơ 2,3 trong SGK. - Một, hai HS xung phong đọc thuộc lòng 2 khổ thơ. Cả lớp theo dõi bạn đọc, nhận xét. - Cả lớp đọc lại 2 khổ thơ trong SGK để ghi nhớ , chú ý những từ ngữ các em dễ viết sai chính tả, cách trình bày các khổ thơ 5 chữ. - HS gấp SGK, nhớ lại – tự viết bài chính tả. - GV chấm chữa bài, nhận xét. 3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : Bài tập 2 - Một HS đọc nội dung BT. Cả lớp theo dõi trong SGK. - GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập: + Tìm tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn (các tên áy viết chưa đúng). + Viết lại các tên ấy cho đúng chính tả. - Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, tìm tên các cơ quan tổ chức. GV mời 1 HS đọc tên các cơ quan, tổ chức - HS làm bài vào vở bài tập . - HS trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét, và bổ sung. GV kết luận lời giải đúng Bài tập 3 - HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV mời 1 HS phân tích cách viết hoa tên mẫu - HS suy nghĩ, viết vào vở. - GV gọi HS trình bày KQ. Cả lớp và GV nhận xét chữa bài. 4/ Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ tên các cơ quan, tổ chức. Toán Tiết 167: Luyện tập I. Mục tiêu Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng giải toán có nội dung hình học. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu A/ Kiểm tra bài cũ Gọi HS chữa bài tập 3 . B/ Bài m ... II. Chuẩn bị - Hệ thống bài tập III. Các HĐ dạy học HĐ 1: Học sinh thực hành làm BT HS lần lượt làm các bài Bài 1: Một vườn hoa hình vuông được vẽ vào giấy với tỷ lệ xích có cạnh là 40cm. Tìm DT vườn hoa đó Bài 2: Tìm DT và thể tích hình cầu có bán kính là 3,6 dm Bài 3: Một hình chữ nhật có chu vi là 60cm. nếu tăng CR lên 3 lần, tăng chiều dài lên 2 lần thì hình đó trở thành hình vuông. Tìm DT của nó Bài 4: Cạnh của 1 hình lập phương gấp lên 2 lần thì thể tích của nó gấp lên mấy lần ? HĐ2: Chấm chữa bài - GV chấm 1 số bài - Gọi HS lên chữabài - HS dưới lớp nhận xét, GV lưu ý chung lỗi sai của HS Thứ năm ngày 15 tháng 5 năm 2008 Tiếng việt ôn tập cuối học kì II- tiết 5 I- Mục tiêu -Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL(như tiết 1) -Hiểu bài thơ trẻ con ở Sơn Mĩ, cảm nhận được vẻ đẹp của những chi tiết, hình ảnh sống động,biết miêu tả một hình ảnh trong bài thơ. ii- các hoạt động dạy – học chủ yếu : 1/ Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2/ Kiểm tra tập đọc và HTL ( số HS còn lại): Thực hiện như tiết 1 3/ Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của BT1. - GV giải thích: Sơn Mĩ là một xã thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quãng Ngãi, có thôn Mĩ Lai- nơi đã xảy ra vụ tàn sát Mĩ Lai mà các em đã biết qua bài kể chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai(tuần 4). - Cả lớp đọc thầm bài thơ. - GV nhắc HS: Miêu tả một hình ảnh không phải diễn lại bằng văn xuôi câu thơ, đoạn thơ mà là nói tưởng tượng, suy nghĩ mà hình ảnh thơ đó gợi ra cho các em. - 1HS đọc trước lớp những câu thơ gợi ra những hìh ảnh rất sống động về trẻ em. - 1HS đọc những câu thơ tả cảnh buổi chiều tốivà ban đêm ở vùng quê vem biển (từ Hoa xơng rồng chói đỏ đến hết). - HS đọc kĩ từng câu hỏi; chọn một hình ảnh mình thích nhất trong bài thơ; miêu tả hình ảnh đó; suy nghĩ, trả lời miệngBT2. - HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét. 4/ Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học . - Chuẩn bị cho tiết sau . .. Toán Tiết 174: Luyện tập chung I. Mục tiêu Giúp HS tiếp tục củng cố về giải toán chuyển động đều, về tỉ số phần trăm và làm quen với cách giải một số dạng bài tập trắc nghiệm có nhiều lựa chọn. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu Phần 1: HS tự làm bài. Gọi HS nêu kết quả . Yêu cầu HS phân tích cách làm Bài 1: Khoanh vào C Bài 2: Khoanh vào A Bài 3: Khoanh vào B Phần 2. Cho HS tự giải. Gọi HS lên bảng chữa bài Bài 1: Bài giải Phân số chỉ tổng số tuổi con trai và con gái là: + = ( tuổi của mẹ) Coi tổng số tuổi của hai con là 9 phần bằng nhau thì tuổi của mẹ là 20 phần như thế. Vậy tuổi của mẹ là: 18 x 20 : 9 = 40 (tuổi) Đáp số: 40 tuổi. Bài 2: Bài giải a. Số dân ở Hà Nội năm đó là: 2627 x 921 = 2419467 (người) Số dân ở Sơn La năm đó là: 61 x 14210 = 866810 (người) Tỉ số phần trăm của số dân ở Sơn La và số dân ở Hà Nội là 866810 : 2419467 = 0,3582... 0,3582... = 35,82% b. Nếu mật độ dân số của Sơn La là 100 người/km2 thì trung bình mỗi ki-lô-mét vuông sẽ có thêm: 100 - 61 = 39(người),khi đó số dân của tỉnh Sơn La tăng thêm là: 39 x 14210 = 554190 (người) Đáp số: a) khoảng 35,82%; 554 190 người. III. Dặn dò Về làm BT trong SGK . Tiếng việt ôn tập cuối học kì II- tiết 6 I- Mục tiêu 1. Nghe - viết đúng chính tả 11 dòng đầu của bài thơ Trẻ con ở Sơn Mĩ. 2. Củng cố kĩ năng viết đoạn văn tả người, tả cảnh dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mĩ. ii- các hoạt động dạy – học chủ yếu 1/Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học . 2/ Nghe- viết: Trẻ con ở Sơn Mĩ- 11 dòng đầu - HS đọc thầm lại một dòng thơ. GV nhắc các em chú ý cách trình bày bài thơ thể tự do, những chữ các em dễ viết sai ( Sơn Mĩ, chân trời, bết...) - HS gấp SGK. GV đọc từng dòng thơ cho HS viết. GV chấm bài. Nêu nhận xét. 3/ Bài tập 2 - HS đọc yêu cầu của bài. - GV cùng HS phân tích đề, gạch dưới những từ ngữ quan trọng, xác định đúng yêu cầu của đề bài. Dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ “Trẻ con ở Sơn Mĩ”, hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu theo một trong những đề bài sau: a) Tả một đám trẻ (không phải tả một đứa trẻ) đang chơi đùa hoặc đang chăn trâu, chăn bò. b) Tả một buổi chiều tối hoặc một đêm yên tĩnh ở vùng biển hoặc ở một làng quê. - HS suy nghĩ chọn đề tài gần gũi với mình. - HS nói đề tài mình chọn. - HS viết đoạn văn, tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình. Cả lớp và GV nhận xét , chấm điểm, bình chọn người viết bài hay nhất. 4/ Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị giấy bút để làm bài kiểm tra viết ở tiết sau. .. Kĩ THUậT Tiết 35 : Lắp ghép mô hình tự chọn ( tiếp ) I - Mục tiêu HS cần phải: - Lắp được mô hình đã chọn - Tự hào về mô hình mình đã tự lắp được. II - Đồ dùng dạy học - Lắp sẵn 1 hoặc 2mô hình đã gợi ý trong SGK . - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III- Các hoạt động dạy – học * Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học * Hoạt động 3. Đánh giá sản phẩm - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc chỉ định một số em. - GV nêu những tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK). - Cử 2-3 HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của bạn. - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm theo 2 mức: hoàn thành (A), và chưa hoàn thành (B). Những HS hoàn thành sớm và đảm bảo yêu cầu kĩ thuật hoặc những HS có sản phẩm mang tính sáng tạo (khác với mô hình gợi ý trong SGK.) được đánh giá ở mức hoàn thành tốt (A+). - GV nhắc HS tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp. * Gợi ý hai mẫu mô hình lắp ghép. Gợi ý cách lắp bộ phận của hai mô hình trong SGK. Mẫu 1. Lắp máy bừa Mẫu 2. Lắp băng truyền * Củng cố dặn dò - Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập của HS . Thể dục Tiết 70 : tổng kết môn học I- Mục tiêu: Tổng kết môn học.Yêu cầu hệ thống được những kiến thức, kỹ năng cơ bản đã học trong năm, đánh giá được sự cố gắng và những điểm còn hạn chế, kết hợp có tuyên dương, khen thưởng những học sinh xuất sắc. II- Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Trong lớp học - Phương tiện: + Chuẩn bị nơi học sinh trình diễn và phương tiện (giáo viên cần sự kiến trước) + Kẻ bảng dưới đây. Hệ thống kiến thức kỹ năng Đội hình đội ngũ Bài thể dục phát triển chung Bài tập RLTTKNCB Môn thể thao tự chọn Trò chơi vận động Ôn: - - - - - Các động tác: - - - - - Ôn: - - 2. Học mới - - Ôn: - - 2. Học mới - - Ôn: - - 2. Học mới - - III- Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Mở đầu: 4 - 5 phút. - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1 phút. - Vỗ tay, hát (nếu ngồi trong lớp) hoặc đi đều, hát: 2 - 3 phút. - Một số động tác khởi động: 1-2 phút. - Trò chơi: 1- 2 phút. Hoạt động 2: 22 - 24 phút. Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại các nội dung đã học trong năm học (theo từng chương) bằng hình thức cùng nhớ lại và sau đó học sinh ghi lên bảng (theo bảng đã chuẩn bị). - Cho một số học sinh thực hành động tác (xen kẽ các nội dung trên) - Giáo viên đánh giá kết quả học tập và tinh thần thái độ của học sinh trong năm đối với môn thể dục. - Tuyên dương một số tổ, cá nhân Hoạt động 3: Kết thúc: 4 - 6 phút. - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát : 2 - 3 phút. - Trò chơi :1 - 2 phút - Giáo viên dặn dò học sinh tự ôn tập trong dịp hè, giữ vệ sinh và đảm bảo an toàn trong tập luyện. Thứ sáu ngày 16 tháng 5 năm 2008 Toán Tiết 175: Kiểm tra cuối năm học Kiểm tra theo phiếu của Sở . Tiếng việt Kiểm tra cuối học kì II (Kiểm tra theo phiếu của sở GD-ĐT.) .... Khoa học Tiết 70: ôn và kiểm tra cuối năm I- Mục tiêu Sau bài học, HS có khả năng: - Củng cố kiến thức đã học về sự sinh sản của động vật. Vận dụng một số kiến thức về sự sinh sản của động vật đẻ trứng trong việc tiêu diệt những con vật có hại cho sức khoẻ con người. - Củng cố một số kiến thức về bảo vệ môi trường đất, môi trường rừng. - Nhận biết các nguồn năng lượng sạch. - Có ý thức sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. II- Đồ dùng dạy – học Hình trang 144,145, 146 ,147 SGK . III- Hoạt động dạy – học A/ Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra kiến thức đã học ở bài trước. B/ Dạy bài mới : * Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học * Cách tiến hành - HS làm bài tâp trong SGK. - GV chọn ra 10 HS làm nhanh và đúng để tuyên dương. Dưới đây là đáp án: Câu 1 1.1. Gián đẻ trứng vào tủ; bướm đẻ trứng vào bắp cải; ếch đẻ trứng dưới nước ao hồ; muỗi đẻ trứng vào chum, vại đựng nước; chim đẻ trứng vào tổ ở cành cây. 1.2. Để diệt trừ gián và muỗi ngay từ trứng hoặc ấu trùng của nó cần giữ vệ sinh nhà ở sạch sẽ; chum, vại đựng nước cần có nắp đậy, Câu 2 Tên giai đoạn còn thiếu trong chu trình sống của con vật ở từng hình như sau: a)Nhộng b)Trứng c) Sâu. Câu 3.Chọn câu trả lời đúng: g) Lợn Câu 4. : 1-c; 2-a ; 3-b. Câu 5. : ý kiến b Câu 6. Đất ở sẽ bị xói mòn, bạc màu Câu 7. Khi rừng đầu nguồn bị phá huỷ, không còn cây cối giữ nước, nước thoát nhanh, gây lũ lụt. Câu 8. Chọn câu trả lời đúng. d) Năng lượng từ than đá, xăng, dầu, khí đốt, Câu 9. Năng lượng sạch hiện đang được sử dụng ở nước ta: năng lượng mặt trời, gió, nước chảy. C/ Củng cố dặn dò. GV đánh giá kết quả làm việc của HS, tuyên dương những HS làm tốt. ĐỊA LÍ kiểm tra học kì ii Kiểm tra theo phiếu của Sở giáo dục . Buổi chiều Ôn Toán ôn tập về Các phép tính với số đo thời gian I. Mục tiêu: Củng cố để HS nắm vững cách thực hiện các phép tính với số đo thời gian - Giải được các bài toán có liên quan II. Chuẩn bị - Hệ thống BT III. Các HĐ dạy học HĐ 1: Ôn cách thực hiện các phép tính với số đo thời gian HS làm bài 1, 2 Sau khi học sinh làm bài, cho HS rút ra cách thực hiện : Cộng , trừ, nhân, chia số đo thời gian Bài 1: Tính 4 giờ - 2 giờ 17 phút 4 phút 15 giây + phút 2 giờ 15 phút - 1 giờ 2 giờ 25 phút x 5 HĐ 2: Ôn giải toán Cho HS phân tích từng bài , nêu cách làm HD làm bài vào vở Bài 3: Một người thợ bắt đầu làm từ 6 giờ 45 phút đến 8 giờ 36 phút, (giữa chừng nghỉ 15 phút) được 8 sản phẩm. Hỏi nếu làm 15 sản phẩm và bắt đầu làm từ 6 giờ 30 phút, nghỉ giữa chừng 25 phút thì xong vào lúc nào. ? Bài 4: Một đồng hồ cổ cứ mỗi giờ nó chạy chậm mất 2 phút 30 giây. Lúc 9 giờ sáng ngày 15/6 người ta đã lấy lại giờ theo giờ của đài truyền hình. Hỏi đến 9 giờ tối ngày 21/6 nó đã chạy chậm bao nhiêu phút. IV. Dặn dò - Về ôn 4 phép tính với số đo thời gian .. Tiếng việt Kiểm tra cuối học kì II (Kiểm tra theo phiếu của sở GD-ĐT)
Tài liệu đính kèm: