Giáo án Tư nhiên xã hội lớp 3 tiết 21 đến 30

Giáo án Tư nhiên xã hội lớp 3 tiết 21 đến 30

Tự nhiên xã hội.

Tiết 21 – 22

Bài 21-22 : Thực hành:

Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng

I/ Mục tiêu:

a) Kiến thức:

- Phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể.

- Biết cách xưng hô đúng với những người họ hàng nội, ngoại.

b) Kỹ năng:

- Vẽ được sơ đồ họ hàng nội, ngoại.

c) Thái độ:

- Dùng sơ đồ giới thiệu cho người khác về họ nội, họ ngoại của mình.

II/ Chuẩn bị:

* GV: Hình trong SGK trang 42, 43. Hs mang ảnh họ nội, họ ngoại đến lớp.

 * HS: SGK, vở.

 

doc 18 trang Người đăng nkhien Lượt xem 2564Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tư nhiên xã hội lớp 3 tiết 21 đến 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ , ngày tháng năm 200
Tự nhiên xã hội.
Tiết 21 – 22 
Bài 21-22 : Thực hành:
Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
Phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể.
Biết cách xưng hô đúng với những người họ hàng nội, ngoại.
Kỹ năng: 
Vẽ được sơ đồ họ hàng nội, ngoại.
Thái độ: 
- Dùng sơ đồ giới thiệu cho người khác về họ nội, họ ngoại của mình.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 42, 43. Hs mang ảnh họ nội, họ ngoại đến lớp.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Họ nội họ ngoại.
 - Gv 2 Hs :
 + Họ ngoại gồm những ai?
 + Họ nội gồm những ai?
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Chơi trò chơi đi chợ mua gì? Cho ai?.
- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ trước bài học.
. Cách tiến hành.
+ Trưởng trò: Đi chợ, đi chợ.
+ Cả lớp: Mua gì? Mua gì?
+ Trưởng trò : Mua 2 cái áo.
+ Cả lớp: Cho ai? Cho ai?
+ Hai em vừa chạy vừa nói: cho mẹ, cho mẹ.
* Hoạt động 2: Làm việc với phiếu bài tập.
- Mục tiêu: Nhận biết được mối quan hệ họ hàng qua tranh vẽ.
. Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát hình 42 SGK và làm việc với phiếu bài tập.
Phiếu bài tập
Hãy quan sát hình trang 42 SGK và trả lời câu hỏi sau:
Ai là con trai, ai là con gái của ông bà?
Ai là con dâu, ai là con rể của ông bà.
Ai là cháu nội, ai làcháu ngoại của ông bà?
Những ai thuộc họ nội của Quang?
Những ai thuộc họ ngoại của Hương?
Bước 2
- Gv yêu cầu các nhóm đổi chéo phiếu bài tập cho nhau để chữa bài.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Gv yêu cầu các nhóm trình bày trước lớp.
 - Gv rút ra kết luận: Đây là bức tranh vẽ một gia đình. Gia đình đó có 3 thế hệ, đó là: ôïng bà, bố mẹ và các con. Oâng bà có 1 con trai, 1 gái, 1 con dâu và 1 con rể. Ông bà có 2 cháu ngoại là Hương và Hồng: hai cháu nội là Quang và Thủy.
* Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.
- Mục tiêu: Biết vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Hướng dẫn.
- Gv vẽ mẫu và giới thiệu sơ đồ gia đình .
Bước 2: Làm việc cá nhân.
- Gv mời từng Hs vẽ và điền tên những người trong gia đình của mình vào sơ đồ.
 Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Gv mời một số học sinh giới thiệu sơ dồ về mối quan hệ họ hàng vừa vẽ.
- Sau đó Gv hỏi: Nghĩa vụ của em đối với cha mẹ, ông bà, anh chị em, họ hàng trong gia đình?
- Gv nhận xét, chốt lại.
=> Với những người họ hàng của mình, các em phải tôn trọng, lễ phép với ông bà, các bác, cô, chú, dì phải thương yêu đùm bọc các anh chị em họ hàng của mình.
* Hoạt động 3: Trò chơi “ Xếp hình gia đình” và liên hệ bản thân.
- Mục tiêu: Củng cố hiểu biết của Hs về mối quan hệ họ hàng.
- Gv phổ biến luật chơi.
- Gv tổ chức chơi mẫu cho Hs.
- Gv phát giấy ghi sẵn nội dung chơi cho các nhóm.
- Các nhóm thi xếp hình với nhau.
- Gv nhận xét, tuyên dương đội xếp đúng, nhanh.
PP: Trò chơi.
Hs chơi trò chơi.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs thảo luận câu hỏi.
Nhóm trưởng điều kiển. Hs làm việc với phiếu bài tập.
Hs làm bài tập.
Hs đổi chéo bài kiểm tra nhau.
Hs các nhóm trình bày bài làm của mình.
Hs cả lớp bổ sung thêm.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs quan sát.
Hs lên vẽ sơ đồ họ hàng của mình.
Một số Hs lên giới thiệu cho các bạn nghe về sơ đồ mình.
Hs trả lời.
Hs khác nhận xét.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Hs lắng nghe.
Hs chơi mẫu.
Hs nhận nội dung chơi.
Hs các nhóm thi đua xếp hình.
Hs các nhóm nhận xét
Tổng kết – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Phòng cháy khi ở nhà.
Nhận xét bài học.
	Bổ sung :
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ , ngày tháng năm 200
Tự nhiên xã hội.
Tiết 23
Bài 23: Phòng cháy khi ở nhà.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
 Xác định được một số vật dễ gay cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng ở gần lửa.
 Nói được những thiệt hại do cháy gây ra.
Kỹ năng: 
- Nêu được những việc làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà.
c) Thái độ: 
Giáo dục Hs biết cất diêm, bật lửa cẩn thận, xa tầm với của em nhỏ .
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 44, 45 SGK.
 Sưu tầm những mẫu tin trên báo và liệt kê những vật gay cháy cùng với nơi cất giữ chúng.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ:Thực hành: phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.
 - Gv gọi 2 Hs lên bảng :
+ Vẽ sơ đồ họ hàng của mình?
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK và các thông tin sưu tầm được về thiệt hại do cháy gay ra.
- Mục tiêu: Xác định được một số vật dễ gay cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng ở gần lửa. Nói được những thiệt hại do cháy gay ra.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Gv yêu cầu Hs làm việc theo cặp.
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình 1, 2 trang 44, 45 SGK và trả lời câu hỏi:
+ Em bé trong hình 1 gặp tai nạn gì?
+ Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình 1?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu can dầu hỏa hoặc đống củi khô bị tắt lửa?
+ Theo em, bếp ở hình 1 hay hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy? Tại sao?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv mời một số cặp Hs lên trả lời trước lớp các câu hỏi trên.
- Gv chốt lại
=> Bếp ga ở bình 2 an toàn hơn trong iệc phòng cháy vì mọi đồ dùng được xếp đặt gọn gàng, ngăn nắp ; các chất dễ bắt lửa như củi khô, can dầu hỏa được để xa bếp.
* Hoạt động 2: Thảo luận và đóng vai.
- Mục tiêu: Nêu được những việc làm khi phòng cháy khi đun nấu ở nhà. Biết cất diêm, bật lửa can thận, xa tầm với của em nhỏ.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Động não.
- Gv đặt câu hỏi: Cái gì có thể gây cháy bất ngờ ở nhà bạn?
- Gv yêu cầu lần lượt Hs nêu một vật dễ gây cháy hiện đang có trong nhà mình?
 Bước 2: Thảo luận.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận để giải quyết các tình tuống:
+ Nhóm 1: Bạn làm gì khi thấy diêm hay bật lửa vứt lung tung trong nhà mình?
+ Nhóm 2: Theo bạn, những thứ dễ bắt lửa như xăng, dầu hỏa . Nên được cất giữ ở đâu trong nhà?
+ Nhóm 3: Khi đun nấu, bạn vànhững người thân trong gia đình can chú ý điều gì để phòng cháy?
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Gv mời các nhóm đại diện lên trình bày kết quả của nhóm mình.
- Gv nhận xét, chốt lại:
 => Cách tốt nhất để phòng cháy khi đun nấu là không để những thứ dễ cháy ở gần bếp. Khi đun nấu phải trông coi can thận và nhớ tắy bếp sau khi sử dụng xong. 
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi “ Gọi cứu hỏa”. 
- Mục tiêu: Hs biết phản ứng đúng khi gặp trường hợp cháy.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Gv nêu tình huống cháy cụ thể.
Bước 2: Thực hành báo động cháy, theo dõi phản ứng của Hs thế nào.
Bước 3: Gv nhận xét và hướng dẫn một số cách thoáy hiểm khi gặp cháy ; cách gọi điện 114 để báo cháy.
- Gv nhận xét.
PP: Quan sát, hỏi đáp , giảng giải.
Hs làm việc theo cặp.
Hs quan sát hình trong SGK.
Hs thảo luận các câu hỏi..
Hs lắng nghe.
Một số Hs lên trình bày kết quả thảo luận.
Hs cả lớp nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận
Hs trả lời.
Hs nhận xét.
Hs thảo luận theo nhóm.
Các nhóm lên trình bày câu hỏi thảo luận của nhóm mình.
Hs nhận xét.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Hs chơi trò chơi.
5 .Tổng kết– dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Một số hoạt động ở trường.
Nhận xét bài học.
	Bổ sung :
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ , ngày tháng năm 200
Tự nhiên xã hội
Tiết 24
Bài 24 : Một số hoạt động ở trường.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs :
 Kể được tên các môn học và nêu được một số hoạt động học tập diễn ra trong các giờ học của các môn học đó
Kỹ năng: 
Hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong lớp, trong trường.
 c) Thái độ: 
- Tích cực tham gia các hoạt động ở lớp, ở trường.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 46, 47.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Phòng cháy khi ở nhà.
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Kể tên những chất dễ gay ra cháy.
 + Nêu những b ... nh thần và sức khỏe nhân dân
* Hoạt động 2: Nói về tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sinh sống.
- Mục tiêu: Hs cóhiểu biết về các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế ở tỉnh (thành phố) nơi đang sống.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Hướng dẫn cả lớp.
- Gv phát cho mỗi nhóm các phiếu học tập.
- Gv yêu cầu Hs điền vào phiếu học tập đó.
Phiếu bài tập.
Em hãy nối các cơ quan – công sở với chức năng nhiệm vụ tương ứng.
1. Trụ sở UBND a) Truyền phát thông tin cho nhân dân.
2. Bệnh viện b) Vui chơi, giải trí.
3. Công viên c) Khám chữa bệnh cho nhân dân.
4. Trường học d) Trao đổi buôn bán hàng hóa.
5. Đài phát thanh e) Nơi học tập của Hs.
6. Chợ g) Điều khiển HĐ của tỉnh TP.
Bước 2: Làm việc theo cặp.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận hoàn thành phiếu trong vòng 5 phút.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi vài cặp Hs trình bày kết quả của mình.
- Gv nhận xét: 
=> Ở tỉnh, thành phố nào cũng có UBND, các cơ quan hành chính điều khiển hoạt động chung, có cơ quan thông tin liên lạc, cơ quan y tế, giáo dục, buôn bán. Các cơ quan đó cùng hoạt động để phục vụ đời sống con người.
* Hoạt động 3: Vẽ tranh.
- Mục tiêu: HS biết vẽ và mô tả sơ lược về bức tranh toàn cảnh có các cơ quan hành chính, văn hóa, y tế,  của tỉnh nơi em đang sống.
Cách tiến hành.
Bước 1:
- Gv gợi ý cách thể hiện những nét chính về những cơ quan hành chính, văn hóa, khuyến khích trí tưởng tượng của HS.
- Gv yêu cầu Hs tiến hành vẽ tranh.
Bước 2:
- Dán tất cả tranh vẽ lên tường, gọi 1 số Hs miêu tả tranh vẽ.
- Gv nhận xét, tuyên dương các em vẽ tranh đẹp.
PP: Quan sát, thảo luận.
Hs từng nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi.
Đại diện từng nhóm lên trả lời.
Hs nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs lắng nghe.
Hs trao đổi với nhau theo cặp.
Đại diện các cặp lên trình bày kết quả của mình.
Hs khác nhận xét.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Hs lắng nghe.
Hs cả lớp tiến hành vẽ tranh.
Hs dán tranh lên tường và mô tả bức tranh vẽ của mình.
5 .Tổng kết – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài: Các hoạt động thông tin liên lạc.
Nhận xét bài học.
	Bổ sung :
Thứ , ngày tháng năm 200
Tự nhiên xã hội
Tiết 29
Bài 29 : Các hoạt động thông tin liên lạc.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Kể tên một số hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh.
Kỹ năng: 
- Nêu ích lợi của các hoạt động bưu điện, truyền thông, truyền hình, phát thanh trong đời sống.
c) Thái độ: 
 - Giaó dục Hs yêu quê hương.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Một số bì thư. Điện thoại, đồ chơi.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Tỉnh thành phố nơi bạn đang sống.
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Em hãy kể tên những cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế?
 + Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đó? 
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- Mục tiêu: Hs kể được một số hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện nêu ích lợi của hoạt động bưu điện trong đời sống.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Thảo luận nhóm.
- Gv chia lớp thành 4 nhóm.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận theo các câu hỏi
+ Bạn đã đến nhà bưu điện tỉnh (thành phố) chưa?
+ Hãy kể về những hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện?
+ Ích lợi của hoạt động bưu điện?
+ Nếu kkhông có hoạt động của bưu điện thí chúng ta có nhận được thư tín, bưu phẩm từ nơi xa gửi về hoặc có gọi điện thoại được không?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- Gv nhận xét câu trả lới của các nhóm. 
=> Bưu điện tỉnh giúp chúng ta chuyển phát tin tức, thư tín, bưu phẩm giữa các địa phương trong nước và giữa trong nước với nước ngoài.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- Mục tiêu: Biết được ích lợi của các hoạt động phát thanh, truyền hình.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Thảo luận nhóm.
- Gv chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 6 Hs thảo luận câu hỏi. 
- Câu hỏi: Nêu nhiệm vụ và ích lợi của hoạt động phát thanh, truyền hình?
Bước 2: Thực hành.
- Các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Gv nhận xét và kết luận.
=>Đài truyền hình, đài phát thanh là những cơ sở thông tin liên lạc phát tin tức trong nước và ngoài nước. Đài truyền hình, đài phát thanh giúp chúng ta biết được những thông tin về văn hóa, giáo dục, kinh tế.
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi
- Mục tiêu: Tập cho Hs phản ứng nhanh.
Cách tiến hành.
- Cho Hs ngồi thành vòng tròn, mỗi Hs một ghế.
- Trưởng trò hô: Cả lớp chuẩn bị chuyển thư 
+ Có thư “ chuyển thường”. Hs dịch chuyển 1 ghế.
+ Có thư “ chuyển nhanh”. Hs dịch chuyển 2 ghế.
+ Có thư “ chuyển hỏa tốc”. Hs dịch chuyển 3 ghế.
PP: Thảo luận.
Hs thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận nhóm mình.
Hs cả lớp nhận xét, bổ sung.
Hs lắng nghe.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs thảo luận theo nhóm.
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Hs cả lớp nhận xét.
Hs lắng nghe.
PP: Trò chơi.
Hs chơi trò chơi.
5 .Tổng kết – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Hoạt động nông nghiệp.
Nhận xét bài học.
	Bổ sung :
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ , ngày tháng năm 200
Tự nhiên xã hội
Tiết 30
Bài 30 : Hoạt động nông nghiệp.
 I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs biết:
- Kể tên một số hoạt động nông nghiệp của tỉnh (thành phố) nơi các em đang sinh sống.
Kỹ năng: 
- Nêu được ích lợi của các hoạt động nông nghiệp.
c) Thái độ: 
 - Có biết yêu hoạt động nông nghiệp.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 58, 59.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Hoạt động thông tin liên lạc.
- Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu hỏi:
+ Nhiệm vụ và ích lợi của thông tin liên lạc.
+ Nhiện vụ và ích lợi của hoạt động phát thanh, truyền hình.
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm. 
- Mục tiêu: Kể tên được một số hoạt động nông nghiệp. Nêu được lợi ích của hoạt động nông nghiệp.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Gv cho Hs quan sát hình 58, 59 SGK thảo luận các câu hỏi.
+ Hãy kể tên các hoạt động được giới thiệu trong hình?
+ Các hoạt động đó mang lại lợi ích gì?
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv mời một số Hs lên kể trước lớp.
- Gv nhận xét.
- Gv giới thiệu thêm một số hoạt động ở các vùng miền khác nhau như : trồng ngô, khoai, sắn, chè  chăn nuôi trâu, bò, dê. 
=> Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, trồng rừng  được coi là hoạt động nông nghiệp.
* Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp.
- Mục tiêu: Biết một số hoạt động nông nghiệp ở nơi các em đang sống.
Các bước tiến hành.
Bước 1 :
- Gv yêu cầu từng cặp Hs kể cho nhau nghe về hoạt động nông nghiệp ở nơi các em đang sống.
Bước 2: 
- Gv yêu cầu một số cặp Hs lên trình bày.
- Gv nhận xét.
=>Những sản phẩm nông nghiệp đó không chỉ phục vụ người dân địa phương mà còn trao đổi với những vùng khác.
* Hoạt động 3: Triển lãm góc hoạt động nông nghiệp.
- Mục tiêu: Thông qua triễn lãm tranh ảnh, các em biết thêm và khắc sâu những hoạt động nông nghiệp.
Cách tiến hành.
Bước 1: 
- Gv chia lớp thành 3 nhóm. Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ Ao. tranh của các nhóm được trình bày theo cách nghĩ và thảo luận của từng nhóm.
Bước 2: 
- Từng nhóm bình luận về tranh của các nhóm xoay quanh nghề nghiệp và lợi ích của các nghề đó.
- Gv chấm điểm cho các nhóm và nhận xét.
PP: Quan sát, thảo luận.
Hs thảo luận theo từng cặp.
Các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận..
Hs cả lớp nhận xét, bổ sung.
Hs lắng nghe.
PP: Quan sát, thảo luận.
Hs lần lược kể cho nhau nghe về các hoạt động nông nghiệp ở nơi mình sinh sống.
Một số cặp lên trình bày trước lớp.
Hs cả lớp nhận xét.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Hs các nhóm trình bày các bức tranh.
Hs giới thiệu về các bức tranh của mình.
Hs nhận xét.
 5 .Tổng kết – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Hoạt động công nghiệp, thương mại.
Nhận xét bài học.
	Bổ sung :
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docthang 3.doc