TIẾT 2: TOÁN
TIẾT 126: NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ
I. Mục tiêu:
-Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
-Vận dụng vào giải các bài toán thực tế.
II.Đồ dùng dạy học
Nội dung bài dạy
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ:
?Muốn cộng số đo thờ gian ta làm thế nào?
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu của tiết học.
b.Kiến thức:
Tuần 26 Thứ hai ngày 5 tháng 3 năm 2012 Tiết 1: Chào cờ Chung toàn trường Tiết 2: Toán Tiết 126: Nhân số đo thời gian với một số I. Mục tiêu: -Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số. -Vận dụng vào giải các bài toán thực tế. II.Đồ dùng dạy học Nội dung bài dạy III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1.Kiểm tra bài cũ: ?Muốn cộng số đo thờ gian ta làm thế nào? 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. b.Kiến thức: a.Ví dụ 1: -GV nêu ví dụ. +Muốn biết người đó làm 3 sản phẩm hết bao nhiêu thời gian ta phải làm thế nào? -GV hướng dẫn HS đặt tính rồi tính. b.Ví dụ 2: -GV nêu VD, hướng dẫn HS thực hiện. -Cho HS thực hiện vào bảng con. -Mời một HS lên bảng thực hiện. Lưu ý HS đổi 83 giây ra phút. *Muốn nhân số đo thời gian với một số ta làm thế nào? +Ta phải thực hiện phép nhân: 1 giờ 10 phút x 3 = ? -HS thực hiện: x 1 giờ 10 phút 3 3 giờ 30 phút Vậy: 1 giờ 10 phút x 3 = 3 giờ 30 phút -HS thực hiện: x 3 giờ 15 phút 5 15 giờ 75 phút 75 phút = 1 giờ 15 phút Vậy: 3 giờ 15 phút x 5 = 16 giờ 15 phút. -HS nêu. Luyện tập: *Bài tập 1 (135): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS làm vào bảng con. -GV nhận xét. *Bài tập 2(giảm tải ) *Kết quả: a.9 giờ 36 phút 17 giờ 92 phút 62 phút 5 giây b.24,6 giờ 13,6 phút 28,5 giây 3.Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học - Liên hệ bài sau. ------------------------------------------------- Tiết 5: thể dục ( giáo viên bộ môn dạy ) Tiết 4: Tập đọc Tiết 51: nghĩa thầy trò I.Mục tiêu: -Biết đọc bài văn với giọng ca ngợi , tôn kính tấm gương cụ giáo Chu . - Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta , nhắc nhở mọi người cần giữ giìn , phát huy truyền thống tốt đẹp đó. (Trả lời các câu hỏi trong sgk ). II. Đồ dùng dạy học Nội dung bài dạy III.Các hoạt động dạy học: A.Kiểm tra bài cũ: HS đọc thuộc lòng bài Cửa sông B.Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm và nêu mục tiêu của tiết học. 2.Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: a.Luyện đọc: -Mời 1 HS giỏi đọc. Chia đoạn. Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần1 GV kết hợp sửa lỗi phát âm Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 Giải nghĩa từ khó trong bài HS đọc đoạn trong nhóm. -Mời 1 HS đọc toàn bài. -GV đọc diễn cảm toàn bài. b.Tìm hiểu bài: -Cho HS đọc đoạn ?Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì? ?Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu? Rút ý1: -Cho HS đọc đoạn còn lại: ?Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó? ?Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu? ?Em biết thêm thành ngữ, tục ngữ, ca dao khẩu hiệu nào có nội dung tương tự? Rút ý 2: -Nội dung chính của bài là gì? -GV chốt ý đúng, ghi bảng. -Cho 1 HS đọc lại. .Hướng dẫn luyện đọc lại. -Mời HS nối tiếp đọc bài. -Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn. -Cho HS luyện đọc đoạn 1 trong nhóm -Thi đọc lại. Bài chia làm 3 đoạn -Đoạn 1: Từ đầu đến mang ơn rất nặng. -Đoạn 2: Tiếp cho đến đến tạ ơn thầy. -Đoạn 3: Đoạn còn lại. +Để mừng thọ thầy; thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy. +Từ sáng sớm các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà thầy giáo Chu để mừng ý 1: Tình cảm của học trò đối với cụ giáo Chu. +Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng. Thầy mời học trò cùng tới thăm một người thầy +Tiên học lễ, hậu học văn ; Uống nước nhớ nguồn ; Tôn sư trọng đạo ; Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. +Không thầy đố mày làm nên ; Muốn sang thì bắc cầu kiều ; Kính thầy ý 2:Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cụ thuở học vỡ lòng. -HS nêu. ý nghĩa : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta , nhắc nhở mọi người cần giữ giìn , phát huy truyền thống tốt đẹp đó. -HS đọc. -HS tìm giọng đọc cho mỗi đoạn. -HS luyện đọc . -HS thi đọc. 3.Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học - Liên hệ bài sau. Tiết 3: Toán Tiết 126: Nhân số đo thời gian với một số I. Mục tiêu: -Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số. -Vận dụng vào giải các bài toán thực tế. II.Đồ dùng dạy học Nội dung bài dạy III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1.Kiểm tra bài cũ: ?Muốn cộng số đo thờ gian ta làm thế nào? 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. b.Kiến thức: a.Ví dụ 1: -GV nêu ví dụ. +Muốn biết người đó làm 3 sản phẩm hết bao nhiêu thời gian ta phải làm thế nào? -GV hướng dẫn HS đặt tính rồi tính. b.Ví dụ 2: -GV nêu VD, hướng dẫn HS thực hiện. -Cho HS thực hiện vào bảng con. -Mời một HS lên bảng thực hiện. Lưu ý HS đổi 83 giây ra phút. *Muốn nhân số đo thời gian với một số ta làm thế nào? +Ta phải thực hiện phép nhân: 1 giờ 10 phút x 3 = ? -HS thực hiện: x 1 giờ 10 phút 3 3 giờ 30 phút Vậy: 1 giờ 10 phút x 3 = 3 giờ 30 phút -HS thực hiện: x 3 giờ 15 phút 5 15 giờ 75 phút 75 phút = 1 giờ 15 phút Vậy: 3 giờ 15 phút x 5 = 16 giờ 15 phút. -HS nêu. Luyện tập: *Bài tập 1 (135): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS làm vào bảng con. -GV nhận xét. *Bài tập 2(giảm tải ) *Kết quả: a.9 giờ 36 phút 17 giờ 92 phút 62 phút 5 giây b.24,6 giờ 13,6 phút 28,5 giây 3.Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học - Liên hệ bài sau. -------------------------------------- Tiết 4: Chính tả (nghe – viết) Tiết 26: Lịch sử ngày Quốc tế Lao động I.Mục tiêu: -Nghe và viết đúng chính tả Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động. Trình bày đúng hình thức bài văn . - Tìm được các tên riêng theo yêu cầu của BT2 và nắm vững quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài, tên ngày lễ. II.Đồ dùng daỵ học: Nội dung bài dạy III.Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: HS viết bảng những từ : Sác- lơ Đác uyn, A - đam, 2.Bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học. Hướng dẫn HS nghe – viết: - GV Đọc bài viết. ? Bài chính tả nói điều gì? - Cho HS đọc thầm lại bài. - GV đọc những từ khó, dễ viết sai : Chi-ca-gô, Niu Y-ooc, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ, - Em hãy nêu cách trình bày bài? - GV đọc từng câu (ý) cho HS viết. - GV đọc lại toàn bài. - GV mời Hs nêu quy tắc viết hoa tên người tên địa lí nước ngoài. Mời 1 HS lấy VD là các tên riêng vừa viết trong bài để minh hoạ. -HS theo dõi sgk. -Bài chính tả giải thích lịch sử ra đời của Ngày Quốc tế Lao động 1-5. - HS viết giấy nháp. - HS viết bài. - HS soát bài. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Bài tập 2: - Mời một HS đọc ND BT2, một HS đọc phần chú giải. -Cho cả lớp làm bài cá nhân. GV phát bút dạ và phiếu HT cho 2 HS làm. -Mời HS phát biểu ý kiến. GV mời 2 HS làm trên phiếu dán bài trên bảng lớp, trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. -Cho HS đọc thầm lại mẩu chuyện, suy nghĩ nói về nội dung bài văn. - GV thu một số bài để chấm. *Lời giải: Tên riêng Quy tắc -Ơ-gien Pô-chi-ê, Pi-e Đơ-gây-tê, Pa-ri -Pháp GV mở rộng: Công xã Pa-ri Quốc tế ca -Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận của tên. Giữa các tiếng trọng một bộ phận của tên được ngăn cách bằng dấu gạch nối. -Viết hoa chữ cái đầu vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng đọc theo âm Hán Việt. -Tên một cuộc CM. Viết hoa chữ cái đầu tạo thành tên riêng đó. -Tên một tác phẩm. Viết hoa chữ cái đầu tạo thành tên riêng đó. 3.Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học - Liên hệ bài sau: Tiết 5: Đạo đức Tiết 26: Em yêu hoà bình (tiết 1) I.Mục tiêu: - Nêu được những điều tốt đẹp do do hoà bình đem lại cho trẻ em . - Nêu được các biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống hàng ngày . - Yêu hoa bình , tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hựp với khả năng do nhà trường địa phương tổ chức . - Biết được ý nghĩa của hào bình . - Biết trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng . * Kỹ năng sống :- Kĩ năng xác định giá trị( Nhận thức được giá trị hòa bình ,yêu hòa bình). - Kĩ năng hợp tác với bạn bè . - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, - Kĩ năng và xử lí thông tin về các hoạt động bảo vệ hòa bình,chống chiến tranh ở Việt Nam và trên thế giới . - Kĩ năng trình bày suy nghĩ /ý tưởng về hòa bình và bảo vệ hòa bình, II. Đồ dùng dạy học: Nội dung bài dạy III. Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: HS nêu phần ghi nhớ bài 11. 2.Bài mới: Khởi động: Cho HS hát bài Trái Đất này là của chúng em. Bài hát nói lên điều gì? Để Trái Đất mãi mãi tươi đẹp, bình yên, chúng ta cần phải làm gì? -GV nêu mục tiêu của tiết học. Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 37, SGK). *Mục tiêu: HS hiểu được những hậu quả do chiến tranh gây ra và sự cần thiết phải BV hoà bình. *Cách tiến hành: -GV yêu cầu HS quan sát các tranh, ảnh về cuộc sống của trẻ em và nội dung vùng có CT, về sự tàn phá của chiến tranh và hỏi: +Em thấy những gì trong các tranh, ảnh đó? -GV chia HS thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm đọc thông tim trang 37,38 SGK và thảo luận theo 3 câu hỏi trong SGK. -Mời đại diện các nhóm trình bày 1 câu hỏi. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV kết luận: SGV-Tr. 53. -HS thảo luận theo hướng dẫn của giáo viên. -Đại diện nhóm trình bày. -Nhận xét. Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (bài tập 1, sgk) *Mục tiêu: HS biết được trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình. *Cách tiến hành: -GV lần lượt đọc từng ý kiến trong BT 1. -Sau mỗi ý kiến, GV yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước. -GV mời một số HS giải thích lí do. -GV kết luận: Các ý kiến a, d là đúng ; các ý kiến b, c là sai. Hoạt động 3: Làm bài tập 2, sgk *Mục tiêu: HS hiểu được những biểu hiện của lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày. *Cách tiến hành: -Cho HS làm bài cá nhân , sau đó trao đổi với bạn bên cạnh -Mời một số HS trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung. -GV kết luận: SGV – Trang 54 Hoạt động 4: Làm bài tập 3, sgk *Mục tiêu: HS biết được những hoạt động cần làm để bảo vệ hoà bình. *Cách tiến hành: -Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. -Cho HS làm bài theo nhóm -Mời một số nhóm trình bày. Các nhóm khác NX. -GVKL, khuyến khích HS tham gia các HĐBV hoà bình. -Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ. -HS đọc yêu cầu. -HS trình bày. Hoạt động nối tiếp: Sưu tầm các bài báo, tranh, ảnh,về các hoạt động bảo vệ hoà bình của nhân dân VN và thế giới. Sưu tầm các bài hát, bài thơ,chủ đề Em yêu hoà bình. Vẽ tranh về chủ đề Em yêu hoà bình. 3. Củng cố dăn dò: Nhận xét giờ học - Liên hệ bài sau: ... khẩu hiệu trong nhà trường, trong cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng mẫu kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm. Giấy, bút chì, tẩy, thước kẻ III.Các hoạt động dạy-học: 1.Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: -Giáo viên giới thiệu một số kiểu chữ khác nhau và gợi ý HS nhận xét: + Kiểu chữ kẻ đúng hay sai ? + Chiều cao và chiều rộng của dòng chữ so với khổ giấy ? +Khoảng cách giữa các con chữ và giấy? + Cách vẽ màu chữ và màu nền ? * Hoạt động 2: Cách kẻ chữ. -GV vẽ trên bảng nêu câu hỏi cho HS nhận ra các bước kẻ chữ. + Dựa vào khuôn khổ giấy xác định chiều dài và chiều cao của dòng chữ + Vẽ nhẹ bằng bút chì một lượt. +Xác định bề rộng của nét đậm và nét thanh cho phù hợp với chiều rộng và chiều cao của con chữ +dùng thước kẻ nét thẳng - Học sinh quan sát mẫu và nhận xét. - HS tìm ra dòng chữ đẹp - Học sinh quan sát hình 2 SGK -Muốn xác định đúng vị trí của nét thanh và nét đậm cần dưạ vào cách đưa nét bút khi kẻ chữ: -những nét đưa lên, đưa ngang là nét thanh -những nét kéo xuống(nét nhấn mạnh) là nét đậm. -Muốn xác định đúng vị trí của nét thanh và nét đậm cần dưạ vào cách đưa nét bút khi kẻ chữ: -những nét đưa lên, đưa ngang là nét thanh -những nét kéo xuống(nét nhấn mạnh) là nét đậm. Hoạt động 3: thực hành. -Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập quan sát giúp đỡ học sinh yếu -Học sinh thực hành. + Tập kẻ chữ Mĩ thuật +Vẽ màu vào các con chữ và nền * Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét một số bài +Hình dáng chữ. +Màu sắc của chữ. +Cách vẽ màu -GV nhận xét bài của học sinh -HS nhận xét bài theo hướng dẫn của GV. -Học sinh bình chọn bài đẹp. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học.HS về nhà chuẩn bị bài sau. --------------------------------- Tiết 5: Thể dục Tiết 52 : Ném bóng chúng đích --------------------------------------- Thứ sáu ngày 9 tháng 3 năm 2012 Tiết 1: Tập làm văn Tiết 52: Trả bài văn tả đồ vật I.Mục tiêu: - HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả đồ vật theo đề bài đã cho: bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày. - Nhận thức được ưu khuyết điểm của mình và của bạn khi được thầy cô chỉ rõ. Biết tham gia sửa lỗi chung ; biết tự sửa lỗi ; viết lại được một đoạn cho hay hơn. II.Đồ dùng dạy học: -Bảng lớp ghi 5 đề bài; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung trước lớp. III.Các hoạt động dạy -học: 1.Kiểm tra bài cũ: HS đọc màn kịch Giữ nghiêm phép nước đã được viết lại 2.Bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học. Nhận xét về kết quả làm bài của HS. GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để: a. Nêu nhậnn xét về kết quả làm bài: -Những ưu điểm chính: +Hầu hết các em đều xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố cục. +Diễn đạt tốt điển hình: +Chữ viết, cách trình bày đẹp: -Những thiếu sót, hạn chế: dùng từ, đặt câu còn nhiều bạn hạn chế. b.Thông báo điểm. Hướng dẫn HS chữa bài: GV trả bài cho từng học sinh. a. Hướng dẫn chữa lỗi chung: -GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng -Mời HS lên chữa, Cả lớp tự chữa trên nháp. -HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng. b. Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài: -HS phát hiện thêm lỗi và sửa lỗi. -Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi. -GV theo dõi, Kiểm tra HS làm việc. c. Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay: + GV đọc một số đoạn văn hay, bài văn hay. + Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn. - Viết lại một đoạn văn trong bài làm: + Yêu cầu mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại. + Mời HS trình bày đoạn văn đã viết lại -HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân. -HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng để nhận ra chỗ sai, nguyên nhân, chữa lại. -HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi. -HS đổi bài soát lỗi. -HS nghe. -HS trao đổi, thảo luận. -HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng. -Một số HS trình bày. 3. Củng cố - dặn dò: GV nhận xét giờ học - Liên hệ bài ---------------------------------------------- Tiết 2: Toán Tiết 130: Vận tốc I.Mục tiêu: Giúp HS: -Bước đầu có khái niệm về vận tốc, đơn vị đo vận tốc. -Biết tính vận tốc của một chuyển động đều. II. Đồ dùng dạy học : Giấy nháp III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1.Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm vào bảng con BT1 tiết trước. 2.Bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. Kiến thức: a. Bài toán 1: -GV nêu ví dụ. +Muốn biết trung bình mỗi giờ ô tô đó đi được bao nhiêu km phải làm TN? -GV: Ta nói vận tốc TB hay vận tốc của ô tô 42,5 km trên giờ, viết tắt là 42,5 km/ giờ. -GV ghi bảng: Vận tốc của ô tô là: 170 : 4 = 42,5 (km). +Đơn vị vận tốc của bài toán này là gì? -Nếu quãng đường là s, thời gian là t, vận tốc là v, thì v được tính như thế nào? b. Ví dụ 2: -GV nêu VD, hướng dẫn HS thực hiện. -Cho HS thực hiện vào giấy nháp. -Mời một HS lên bảng thực hiện. +Đơn vị vận tốcc trong bài này là gì? -Cho HS nhắc lại cách tính vận tốc. -HS giải: TB mỗi giờ ô tô đi được là: 170 : 4 = 42,5 (km) Đáp số: 42,5 km +Là km/giờ +V được tính như sau: v = s : t -HS thực hiện: Vận tốc chạy của người đó là: 60 : 10 = 6 (m/giây) +Đơn vị vận tốc trong bài là: m/giây Luyện tập: *Bài tập 1 (139): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS làm vào bảng con. -GV nhận xét. *Bài tập 2 (139): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS làm vào nháp. -Cho HS đổi nháp, chấm chéo. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 3 (Giảm tải): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS làm vào vở. -Mời một HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. Bài giải: Vận tốc của xe máy là: 105 : 3 = 35 (km/giờ) Đáp số: 35 km/giờ. Bài giải: Vận tốc của máy bay là: 1800 : 2,5 = 720 (km/giờ) Đáp số: 720 km/giờ. Bài giải: 1 phút 20 giây = 80 giây Vận tốc chạy của người đó là: 400 : 80 = 5 (m/giây) Đáp số: 5m/giây. 3. Củng cố - dặn dò: GV nhận xét giờ học, Nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học. ------------------------------------------ Tiết 3: Địa lí Tiết26: Ôn tập ( Nông nghiệp) I.Mục tiêu: -Tăng cường Tv cho Hs qua mục kênh chữ luyện đọc đúng từ khó trong bài. -Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân nông nghiệp ở nước ta : + Trồng trọt là nghành chính của nông nghiệp + Lúa gạo được trồng nhiều ở các đồng bằng , cây công nghiệp được trồng nhiều ở miền núi và cao nguyên . - Lợn gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng ; trâu , bò, dê được nuôi nhiều ở miền núi và cao nguyên . - Biết nước ta trồng nhiều loại cây , trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất . - Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố của một số loạ cây trồng , vật nuôi chính ở nước ta (lúa gạo , cà fê, cao su , chè ; trâu , bò , lợn ) - sử dụng lược đồ để bước đầu nhận xét về phần bố và cơ cấu của nông nghiệp : lúa gạo ở đồng bằng ; cây công nghiệp , ở vùng núi , cao nguyên ; trâu , bò ở vùng núi , gai cầm ở đồng bằng . II. Đồ dùng dạy học: Nội dung bài dạy III.Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ : Việt Nam nước ta có bao nhiêu dân tộc? 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b. Luyện đọc * Luyện đọc đoạn *Tìm hiểu bài -Cho HS đọc mục 1 sgk -Cho HS trao đổi cả lớp theo các câu hỏi: +Hãy cho biết ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta? -Cho HS quan sát hình 1-SGK. -Cho HS trao đổi theo cặp theo nội dung các câu hỏi: +Kể tên một số cây trồng ở nước ta? +Cho biết loại cây nào được trồng nhiều hơn? +Vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng? +Nước ta đã đạt được thành tựu gì trong việc trồng lúa gạo? * Ngành chăn nuôi: -Vì sao số lượng gia súc, cầm ngày càng tăng? -Em hãy kể tên một số vật nuôi ở nước ta? -Mời một số HS trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. Hs đọc đoạn nối tiếp -Ngành trồng trọt có vai trò: +Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. +ở nước ta, trồng trọt phát triển mạnh hơn chăn nuôi. -Lúa gạo, ngô, rau, cà phê, cao su, hồ tiêu - Lúa gạo -Vì nước ta có khí hậu nhiệt đới. -Đủ ăn, dư gạo xuất khẩu. 3.Củng cố - dặn dò: GV nhận xét giờ học - Liên hệ bài sau. Tiết 4 :Kĩ thuật Tiết 26: lắp xe ben ( T3) I.Mục tiêu: -Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben -Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng quy trìnhtheo mẫu . Xe lắp tương đối chắc chắn , có thể chuyển động được . II.Đồ dùng dạy học: -Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. -Mẫu xe ben đã lắp sẵn. III.Các hoạt động dạy-học chủ yếu: 1.Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS. -Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết trước. 2.Bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích của tiết học. Hoạt động 3: HS thực hành lắp xe ben a. Chọn chi tiết: -Yêu cầu HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và để riêng từng loại vào nắp hộp. -GV kiểm tra việc chọn các chi tiết. b.Lắp từng bộ phận: -Cho 1 HS đọc phần ghi nhớ. -Yêu cầu HS quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK. -Cho HS thực hành lắp. -GV theo dõi giúp đỡ những học sinh còn lúng túng. c. Lắp ráp xe ben (H1 – SGK) -HS lắp ráp theo các bước trong SGK. -GV nhắc HS chú ý đến độ chặt của các mối ghép -GV nhắc HS kiểm tra khi lắp ráp xong. Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm. -GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm -Mời một HS nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm -Cử 3 HS lên đánh giá sản phẩm 3.Củng cố dặn dò : Nhận xét đánh giá sản phẩm của HS theo hận xét giờ học. -------------------------------------- Tiết 5: Sinh hoạt chung trong tuần 26 I. Nhận xét chung trong tuần: 1.Chuyên cần: Các em đi học tương đối đều và đầy đủ nhưng vẫn còn một số em hay nghỉ học như : em Nhà Duy trì tỉ lệ thường xuyên chuyên cần trong tuần đạt 90 - 95%. 2.Đạo đức: Các em ngoan ngoãn lễ phép vâng lời thầy cô giáo lễ phép với mọi người. 3.Học tập : Đã có ý thức trong học tập xong chưa cao trước khi đến lớp chưa chịu học bài ,và làm bài tập. Song bên cạnh đó vẫn còn một số em còn làm việc riêng trong lớp chưa chú ý bài. 4. Lao động vệ sinh: - Lao động theo khu vực đã quy định trước lớp học và khu vực sân trường. - Vệ sinh cá nhân quần áo, đầu tóc, chân, tay,tương đối sạch sẽ. 5. Tham gia mọi hoạt động của nhà trường. II. Phương hướng tuần tới : - Duy trì tốt công tác số lượng - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ - Vệ sinh cá nhân ,quần áo gọn gàng , bảo quản sách vở
Tài liệu đính kèm: