Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần thứ 8

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần thứ 8

TUẦN 8 Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2009

 LUYỆN TOÁN

LUYỆN TẬP SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU

I - MỤC TIÊU:

- Củng cố về khái niệm số thập phân, hàng của STP. Số thập phân bằng nhau.

- Biết các cách để tìm STP bằng STP đã cho

- Biết đọc và viết đ¬ược các STP, giá trị chữ số trong từng hàng của STP

II- ĐỒ DÙNG:

Vở bài tập toán

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 7 trang Người đăng hang30 Lượt xem 455Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần thứ 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2009
	LUYỆN TOÁN
LUYỆN TẬP SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU
I - MỤC TIÊU:
- Củng cố về khái niệm số thập phân, hàng của STP. Số thập phân bằng nhau.
- Biết các cách để tìm STP bằng STP đã cho 
- Biết đọc và viết được các STP, giá trị chữ số trong từng hàng của STP
II- ĐỒ DÙNG: 
Vở bài tập toán
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Kiểm tra bài cũ
- Viết STP cho biết phần nguyên và phần thập phân của nó ?
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
2- Bài mới : 
 Giáo viên hướng dẫn học sinh làm các bài tập.
Bài 1: GV hướng dẫn học sinh làm
a) Gạch dưới phần nguyên của mỗi số thập phân sau:
85,72 91,25 8,05 365,9 0,87
b) Gạch dưới phần thập phân của mỗi số thập phân sau:
 2,56 8,125 69,05 0,07 0,001
Bài 2:(45) Thêm dấu phẩy để phần nguyên của STP sau có 3 chữ số.
Gv hướng dẫn học sinh cách làm:
- Phần nguyên của STP nằm ở phía nào của dấu phẩy?
- Học sinh làm bài
- Chữa bài
Bài 3: Viết hỗn số thành số thập phân (theo mẫu)
a) 3= 3,1 8= 8,2 61= 61,9
b) 5= 5,72 19= 19,25 
c)2= 2,625 88= 88,207
Bài 4: Chuyển số thập phân thành phân số thập phân:
a) 0,5 = 0,92 = 0,075 = 
b) 0,4 = 0,04 = 0,004 = 
- GV củng cố cho học sinh về cách chuyển từ STP sang phân số thập phân. 
Bài 5: Viết tiếp vào chố chấm:
a) số 5,8 đọc là: năm phẩy tám
5,8 có phần nguyên gồm 5 đơn vị; phần thập phân gồm 8 phần mời
- Tương tự hớng dẫn học sinh làm phần b, c
- Nêu giá trị của chữ số trong từng hàng của số thập phân.
- Chữa bài.
Bài 6: chuyển số thập phân thành hỗn số có chứa phân số thập phân:
GV cho HS nêu phân số thập phân là phân số có mẫu như thế nào?
a) 3,4 = 3 ; 7,9 =7 ; 12,35 = 12
b) 8,06 = 8; 72,308 = 72 20,006 = 20
Bài 7: Tìm số tự nhiên x biết
a) = 0,02 b) 3 =3,005
- Gv hướng dẫn số x là số như thế nào?
- Phân số thập phân đọc như thế nào, giá trị số x sẽ tương ứng với giá trị đó 
- Kết quả : a) x= 2; b) x= 5
Bài 8: Tìm chữ số x trong mỗi số thâp phân sau:
a) 3,7x5 = 3,725 b) 0,0x4 = 0,014
- Gv hướng dẫn cách làm 
- Gọi HS chữa bài 
- Kết quả: a) x = 2 b) x = 1
GV củng cố lại số thập phâm bằng nhau.
Bài 9 Nối số thập phân với phân số thập phân thích hợp:
- GV hướng dẫn cách làm
- Chữa bài nhận xét.
-Củng cố về phân số thập phân.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm tiếp các bài tập ở vở bài tập toán trang 45-46
Bài nào học sinh hiểu chưa kĩ thì giáo viên dành thời gian hướng dẫn các em kĩ hơn đề các em hiểu và làm bài ngay tại lớp. Đặc biệt với học sinh yếu GV cần hướng dẫn các em làm từng bài một không nhất thiết phải theo thứ tự bài cả lớp làm.
- GV củng cố về khái niệm STP , hàng của số thập phân, cách đọc viết STP
3- Củng cố - dặn dò:
Giáo viên nhận xét giờ, củng cố nội dung bài. Dặn dò học sinh về nhà ôn bài.
- 4 HS viết
- 3 HS nêu cách đọc viết STP
- Học sinh nêu yêu cầu rồi làm bài
- GV gọi hs lần lượt chữa bài trên bảng
- Học sinh nêu lại cấu tạo của STP
- Học sinh đọc đề bài và làm bài
- gọi HS lần lượt chữa bài đọc các STP đã viết.
- Học sinh đọc bài tìm hiểu yêu cầu đề bài sau đó làm bài.
- HS chữa bài
 - Gv củng cố về số chữ số ở phần thập phân và số chữ số 0 ở mẫu của phân số thập phân.
- Học sinh làm bài và nêu đáp án đúng.
- Chữa bài: học sinh lần lượt chữa bài
- Học sinh đọc đề bài tìm hiểu đề và làm bài
- chữa bài trên bảng
- Gv cùng học sinh củng cố cách đọc số thập phân.
- Học sinh đọc đề bài tìm hiểu đề và làm bài
- Học sinh nêu phân số thập phân là phân số có mẫu là 10,100, 1000 ...
- chữa bài trên bảng
- Học sinh đọc đề bài tìm hiểu đề và làm bài
- Là số tự nhiên
- Học sinh tìm số tự nhiên x
- Chữa bài 
- Học sinh nêu yêu cầu bài 
- Nêu cách làm: So sánh từng hàng của số thập phân đó để tìm được giá trị của chữ số x
- Học sinh nêu cách làm và làm bài 
- Chữa bài 
0,1010 ; 36,72 ; 3,672 ; 0,0101
- Học sinh đọc đề bài rồi làm bài vào vở bài tập toán. 
HƯỚNG DẪN TOÁN
VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I - MỤC TIÊU:
- Củng cố về cách viết số đo độ dài dưới dạng STP
- Biết cách chuyển đổi số đo độ dài với các đơn vị đo khác nhau
- Biết đọc và viết được các STP
II- ĐỒ DÙNG: 
Vở bài tập toán
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Kiểm tra bài cũ
- Viết bảng đơn vị đo đọ dài
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
2- Bài mới : 
 Giáo viên hướng dẫn học sinh làm các bài tập.
Bài 1: Viết số thập phân thích hợp 
a) 6m 7dm = 6,7m b) 12m 23cm = 12,23 m
4dm 5 cm = 4,5 dm 9m 192 mm = 9,192 m
7m 3cm = 7,03 m 8m 57 mm = 8, 057 m
Bài 2 (51): Viết số thập phân thích hợp 
 a) 4m 13cm = 4,13 m b) 3 dm =0,3 m
6dm 5cm = 6,5 dm 3 cm = 0, 3 dm
6 dm 12 mm = 6,12 dm 15 cm = 0,15 m
- Học sinh làm bài
- Chữa bài
Bài 3: Viết số thập phân thích hợp 
 a) 8km 832m = 8,832 km 
 7km37m =7,037 km
 6km 4m = 6,004 km
 b) 753m = 0,753 km
 42m = 0,042 km
 3m = 0,003 km
Bài 4: Viết số thập phân thích hợp(theo mẫu) 
Mẫu: 
217 cm = 200cm + 17 cm = 2m 17cm = 2m = 2,17 m
- GV hướng dẫn HS hiểu phép tính mẫu sau đó cho hoạc sinh làm 
- GV củng cố cho học sinh về cách chuyển từ hỗn số sang số thập phân. 
Bài 5: Viết số thập phân thích hợp
a) 4m 5 cm = 4,05 m
16 km 335 m = 16,335 km
b) 2m 75 mm = 2,075 m
1km 32m = 1,032 km
- Chữa bài nhận xét củng cố về bảng đơn vị đo dộ dài và viết số đo độ dài dưới dạng STP.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm tiếp các bài tập ở vở bài tập toán trang 52- 53
Bài nào học sinh hiểu chưa kĩ thì giáo viên dành thời gian hướng dẫn các em kĩ hơn đề các em hiểu và làm bài ngay tại lớp. Đặc biệt với học sinh yếu GV cần hướng dẫn các em làm từng bài một không nhất thiết phải theo thứ tự bài cả lớp làm.
- GV củng cố về khái niệm STP , hàng của số thập phân, cách đọc viết STP,cách viết số đo độ dài dưới dạng STP
3- Củng cố - dặn dò:
Giáo viên nhận xét giờ, củng cố nội dung bài. Dặn dò học sinh về nhà ôn bài.
- 4 HS viết
- 3 HS đọc 
- Học sinh nêu yêu cầu rồi làm bài
- GV gọi hs lần lượt chữa bài trên bảng
- Học sinh nêu lại cấu tạo của STP
- Học sinh đọc đề bài và làm bài
- Gọi HS lần lượt chữa bài đọc các STP mình đã viết.
- Học sinh đọc bài tìm hiểu yêu cầu đề bài sau đó làm bài.
- HS chữa bài
 - Gv củng cố về cách viết số đo độ dài từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn hơn 
- Học sinh đọc đề bài tìm hiểu đề và làm bài
- chữa bài trên bảng
a) 432 cm = 4,32 m
b) 806 cm = 8,06 m
c) 42 dm= 4,2 m
d) 75 cm = 7,5 dm
- Học sinh đọc đề bài tìm hiểu đề và làm bài
- chữa bài trên bảng
- Học sinh đọc đề bài rồi làm bài vào vở bài tập toán. 
 Thứ năm ngày 22 tháng 10 năm 2009
LUYỆN TIẾNG VIỆT
LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- Củng cố các từ nhiều nghĩa, cách dùng từ nhiều nghĩa HS biết đặt câu với từ nhiều nghĩa
	- Làm được các bài tập ở vở bài tập tiếng việt.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Vở BTTV
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Kiểm tra
- GV cho học sinh nêu thế nào là từ nhiều nghĩa? Lấy VD và đặt câu với từ nhiều nghĩa đó.
2- Bài mới:
Bài 1: Từ ngữ nào chứa các từ có nghĩa chuyển có trong mỗi dòng sau:
GV cho học sinh làm bài rồi gọi học sinh đọc các từ đã tìm:
a) Cái lưỡi, lưỡi liềm, đau lưỡi, thè lưỡi.
b) Nhổ răng, răng cưa, răng hàm, khoa răng hàm mặt
c) Mũi dao, nhỏ mũi, ngạt mũi, thính mũi.
Gv củng cố cho HS về từ nhiều nghĩa
Bài 2: Từ nào trong đoạn thơ sau được dùng với nghĩa chuyển:
 Trời thu bận xanh 
 Sông Hồng bận chảy
 Cái xe bận chạy
 Lịch bận tính ngày
GV giải thích để HS hiểu việc dùng từ nhiều nghĩa trong thơ trên có tác dụng gì
Bài 3 : Từ nào trong bài thơ sau dùng với nghĩa gốc
 Con phà thì cõng (1)ô tô
 Chú bộ đội cõng (2) ba lô lên phà
 Bố cõng (3)con kịp tới nhà
 Nhỡ sông không cõng (4)con phà thì sao?
 GV khuyến khích học sinh giải thích các từ cõng trong những câu còn lại
Bài 4: Từ ăn trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển
a) Mỗi bữa cháu bé ăn một bát cơm.
b) Em phải ăn ngoan, không bố cho ăn đòn đấy.
c) Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
Bài 5: Nêu nghĩa của từ đi trong câu sau, đó là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển của từ 
 áo này phải đi với quần kia
Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập vở BTTV
* Gv dành thời gian hướng dẫn cho HS làm bài ở vở bài tập tiếng việt.Với học sinh yếu gv cần hướng dẫn học sinh kĩ để các em làm được bài ngay tại lớp.
3- Củng cố - dặn dò: 
- GV nhận xét giờ, củng cố về từ nhiều nghĩa, cách dùng từ nhiều nghĩa
- Nhắc học sinh về ôn bài, làm tiếp các bài tập ở vở bài tập Tiếng việt.
( Nếu chưa xong)
- 2 em nêu
- Lớp nhận xét và cho điểm
- Học sinh làm bài cá nhân sau đó chữa bài.
- Lớp nhận xét bổ xung kết hợp giải thích nghĩa của các từ đó
- Học sinh đọc đề bài và làm bài 
- Học sinh chữa bài
Từ dùng với nghĩa chuyển : Bận
- Học sinh đọc yêu cầu và làm bài
- Học sinh chữa bài: Từ đó là : cõng ở ccâu thơ thứ 3
- HS và giáo viên nhận xét
- Học sinh nêu yêu cầu đề bài và làm bài.
- Lần lượt học sinh nêu bài làm của mình.
 - Lớp cùng giáo viên chữa bài:
Đáp án đúng : câu b
- Học sinh đọc đề bài rồi làm bài
- Học sinh chữa bài 
Nghĩa của từ đi trong câu này là phù hợp tức là áo và quần này phù hợp với nhau. Đây là nghĩa chuyển của từ
- 
Thứ sáu ngày 23 tháng 10 năm 2009
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH KIẾN THỨC
ÔN NỘI DUNG KHOA HỌC TUẦN 8
A- MỤC TIÊU:
-Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học ở tuần 8 qua các bài:
	- Phòng bệnh viêm gan.
-Phòng tránh HIV/AIDS
- Rèn kỹ năng ghi nhớ kiến thức và vận dung kiến thức vào cuộc sống.
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
B- ĐỒ DÙNG HỌC TẬP:
- Vở bài tập, tranh ảnh SGK trang 32,33,34,35
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Tổ chức:
2- Kiểm tra:
 Kết hợp với bài mới.
3- HD ôn tập:
Hoạt động 1:Ôn tập.
-Qs hình 1 (32 ) trao đổi nhóm đôi
Làm thế nào để phòng bệnh viêm gan A?
Yêu cầu làm việc nhóm
-Nêu cách phòng tránh HIV/ AIDS(thông tin hoặc tranh ảnh)
* Chốt lại nội dung bài.
HĐ2: Luyện tập.
Giao việc:
 Làm bài tập vở bài tập .
- Nhận xét.
4- Hoạt động nối tiếp:
- Chốt lại nội dung chính của hai bài
- Nhận xét đánh giá giờ học.
- VN: Ôn lại bài
-Lắng nghe .
- Trao đổi nhóm đôi trình bày tác nhân gây ra bệnh viêm gan và con đường lây truyền.
- Hai Hs nhận xét, bổ xung cho nhau.
- Gọi vài HS trình bày.
- QS hình 1- hình 5(33) trả lời.
- Nhóm đôi trả lời câu hỏi trang 34(SGK)
- Vài HS trình bày trước lớp
- Nhận xét , bổ xung.
- Làm việc cả lớp : cá nhân có thông tin hoặc tranh ảnh trình bày trên bảng.
- Theo dõi, nhận xét
- Làm bài tập VBT.
- Đổi vở kiểm tra .
- Báo cáo KQ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8.doc