Giáo án Tuần 21 - Học kỳ 2 Lớp 5

Giáo án Tuần 21 - Học kỳ 2 Lớp 5

Toán

101. LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH

I- MỤC TIÊU:

-Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình dẫ học.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Nội dung bài.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1. Ổn định tổ chức(1p). Chuẩn bị tiết học.

2. Kiểm tra bài cũ(4p): HS làm bài tâp 3.

3.Bài mới (32p): a. Giới thiệu bài:Trực tiếp

 b. Nội dung:

 

doc 23 trang Người đăng nkhien Lượt xem 976Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 21 - Học kỳ 2 Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Ngàysoạn: Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2011
Ngày dạy: Thứ hai ngày 17 tháng 1 năm 2011
Toán
101. Luyện tập về tính diện tích
I- Mục tiêu:
-Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình dẫ học.
II- Đồ dùng dạy học: Nội dung bài.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức(1p). Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra bài cũ(4p): HS làm bài tâp 3.
3.Bài mới (32p): a. Giới thiệu bài:Trực tiếp
 b. Nội dung: 
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
1. Giới thiệu cách tính
 Thông qua ví dụ nêu trong SGK để hình thành quy trình tính như sau :
- Chia hình đã cho thành các hình quen thuộc ( các phần nhỏ ) có thể tính được diện tích. Cụ thể chia hình đã cho thành 2 hình vuông và một hình chữ nhật.
- Xác định kích thước các hình mới tạo thành. Cụ thể hình vuông có cạnh là 20 m; hình chữ nhật có các kích thước là 70 m và 40,1m.
- Tính diện tích của từng phần nhỏ, từ đó suy ra diện tích của toàn bộ mảnh đất.
2. Thực hành
Bài 1: Có thể chia hình đã cho thành 2 hình chữ nhật,
 tính diện tích của chúng, từ đó tính diện tích của cả mảnh đất.
Bài 2 (không bắt buộc làm tại lớp): Hướng dẫn HS tương tự như bài 1, chia khu đất thành 3 hình chữ nhật .
GV hướng dẫn HS khá nhận biết một cách làm khác:
 - Hình chữ nhật có các kích thước là 141m và 80m bao phủ khu đất.
 - Khu đất đã cho chính là hình chữ nhật bao phủ bên ngoài khoét đi hai hình chữ nhật nhỏ ở góc bên phải và góc dưới bên trái.
 - Diện tích khu đất bằng diện tích của cả hình chữ nhật bao phủ trừ đi diện tích của 2 hình chữ nhật nhỏ với các kích thước là 50m và 40,5 m.
Toán
Luyện tập về tính diện tích
1. Giới thiệu cách tính
2. Thực hành
4. Củng cố, dặn dò(4p)
- GV hệ thống bài, nhắc lưu ý cần thiết.- Dặn HS làm bài tập ở nhà.
Tập đọc
41.Trí dũng song toàn
I- Mục đích, yêu cầu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn giọng phân biệt lời nhân vật. 
- Hiểu ý nghĩa bài đọc : Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước.(trả lời được các câu hỏi SGK)
II- Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài đọc SGK.
III- Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức(1p). Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra bài cũ(4p): HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng, trả lời câu hỏi về nội dung bài
3.Bài mới(32p) : a. Giới thiệu bài:Trực tiếp
 b. Nội dung: 
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
a. Luyện đọc:- Một, vài HS khá, giỏi nối tiếp nhau đọc bài văn.- HS quan sát tranh minh họa sứ thần Giang Văn Minh oai phong, khẳng khái, đối đáp giữa triều đình nhà Minh.
- Hai, ba tốp HS ( mỗi tốp 4 em ) tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn.Đ1 : Từ đầu đến .. hỏi cho ra lẽ.Đ2 :.. đền mạng Liễu Thăng.Đ3 : Lần khác đến hại ông.Đ4 : Phần còn lại . Khi HS đọc, GV kết hợp sửa lỗi cho HS , giúp HS hiểu nghĩa từ ngữ được chú giải trong SGK.- HS luyện đọc theo cặp .- Một, hai em đọc cả bài.- GV đọc diễn cảm bài văn. Chú ý đọc đúng lời Giang Văn Minh ở trong từng đoạn đối thoại : Đoạn Giang Văn Minh than khóc - giọng ân hận, xót thương. - giọng cứng cỏi. Đoạn Giang văn minh ứng đối giọng dõng dạc tự hào.Đoạn kết, đọc chậm, giọng xót thương.
b. Tìm hiểu bài:- 1 HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1 SGK. 
- GV p/t thêm để HS nhận ra sự khôn khéo của Giang Văn Minh đẩy vua nhà Minh vào hoàn cảnh vô tình thừa nhận sự vô lí của mình, từ đó dù biết mắc mưu vẫn phải bỏ lệ bắt nước Việt góp giỗ Liễu Thăng.- Nhắc lại n/d cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với Đại Thần nhà minh .-Vài HS nối tiếp nhau nhắc lại cuộc đối đáp.- Vì sao vua nhà Minh sai người hãm hại ông Giang Văn Minh ?- Vì sao có thể nói Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn ?
+ HS nêu ND bài?
c. Đọc diễn cảm:- 5 HS luyện đọc diễn cảm theo cách phân vai. GVh/d đọc đúng lời Giang Văn Minh và các nhân vật.- GV chọn một đoạn tiêu biểu, hướng dẫn HS đọc diễn cảm: " Chờ rất lâusang cúng giỗ ".+ GV đọc mẫu đoạn này. + Từng tốp 3 HS luyện đọc diễn cảm theo cách phân vai.+ HS thi đọc diễn cảm.
Tập đọc
Trí dũng song toàn
I. Luyện đọc:
Giang Văn Minh ,cống nạp
Lê Thần Tông.
Vậy tướng liễu Thăng đã tử trận mấy trăm năm, sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ ?
II.Tìm hiểu bài:
1. Sự khôn khéo của Giang Văn Minh.
2. Dũng khí và tài đối đáp của Giang Văn Minh.
3. Giang Văn Minh vừa mưu trí vừa bất khuất.
4. Giang Văn Minh- dũng trí song toàn.
4. Củng cố, dặn dò(3p):
- HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện.- GV nhận xét tiết học. Dặn HS kể câu chuyện về Giang Văn Minh cho người thân nghe.
Đạo đức
21.ủy ban nhân dân xã (phường) em
I- Mục tiêu: Học xong bài này HS biết : 
- Bước đầu biết vai trò củaUBND xã ( phường ) đối với cộng đồng.
- Kể được một số công việc của UBND xã ( phường )đối với trẻ em trên địa phương.
- Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng UBND xã ( phường ).
- Có ý thức tôn trọng UBND xã ( phường ).
II- Tài liệu và phương tiện: ảnh trong bài phóng to.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức(1p). Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra bài cũ(5p): Hãy giới thiệu về một người phụ nữ mà em kính trọng ? 
3.Bài mới (30p): a. Giới thiệu bài:Trực tiếp
 b. Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
HĐ 1 : Tìm hiểu truyện đến ủy ban nhân dân phường.
* MT : HS biết một số công việc của ủy ban nhân dân xã (phường) và bước đầu biết được tầm quan trọng của UBND xã ( phường ).
* TH:- GV mời 1-2 HS đọc truyện trong SGK.
-Thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau:
+ Bố Nga đến UBND phường để làm gì ?
+ UBND phường làm các công việc gì ?
+ UBND xã ( phường ) có vai trò rất quan trọng nên mỗi người dân cần phải có thái độ như thế nào đối với UBND ?- GV KL . 1- 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
HĐ 2: Làm bài tập 1 SGK.
* MT: HS biết một số việc làm của UBND xã (phường).
*TH:- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm HS.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. Cả lớp trao đổi, bổ sung.- GVKL.
HĐ 3: Làm bài tập 3 SGK.
* MT: HS nhận biết được các hành vi, việc làm phù hợp khi đến UBND xã ( phường).
* TH:- GV giao nhiệm vụ cho HS.
- HS làm việc cá nhân.- GV gọi một số HS lên trình bày ý kiến.- GVKL.
Đạo đức
ủy ban nhân dân xã (phường)em
- KL: UBND xã (phường) giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân ở địa phương. Vì vậy mỗi người dân đều phải tôn trọng và giúp đỡủy ban hoàn thành công việc. 
ghi nhớ trong SGK.
bài tập 1 SGK.
KL:
- UBND xã ( phường) làm các việc: b, c, d, đ, e, h, i.
bài tập 3 SGK.
KL: 
+ b, c là hành vi, việc làm đúng.
 + a là hành vi không nên làm.
4.Củng cố, dặn dò(4p): 
- HS đọc lại ghi nhớ.
-Tìm hiếu và giới thiệu về những hoạt động xã (phường) tại nơi mình ở; các công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em mà UBND xã ( phường) đã làm.
Địa lý 
 21. các nước láng giềng của việt nam
I - Mục tiêu: - Dựa vào lược đồ, bản đồ , nêu được vị trí của Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô của ba nước này. 
- Biết sơ lược tên những sản phẩmchính của nền kinh tế cam –pu – chia , lào. Lào không giáp biển địa hình phần lớn là núi và cao nguyên, Cam –pu – chia chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo.
+ Cam-pu-chia sản xuất chủ yếu là lúa gạo, cao suhồ tiêu, đường, thốt nốt đáng bắt được nhiều cá nước ngọt, Lào sx quế, cánh kiến, gỗ, lúa gạo.
+ Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, đang phát triển mạnh,với nhiều ngành công nghiệp hiện đại. 
II- Đồ dùng dạy học: Bản các nước châu á. Bản đồ tự nhiên Châu á.
III- Các hoạt động- dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu NX về hoạt động kinh tế của khu vực đông nam á?
2. Dạy học bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp.
 b. Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
a. Cam-pu-chia
Hoạt động 1: Hoạt động nhóm đôi.
- Học sinh quan sát hình 3 bài 17 và hình 5 bài 18,nhận xét Cam-pu-chia thuộc khu vực nào của Châu á? Giáp cácnước nào?
- Đọc đoạn văn sách giáo khoa : Nhận xét về địa hình và các ngành sản xuất chính?
- Các nhóm báo cáo kết quả kết hợp chỉ bản đồ.
- Nhận xét, bổ sung.
* Kết luận : sách giáo khoa 
b. Lào
Hoạt động 2: Cá nhân
- Giáo viên cho học sinh làm việc tương tự như phần A, sau đó hoàn thành bảng theo gợi ý:
- Giáo viên cho học sinh quan sát ảnh sách giáo khoa.
- Nhận xét các công trình kiến trúc, phong cảnh của 2 nước này.
* Kết luận : sách giáo khoa 
C. Trung Quốc
Hoạt động 3: Cả lớp
Học sinh quan sát hình 5 bài 18 và gợi ý sách giáo khoa , trả lời câu hỏi:
- Nhận xét số dân , diện tích Trung Quốc?
- Học sinh trả lời, giáo viên chốt ý. Học sinh quan sát hình 3: Em biết gì về Vạn Lí Trường Thành của Trung Quốc?
- Giáo viên giới thiệu về Vạn Lí Trường Thành.
* Kết luận: sách giáo khoa 
Địa lý
 các nước láng giềng của việt nam
a.Cam-pu-chia:
- thuộc khu vực ĐNA.
- lòng chảo, trũng
- trồng lúa, gao, hồ tiêu
b. Lào:
- là nước nông nghiệp.
c. Trung Quốc:
- diện tích lớn, dân đông.
- kinh tế đang phát triển.
3. Củng cố- dặn dò: - Giáo viên cung cấp một số thông tin về Trung Quốc cho học sinh ( Tr.124 sách giáo viên). Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài, nhận xét tiết học.
Ngàysoạn: Thứ ba ngày 11 tháng 1 năm 2011 
 Ngày dạy: Thứ ba ngày 18 tháng 1 năm 2011
Toán
102. Luyện tập về tính diện tích ( tiếp theo )
I. Mục tiêu : 
-Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình dẫ học.
II. Đồ dùng dạy học:
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức(1p): Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra(4p): HS làm bài tâp 3.
3.Bài mới(30) : a. Giới thiệu bài:Trực tiếp.
 b. Nội dung: Hướng dẫn HS luyện tập.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
1. Giới thiệu cách tính
Thông qua ví dụ trong SGK để hình thành quy trình tính tương tự như tiết 101 :
- Chia hình đã cho thành 1 hình tam giác và một hình thang.
- Đo các khoảng cách trên mặt đất, hoặc thu thập số liệu đã cho, giả sử ta được bảng số liệu như trong SGK.
- Tính diện tích của tờng phần nhỏ, từ đó suy ra diện tích toàn bộ 
mảnh đất.
2. Thực hành :
Bài 1 
- Theo hình vẽ thì mảnh đất đã cho được chia thành những 
hình nào? (hình chữ nhật và 2 hình tam giác) 
- Nêu cách tính diện tích của mỗi hình ?
- Tính diện tích của mảnh đất ?
- GV chú ý rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính cho HS còn chậm .
Bài 2(HSKG) : Hướng dẫn tương tự như bài tập 1 
Toán
Luyện tập về tính diện tích ( tiếp theo)
1. Giới thiệu cách tính:
2. Luyện tập:
Bài1: Giải
Diện tích hcn AEGD là:
84 x 63 = 5292 (m2)
Diện tích tamgiác BAE là:
84 x 28 : 2 = 1176 (m2)
Diện tích tamgiác BGC là:
91 x 30 : 2 = 1365(m2)
Diện tích mảnh đất là:
5292 + 1176 + 1365 = 7833 (m2)
Đ ...  tạm thời. Quân ta sẽ tập kết ra Bắc. Quân Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam. Trong 2 năm quân Pháp phải rút khỏi miền Nam Việt Nam. Đến 7-1956, tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
2. Âm mưu phá hoại hiệp định Giơ - ne -vơ của Mĩ-Diệm.
4. Củng cố: - Gv gọi HS nêu lại nội dung bài học. GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
Mĩ thuật 
21.tập nặn tạo dáng: đề tài tự chọn
I - Mục tiêu:
- Biết cách nặn các hình có khốikhối .
- Nặn được hình người, đồ vật, con vật,và tạo dáng theo ý thích.
II- Đồ dùng dạy học:
Một số đồ gốm, đồ mĩ nghệ, một vài con vật, đồ vật được tạo dáng.
Đất nặn và dụng cụ để nặn.
III- Các hoạt động- dạy học:
1- ổn định:
2- Kiểm tra:
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
3- Dạy học bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
 b. Nội dung bài:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét 
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát một số mẫu đã chuẩn bị và tranh minh hoạ sách giáo khoa , học sinh thấy được sự phong phú của các hình nặn.
Hoạt động 2: Cách nặn
- Giáo viên nhắc lại cách nặn, ghép hình, đồng thời thao tác để học HS quan sát 
- Học sinh quan sát .
- Nêu các bước nặn tạo dáng?
Hoạt động 3: Thực hành 
- Tổ chức cho học sinh nặn theo nhóm.
- Các nhóm đăng kí đề tài nặn.
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn thêm cho từng em.
Hoạt động 4: nhận xét , đánh giá
- Giáo viên và học sinh chọn và nhận xét , xếp loại một số bài nặn đẹp.
- Giáo viên nhận xét và khen ngợi những em có bài nặn đẹp.
Mĩ thuật
tập nặn tạo dáng: đề tài tự chọn
1. Quan sát nhận xét:
2. Cách nặn:
+ Nặn từng bộ phận rồi ghép lại.
+ Nặn từ một thỏi đất thành các bộ phận chính, sau đó nặn thêm các chi tiết.
+ Tạo dáng cho sinh động.
3. Thực hành
4. Củng cố: GV cho HS nêu lại cách nặn.GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
 Về nhà nhớ lại các bước và tập nặn lại cho đẹp hơn, sưu tầm kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm.
Ngày soạn: Thứ sáu ngày 14 tháng 1 năm 2011 
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 21 tháng 1 năm 2011
Toán
diện tích xung quanh và diện tích toàn phần
 Hình hộp chữ nhật
I - Mục tiêu:
 - Có biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật .
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật .
II- Đồ dùng dạy học:
- Một số hình HCN có thể triển khai được.
III- Các hoạt động- dạy học:
1. ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS chuẩn bị ND tiết học.
2- Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3- Dạy học bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp. 
 b. Nội dung bài:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
+ Hướng dẫn học sinh hình thành khái niệm, cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật .
a) Diện tích xung quanh HHCN.
- Giáo viên quan sát các mô hình về HHCN
- Hình HCN có đặc điểm gì?
- Học sinh trả lời, nhắc lại.
- Chỉ ra các mặt xung quanh của hình hộp?
- Tính diện tích của các mặt xung quanh?
- Vận dụng công thức nào để tính?
* Giáo viên triển khai cách tính diện tích xung quanh.
- Học sinh quan sát. Giáo viên đưa ra cách tính .
- Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta làm thế nào?
*Công thức: sách giáo khoa 
b) Diện tích toàn phần : Cách tiến hành tương tự .
+ Hướng dẫn học sinh làm bài tập
 Bài 1:- HS tự làm bài, đổi vở cho nhau để kiểm tra.
- Nêu kết quả.
- Vận dụng công thức nào để tính?
- Chữa bài. Học sinh khác nhận xét.
Bài 2(HSKG): Vận dụng công thức nào để tính?
- Học sinh làm bài, chữa bài. Giáo viên chốt lại ý đúng.
Toán
diện tích xung quanh và diện tích toàn phần
Hình hộp chữ nhật
1. Diện tích xung quanh HHCN.
*Công thức: sách giáo khoa 
2. Diện tích toàn phần HHCN.
*Công thức: sách giáo khoa.
3. Luyện tập
+Bài 1 
+Bài 2(HSKG làm thêm)
4. Củng cố- dặn dò: - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài.
 - Nhận xét tiết học.
Chính tả
21. Nghe- viết: trí dũng song toàn
I - Mục tiêu:
1. viết đúng bài chính tảitình bày đúng hình thức bàivăn xuôi
2. Làm được bài tập 2 a/b hoặc 3a hoặc b
II- Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập Tiếng Việt 5.
III- Các hoạt động- dạy học:
1. ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS chuẩn bị ND tiết học.
2- Kiểm tra bài cũ
- Học sinh viết các từ có chứa âm đầu r/ d/gi
3- Dạy học bài mới
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. Nội dung bài:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
+ Hướng dẫn học sinh nghe- viết
- Học sinh đọc đoạn viết .
- Nội dung đoạn văn kể điều gì?
- Học sinh đọc thầm đoạn văn.
- Tìm một số từ dễ viết sai, các câu đặt trong ngoặc kép.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết chính tả.
- Đọc soát lỗi.
- Chấm một số bài, nhận xét chung .
+ Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 2a
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm bài theo nhóm tổ.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Giáo viên chốt lại ý đúng.
Bài tập 3
- Nêu yêu cầu bài tập?
- Tổ chức cho học sinh thi tiếp sức.
- Nhận xét, bổ sung.
- Cho học sinh đọc lại toàn bộ bài thơ khi đã điền hoàn chỉnh.
- Học sinh yếu làm lại.
Chính tả
Nghe- viết: trí dũng song toàn
1. Viết chính tả.
2. Luyện tập:
+ Bài 2: a) Các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, d, gi.
- giả lại để dùng về sau:
 Dành dụm, để dành.
- Biết rõ, thành thạo: rành, rành rẽ.
- Đồ đụng đan bằng tre nứa, đáy phẳng, thành cao: cái giành.
b) Các từ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã:
- Dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm: dũng cảm.
- Lớp mỏng bọc bên ngoài của cây, quả: vỏ.
- Đồng nghĩa với giữ gìn: bảo vệ.
+ Bài 3: a) - rầm rì
 - Quạt dịu
 - rào
 -  bao giờ
 - Hình dáng
b) tưởng,mãihãi giải
- Bên cổng
- phải
- Nhỡ
4. Củng cố: - Giáo viên nhận xét tiết học.
- Tuyên dương một số em học tập tốt.
5. Dặn dò: - Dặn học sinh về nhà đọc bài thơ: Dáng hình ngọn gió.
Tập làm văn
 42. Trả bài văn tả người
I - Mục tiêu
1 - Rút kinh nghịêm về cách xây dựng bố cục, trình tự miêu tả, quan sát, chọn lọc chi tiết,trình tự miêu tả, cách diễn đạt trình bày trong bài văn tả người.
2. Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn. 
II- Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi một số lỗi về chính tả, dùng từ đặt câu.
III- Các hoạt động- dạy học
1. ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS chuẩn bị ND tiết học.
2. Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Dạy học bài mới
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. Nội dung bài:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
*. Giáo viên nhận xét chung về kết quả làm bài của học sinh .
- Giáo viên mở bảng phụ ghi các lỗi tiêu biểu của học sinh .
- Nhận xét chung về bài làm của lớp.
+ Những ưu điểm
+ Những nhược điểm
- Giáo viên thông báo điểm cụ thể.
*. Hướng dẫn học sinh chữa bài.
a)Hướng dẫn học sinh chữa lỗi chung.
b)Hướng dẫn học sinh chữa lỗi trong bài.
 c) Hướng dẫn học sinh học tập những bài văn hay: Giáo viên đọc một số bài điển hình. Giáo viên giúp một số học sinh viết lại cho hay hơn.
Tập làm văn
Trả bài văn tả người
a. Nhận xét chung về bài làm
- đủ 3 phần 
- Bám sát yêu cầu đề bài
- Một số bài bố cục thiếu cân đối
B. Chữa lỗi 
- Dùng từ
- bố cục
- chính tả
C. Viết lại một đoạn ở phần thân bài.
4. Củng cố: 
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
	- yêu cầu học sinh bài viết chưa đạt về nhà viết lại cả bài.	 
Khoa học 
42. Sử dụng năng lượng chất đốt
I- Mục tiêu:
- Kể tên một số loại chất đốt.
- Nêu VD về việc sử dụn năng lượng chất đổt trong đời sống và sản xuất, sử dụng năng lượng than đá, dầu mỏ , khí đổt trong nấu ăn thắp sáng ,chạy máy . 
II- Đồ dùng dạy học:-Sưu tầm tranh, ảnh việc sử dụng các loại chất đốt.
 Hình và thông tin trang 86-89 SGK.
III- Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS chuẩn bị ND tiết học.
2. Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. Nội dung bài:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Kể tên một số loại chất đốt
* Mục tiêu: HS nêu được tên một số loại chất đốt : rắn, lỏng, khí.
* Cách tiến hành
- GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận.
- Hãy kể tên một số chất đốt thường dùng.Trong đó chất đốt nào ở thể rắn, ở thể lỏn, ở thể khí ?
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu: HS kể được tên và nêu đươc công dụng, việc khai thác của từng loại chất đốt.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm
 GV có thể phân công mỗi nhóm chuẩn bị về một loại chất đốt theo các câu hỏi:
1. Sử dụng các chất đốt rắn
- Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi.
- Than đá thường được dùng trong những việc gì ? ở nước ta than đá thường được khai thác chủ yếu ở đâu 
- Ngoài than đá bạn còn biết loại than nào khác?
2. Sử dụng chất đốt lỏng
- Kể tên các loại chất đốt lỏng mà em biết, chúng thường dùng để làm gì ?
- ở nước ta dầu mỏ thường khai thác ở đâu ?
- Đọc các thông tin , quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi trong hoạt động thực hành.
3. Sử dụng chất đốt khí
- Có những loại khí đốt nào ?
- Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Từng nhóm trình bày kết quả, sử dụng tranh, ảnh đã chuẩn bị và trong SGK để minh họa.
GV cung cấp thêm : Để sử dụng được khí tự nhiên, khí được nén vào các bình chứa bằng thép để dùng cho các bếp ga.
Hoạt động 3 : Thảo luận về việc sử dụng an toàn, tiết kiêm chất đốt 
* Mục tiêu: HS nêu được sự cần thiết và một số biện pháp sử dụng an toàn, tiết kiệm các loại chất đốt.
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc nhóm
Các nhóm thảo luận :
- Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than ?
- Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải có phải là nguồn năng lượng vô tận không ? Tại sao ?
- Nêu thí dụ về việc sử dụng lãng phí năng lượng. Tại sao cần sử dụng năng lượng chống lãng phí năng lượng ?
- Nêu các việc làm để tiết kiệm chống lãng phí năng lượng ?
- Nêu các việc nên làm để tiết kiệm, chống lãng phí chất đốt ở gia đình bạn.
- Gia đình bạn sử dụng loại chất đốt gì để đun nấu ?
- Nêu những nguy hiểm có thể sảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt ?
- Cách phòng tránh ?
- Tác hại của việc sử dụng chất đốt đối với môi trường trong không khí và các biện pháp để giảm những tác hại đó. 
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Từng nhóm trình bày kết qủa thảo luận trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung, GV chốt lại ý đúng.
Khoa học
Sử dụng năng lượng chất đốt
1. Sử dụng các chất đốt rắn
2. Sử dụng chất đốt lỏng
3. Sử dụng chất đốt khí
4. Củng cố:- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Tuyên dương một số em học tập tốt.
5. Dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Nhận xét, ký duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 21.doc