TẬP ĐỌC
Tiết 39 : Thái sư Trần Thủ Độ
I. Mục đích yêu cầu :
-Đọc lưu loát , diễn cảm toàn bài . Biết đọc phân biệt lời của nhân vật
- Hiểu nghĩa các từ khó trong truyện : thái sư , câu đương , kiệu , quân hiệu
- Hiểu ý nghĩa của truyện : Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu , nghiêm minh , không vì tình riêng làm sai phép nước .
- Giáo dục HS học tập đức tính gương mẫu , nghiêm túc trong công việc
- Hỗ trợ đặc biệt : Giúp HS đọc đúng các từ khó trong bài , tập cho các em đọc phân vai
Thứ hai ngày tháng năm 20 TẬP ĐỌC Tiết 39 : Thái sư Trần Thủ Độ I. Mục đích yêu cầu : -Đọc lưu loát , diễn cảm toàn bài . Biết đọc phân biệt lời của nhân vật - Hiểu nghĩa các từ khó trong truyện : thái sư , câu đương , kiệu , quân hiệu - Hiểu ý nghĩa của truyện : Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu , nghiêm minh , không vì tình riêng làm sai phép nước . - Giáo dục HS học tập đức tính gương mẫu , nghiêm túc trong công việc - Hỗ trợ đặc biệt : Giúp HS đọc đúng các từ khó trong bài , tập cho các em đọc phân vai II.Đồ dùng dạy- học: Tranh minh họa bài đọc trong sgk . III.Hoạt động dạy và học : 1.Bài cũ : - Kiểm tra 2 nhóm đọc phân vai trích đoạn kịch “Người công dân số Một”(Phần 2 ) và trả lời một số câu hỏi trong sgk. 2.Bài mới : giới thiệu bài Hoạt động của GV Hoạt động của hs Hoạt động 1 : Luyện đọc Mt:Rèn kĩ năng đọc: đọc to, đọc đúng một số từ khó trong bài, ngắt nghỉ đúng dấu câu, hiểu một số từ ngữ trong bài. -GV gọi HS đọc bài một lượt: + Đoạn 1 : giọng đọc chậm rãi , rõ ràng , nghiêm minh , lạnh lùng + Đoạn 2 : đọc giọng ôn tồn , điềm đạm + Đoạn 3 : Lời vua : đọc giọng chân thành , tin cậy ; Lời viên quan tâu với vua : đọc với giọng tha thiết ; Lời Trần Thủ Độ : trầm ngâm , thành thật . - GV chia đoạn: 3 Đoạn. Đoạn 1: Từ dầu à ông mới tha cho . Đoạn 2 : Tiếp theo à thưởng cho Đoạn 3: Còn lại. -Lần 1 : HS đọc đoạn nối tiếp kết hợp luyện đọc từ ngữ khó : thái sư , câu đương, kiệu, Linh Tử Quốc Mẫu , chuyên quyền -Lần 2 cho HS tiếp tục đọc nối tiếp và kết hợp giải nghĩa từ. -Cho HS đọc lại toàn bài - GV đọc diễn cảm toàn bài + 1 HS đọc , lớp đọc thầm theo . + HS dùng viết chì đánh dấu đoạn. + HS đọc nối tiếp nhau đọc đoạn. kết hợp sửa phát âm và tham gia giải nghĩa từ . + 1 HS đọc cả bài một lượt. + Lớp lắng nghe Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Mt: Hiểu ý nghĩa của truyện “Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu , nghiêm minh , không vì tình riêng làm sai phép nước .” - Đoạn 1: Cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi : (?)Khi có người muốn xin chức câu đương , Trần Thủ Độ đã làm gì ? (?)Theo em cách xử sự này của Trần Thủ Độ có ý nghĩa gì ? - Đoạn 2 : Cho HS đọc lướt và trả lời câu hỏi (?)Trước việc làm của người quân hiệu , Trần Thủ Độ xử lí ra sao ? => Cách phân xử nghiêm minh của Trần Thủ Độ. Đoạn 3 : 1HS đọc, lớp đọc thầm (?) Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền , Trần Thủ Độ nói thế nào ? (?)Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào ? => Trần Thủ Độ một người cư xử gương mẫu , nghiêm minh Ý nghĩa : Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng làm sai phép nước . + Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời các câu hỏi . -Đồng ý nhưng phải chặt một ngón tay để phân biệt với người câu đương khác -Có ý răn đe những kẻ có ý định mua quan bán tước , làm rối loạn phép nước + HS đọc lướt đoạn 2 – tiếp tục trao đổi và trả lời câu hỏi +Không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng , lụa -1HS đọc, lớp đọc thầm -Nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng -Một người cư xử gương mẫu , nghiêm minh , không vì tình riêng làm sai phép nước . + 1-2 HS nhắc lại Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm Mt: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Biết đọc phân biệt lời của nhân vật - GV cho 3HS phân các vai ( Người dẫn chuyện, viên quan, vua, Trần Thủ Độ ) để luyện đọc diễn cảm đoạn 3 – lớp nhận xét cách đọc . GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm (chú ý Giọng đọc, nhấn giọng) -GV đưa bảng phụ chép đoạn văn cần luyện đọc lên bảng dùng phấn màu đánh dấu ngắt giọng, gạch dưới những từ cần nhấn giọng. -Cho HS đọc lại đoạn 3 -GV cho đọc phân vai theo nhóm 3 đoạn cần luyện đọc diễn cảm . - Cho đại diện các nhóm thi đọc diễn cảm – nhận xét bình chọn bạn đọc hay . +3 HS phân đọc đoạn 3, lớp nhận xét . + HS theo dõi + HS lắng nghe + Các nhóm đọc + Đại diện 2 dãy thi đọc , lớp theo dõi bình xét bạn đọc hay 3.Củng cố-Dặn dò: -Nhắc lại nội dung bài . GV liên hệ GD – nhận xét tiết học . Hs học bài , chuẩn bị bài sau “Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng” TOÁN Tiết 96 : Luyện tập I.Mục tiêu : - Giúp HS :Củng cố về kĩ năng tính chu vi hình tròn . - Vận dụng công thức tính chu vi hình tròn để giải quyết tình huống thực tiễn đơn giản . - GD học sinh tính cẩn thận , chính xác khi giải toán . II. Đồ dùng dạy- học: HS : xem trước bài III.Hoạt động dạy và học : Bài cũ : 2 HS lên làm lại bài tập 2,3 ( trang 98 ) Bài mới : Giới thiệu bài Hoạt động của GV Hoạt động của hs Hoạt động 1 : Thực hành – luyện tập Mt: Củng cố về kĩ năng tính chu vi hình tròn . Vận dụng công thức tính chu vi hình tròn để giải quyết tình huống thực tiễn đơn giản . Bài 1 : Gọi HS nêu yêu cầu đề bài . HS tự vận dụng trực tiếp công thức tính chu vi hình tròn và củng cố kĩ năng nhân các số thập phân . -Gọi HS lên bảng thực hiện , cho cả lớp làm vào vở . - Gọi HS nhận xét - Chú ý với trường hợp r = 2 cm đổi hỗn số ra số thập phân hoặc phân số .2 = 2,5 hay =5/2 Kết quả lần lượt các phép tính là : 56,52 m 27,632 dm 15,7 cm . Bài 2 : Gọi HS đọc đề bài . GV hướng dẫn HS dựa vào công thức tính chu vi hình tròn để tìm cách tính đường kính và bán kính của hình tròn . - Cho HS tự làm bài , gọi HS lên bảng làm (HS yếu làm ý a , HS TB làm ý b) -GV gợi ý từ C = d x 3,14 à d = C : 3,14 C = r x2 x 3,14 à r = C : ( 2 x 3,14 ) Bài giải a)Đường kính hình tròn đó là : 15,7 : 3,14 = 5 (m) b)Bán kính của hình tròn đó là :18,84 : ( 2x 3,14 ) = 3 (dm) Đáp số : a) 5 m ; b) 3 dm Bài 3 : Gọi HS đọc yêu cầu đề bài HS trao đổi nhóm cách thực hiện sau đó mỗi HS tự làm bài vào vở . -GV gợi ý cho các nhóm khi thảo luận ý b : Khi bánh xe lăn được một vòng thì người đi xe đạp đi được một quãng đường tương ứng với độ dài nào ? ( ..độ dài đường tròn hay chu vi của bánh xe) - HS lên bảng làm bài , lớp nhận xét sửa bài . Bài giải : a) Chu vi của bánh xe là : 0,65 x 3,14 = 2,04m b) Số mét mà người đi xe đạp đó sẽ đi được : - Khi bánh xe lăn 10 vòng là :2,041 x 10 = 20,41 (m) -Khi bánh xe lăn 100 vòng là :2,041 x 100 = 204,1 (m) Đáp số : a) 2,041 m b) 20,41 m 204,1 m Bài 4 : yêu cầu hs về nhà làm bài + 1 HS đọc đề .HS tự vận dụng công thức tính chu vi hình tròn và làm bài . + 3 HS lên bảng làm . Lớp nhận xét bài của bạn , hai HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau . + 1 HS nêu yêu cầu đề , lớp theo dõi sự gợi ý của GV . + HS tự làm bài , 2 HS lên bảng làm + Lớp nhận xét sửa bài . Ghi công thức tính bán kính , đường kính vào vở + HS nêu yêu cầu bài tập . +HS trao đổi cách thực hiện . + Cả lớp làm vào vở , 1 HS lên bảng làm , lớp nhận xét sửa bài . 3.Củng cố-Dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài luyện tập . GV nhận xét tiết học . Học bài và làm lại bài 3,4. Chuẩn bị bài sau “ Diện tích hình tròn” ĐẠO ĐỨC Tuần 20 : Em yêu quê hương ( tiết 2) I.Mục tiêu : Học xong bài này HS biết : - Thể hiện tình cảm đối với quê hương - Bày tỏ thái độ phù hợp đối với một số ý kiến liên quan đến tình yêu quê hương . - Xử lí một số tình huống liên quan đến tình yêu quê hương . II. Đồ dùng dạy- học: - Thẻ các màu để sử dụng cho hoạt động 2 . Các bài thơ bài hát nói về tình yêu quê hương . III.Hoạt động dạy và học : 1.Bài cũ : (?)Nêu những biểu hiện thể hiện tình yêu quê hương ? (?)Nêu ghi nhớ ? 2. Bài mới : Giới thiệu bài Hoạt động của GV Hoạt động của hs Hoạt động 1 : Làm bài tập 4 , SGK Mt: Bày tỏ tình cảm đối với quê hương . -GV chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS trưng bày và giới thiệu tranh -Đại diện từng nhóm lên trình bày và giới thiệu tranh của nhóm mình . -HS cả lớp xem tranh và trao đổi , bình luận . -GV nhận xét về tranh ảnh của HS và bày tỏ niềm tin rằng các em sẽ làm được những công việc thiết thực để tỏ lòng yêu quê hương . + HS chuẩn bị và thảo luận nhóm 4. + Đại diện các nhóm trình bày , các nhóm theo dõi nhận xét , bổ sung + HS lắng nghe . Hoạt động 2 : Bày tỏ thái độ (Bài tập 2 sgk ) Mt:Bày tỏ thái độ phù hợp đối với một số ý kiến liên quan đến tình yêu quê hương . - GV nêu yêu cầu bài tập , hướng dẫn HS cách thức bày tỏ thái độ thông qua việc giơ thẻ màu . - GV lần lượt nêu từng ý kiến , cả lớp bày tỏ thái độ theo quy ước . - GV mời một số HS giải thích lí do , cả lớp lắng nghe và bổ sung . =>Kết luận :- Tán thành các ý kiến (a ) , (d ) - Không tán thành với các ý kiến (b ; c ) . + HS bày tỏ thái độ của mình bằng cách giơ thẻ . + Một số HS giải thích .Lớp lắng nghe bổ sung ý kiến . + HS lắng nghe và nhắc lại . Hoạt động 3 : Xử lí tình huống ( Bài tập 3 , SGK ) Mt: Xử lí một số tình huống liên quan đến tình yêu quê hương . -GV yêu cầu các nhóm thảo luận để xử lí các tình huống của bài tập 3 . -Cho các nhóm thảo luận . - Theo từng tình huống , đại diện các nhóm trình bày , các nhóm khác nhận xét , bổ sung . =>kết luận : - Tình huống (a) : Bạn Tuấn có thể góp sách báo của mình ; vận động các bạn cùng tham gia đóng góp ; nhắc nhở các bạn giữ gìn sách - Tình huống (b) : Bạn Hằng cần tham gia làm vệ sinh với các bạn trong đội , vì đo ... (Dựng đoạn kết bài) 2. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Hướng dẫn lập chương trình. Mt: Biết lập chương trình cho một trong các hoạt động của liên đội hoặc một hoạt động trường dự kiến tổ chức Bài 1 : Yêu cầu học sinh đọc đề bài GV giải nghĩa : + Việc bếp núc : việc chuẩn bị thức ăn, thức uống , bát đĩa , - GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi : (?) Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì ? - GV gắn lên bảng tấm bìa 1 : I- Mục đích (?) Để tổ chức buổi liên hoan, cần làm những việc gì ? Lớp trưởng phân công như thế nào ? - GV gắn lên bảng tấm bìa 2 : II – Phân công chuẩn bị (?) Hãy thuật lại diễn biến của buổi liên hoan - GV gắn lên bảng tấm bìa 3 : III – Chương trình cụ thể - GV chốt : Để đạt kết quả của buổi liên hoan tốt đẹp như trong mẫu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể, chắc lớp trưởng đã cùng các bạn lập một CTHĐ rất cụ thể, khoa học, hợp lí, huy động được khả năng của mọi người - HS đọc tiếp nối yêu cầu đề bài. Cả lớp theo dõi SGK. - HS trả lời, lớp bổ sung: - Chúc mừng các thầy, cô giáo nhân ngày Nhà giáo VN 20 – 11 ; bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô - Chuẩn bị : bánh, hoa quả, làm báo tường, chương trình văn nghệ - Phân công : bánh : ; làm báo tường :; - HS nêu Hoạt động 2: Học sinh lập chương trình. Mt:Lập được chương trình theo yêu cầu của bài. Bài 2 : GV chia lớp thành 6 nhóm; phát giấy khổ to cho học sinh làm bài trên giấy. - Giáo viên nhận xét, sửa chữa, giúp học sinh hoàn chỉnh từng bản chương trình hoạt động theo gợi ý sau: (?) Chương trình hoạt động của bạn lập ra có rõ mục đích không? (?) Những công việc bạn nêu đã đầy đủ chưa? Phân công việc rõ ràng chưa? (?) Bạn đã trình bày đủ các đề mục của một chương trình hoạt động không? (?)Nêu ích lợi và cấu tạo một chương trình hoạt động. - Mỗi nhóm có thể cùng lập CTHĐ với đủ 3 phần hoặc chia nhỏ công việc thành 3 phần - Đại diện nhóm trình bày chương trình của từng nhóm - HS nhắc lại ích lợi của việc lập CTHĐ và cấu tạo 3 phần của một CTHĐ 3.Củng cố -Dặn dò - GV nhận xét tinh thần làm việc của cả lớp và khen ngợi những cá nhân xuất sắc .Yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh bản chương trình hoạt động, viết lại vào vở. Chuẩn bị: “Lập chương trình hoạt động (tt)”. KHOA HỌC Tiết 40 : Năng lượng I.Mục tiêu: -Nêu được ví dụ về các vật có biến đổi vị tri. Hình dạng. Nhiệt độ nhờ được cung cấp năng lượng. - Nêu được ví dụ về hoạt động của con người, của tác động vật khác, của các phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó. - Biết làm thí nghiệm đơn giản. II. Đồ dùng dạy- học: Nến, diêm. - Ô tô đồ chơi chạy pin có đèn và còi. III. Các hoạt động: 1. Bài cũ: 2 hs trả lời bài “Sự biến đổi hoá học Giáo viên nhận xét 2. Giới thiệu bài mới: “Năng lượng” Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Thí nghiệm Mt:Làm được ví dụ về các vật có biến đổi vị tri. Hình dạng. Nhiệt độ nhờ được cung cấp năng lượng. -Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và làm thí nghiệm theo nhóm thảo luận nội dung sau: -Hiện tượng quan sát được? -Vật bị biến đổi như thế nào? -Nhờ đâu vật có biến đổi đó? =>Khi dùng tay nhấc cặp sách, năng lượng là do người cung cấp đã làm cặp sách dịch chuyển lên cao. -Khi thắp ngọn nến, nến toả nhiệt phát ra ánh sáng. Nến bị đốt cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và toả nhiệt. -Khi lắp pin và bật công tắc ô tô đồ chơi, động cơ quay, đèn sáng, còi kêu. Điện do pin sinh ra cung cấp năng lượng. -Học sinh thí nghiệm theo nhóm và thảo luận .đại diện nhóm lên trình bày. -Đại diện các nhóm báo cáo. -Học sinh tự đọc mục Bạn có biết trang 75 SGK. Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận. Nêu được ví dụ về hoạt động của con người, của tác động vật khác, của các phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó -Yc hs quan sát và tìm các ví dụ khác về các biến đổi, hoạt động và nguồn năng lượng? =>Nêu lại nội dung bài học. -Quan sát hình vẽ nêu thêm các ví dụ hoạt động của con người, của các động vật khác, của các phương tiện, máy móc chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó. -Người nông dân cày, cấyThức ăn -Các bạn học sinh đá bóng, học bàiThức ăn -Chim săn mồiThức ăn -Máy bơm nướcĐiện 3. Cùng cố- dặn dò: Xem lại bài. Học ghi nhớ. Chuẩn bị: “Năng lượng mặt trời”. TOÁN Tiết 100 : Giới thiệu biểu đồ hình quạt I. Mục tiêu: Giúp HS: - Làm quen với biểu đồ hình quạt. Bước đầu biết cách “đọc” và phân tích xử lý số liệu trên biểu đồ. - Rèn kĩ năng đọc và phân tích, xử lí số liệu trên biểu đồ.- Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học. II. Các hoạt động: 1. Bài cũ: 1 hs làm lại bài tập 3 2. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Giới thiệu biểu đồ hình quạt. Mt: Làm quen với biểu đồ hình quạt -GV vẽ biểu đồ ví dụ 1 lên bảng - Yêu cầu học sinh quan sát kiõ biểu đồ hình quạt. và nhận xét đặc điểm. (?) Biểu đồ có dạng hình gì? Được chia thành mấy phần? (?) Trên mỗi phần ghi gì? (?) Biểu đồ nói về điều gì? (?) Sách trong thư viện của trường được phân làm mấy loại ? (?) Tỉ số % của từng loại là bao nhiêu ? - Giáo viên chốt lại những thông tin trên bản đồ. - Tương tự ở VD 2 -HS quan sát, thảo luận trả lời yc của GV Dạng hình tròn chia nhiều phần. -Trên mỗi phần đều ghi số phần trăm tương ứng. -50% số sách là truyện thiếu nhi -25% số sách là sách GK -25% số sách là các loại sách khác -Học sinh lần lượt nêu những thông tin ghi nhận qua biểu đồ. Hoạt động 2: Thực hành Mt: Bước đầu biết cách “đọc” và phân tích xử lý số liệu trên biểu đồ. Bài 1:GV yc hs đọc đề bài, yc học sinh: + Nhìn vào biểu đồ chỉ số % HS thích màu xanh + Tính số HS thích màu xanh theo tỉ số % khi biết tổng số HS của cả lớp . GV nhận xét, sửa bài. Số hs thích màu xanh:120:100x40 =48 hs Số hs thích màu đỏ:120:100x 25 = 30 hs Số hs thích màu tím:120:100 x15 = 18 hs Số hs thích màu trắng: 120:100x20 =24 hs Đáp số:a)48hs,b)30hs ,c)24hs ,d) 18 hs Bài 2: GV yc hs đọc đề bài - Hướng dẫn HS nhận biết : + Biểu đồ nói về điều gì ? + Căn cứ vào các dấu hiệu quy ước , hãy cho biết phần nào trên biểu đồ chỉ số HS giỏi , số HS khá , số HS trung bình . -Hs đọc đề bài, theo dõi gợi ý của GV -Học sinh làm bài. Sửa bài -1hs lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. -Lập biểu đồ hình quạt về số bạn học sinh giỏi, khá, trung bình của tổ. - HS nêu và đọc biểu đồ 3.Củng cố- Dặn dò: Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: “Luyện tập về tính diện tích”. KĨ THUẬT Tiết 20 : Chăm sóc gà I.Mục tiêu: HS cần phải: -Nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà -Biết cách chăm sóc gà. Có ý thức chăm sóc , bảo vệ gà. II.Chuẩn bị : -Một số tranh ảnh minh hoạ trong SGK. III.các hoạt động dạy học: 1.Bài cũ : (?)Nêu mục đích của việc nuôi dưỡng gà? (?)Ở gia đình em thường cho gà ăn, uống như thế nào? (?)Nêu nội dung bài học 2.Bài mới: GTB –ghi đề Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 : Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà Mt: Nêu được mục đích , tác dụng của việc chăm sóc gà -GV tổ chức cho hs đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau: (?)Thế nào là chăm sóc gà? (?)Gà chăm sóc tốt sẽ thế nào? -HS tham khảo SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. -Chăm sóc gà nhằm tạo điều kiện sống thuận lợi,thích hợp cho gà và giúp gà tránh được ảnh hưởng không tốt của các yếu tố môi trường. -Sẽ khoẻ mạnh, mau lớn, có sức chống bệnh tốt và góp phần nâng cao năng suất nuôi gà Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách chăm sóc gà Mt: Biết cách chăm sóc gà. a)Sưởi ấm cho gà -HS đọc thông tin SGK thảo luận nhóm nội dung: (?)Nêu vai trò của nhiệt đối với đời sống động vật? (?)Nêu cách sưởi ấm cho gà con? b)Chống nóng, chống rét, phòng ấm cho gà (?)Nêu cách chống nóng , chống rét , phòng ẩm cho gà?(Làm chuồng nuôi về phía đông-nam ấm áp về mùa đông.Mùa đông nên làm rèm chắn giócho gà) (?)Nêu cách chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà ở gia đình hoặc ở địa phương? c)Phòng ngộ độc thức ăn cho gà (?)Nêu tên những thức ăn không được cho gà ăn? (?)Em hãy nêu cách phòng ngộ độc thức ăn cho gà? -GV tóm tắt bài hướng dẫn HS rút ghi nhớ. -HS thảo luận theo nhóm bàn. -Đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét và bổ sung -Nhiệt độ tác động đến sự lớn lên, sinh sản của đông vật.nếu nhiệt độ thấp hoặc cao quá, động vật có thể chết. Mỗi loài động vật có khả năng chịu nóng , chịu rét khác nhau. -Dùng chụp sưởi( H1), hoặc sưởi bằng bóng đèn điện. Nếu không có điện có thể sưởi ấm không khí quanh chuồng bằng cách đốt bếp than hoặc bếp củi. -HS thảo luận theo cặp. -Đại diện nhóm trình bày . -Lớp nhận xét và bổ sung. -HS tự liên hệ và trả lời. -HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. -Thức ăn bị mốc; thức ăn có vị mặn. -Không cho gà ăn những thức ăn đã bị ôi, mốc và thức ăn mặn. -HS đọc ghi nhớ ( SGK /66) 3.Củng cố – dặn dò :-HS nhắc lại nội dung bài. GV nhận xét tiết học. Dặn HS về học bài và chuẩn bị bộ lắp ghép. Ban giám hiệu duyệt tuần 20 Ngày
Tài liệu đính kèm: