Giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học ở trường tiểu học

Giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học ở trường tiểu học

I, MỤC TIÊU CHUNG CẦN ĐẠT VỀ GDBVMT TRONG CÁC MÔN HỌC

1/ Học viên cần biết và hiểu:

 - Mục tiêu, nội dung giáo dục BVMT trong môn học.

 - Phương pháp và hình thức dạy học lồng ghép, tích hợp. giáo dục BVMT trong môn học.

- Cách khai thác nội dung và soạn bài để dạy học lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT trong môn học.

2/ Học viên có khả năng:

- Phân tích nội dung, chương trình môn học, từ đó xác định các bài có khả năng lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT trong môn học.- Soạn bài và dạy học (môn học) theo hướng lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT.

- Tích cực thực hiện dạy học lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT vào môn học.

 

doc 40 trang Người đăng huong21 Lượt xem 2551Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học ở trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO CÁC MÔN HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
PHẦN I (Phần chung)
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, MỨC ĐỘ TÍCH HỢP VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC MÔN HỌC Ở CẤP TIỂU HỌC.
I, MỤC TIÊU CHUNG CẦN ĐẠT VỀ GDBVMT TRONG CÁC MÔN HỌC
1/ Học viên cần biết và hiểu:
	- Mục tiêu, nội dung giáo dục BVMT trong môn học.
	- Phương pháp và hình thức dạy học lồng ghép, tích hợp. giáo dục BVMT trong môn học.
- Cách khai thác nội dung và soạn bài để dạy học lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT trong 	 môn học.
2/ Học viên có khả năng:
- Phân tích nội dung, chương trình môn học, từ đó xác định các bài có khả năng lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT trong môn học.- Soạn bài và dạy học (môn học) theo hướng lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT.
- Tích cực thực hiện dạy học lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT vào môn học.
*. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN
 VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
* Mục tiêu của phần này giúp học viên trả lời được các câu hỏi sau: 
	- Thế nào là môi trường?
	- Tại sao phải giáo dục bảo vệ môi trường?
* Môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường đã và đang là một vấn đề được cả thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm. Chất lượng môi trường có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển bền vững đối với cuộc sống con người. Môi trường là một khái niệm quen thuộc và tồn tại xung quanh chúng ta.
* Học viên làm việc
 - Căn cứ vào kinh nghiệm, kiến thức về môi trường và các thông tin về môi trường trên các phương tiện thông tin mà thầy (cô) biết, hãy thảo luận các câu hỏi sau: 
	1. Môi trường là gì ?
	2. Thế nào là môi trường sống ?
	3. Quan niệm của bạn về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ?
1. Môi trường là gì?
	* Có nhiều quan niệm về môi trường
	- Môi trường là một tập hợp các yếu tố xung quanh hay là các điều kiện bên ngoài có tác động qua lại (trực tiếp, gián tiếp) tới sự tồn tại và phát triển của sinh vật.
	- Theo điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường (2005) “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người.
Tóm lại : Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
2. Thế nào là môi trường sống ?
	- Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, đất, nước và không khí, ánh sáng, công nghệ, kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hoá, lịch sử và mĩ học.
	- Môi trường sống của con người được phân thành : môi trường sống tự nhiên và môi trường sống xã hội
* Môi trường tự nhiên
	Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động vật, thực vật, đất nước Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cõy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
* Môi trường xã hội
	Là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định  ở các cấp khác nhau như: Liên hợp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể, Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với thế giới sinh vật khác.
	Ngoài ra người ta còn phân biệt khái niệm Môi trường nhân tạo : Bao gồm tất cả các nhân tố vật lí, sinh vật, xã hội do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên và chịu sự chi phối của con người.
* Môi trường nhà trường bao gồm không gian trường, CSVC trong trường như phòng học, phòng thí nghiệm, thầy giáo, cô giáo, HS, nội quy của trường, các tổ chức xã hội như Đoàn, Đội
* Môi trường (theo nghĩa rộng): là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội 
* Môi trường (theo nghĩa hẹp): bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người.
 Tóm lại, Môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. 
II. CHỨC NĂNG CỦA MÔI TRƯỜNG
* Học viên làm việc:
- Môi trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của chúng ta. Theo bạn, môi trường có những chức năng cơ bản nào ?
- Hãy mô tả các chức năng của môi trường qua một sơ đồ ?
- Độc lập suy nghĩ sau đó trao đổi trong nhóm về quan điểm của mình
* CHỨC NĂNG CHỦ YẾU CỦA MÔI TRƯỜNG
Không gian sống 
của con người
Chứa đựng các
 nguồn tài nguyên
 thiên nhiên
Chứa đựng các 
phế thải do 
con người tạo ra
Lưu trữ và cung 
cấp các nguồn
 thông tin
MÔI 
TRƯỜNG
1. Môi trường cung cấp không gian sống của con người và các loài sinh vật
	- Khoảng không gian nhất định do môi trường tự nhiên đem lại, phục vụ cho các hoạt động sống con người như không khí để thở, nước để uống, lương thực, thực phẩm
	- Con người trung bình mỗi ngày cần 4m3 không khí sạch để thở, 2,5 lít nước để uống, một lượng lương thực, thực phẩm để sản sinh ra khoảng 2000 -2400 calo năng lượ ng nuôi sống con người.
	Như vậy, môi trường phải có khoảng không gian thích hợp cho mỗi con người được tính bằng m2 hay hecta đất để ở, sinh hoạt và sản xuất. Môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết phục vụ cho đời sống và sản xuất của con người.
2. Môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết phục vụ cho đời sống và sản xuất của con người.
	Để tồn tại và phát triển, con người cần các nguồn tài nguyên để tạo ra của cải vật chất, năng lượng cần thiết cho hoạt động sinh sống, sản xuất và quản lí. Các nguồn tài nguyên gồm: 
	- Rừng: cung cấp gỗ, củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái.
	- Các hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm.
- Các thủy vực cung cấp nguồn nước, thuỷ hải sản, năng lượng, giao thông thuỷ và địa bàn vui chơi giải trí
- Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió, mưa
- Các loại khoáng sản, dầu mỏ cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho mọi hoạt động sản xuất và đời sống.
3. Môi trường là nơi chứa đựng và phân huỷ các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống.
	Con người đã thải các chất thải vào môi trường. Các chất thải dưới sự tác động của các vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác như nhiệt độ, độ ẩm, không khí... sẽ bị phân huỷ, biến đổi. Từ chất thải bỏ đi có thể biến thành các chất dinh dưỡng nuôi sống cây trồng và nhiều sinh vật khác, làm cho các chất thải trở lại trạng thái nguyên liệu của tự nhiên. Nhưng sự gia tăng dân số, đô thị hoá, công nghiệp hoá làm số lượng chất thải tăng lên không ngừng dẫn đến nhiều nơi, nhiều chỗ trở nên quá tải, gây ô nhiễm môi trờng.
4. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp các nguồn thông tin
	Con người biết được nhiều điều bí ẩn trong quá khứ do các hiện vật, di chỉ phát hiện được trong khảo cổ học; liên kết hiện tại và quá khứ, con người đã dự đoán được những sự kiện trong tương lai. Những phản ứng sinh lí của cơ thể các sinh vật đã thông báo cho con người những sự cố như bão, mưa, động đất, núi lửa Môi trường còn lưu trữ, cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loài động vật, các hệ sinh thái tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên
III. Thành phần của môi trường
Môi trường là một phạm trù rất rộng, nó bao gồm đất, nước, không khí, động vật và thực vật, rừng, biển, con người và cuộc sống của con người. Mỗi lĩnh vực này được coi là thành phần của môi trường và mỗi thành phần của môi trường, chính nó lại là môi trường với đầy đủ ý nghĩa của nó ( đất là thành phần môi trường, nhưng đất là một môi trường và được gọi là môi trường đất. Tương tự, có môi trường nước, môi trường không khí, môi trường sinh học)
* Môi trường có các thành phần chủ yếu sau:
 Thạch quyển hay địa quyển ( lớp vỏ đất đá ngoài cùng cứng nhất của trái đất) 
 Thuỷ quyển (lớp vỏ lỏng không liên tục bao quanh trái đất: nước ngọt, nước mặn)
 Sinh quyển (khoảng không gian có sinh vật cư trú- lớp vỏ sống của trái đất)
 Khí quyển (Lớp không khí dày bao bọc thuỷ và thạch quyển)
IV. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
* Học viên làm việc
	Bằng kinh nghiệm và qua các tài liệu, qua các phương tiện thông tin, bạn hãy thảo luận trong nhóm trả lời các câu hỏi sau:
	- Thế nào là ô nhiễm môi trường ?
	- Mô tả khái quát và cho ví dụ cụ thể về tình trạng môi trường của thế giới và của Việt Nam. Nêu nguyên nhân tình trạng đó?
1. Thế nào là ô nhiễm môi trường ?
	- Ô nhiễm môi trường hiểu một cách đơn giản là :
	+ Làm bẩn, thoái hoá môi trường sống.
	+ Làm biến đổi môi trường theo hướng tiêu cực toàn thể hay một phần bằng những chất 	gây tác hại (chất gây ô nhiễm). Sự biến đổi môi trường như vậy làm ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới đời sống con người và sinh vật, gây tác hại cho nông nghiệp, công nghiệp và làm giảm chất lượng cuộc sống con người.
- Nguyên nhân của nạn ô nhiễm môi trường là các sinh hoạt hàng ngày và hoạt động kinh tế của con người, từ trồng trọt, chăn nuôi đến các hoạt động công nghiệp, chiến tranh và công nghệ quốc phòng,
2. Vấn đề môi trường toàn cầu hiện nay là gì?
	- Mưa a xít phá hoại dần thảm thực vật.- Nồng độ carbonic tăng trong khí quyển, khiến nhiệt độ trái đất tăng, rối loạn cân bằng sinh thái.- Tầng ô-zôn bị phá hoại làm cho sự sống trên trái đất bị đe doạ do tia tử ngoại bức xạ mặt trời.(Tầng ô-zôn có tác dụng sưởi ấm bầu không khí và tạo ra tầng bình lưu, lọc tia cực tím có hại cho các sinh vật trên trái đất.) 
	- Sự tổn hại do các hoá chất.
	- Nước sạch bị ô nhiễm.
	- Đất đai bị sa mạc hoá.	
	- Diện tích rừng nhiệt đới không ngừng suy giảm.
	- Uy hiếp về hạt nhân. 
3. Hiện trạng môi trường Việt Nam :
	- Ô nhiễm môi trường không khí: một số thành phố ô nhiễm bụi tới mức trầm trọng; chất thải giao thông, sản xuất cô ... u).
	3.2. Rủi ro, sức khoẻ, các nguồn tài nguyên và ô nhiễm : Các thiên tai thường gặp; lợi ích và sự có hạn của tài nguyên tự nhiên ; khái niệm Xanh - Sạch - Đẹp nơi học, nơi ở, nơi đi lại (có thể khai thác ở một số bài thuộc các chủ điểm Những người quả cảm, Vẻ đẹp muôn màu).
	3.3. Không khí và ô nhiễm không khí : Không khí đối với đời sống thực vật, động vật và với cuộc sống con người (có thể khai thác ở một số bài thuộc các chủ điểm Tiếng sáo diều, Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu).
	3.4. Các nguồn nước : Các nguồn nước, thể nước, vòng tuần hoàn của nước (có thể khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Thương người như thể thương thân, Người ta là hoa đất, Những người quả cảm).
	3.5. Duy trì bền vững các loài hoang dã : Bảo vệ, chăm sóc vật nuôi; yêu thích các loài vật hoang dã (có thể khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu, Khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống).
Lớp 5
1- Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 5 bao gồm :
1.1. Thông qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức và kĩ năng, thể hiện ở các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, cung cấp cho HS những hiểu biết về đặc điểm sinh thái môi trường, sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên. 
 	1.2. Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.
2- Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ cụ thể :
Tuần
Bài học
Nội dung tích hợp về GDBVMT
Phương thức TH
1
Tập đọc
Quang cảnh làng mạc ngày mùa
- GV chú ý khai thác ý “thời tiết” ở câu hỏi 3 : Những chi tiết nào về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động ?. Qua đó, giúp HS hiểu biết thêm về môi trường thiên nhiên đẹp đẽ ở làng quê Việt Nam.
- Khai thác gián tiếp nội dung bài.
Tập làm văn
Cấu tạo của bài văn tả cảnh
- Ngữ liệu dùng để Nhận xét (bài Hoàng hôn trên sông Hương) và Luyện tập (bài Nắng trưa) đều có nội dung giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, có tác dụng GDBVMT.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
- Ngữ liệu dùng để luyện tập (Buổi sớm trên cánh đồng) giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, có tác dụng GDBVMT.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
2
Tập đọc
Sắc màu em yêu
- GV chú ý kết hợp GDBVMT qua các khổ thơ : Em yêu màu xanh,Nắng trời rực rỡ. Từ đó, giáo dục HS ý thức yêu quý những vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên đất nước : Trăm nghìn cảnh đẹp,Sắc màu Việt Nam.
- Khai thác gián tiếp nội dung bài.
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
- Ngữ liệu dùng để luyện tập (Rừng trưa, Chiều tối) giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, có tác dụng GDBVMT.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
3
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
- Ngữ liệu dùng để luyện tập (Mưa rào) giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, có tác dụng GDBVMT.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
4
Kể chuyện
Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
- GV liên hệ : Giặc Mĩ không chỉ giết hại trẻ em, cụ già ở Mỹ Lai mà còn tàn sát, huỷ diệt cả môi trường sống của con người (thiêu cháy nhà cửa, ruộng vườn, giết hại gia súc,...).
- Khai thác gián tiếp nội dung bài.
7
Chính tả
Dòng kinh quê hương
- Giáo dục tình cảm yêu quý vẻ đẹp của dòng kinh (kênh) quê hương, có ý thức BVMT xung quanh.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
Kể chuyện
Cây cỏ nước Nam
- Giáo dục thái độ yêu quý những cây cỏ hữu ích trong môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức BVMT
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
- Ngữ liệu dùng để luyện tập (Vịnh Hạ Long) giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, có tác dụng GDBVMT.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
8
Tập đọc
Kì diệu rừng xanh
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài văn để cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng, thấy được tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. Từ đó các em biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, thêm yêu quý và có ý thức bảo vệ môi trường.
- Khai thác trực tiếp nội dung bà
LT&C
MRVT Thiên nhiên
- GV kết hợp cung cấp cho HS một số hiểu biết về môi trường thiên nhiên Việt Nam và nước ngoài, từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với môi trường sống.
- Khai thác gián tiếp nội dung bài.
Kể chuyện
KC đã nghe, đã đọc
- HS Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Qua đó, mở rộng vốn hiểu biết về mối quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức BVMT.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
9
LT&C
MRVT Thiên nhiên
- GV kết hợp cung cấp cho HS một số hiểu biết về môi trường thiên nhiên Việt Nam và nước ngoài, từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với môi trường sống.
- Khai thác gián tiếp nội dung bài.
Tập đọc
Đất Cà Mau
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài văn, qua đó hiểu biết về môi trường sinh thái ở đất mũi Cà Mau : 
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
Tập làm văn
LT thuyết trình, tranh luận
- GV kết hợp liên hệ về sự cần thiết và ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con người qua Bài tập 1 : Mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận cùng các bạn dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện nói về Đất, Nước, Không Khí và ánh Sáng. 
- Khai thác gián tiếp nội dung bài.
10
Chính tả
Nỗi niềm giữ nước giữ rừng
- Giáo dục ý thức BVMT thông qua việc lên án những người phá hoại môi trường thiên nhiên và tài nguyên đất nước. 
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
11
Chính tả
Luật Bảo vệ môi trường
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của HS về BVMT.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
Kể chuyện
Người đi săn và con nai
- Giáo dục ý thức BVMT, không săn bắt các loài động vật trong rừng, góp phần giữ gìn vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
Tập đọc
Tiếng vọng
- GV tìm hiểu bài để HS cảm nhận được nỗi băn khoăn, day dứt của tác giả về hành động thiếu ý thức BVMT, gây ra cái chết đau lòng của con chim sẻ mẹ, làm cho những con chim non từ những quả trứng trong tổ “mãi mãi chẳng ra đời”.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
LT&C
Quan hệ từ
- GV hướng dẫn HS làm Bài tập 2 với ngữ liệu nói về BVMT, từ đó liên hệ về ý thức BVMT cho HS.
- Khai thác gián tiếp nội dung bài.
Tập làm văn
Luyện tập làm đơn
- Hai đề bài làm đơn để HS lựa chọn đều có tác dụng trực tiếp về GDBVMT.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
12
LT&C
MRVT Bảo vệ môi trường
- Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
Kể chuyện
KC đã nghe, đã đọc
- HS kể lại câu chuyện đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường, qua đó nâng cao ý thức BVMT. 
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
LT&C
LT về quan hệ từ
- Bài tập 3 có các ngữ liệu nói về vẻ đẹp của thiên nhiên có tác dụng GDBVMT.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
13
Tập đọc
Người gác rừng tí hon
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài để thấy được những hành động thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng. Từ đó, HS được nâng cao ý thức BVMT.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
LT&C
MRVT Bảo vệ môi trường
- Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
Kể chuyện
KC được chứng kiến, tham gia
- Cả hai đề bài (Kể một việc làm tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường / Kể về một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường) đều có tác dụng giáo dục HS về ý thức BVMT
- Khai thác trực tiếp nội dung bài
Tập đọc
Trồng rừng ngập mặn
- GV giúp HS tìm hiểu bài và biết được những nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn; thấy được phong trào trồng rừng ngập mặn đang sôi nổi trên khắp đất nước và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
LT&C
LT về quan hệ từ
- Cả 3 bài tập đều sử dụng các ngữ liệu có tác dụng nâng cao nhận thức về BVMT cho HS.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
17
Tập đọc
Ngu Công xã Trịnh Tường
- GV liên hệ : Ông Phàn Phù Lìn xứng đáng được Chủ tịch nước khen ngợi không chỉ vì thành tích giúp đỡ bà con thôn bản làm kinh tế giỏi mà còn nêu tấm gương sáng về bảo vệ dòng nước thiên nhiên và trồng cây gây rừng để giữ gìn môi trường sống tốt đẹp. 
- Khai thác gián tiếp nội dung bài.
Kể chuyện
KC đã nghe, đã đọc
- GV gợi ý HS chọn kể những câu chuyện nói về tấm gương con người biết bảo vệ môi trường (trồng cây gây rừng, quét dọn vệ sinh đường phố,...), chống lại những hành vi phá hoại môi trường (phá rừng, đốt rừng) để giữ gìn cuộc sống bình yên, đem lại niềm vui cho người khác.
- Khai thác gián tiếp nội dung bài.
20
Chính tả
Cánh cam lạc mẹ
- Giáo dục tình cảm yêu quý các loài vật trong môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức BVMT.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
22
Tập đọc
Lập làng giữ biển
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài để thấy được việc lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần gìn giữ môi trường biển trên đất nước ta. 
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
Chính tả
Hà Nội
- GV liên hệ về trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ cảnh quan môi trường của Thủ đô để giữ mãi vẻ đẹp của Hà Nội.
- Khai thác gián tiếp nội dung bài.
23
Chính tả
Cao Bằng
- GV giúp HS thấy được vẻ đẹp kì vĩ của cảnh vật Cao Bằng, của Cửa gió Tùng Chinh (Đoạn thơ ở Bài tập 3), từ đó có ý thức giữ gìn, bảo vệ những cảnh đẹp của đất nước. 
- Khai thác gián tiếp nội dung bài.
25
Tập đọc
Cửa sông
- GV giúp HS cảm nhận được “tấm lòng” của cửa sông qua các câu thơ : Dù giáp mặt cùng biển rộng, Bỗng... nhớ một vùng núi non. Từ đó, giáo dục HS ý thức biết quý trọng và bảo vệ môi trường thiên nhiên.	
- Khai thác gián tiếp nội dung bài.
3- Lưu ý về yêu cầu tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 5:
	3.1. Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu : Vẻ đẹp thiên nhiên, loài vật quanh ta... (chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Việt Nam - Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên, Giữ lấy màu xanh, Vì hạnh phúc con người, Nhớ nguồn).
	3.2. Rủi ro, sức khoẻ, các nguồn tài nguyên và ô nhiễm : Các thiên tai thường gặp; lợi ích và sự có hạn của tài nguyên tự nhiên; khái niệm Xanh - Sạch - Đẹp nơi học, nơi ở, nơi đi lại (có thể khai thác ở một số bài thuộc các chủ điểm Con người với thiên nhiên, Giữ lấy màu xanh, Vì hạnh phúc con người).
	3.3. Các nguồn nước : Các nguồn nước, thể nước, vòng tuần hoàn của nước (có thể khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Con người với thiên nhiên, Giữ lấy màu xanh).

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO DUC MOI TRUONG.doc