Giáo án tuần 15 lớp 5

Giáo án tuần 15 lớp 5

Tập đọc: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO

I- Mục tiêu

- Biết đọc lưu loát toàn bài, phát âm chính xác tên người dân tộc (Y Hoa, già Rok), giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn: trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng; vui, hồi hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ.

- Hiểu nội dung bài: Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, mong muốn con em được học hành.

II- Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ, bảng phụ.

 

doc 31 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1125Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tuần 15 lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
 Thứ 2 ngày 07 tháng 12 năm 2009
Tập đọc: Buôn chư lênh đón cô giáo
I- Mục tiêu
- Biết đọc lưu loát toàn bài, phát âm chính xác tên người dân tộc (Y Hoa, già Rok), giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn: trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng; vui, hồi hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ.
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, mong muốn con em được học hành.
II- Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ, bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc thuộc bài thơ “Hạt gạo làng ta” và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét ghi điểm.
B- Bài mới
1. Giới thiệu bài: Người dân miền núi nước ta rất ham học. họ muốn mang cái chữ về bản để xoá đói nghèo, lạc hậu. Bài tập đọc hôm nâyphnr ánh laòng ham muốn đó.
2. H/d luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp từng đoạn.
? Tìm trong bài những từ ngữ khó đọc.
- Gọi HS đọc nối tiếp.
? “Buôn” nghĩa là gì.
? “Gùi” là đồ vật như thế nào.
- Gọi HS đọc nối tiếp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời.
? Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh làm gì?
? Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào?
? “Nghi thức” nghĩa là thế nào?
? Đoạn 1 nói lên điều gì.
- HS đọc đoạn 2.
? Cô giáo Y Hoa đã thể hiện lời thề ntn?
? Việc làm đó thể hiện điều gì?
? Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý cái chữ.
? Đoạn 2 nói lên điều gì.
GV tiểu kết.
- Đọc thầm đoạn còn lại
? Tình cảm của cô giáo Y Hoa đối với người dân nơi đây ntn.
? Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?
? Đoạn cuối nói lên điều gì.
? Nêu nội dung chính của bài?
c) Đọc diễn cảm
- Gọi HS đọc nối tiếp.
- GV treo bảng phụ 3 – 4, đọc mẫu.
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, ghi điểm.
? Nêu nội dung chính của bài.
3. Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc.
? Vì sao t/g lại gọi hạt gạo là “hạt vàng”.
? Bài thơ cho em hiểu điều gì?
- 4 HS nối tiếp đọc nối tiếp 4 đoạn.
+ Đ1: Từ đầu.... dành cho khách quý
+ Đ2: Tiếp....chém nhát dao.
+ Đ3: Tiếp...xem cái chữ nào.
+ Đ4: Còn lại
- Chư lênh, chật ních. Rok, cột nóc,...
- 4 HS đọc.
- HS đọc chú giải.
- 4HS đọc.
- HS theo dõi.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm
- Cô Y Hoa đến để dạy học.
- Họ đón tiếp rất trang trọng và thân tình. Họ đến chật ních ngôi nhà sàn. họ mặc quần áo như đi hội. Họ trải đường đi cho cô giáo suốt từ đầu cầu thang cho đến cửa bếp giữa nhà sàn bằng lông thú mịn như nhung. Già làng đứng đón khách ở giữa nhà sàn, trao cho cô giáo một con dao để cô chém một nhát vào cây cột, thực hiện nghi lễ để thành người trong buôn.
- HS đọc chú giải trả lời.
ý1: Sự đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình của người Chư Lênh.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm
- Chém một nhát dao thật sâu vào cột.
- Y Hoa được coi là người trong buôn.
- Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ, mọi người im phăng phắc khi cô giáo viết, khi viết xong những tiếng hò reo vang lên...
ý2: Người dân Chư Lênh rất quý cái chữ.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm
- Cô giáo Y Hoa rất yêu quý người dân buôn làng, cô xúc dộng, tim đập rộn ràng khi viết cho mọi người xem cái chữ...
+ Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết, rất quý người, yêu cái chữ.
+ Họ hiểu rằng: chữ viết mang lại sự hiểu biết, ấm no cho mọi người.
ý3: Tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với cô giáo, với cái chữ.
ND: Bài văn cho biết người Tây Nguyên đối với cô giáo và nguyện vọng mong muốn con em của dân tọc mình được học hành, thoát khỏi mù chữ, đói nghèo, lạc hậu
- 4 HS đọc - lớp tìm cách đọc.
- HS theo dõi.
- HS luyện đọc.
- 2 HS thi đọc.
- HS nêu.
--------------------------------------------------
Toán:	Luyện tập
I- Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Vận dụng để giải bài toán có lời văn và tìm x.
II- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài ở nhà.
- Nhận xét, cho điểm.
B- Hướng dẫn luyện tập
Bài 1a,b,c Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài.
- Gọi 4 HS vừa làm nêu cách thực hiện.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2a Gọi HS đọc yêu càu bài tập
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì.
- Y/c HS tự làm bài.
- Gọi HS nêu cách tìm thừa số chưa biết.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề toán.
? Muốn biết có bao nhiêu lít dầu hoả nếu chúng cân nặng 5,32 kg ta phải làm ntn.
- Y/c HS tự làm bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học, hoàn thành bài luyện tập thêm ở nhà.
- 2 HS lên bảng làm -lớp nhận xét.
- 1 HS nêu.
- 3 em lên bảng- lớp lần lượt làm bảng con từng phép tính.
- Lớp nhận xét.
Kết quả:
+ 17,55 : 3,9 = 4,5
+ 0,603 : 0,09 = 6,7
+ 0,3068 : 0,26 = 1,18
- 1 HS đọc.
- Tìm x.
- 3 HS lên bảng làm, lớp làm vở.
- HS nêu.
- 1 HS đọc.
- Tìm 1lít dầu cân nặng bao nhiêu kg.
- Tìm số lít dầu có số cân nặng 5,32 kg
- 1 HS lên bảng giải.
 Giải:
 Một lít dầu hoả cân nặng:
 3,952 : 5,2 = 0,76 (kg)
 Số lít dầu hoả có là:
 5,32 : 0,76 = 7 (lít)
 Đáp số: 7 lít
--------------------------------------------------
 Lịch sử:	 Chiến thắng biên giới thu - đông 1950
I- Mục tiêu: HS biết:
- Trình bày sơ lược diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 trên bản đồ.
- Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu
II- Đồ dùng dạy học
- Các hình minh hoạ trong sgk.
- Bản đồ Việt Nam.
III- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS trả lời.
- Nhận xét, ghi điểm.
B- Bài mới
HS1: Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì ?
HS 2: Nêu chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947.
 1. Giới thiệu bài: Sau chiến thắng Việt Bắc, thế và lực của quân dân ta đủ mạnh để chủ động tiến công địch. Chiến thắng Thu - đông 1950 ở Biên giới Việt- Trung là một ví dụ. Để hiểu rõ chiến thắng ấy, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
- GV dùng bản đồ Vn giới thiệu: + Các tỉnh trong Căn cứ địa Việt Bắc trên bản đồ.
+ Từ 1948 đến giữa 1950, ta mở một loạt các chiến dịch quân sự và dành được nhiều thắng lợi. Trong tình hình đó, thực dân Pháp âm mưu cô lập Căn cứ địa Việt Bắc:
	* Chúng khoá chặt Biên giới Việt – Trung.
	* Tập trung lực lượng lớn ở Đông Bắc trong đó có 2 cứ điểm lớn là Cao Bằng, Đông Khê. Ngoài ra còn nhiều cứ điểm khác, tạo thành một khu vực phòng ngự, có sự chỉ huy thống nhất và có sự chi viện lẫn nhau.
- HS đọc SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
? Nếu để Pháp khoá chặt biên giới Việt – Trung sẽ ảnh hưởng gì đén căn cứ điạ Việt Bắc và kháng chiến của ta?
? Nhiệm vụ của kháng chiến lúc này là gì?
 GV kết luận: Trước âm mưu cô lập VB, khoá chặt biên giới Việt- Trung của địch. Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu- đông 1950 nhằm mục đích tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng một phần vùng biên giới, mơqr rộngk và củng cố Căn cứ địa VB, đánh thông đường liên lạc quốc tế.
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi
- Nếu tiếp tục để địch đóng quân tại đây và khoá chặt Biên giới Việt- Trung thì Căn cứ địa VB bị cô lập, không khai thông được đường liên lạc quốc tế.
- Lúc này chúng ta cần phải phá tan âm mưu khoá chặt biên giới của địch, khai thông biên giới, mở rộng quan hệ giữa ta và quốc tế
- HS theo dõi.
* Hoạt động 2: Diễn biến, kết quả chiến dịch Biên giới Thu - đông 1950.
- HS làm việc theo nhóm bàn:
 Y/c HS đọc SGK, quan sát lược đồ: trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới Thu đông 1950.
- Đại diện các nhóm trình bày
? Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận nào? Hãy thuật lại trận đánh đó?
? Sau khi mất đông Khê, địch đã làm gì? Quân ta làm gì trước hành động đó của địch?
? Nêu kết quả của chiến dịch Biên giới thu- đông 1950.
- HS quan sát H1.
? Nêu cảm tưởng của em khi quan sát H1.
? Hành động của anh La Văn Cầu thể hiện điều gì?
- HS thảo luận (3’).
- Quan sát lược đồ chiến dịch Biên giới Thu- đông 1950
- Các nhóm khác bổ sung. (chỉ lược đồ).
- Trận đánh mở màn là trận Đông Khê. Ngày 16-9-1950 ta nổ súng tấn công Đông Khê. Địch ra sức cố thủ trong các lô cốt và dùng máy bay bắn phá suốt ngày đêm. Với tinh thần quyết thắng, bộ đội ta đã anh dũng chiến đấu. Sáng 18 -9 -1950 ta chiếm được cứ điểm Đông Khê.
- Mất Đông Khê, quân Pháp bị cô lập, chúng buộc phải rút khỏi Cao Bằng, theo đường số 4 chiếm lại Đông Khê. Sau nhiều ngày giao quyết liệt, quân địch ở đường số 4 phải rút chạy.
- Qua 29 ngày đêm đã diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch, giải phóng một số thị xã, thị trấn, làm chủ 750 km trên dải biên giới Việt- Trung. Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.
- Bác Hồ đang quan sát mặt trận, xung quanh là các chiến sĩ cho thấy Bác thật gần gũi với chiến sĩ, sát sao trong chiến đấu. Bức ảnh cũng gợi ra nét ung dung của Bác trong tư thế chiến đấu.
- HS nêu. Hình ảnh anh cho thấy tinh thần quyết tâm dành chiến thắng cho dù phải bỏ đi một phần thân thể của mình.
 GV kết luận: Khi họp bàn mở chiến dịch Biên giới thu- đông 1950, Chủ tịch Hồ Chí minh đã chỉ rõ tầm quan trọng của Đông Khê như sau: Ta đánh vào Đông Khê là đánh vào nơi quân địch tương đối yếu, nhưng lại là vị trí rất quan trọng của địch trên tuyến đường Cao Bằng- Lạng Sơn. Mất Đông Khê, địch buộc phải cho quân đi ứng cứu, ta có cơ hội thuận lợi để tiêu diệt chúng trong vận động.
* Hoạt động 3: ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu- đông 1950
- HS thảo luận cặp đôi (3’) nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu- đông 1950.
- Gọi HS trả lời về ý nghĩa.
? Nêu điểm khác chủ yếu của chiến dịch Biên giới Thu- đông 1950 với chiến dịch Việt Bắc 1947?
? Điều đó cho thấy sức mạnh của quân và dân ta như thế nào so với những ngày đầu kháng chiến?
? Chiến thắng Biên giới Thu- đông 1950 đem lại kết quả gì cho cuộc kháng chiến của ta?
? Chiến thắng Biên giới Thu- đông có tác động thế nào đến địch? Mô tả những điều em thấy trong H3?
 GV bổ sung.
- KL: Thắng lợi của chiến dịch Biên giới Thu- đông 1950 tạo một chuyển biến cơ bản cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, đưa kháng chiến vào giai đoạn mới, giai đoạn chúng ta nắm quyền chủ động tiến công, phản công trên chiến trường Bắc Bộ. Trong chiến dịch này với trận đánh Đông Khê nổi tiếng đã đi vào lịch sử chống Pháp như một trang sử hào hùng của dân tộc. Tấm gương La Văn Cầu mãi mãi soi sáng cho mọi thế hệ trẻ VN, mãi mãi là niềm kiêu hãnh cho mọi người dân VN trong sự nghiệp giữ nước vĩ đại của dân tộc
3. Củng cố, dặn dò
- Nhậ ... để cả lớp thực hiện
Lần 2 : Lớp thực hiện theo nhịp hô của tổ trưởng.
+ Gọi 1 số HS lên tập từng động tác.
+ Tập luyện theo tổ.GV sửa động tác sai cho HS.
+ Thi đua tập giữa các tổ.
- Từng tổ tự tập bài thể dục. Tổ trưởng điều khiển 
- GV theo dõi uốn nắn cho HS. Chú ý sửa sai, nêu yêu cầu cần đạt về kĩ thuật và động tác
+ Từng tổ báo cáo kết quả tập luyện.
Các tổ lần lượt trình diến bài thể dục 1 lần dưới sự điều khiển của tổ trưởng. GV và các tổ khác nhận xét.
- Tuyên dương những tổ thực hiện tốt
* Trò chơi “ Thỏ nhảy”
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và qui định chơi.
- Tập hợp HS theo đội hình hàng dọc, HS chơi thử 1 lần, GV nhận xét và nhắc nhở rồi cho HS chơi chính thức.
- ở mỗi lần chơi GV cho HS thi đua để tạo không khí hứng thú khi chơi.
3-4 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp
3-4 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp
4 -5 phút
Đội hình tổ
*
x x x x
 x x x 
Đội hình hàng dọc
*
x x
x x
x x
x x
x x
x x
x x
Kết thúc
- HS thực hiện động tác thả lỏng
- GV cùng HS hệ thống lại bài vừa học
- Nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà.
4 - 6 phút
 Đội hình vòng tròn
 *
 * *
 * *
 * *
 *
 Thứ 06 ngày 11 tháng 12 năm 2009
Toán: 	 Giải toán về tỉ số phần trăm
I- Mục tiêu: Giúp HS
- Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Vận dụng để giải các bài toán đơn giản về tìm tỉ số phần trăm của hai số.
II- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
- Nhận xét, ghi điểm.
B- Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. H/d giải toán về tỉ số phần trăm
a) GV nêu bài toán ví dụ
a) Ví dụ1: Tóm tắt
Có : 600 học sinh
Có: 315 học sinh nữ
?Tỷ số % của học sinh nữ và số học sinh toàn trường?
? Tìm thương của 315 : 600
? Hãy nhân 0, 525 với 100 rồi chia cho 100?
? Viết 5,25 : 100 thành tỉ số phần trăm?
Vậy tỉ số phần trăm giữa HS nữ và số HS toàn trường là: 52,5%
GV nêu cách viết ngắn gọn
- Yêu cầu HS nêu lại các bước.
 Từ ví dụ, cho học sinh rút quy tắc.
b) Ví dụ 2:
GV nêu bài toán (như sgk).
 Tóm tắt
 8kg nước biển : 2,8kg muối
 Tỷ số % của nước : ?
- Y/c HS làm bài.
- GV nhận xét.
3. Luyện tập, thực hành
Bài 1:
GV yêu cầu HS đọc bài mẫu và tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm.
- Nhận xét.
Bài 2a,b GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Y/c HS làm bài theo mẫu.
- Nhận xét, ghi điểm.
Chú ý: Trong trường hợp để tính tỉ số % của hai số đầu chỉ tìm được thương gần đúng.
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài toán.
? Muốn biết số HS chiếm bao nhiêu % số HS cả lớp ta phải làm ntn.
- Y/c HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- H/d luyện tập thêm.
- 2 HS làm bài tập -lớp nhận xét.
- HS nghe và tóm tắt.
+ Tỷ số học sinh nữ và học của trường là:
 315 : 600 
315 : 600 = 0,525 
+ 0,525 x 100 : 100 = 52,5 : 100
+ 52,5%
+ 315 : 600 = 0,525 = 52,5%
- 3 HS nêu quy tắc tìm tỉ số phần trăm
- HS nghe và tóm tắt bài toán.
- 1 HS lên bảng làm -cả lớp làm vở.
Giải
Tỷ số % của lượng muối trong nước biển
2,8 : 80 = 0,035
0,035 = 3,5%
 Đáp số: 3,5%
- HS làm vào vở, đối chéo vở kiểm tra.
 0,57 = 57% ; 0,3=30%.
 0,234 = 32,4% ; 135 = 135%.
- Tìm tỉ số % của hai số.
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vở.
a) 19 và 30
19:30 = 0,6333 = 63,33%.
b) 45 và 61
45 : 61 = 0,7377 = 73,77%
c) 1,2 và 26
1,2 : 36 = 0,0333 = 3,33%
- 1 HS đọc - Cả lớp đọc thầm.
- Tính tỉ số % giữa số HS nữ và số HS cả lớp.
- 1 HS giải trên bảng –cả lớp làm vở.
 Giải
 Tỉ số %giữa số HS nữ và số HS cả lớp là:
 13 : 25 = 0,52
 0,52 = 52%
 Đáp số: 52%.
----------------------------------------------------
 Luyện từ và câu:	Tổng kết vốn từ
I- Mục tiêu
- Tìm được những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bạn bè
và hiểu nghĩa của chúng.
- Tìm từ miêu tả hình dáng của người, viết đoạn văn tả người. Sử dụng các từ ngữ miêu tả hình dáng của người để viết đoạn văn tả người
II- Đồ dùng dạy học
- Giấy khổ to, bút dạ.
III- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là hạnh phúc.
? Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ “hạnh phúc”.
B- Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. H/d làm bài tập
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu bài tập.
- HS làm bài theo nhóm, mỗi nhóm tìm từ theo 1 yêu cầu a hoặc b,c,d.
- Đại diện từng nhóm dán bài lên bảng và đọc của nhóm mình.
- GV nhận xét, kết luận các từ đúng.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu bài tập.
- Gọi HS nêu câu thành ngữ, tục ngữ của mình tìm được.
- GV nhận xét, khen ngợi.
+ Quan hệ gia đình:
- Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọ, dở hay đỡ đần
- Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
- Con có cha như nhà có nóc.
- Con hơn cha là nhà có phúc
- Y/c HS viết vào vở.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu bài tập.
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm làm 1 yêu cầu a, hoặc b,c,d,e.
- Các nhóm dán bài lên bảng và đọc.
- GV khen ngợi nhóm có từ hay, đúng.
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Y/c HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc đoạn văn tả hình dáng của một người.
- Nhận xét, ghi điểm cho HS đạt yêu cầu.
- 2 HS trả lời
- 1 HS đọc.
- Chia 4 nhóm làm vào giấy khổ to.
- Nhận xét, bổ sung các từ không trùng lặp.
+ Người thân trong gia đình: cha, mẹ, chú, dì, ông, bà, cố, cụ, thím, mợ, cô, bác, cậu, anh, chị, em, cháu, chắt....
+ Những người gần gũi ở trường: thầygiáo, cô giáo, bạn bè, bạn cùng lớp, các anh chị lớp trên, các em lớp dưới, bác bảo vệ....
+ Các nghềv nghiệp khác nhau: công nhân, nông dân, hoạ sĩ, kĩ sư, giáo viên, bộ đội, học sinh, sinh viên, công an....
Các dân tộc anh em trên đất nước ta: Ba NA, Gia Rai, HMông, Tày, Mường, Thái, Thổ, Khơ Mú, Nùng, Mèo, Xơ Đăng, Tà ôi...
- 1HS đọc.
- HS tiếp nối phát biểu, mỗi em một câu.
+ Quan hệ thầy trò:
- Không thầy đố mầy làm nên.
- Kính thầy yêu bạn.
- Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
- Tôn sư trọng đạo.
+ Quan hệ bạn bè:
- Học thầy không tày học bạn
- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- 1 HS đọc.
- Chia 5 nhóm làm bài vào giấy.
- Nhận xét, bổ sung.
VD: Tả mái tóc: đen nhánh, đen mượt...
- Tả làn da: trắng trẻo, nõn nà, ngăm ngăm, bánh mật, mịn màng...
- Tả khuôn mặt: trái xoan, chữ điền, thanh tú, bầu bĩnh, bánh đúc, mặt lưỡi cày...
- Tả vóc người: vạm vỡ, mập mạp, lực lưỡng, nho nhã, thanh tú, thư sinh, còm nhom, gầy đét, dong dỏng, lùn tịt, cao lớn....
- 1HS đọc.
- HS làm vào vở bài tập.
- 5-6 HS đọc đoạn văn.
VD: Ông em năm nay đã ngoài 70 tuổi. Cả cuộc đời vất vả nên lưng ông hơi còng. Mái tóc ông đã điểm hoa râm. Khuôn mặt hiền từ, phúc hậu với đôi mắt sáng luôn ánh lên niềm vui. Cuộc đời dãi nắng dầm sương còn hằn rõ trên khuôn mặt có nhiều nếp nhăn và nước da đen sạm của ông.
+ Bé Bi nhà em rất đáng yêu. Thân hình be mập mạp, chắc nịch, khuôn mặt bé bầu bĩnh, là da trắng hồng. Hai má lúc nào cũng hây hây như táo chín khiến ai nhìn cũng muốn hôn. Mái tóc bé thưa nhưng đen và mượt. Bà ngoại buộc cho bé hai cái nơ trông rất xinh và đáng yêu.
3. Củng cố, dặn dò
- HS đọc thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao vừa tìm được.
Tập làm văn:	 Luyện tập tả người
	 (Tả hoạt động)
 I- Mục tiêu
- Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập nói, tập đi.
- Chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của người.
II- Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh về em bé.
- Giấy khổ to, bút dạ.
III- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
- Chấm đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến.
- Nhận xét.
B- Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. H/d làm bài tập
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý bài tập.
- Y/c HS tự lập dàn ý. (cho HS quan sát tranh).
Gợi ý:
Mở bài: Em bé đó là trai hay gái ? Tên gì ?
 Bé mấy tuổi ? Bé là con nhà ai ?
Thân bài: Tả bao quát hình dáng của bé:
+ Thân hình.
+ Mái tóc.
+ Khuôn mặt.(mắt, miệng).
+ Tay, chân.
- Tả hoạt động của bé (khóc, cười, tập đi, tập nói...).
Kết luận: Nêu cảm nghĩ của mình về em bé.
- Y/c HS làm giấy dán lên bảng.
- GV bổ sung cho hoàn chỉnh.
- Gọi HS dưới lớp đọc bài của mình.
GV sửa chữa.
- Cho điểm HS làm bài đạt yêu cầu.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Y/c HS làm bài.
Gợi ý: Dựa vào dàn ý đã lập để viết đoạn văn sao cho câu văn sinh động, tự nhiên, thể hiện nét ngộ nghĩnh đáng yêu của em bé và tình cảm của em dành cho bé.
- Gọi HS làm bài vào giấy dán bảng và đọc. GV hoàn chỉnh đoạn văn.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
- Nhận xét, cho điểm bài đạt yêu cầu.
- 3 HS mang vở GV chấm.
- 2 HS nối tiếp đọc.
- 1 HS làm giấy khổ to, HS cả lớp làm vở bài tập.
* Mở bài: Giới thiệu em bé định tả
* Thân bài: 
 + Tả bao quát về hình dáng của bé
 + Tả hoạt động của bé
 + Nêu cảm nghĩ của mình về em bé.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- 3 HS đọc.
- 1 HS làm bài vào giấy, cả lớp làm vở bài tập.
- Lớp bổ sung, sửa chữa.
- 3-5 HS đọc.
Lớp nhận xét, bổ sung.
VD tham khảo: Em Cún nhà cô Nga mới lẫm chẫm biết đi nên thích đi lắm. Mỗi khi nhìn thấy em, bé lại bập bẹ: “Anh Minh, đi!”. Em thường dắt tay bé tập đi ở trong nhà hoặc ở sân của khu tập thể. Những ngón tay bụ bẫm của bé luôn bám chắc vào tay em. Dắt bé đi được chừng vài bước, em thả tay bé ra, chạy lên phía trước. Cún ta chân run run nhưng cố đứng vững và bắt đầu bước đi chập chững. Chừng được mười bước, bé loạng choạng rồi ngã bịch xuống đất. Thấy em cười dộng viên, bé cũng toét miệng cười và cố gắng tự đứng dậy. Bé dơ tay lên như lấy thăng bằng, dòn lực vào chân cố gắng đứng dậy rồi loay hoay bước tiếp. Đến chỗ em ngồi bé sà vào lòng, vòng tay qua cổ em như bé đòi bế. Em thơm bé vào má làm bé cười khanh khách. Em rất thích dắt Cún tập đi.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết kiểm tra viết.
--------------------------------------------------------------
 Sinh hoạt tuần 15
I Mục tiêu
-Đáng giá hoạt động tuần 15 - Rút kinh nghiệm tuần sau
-Vạch kế hoạch tuần 16
II Nội dung sinh hoạt
 1. Lớp trưởng tổng hợp kết quả hoạt động của lớp tuần 15
+ Nề nếp
+ Sinh hoạt 15 phút
+ Lao động vệ sinh
+ Học tập ở nhà: tương đối đầy đủ.
2 . GV đánh giá chung
+ Nề nếp học tập : - Có nhiều tiến bộ 
 - Học tăng buổi đi đầy đủ
 + Hoat động Đội : đúng kế hoạch, tương đối đầy đủ.
 + Sinh hoạt 15 phút: Tốt
 + Học tập: vắng 2P
 + Lao động vệ sinh : Tốt 
 + Tổ dẫn đầu: tổ 3
 3 Kế hạch thời gian tới :(Tuần 16)
 - Khắc phục tồn tại tuần 15
 - Chăm sóc bồn hoa,cây cảnh.
 - Nạp các loại quỹ.
 - Thi Hội khỏe Phù đổng
 --------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15.doc